Phản Ảnh Bất Công, Mất Dân Chủ Và Đấu Tranh Đòi Cải Thiện Đời Sống Của Nông Dân.

thua thiệt, nghĩa là lúc bãi công thì cùng nhau bãi công, lúc nhượng bộ thì cùng nhau nhất trí. Lúc ấy tinh thần tranh đấu của đa số anh em sút kém thì phải thương lượng cùng nhau nhượng bộ để vào làm, còn một số ít người cương quyết cũng không kéo lại được tinh thần đấu tranh” [1, tr.487].

Bài học của cuộc đình công này là bài học về nghệ thuật tổ chức và chỉ đạo cuộc đấu tranh để giành thắng lợi, nó có tác dụng bồi dưỡng lòng tự tin ở sức mạnh của bản thân công nhân. Thực tế cho thấy, những bài học này đã được vận dụng kịp thời trong các cuộc bãi công sau đó, đặc biệt Dân Chúng có nhắc tới cuộc bãi công chống sa thải của 290 công nhân hãng tàu Nam Vang đã đến thắng lợi.

3.2.2 Phản ảnh bất công, mất dân chủ và đấu tranh đòi cải thiện đời sống của nông dân.

Trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, nhiều gia đình nông dân bị phá sản làm cho đội ngũ những người không ruộng đất và ít ruộng đất tăng lên. Ở nông thôn những người này sinh sống bằng cách lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, của chủ tư bản, lĩnh canh đất công và trở thành tá điền. Một số sinh sống bằng cách đi ở, làm mướn, còn một số không có việc làm thì trở nên thất nghiệp đi ăn xin.

Đời sống của nông dân tá điền hết sức điêu đứng. Họ bị bóc lột nặng nề, địa tô, ruộng đất không chỉ gồm trên dưới một nửa hoa lợi mùa màng trong những năm bình thường mà còn gồm cả một số ngày lao động không công (địa tô, hiện vật và lao dịch). Trong chế độ tô cao, tức nặng ấy, các khoản nợ cứ gối vào nhau, và trói buộc người nông dân vào ruộng đất của địa chủ và tư bản. Đối với nông dân có đủ ruộng cày thì đời sống của họ cũng không thoát khỏi nạn đói và vẫn bị thiếu thốn chật vật do giá sinh hoạt tăng nhanh.

Phong trào nông dân đã bùng nổ đều khắp trong toàn quốc, với những yêu cầu giảm sưu thuế, phản đối phù thu lạm bổ, cứu trợ nông dân bị đói, chia công điền, ban hành các quyền tự do dân chủ

Báo Dân Chúng đã kịp thời tham gia vào phong trào tranh đấu này một cách hết sức quyết liệt. Trước tiên chúng ta nói đến phong trào chống cướp đất và đòi chia công điền của nông dân.

Phong trào đòi chia công điền nổi lên ở Nam kỳ. Không như ở Bắc kỳ và Trung kỳ, từ lâu ở Nam kỳ đã có lệ đấu giá công điền nhằm tận khai các nguồn lợi về công điền và củng cố bộ máy cai trị của chúng ở nông thôn. Qua đấu giá, bọn địa chủ, cường hào cướp hết công điền rồi phát canh lại cho nông dân theo mức địa tô cao. Về tình hình này, ngay từ số 2, ngày 27/7/1938 Dân Chúng có bài “ Đất công điền và đám dân cày nghèo”. Tác giả Uy Đông nêu lên nguyện vọng thiết tha của nông dân được chia đất công điền cho họ mướn và nhận định: Quyền cầy cấy trên đất công điền đáng lẽ là quyền chung của toàn thể nhân dân thì thực tế lại chỉ là quyền của người có tiền. Những người này dùng tiền đấu giá đất công điền rồi cho người nghèo thuê lại với giá đắt, nên cuối mùa sau khi nông dân trả lúa ruộng cho họ thì số thóc còn lại không đủ để nuôi vợ con và đóng thuế cho nhà nước. Đây là sự bất công mà nông dân đã phải chịu. Tác giả yêu cầu Chính phủ hãy vì lòng nhân đạo, vì mấy trăm, mấy ngàn gia đình đang rét mướt, đói khát không có đất để cấy cày, sinh sống mà bỏ lệ đấu giá công điền.

Dân Chúng còn phản ánh phong trào đấu tranh này qua các cuộc mít tinh, biểu tình, đưa đơn thư của nông dân. Nhiều cuộc mít tinh gồm hàng trăm người, có cuộc tuần hành từ các làng lên tổng, lên huyện đòi chia công điền cho dân nghèo. Nhiều đơn thư kiến nghị của nông dân các vùng tới tấp gửi tới nhà cầm quyền.

Dân Chúng số 11 đăng tải Đơn có 36 chứ ký và điểm chỉ của nông dân làng Bình Nhật, Tân An gửi Thống đốc Nam kỳ yêu cầu nhà chức trách chia công điền. Thư không niêm của nông dân làng Tân Tạo, Chợ Lớn vạch rõ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

“Chúng tôi là bọn cùng đinh, mong nhờ chính phủ thương đến cho mướn đôi mảnh vườn làm kiếm gạo nuôi gia đình. Chúng tôi đâu có tiền, đủ thế để đứng tranh giành đấu giá mướn đất công điền với mấy ông đại điền chủchúng tôi yêu cầu bỏ lệ đấu giá công điền, chia đất công điền cho dân nghèo mướn, cải thiện sinh hoạt cho dân” [1, tr.261].

Dân Chúng số 36, ngày 10/12/1938 có Đơn của nông dân làng Mỹ Thạch, tổng Bảo Thuận, Bến Tre tố cáo:

Báo dân chúng với cuộc đấu tranh vì dân sinh dân chủ - 10

“ Nguyên làng chúng tôi có 104 mẫu công điền. Bấy lâu nay nhà nước đem ra đấu giá cho mướn. Người mướn đặng toàn là nhà giầu. Đấu giá

đặng họ lại cho chúng tôi mướn lại rất đắt để lấy lờitừ xưa đến nay công điền phần nhiều do bọn nghèo làm mà chúng tôi không hiểu tại sao chính phủ lại vẫn giữ cái chế độ đấu giá để cho bọn chủ điền ngồi bóc lột” [1, tr.230].

Đơn có 57 người ký tên và lăn tay cùng yêu cầu: Bỏ lệ đấu giá công điền, chia công điền cho dân nghèo làm với giá rất rẻ và không bắt buộc có điều kiện, lập Ủy ban chia công điền để tránh nạn hối lộ và bất công của làng, tổng. Dân Chúng số 39, có đơn xin bỏ lệ đấu giá công điền của nông dân tỉnh Tân An, trong đơn cho biết “khi đấu buộc những người ra đấu phải đóng tiền mặt. Chúng tôi đành chịu thiệt thòi vì không tiền bạc”Dân Chúng số 11 ngày 27/8/1938 đưa tin “ngày 25/8/1938, gần 200 nông dân từ đồng kéo ra nhà làng Bình Đăng biểu tình”. Số 65, ngày 6/5/1938, đăng liền 2 tin biểu tình của nông dân ở Cầu Kè và ở Vĩnh LongCác cuộc biểu tình mít tinh thường nêu khẩu hiệu đòi thả những người biểu tình bị bắt, hủy bỏ lệ đấu giá công điền, chia cho dân nghèo mướn.

Cuộc đấu tranh đòi chia công điền phát triển trong nhiều tỉnh đã được báo Dân Chúng đưa ra công khai và liên kết lại thành một lực lượng buộc nhà cầm quyền Nam kỳ phải bỏ lệ đấu giá công điền và cấm bọn quan làng tranh giành công điền với nông dân. Nhưng công điền vẫn bị bọn cường hào giành giật dưới nhiều hình thức. Dân Chúng số 8, ngày 17/8/1938 đăng bài “ Dân cày nghèo với vấn đề công điền”. Tác giả bài báo phản ánh một thực tế rằng cái lệnh phải chia đất công điền cho dân cầy nghèo của quan Thống đốc được thực hiện như một trò hề. Chia đất công điền cho dân nghèo thì cũng có thật, đem ra đấu giá thì vẫn có đấu giá, nhưng thực chất thì số đất công điền chia cho người nghèo không bằng một phần nhỏ đất đem ra đấu giá. Địa chủ, hương hào tìm mọi cách gạt nông dân ra ngoài cuộc đấu giá, thậm chí có nơi bọn kỳ hào còn tuyên bố rằng ai bị tình nghi là cộng sản và bị can án đều không được dự đấu giá công điền. Dân Chúng viết “ trong tỉnh Chợ lớn có 47 mẫu công điền mà chỉ chiết ra có 8 mẫu ruộng xấu để chia cho 17 gia đình đông con mướn mỗi mẫu giá từ 15$ đến 35$ một năm. Còn 39 mẫu kia để cho bọn phú nông đấu với cái giá từ 30p tới 50p mỗi mẫu”. Dân Chúng số 9 viết:

“ người đi đấu giá phải khai gia sản và có làng chứng nhận mới được dự đấu giá. Dân nghèo gia sản đâu mà khai. Và lại muốn làng chứng nhận lời khai của mình phải cầu khẩn họ, phải tốn tiền con niêm nữa. Cái dụng tâm của quan chủ tỉnh là muốn lấy lối lòng dòng ấy mà cản trở sự đấu giá của dân nghèo” [1, tr.176].

Dân Chúng số 10 ngày 24/8/1938 lại cho biết tại làng Phong Đước, Chợ Lớn có 155 mẫu công điền, kỳ hào chỉ lên danh sách trích ra 25 mẫu chia cho dân nghèo, nhưng đến chủ quận thì danh sách này lại tiếp tục rút từ 25 xuống còn 8 mẫu.

Dân Chúng số 40, ngày 24/12/1938 nêu lên hiện tượng tìm mọi cớ chiếm công điền của chức sắc ở làng vẫn là phổ biến. Có làng dân nghèo được mướn công điền nhưng bọn cường hào lại buộc họ phải đóng tiền ký quỹ. Tác giả bài báo lý luận “ Thử hỏi bọn dân nghèo đã không tiền mới xin mướn công điền giá rẻ, để làm ăn thì đâu có tiền mà đóng tiền ký quỹ” [2, tr.326].

Liên tiếp trong nhiều số, Dân Chúng đã chuyển đạt nguyện vọng của nông dân nghèo đến Chính phủ, và nêu lên thực tế thi hành lệnh của Chính phủ ở các làng như thế nào, thì đến số11, ngày 27 /9/1938, Dân Chúng nhắc nhở Chính phủ vấn đề công điền là một vấn đề quan hệ thiết yếu với nông dân và thuyết phục “Ngày nay lúc mà chính phủ đang phải lo phòng thủ Đông Dương thì chính phủ cần phải dựa vào quần chúng, cần phải cải thiện sinh hoạt cho quần chúng” [1, tr.239]. Trong bài, Dân Chúng cũng không quên gợi ý cách giải quyết cho Chính phủ “ giải quyết vấn đề công điền không có gì khó khăn trở ngại cả: chia đất ấy cho dân nghèo cày cấy với một số lúa mướn hợp lý không có gì hại đến ai hết mà lại có thể tránh những sự xảy ra đáng tiếc như vụ đàn áp bắt bớ vừa rồi ở tỉnh Chợ Lớn và hầu khắp mọi nơi” [1, tr.239]. Số 50, ngày 28/2/1939 có bài “Nghị định đem công điền cho dân nghèo mướn phải được thực hành năm 1939”. Bài báo tổng kết, nhờ sức tranh đấu của nông dân nghèo mấy năm mà ông Pagiê đã ra Nghị định chia công điền cho dân nghèo mướn, song nhà đương quyền không chịu thi hành nên mới đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình phản đối và nhiều người bị bắt giam. Năm nay, Chính phủ phải có phương pháp triệt để thi hành, muốn được như vậy nông dân phải bền chí đòi hỏi, nêu cao tấm gương của

nông dân Tân Phú và Tân Thạch (Long An) mà tranh đấu thống nhất mới có đất cầy bừa.

Số 71 ngày 28/6/1939 Dân Chúng nêu gương tranh đấu của làng Lộc Hòa đã thắng lợi, mỗi người dân được chia một lô đất. Dân Chúng chỉ cho nông dân thấy “có tranh đấu như vậy mới có được vậy!” [3, tr.419] và nhắc nhở nông dân cũng cần phải cẩn thận vì có thể sẽ bị phao tin vu khống trả thù vì vậy tất cả phải đoàn kết cảnh giác hơn nữa.

Đối với nạn cướp ruộng đất, trong nhiều số báo như số 7, 8, 9, 12, 16, 42,

44, 48, 57, 73, 75, 77 Dân Chúng đã phản ánh tình trạng dân nghèo khai phá đất hoang thành ruộng cấy. Sau bao nhiêu cực nhọc vất vả, khi ruộng cầy cấy được thì bị bọn có quyền, có tiền dùng mọi mánh khóe cướp đất đó của họ.

Trong bài “Hơn 40 người nông dân ở Thới Bình bị giựt đất kêu oanDân Chúng đưa tin về một số người nông dân ở Thới Bình mất quyền làm chủ những miếng đất mà họ có công khai phá trong năm 1925, họ bị hội Safa bắt đóng lúa mỗi ruộng 3 giạ/nămrồi Công ty As Rizicole de Quest bắt họ phải làm giấy tờ thuê đất nếu không bị đuổi ra khỏi đấtVới nhan đề “ Phản đối vụ chiếm đất của nông dânDân Chúng đưa tin 11 người nông dân mất 7 năm cày sâu quốc bẫm khai phá một sở đất công điền. Số đất này cạnh đất nhà ông Võ Công Phôi. Trong lúc những người nông dân này đang đưa đơn xin xác nhận làm chủ mảnh đất khai phá này thì ông Phôi tuyên bố đấy là đất của ông và bắt những người nông dân kia phải đóng 500 giạ lúa.

Bài “ Hãy tẩy uế ngạch cai trị, hãy bỏ tù quân cướp đấtDân Chúng cho ta biết thêm vụ việc ở làng Mỹ Lâm (Rạch Giá), kinh lý tự động đến đo đất mới được khẩn hoang của nông dân, thấy bị cướp đất nông dân ngăn cản thì bị đốc phủ dẫn lính làng đến buộc dân làng phải để cho kinh lý làm việc vì đất này của điền chủ đã khẩn từ lâu. Rồi vụ việc ở làng Đông Hưng, nông dân bị cướp đất viết đơn xin chính quyền can thiệp, họ được lệnh cắm cọc đá và quét nước vôi vào đất của mình, vậy mà hôm sau lính làng và địa chủ ngang nhiên đến nhổ trụ đá và hăm dọa bắt giết dân làng. Trong bài “Nạn cướp đất trở lại” nêu thêm một hành vi cướp đất trắng trợn như bỗng dưng không có nguyên cớ gì chính quyền đem lính đến đánh đập và bắt bớ nông dân. Những người nông dân bị bắt đất cày cấy không có người làm bị bỏ không, liền đó địa chủ cho trâu, bò vào cày cấy

trắng trợn trên đất của nông dânNhiều bài, Dân Chúng còn có những thống kê rất chi tiết diện tích đất bị chiếm ở các địa phương.

Dân Chúng khẳng định nạn cướp đất là một tình trạng bất công phổ biến, nó xẩy ra từng ngày, từng giờ, ở từng đia phương và đã gây ra không biết bao nhiêu bất bình, oan trái cho nông dân. Trước vấn nạn này, ngoài việc phản ánh bất công, lên án chính quyền không có sự can thiệp, Dân Chúng còn đăng một số bài báo có tính chất phân tích nguyên nhân, dẫn dắt quần chúng nông dân đấu tranh. Dân Chúng số 68 và 69 có bài “ Nông dân kêu cứu, phải trừng trị bọn cướp đất” của tác giả Huỳnh Văn. Đây là một bài viết khá dài đăng liền trên 2 số báo, tác giả đã đưa ra một thực trạng dân thì mất đất, kêu than khắp xứ, đơn từ tấp nập gửi đến các nơi, nhưng nhà cầm quyền vẫn làm thinh, thừa cơ bọn cướp đất càng cướp trắng trợn hơn:

“ Trong lúc những người nhờ thế lực, nhờ mưu lớp, nhờ nhà chức trách địa phương thiên vị, giúp sức ngang nhiên chiếm cứ đất điền mà nông dân đã bao nhiêu năm đem mồ hôi nước mắt ra khai phá, từ hồi còn rừng bụi khô khan đến ngày thành những đám ruộng phì nhiêu tươi tốt. Đám dân bị giựt đất không nơi trú ngụ, không chỗ cầy cấy, đến yêu cầu pháp luật, yêu cầu công lý minh xét nỗi oan ức của họ. Nhưng pháp luật tư bổn ai chẳng biết, có phải bày ra để bênh vực quyền lợi dân nghèo đâu…Hiện nay ở khắp xứ bọn cướp đất tấn công rất gắt. Không có ngày nào ngớt tiếng than vãn của đám dân cày” [3, tr.332].

Cùng với đó, tác giả phân tích một số nguyên nhân cho nông dân thấy việc họ bị cướp đất một phần cũng do họ dốt nát, cứ thấy ở đâu có đất bỏ hoang thì tự khai phá làm ăn không nghĩ đến phải xin giấy tờ pháp lý. Do đó bọn quan lại lợi dụng chỗ này đã đợi cho nông dân khai hoang được 4, 5 năm thì chúng xin khẩn hoang và xin chính quyền xác nhận cho chúng làm chủ mảnh đất đó. Cách cướp giật đất, cũng được tác giả viết khá rõ trình tự như: đầu tiên họ đến bắt dân làm tờ tá, và hưởng số tiền bóc lột ấy trong một vài năm rồi mới thẳng tay đuổi dân ra khỏi đất. Hoặc vẫn cho người đến thu trong vài mùa, mặc dù không thu được gì cả, họ vẫn cứ đến, họ làm như thế để gieo vào đầu óc dân quê mối hoài nghi và bắt đầu nhượng bộ “ Họ đợi cho nông dân mòn mỏi vì mọi sự quấy rầy của họ chừng đó họ mới ra mặt đòi đất” [3, tr.333]. Sau đó tác giả vạch trần sự bất công,

sự lợi dụng và lừa bịp nông dân của nhà cầm quyền “vậy hạng nông dân có thể tin cậy nơi ai? Bị kẹt giữa hai hạng người, một bên bọn cướp đất cứ chực cơ hội để bóp họng họ, giựt chén cơm của họ, một bên nhà cầm quyền cứ ra lịnh lấy lệ để an ủi họ, để cho họ mong mỏi hy vọng” [3, tr.333].

Không chỉ quyết liệt cùng với những phong trào đấu tranh chính của nông dân, Dân Chúng còn dành nhiều bài viết để bảo vệ, bênh vực quyền lợi, đời sống của nông dân. Những việc bất công, mất dân chủ, nông dân bị bóc lột, hiếp đápthường xuyên có mặt trên các số báo. Nhiều bài, viết rất cụ thể, tỉ mỉ từng trường hợp như “ Chủ điền hiếp bức tá điền” “ Chị em dân cày Lạc Thạch kêu lớn” “ Phải chăng quan phó xứ muốn bỏ đói dân” “ Một cách bóc lột mới của địa chủ Cà Mau” “ Chủ ruộng đánh công cấy tàn nhẫn” “ Tiền tài thế lực áp chế tiếng dân kêu” “ Đoạt lúa tá điền” “ Dân nghèo bị đuổi

Những bài viết trên thường có tính chất đấu tranh đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho nông dân, phản đối kẻ chuyên áp bức, bóc lột nhân dân, phản đối nhà cầm quyền bênh vực bọn sâu mọt hại dân và đã thể hiện được sự gắn bó khăng khít giữa nội dung kinh tế với nội dung chính trị.

Một vấn đề cấp bách nữa cũng được Dân Chúng nêu lên trên nhiều trang, bài đó là giải quyết đời sống cho nông dân bị lụt ở Hậu Giang.

Năm 1938 xảy ra thiên tai, mất mùa, ruộng đất tập trung trong tay đại điền chủ. Nông dân tá điền không có thóc gạo dự trữ, lâm vào cảnh đói rét. Trên báo Dân Chúng một loạt bài thống thiết vừa chia xẻ nỗi lòng với nông dân, vừa hướng dẫn họ đấu tranh, vừa tố cáo chế độ thực dân phong kiến tàn bạo, vừa kêu gọi các giới đồng bào cứu giúp nông dân đang đói:

Dân Chúng có bài tường thuật nạn đói của nông dân “Nạn đói đã tràn lan khắp các tỉnh năm rồi bị lụt. Ở Cà Mau dân đói phải hái ổi, đọt lang bằm chung lại chan nước mắn mà ăn, có chỗ ăn khoai môn, rau dừa, bông súng trừ cơm! Dân đã đến nỗi khổ như thế họ đã kêu vang nhưng không thấu tai chính phủvì dân đói quá vì kêu cứu không tiếng dội nên hôm 4/10/1038 ở Châu Thành, Cà Mau đã xẩy ra cuộc biểu tình khổng lồ và thê thảm…” [1, tr.613].

Dân Chúng bày tỏ sự thương cảm với dân đói “dân đói kéo nhau đi xin việc làm, xin chẩn tế gạo ăn, và cùng đường họ phải đến lẫm lúa của địa chủ xin

vay” vậy mà nhiều nơi đã đánh đập, bắt bớ, cho rằng nông dân bạo động để thẳng tay đàn áp.

“Chúng tôi cưc-lực phản đối sự đàn-áp vô nhân đạo của nhà thống trị, xét vì dân đói không thễ chịu đói khát lâu nửa. Có 2 đường: hoặc dân đói nằm co chịu đói tới chết, hoặc phải kêu ca la đòi cho nhà thống trị biết đặng tìm phương pháp cứu vớt họ ra khõi cảnh đói. Dân đói, trong 2 con đường, đả chọn con đường thứ 2. Mà không cần căn cứ cuộc biễu tình vừa rồi, ai cũng có thể tiên đoán dân đói phải chọn con đường thứ 2. Kêu la cho nhà cầm quyền biết mình đói, dân đói hoàn-toàn vô tội” [2, tr.215]

Dân Chúng đăng hai bức điện phản đối quan thống đốc Nam Kỳ đàn áp nông dân Cà Mau vì đói dẫn nhau lên quận xin cầu cứu “Đói khó dân chúng xin ăn lại bị cò quận đánh đạp rất tàn nhẫn, chúng tôi rất đau lòng mà đồng thanh phản đối cái chánh sách vô đạo ấy” [1, tr.613]. “ Chúng tôi chờ các ngài lên tiếng phản đối sự đàn áp dã man ấy để cho quan Toàn quyền và quan Thống đốc mau cứu giúp dân đói sắp chết, và trừng phạt bọn quan lại khốn kiếp” [1, tr.615]

Dân Chúng số 26, ngày 19/10/1938 còn đăng bài “Đối với nạn dân đói” bày tỏ sự chăm lo của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với nông dân và vạch ra cho nông dân những khẩu hiệu đấu tranh mới. Dân Chúng nêu ra nguyên nhân đói là do 80% ruộng đất tập trung vào địa chủ, nông dân không có đất, mà đi thuê mướn thì phải giá cắt họng, năm nào được mùa thì vừa đủ ăn. Gặp phải năm thiên tai thì không đong nổi lúa tá. Luật pháp thì không thấy bảo hộ tá điền, ngay đến những việc cướp đất trắng trợn cũng chẳng hề đếm xỉa tớiTrước nguy cơ bị mất mùa, đói kém, nông dân đã lo xin việc làm, xin vào rừng đốn củi, xin cứu tế nhưng không có được sự quan tâm của chính quyền. Sau cùng Dân Chúng nêu cao khẩu hiệu đấu tranh cho nông dân:

“- Định địa tô không được quá 1/3 phần huê lợi

- Miễn địa tô năm mất mùa.

- Những ruộng đất mất mùa, chính phũ tùy theo tình hình mà giãm thuế ruộng cho nhửng chỗ ấy.

- Chia công điền cho dân nghèo cầy cấy.

- Cho dân nghèo tự do khai khẩn đất quốc gia

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/05/2022