động thuộc địa, ở Trung kỳ dân chúng còn phải chịu thêm Chính phủ Nam Triều vì thế dân chúng Trung kỳ bị đè ép sâu hơn ở Bắc kỳ. Sau đó, tác giả phân tích cho độc giả nhận thấy Hiệp ước 1884 là một Hiệp ước bán nước, không có gì tiến bộ, có nhiều điều khoản chỉ đem lại thêm quyền hạn cho quan lại, và thực tế đã chứng minh, kết quả của sự thi hành hiệp ước này là rất tai hại. Nay “trở lại” thì tức là chủ trương một sự cải cách thụt lùi. Dân Bắc kỳ sẽ chịu mọi sự hà khắc mà dân Trung kỳ đã chịu, mặc dù đương thời chế độ chính trị ở Bắc kỳ không dễ thở gì. Thực hiện hiệp ước thì chỉ đem lại thêm quyền hạn cho bọn quan lại cho triều đình Huế ở cả Bắc kỳ và Trung kỳ. Bài báo viết:
“ Trở lại Hiệp ước 1884, bọn phản động thuộc địa sẽ có một cái bình phong kín đáo để che lấp bàn tay của chúng trong sự đàn áp nhân dân Bắc kỳ; bọn phản động phong kiến sẽ tha hồ khủng bố quần chúng để làm vừa lòng bọn phản động thuộc địa như ở Trung kỳ hiện nay và có lẽ còn hơn nữa” [3, tr.56].
Số 79, Dân Chúng trở lại vấn đề này với bài “Đi đến sự thống nhất dân tộc Việt Nam”. Bài báo đặt vấn đề trong bối cảnh chính trị mà nguy cơ chiến tranh đang đe dọa đất nước cùng với chính sách cai trị nặng nề của bọn phản động thuộc địa, đáng lẽ phải thực hiện dân chủ thì trái lại chúng lại mưu mô với bọn phong kiến bản xứ trở lại Hiệp ước 1884 sáp nhập Bắc kỳ với Trung kỳ, đặt lại chức Phó vương kinh lược, kéo đồng bào Việt Nam thụt lùi 5-6 chục năm về trước. Trở lại hiệp ước 1884 không có chút gì có thể gọi là “trả lại chủ quyền nước Nam cho người Việt Nam” hoặc “Thống nhất dân tộc Việt Nam” như bọn Quốc gia bảo hoàng rêu rao, lừa gạt. “Nó không có một mảy may gì là lập hiến theo ý nghĩa nới rộng tự do dân chủ cho dân chúng như lời cám dỗ của bè đảng Phạm Quỳnh” [3, tr.584]. Thêm một lần nữa, bài báo kết luận:
“Nó ảnh hưởng đến tiền đồ của cả dân tộc Việt Nam và Miên, Lào. Nhân dân Trung kỳ và Bắc kỳ rên xiết dưới ách đế quốc, phong kiến nặng nề tức là thêm một trở lực lớn cho sự thống nhất dân tộc Việt Nam. Thế lực phản động thuộc địa củng cố tức là thêm khó khăn cho cuộc đấu tranh đòi tự do của nhân dân toàn Đông Dương” [3, tr.585].
Tác giả khẳng định, vấn đề đặt ra không phải là thống nhất Bắc kỳ và Trung kỳ vào cái tròng của Hiệp ước 1884, mà là thống nhất Bắc-Trung-Nam
nước ta vào một chế độ thống nhất là chế độ dân chủ. Con đường đi đến đó không phải là đơn giản. Con đường ấy phải trải qua một cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ chống lại bọn phản động thuộc địa, giành lấy những quyền tự do dân chủ. Bài báo kêu gọi các lực lượng dân chủ, tiến bộ trong xứ Đông Dương không phân biệt đảng phái, tôn giáo, dân tộc, thống nhất hành động chống âm mưu phản động trở lại hiếp ước 1884 “tranh đấu đòi thống nhất dân tộc, đòi cho Trung- Nam- Bắc sum họp một nhà…kêu gọi các đảng phái dân chủ Pháp, những người Pháp cộng hòa muốn hợp tác giữa Pháp và Đông Dương trong tinh thần tự do, bình đẳng hết lòng ủng hộ nhân dân ta chống bọn phản động thuộc địa” [3, tr.586]. Bài báo đề nghị tiến tới một Ủy ban liên lạc gồm đủ đại biểu các Đảng phái cấp tiến, các cơ quan báo chí, các giới đồng bào tiến đến một cuộc trưng cầu dân ý hết sức rộng rãi bằng cách viết thư, lấy chữ ký, bằng những cuộc hội họp chung “Phải đi đến một cuộc vận động dân chúng lớn lao như cuộc Đại hội Đông Dương năm trước, nhưng mạnh mẽ hơn, thống nhứt hơn” [3, tr.586]. Tác giả bài báo còn nhắc nhở mọi người đề cao cảnh giác, không để bọn phản động lừa gạt, tuyên bố lờ mờ rồi ngừng cuộc đấu tranh.
Sức mạnh của quần chúng, sức mạnh của Mặt trận Dân chủ đã chặn đứng mưu mô của bọn phản động và tay sai. Chính phủ thuộc địa và phong kiến Nam triều đều từ từ rút lui và tự chúng đã lặng lẽ chôn vùi âm mưu quay trở lại Hiệp ước 1884.
Trong cuộc đấu tranh này, Dân Chúng đã nâng cao trình độ giác ngộ chính trị cho đông đảo quần chúng, tranh thủ được nhiều người trong Viện dân biểu để tiến công địch. Vừa đề cập đến Mặt trận Dân chủ Đông Dương, đến thực hiện các khẩu hiệu dân chủ cho toàn xứ Đông Dương, đồng thời đề cập đến thống nhất dân tộc Việt Nam đến Trung-Nam-Bắc “sum họp một nhà”
CHƯƠNG 3: CUỘC ĐẤU TRANH ĐÕI CẢI THIỆN DÂN SINH.
Có thể bạn quan tâm!
- Đòi Tự Do Lập Các Hội Ái Hữu Và Nghiệp Đoàn
- Đấu Tranh Đòi Cải Cách Chế Độ Tuyển Cử, Biến Nghị Trường Thành Diễn Đàn Đấu Tranh Vì Quyền Lợi Của Dân Chúng.
- Biến Nghị Trường Thành Diễn Đàn Đấu Tranh Vì Quyền Lợi Của Dân Chúng
- Phản Ảnh Bất Công, Mất Dân Chủ Và Đấu Tranh Đòi Cải Thiện Đời Sống Của Công Nhân Và Nông Dân.
- Phản Ảnh Bất Công, Mất Dân Chủ Và Đấu Tranh Đòi Cải Thiện Đời Sống Của Nông Dân.
- Phản Ảnh Bất Công, Mất Dân Chủ Và Đấu Tranh Đòi Cải Thiện Đòi Sống Của Các Thành Phần Khác.
Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.
3.1. Đấu tranh đòi cải cách chính sách thuế
Từ khi thực dân Pháp đặt ách cai trị lên toàn cõi Đông Dương, thì thuế má là một gánh nặng đối với các tầng lớp nhân dân ta. Từ thuế đinh đánh vào đầu người, thuế điền đánh vào ruộng, thuế môn bài đánh vào người buôn bán, đến thuế thổ trạch, thuế nhà ngói, thuế dân ngụ, thuế đường, thuế chợ, thuế đò, thuế điện, thuế nước, thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc, thuế mành rèm…và rất nhiều thứ thuế vô lý khác.
Định mức thuế cao cộng với tình trạng phù thu lạm bổ càng làm cho mức thuế thực tế mà người dân phải đóng vượt quá khả năng chịu đựng của họ. Đời sống nhân dân vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Trong các thứ thuế thì thuế thân là gây nên mối bất bình lớn nhất “Thuế thân, một tàn dư trung cổ còn sót lại mà hiện nay chỉ có người Xiêm và người Đông Dương còn phải chịu: một thứ thuế đánh vào đầu người chỉ vì cái lý do giản dị là người ấy đã sinh ra làm người trong đất nhà vua ” [22, tr.58].
Thực dân Pháp lợi dụng tàn dư này và ngày càng tăng mức thuế lên. Đến năm 1937 chúng đặt ra 3 định mức khác nhau cho toàn xứ, đánh đồng loạt vào mỗi xuất đinh. Theo lệnh thu thuế thì mỗi suất đinh ở Bắc kỳ phải đóng 2,25đ, Trung kỳ 2,50đ, Nam kỳ thì chia thành 2 hạng: người giàu đóng 5,50đ, người nghèo-vô sản đóng 4,50đ (trên thực tế ít người được đóng ở mức vô sản vì kỳ hào tùy ý cho ai là vô sản thì mới được quy vào vô sản).
Thuế thân thực sự là mối lo sợ hàng năm của nhân dân Đông Dương. Dân quê đến vụ thuế là đổ nhào đi vay tiền nhà giàu, chịu lãi nặng, hoặc bán thóc, lúa
non, cầm cố nồi niêu, thậm chí bán vợ, đợ con để đóng thuế. Người nào không có tiền nộp thuế thì bị gông cùm, đánh đập. Cùm, kẹp, roi vọt không ra tiền thì bị bắt viết văn tự vay nợ nhà giàu nộp cho quan thu đủ thuế lúc đó, rồi dân phải trả sau, hoặc cầm ruộng, tịch thu gia sản.
Để bảo vệ đời sống của quần chúng nhân dân, đối với vấn đề thuế, ngay từ số 1, Dân Chúng có bài “Cần sửa đổi vài thứ thuế”. Trong bài, thuế thân được đặt lên đầu tiên và đề ra cần bãi bỏ trước hết “Không nói gì món thuế thân! món thuế mà từ những hạng cùng đinh chơn lấm tay bùn đến bực thượng lưu như Pagès, Nguyễn Phan Long, ai ai cũng nhận rằng món thuế thân là món thuế bất công cần phải bỏ trước hết” [1, tr.25]
Trong những nguyện vọng của quần chúng nhân dân gửi tới các nghị viên Hội đồng được Dân Chúng đăng trên số 5, 6 trong mục “Nhơn kỳ nhóm hội đồng quản hạt năm nay”. Vấn đề thuế thân cũng được đưa lên đầu chương trình nghị sự. Bài báo nhắc lại rằng trong phiên họp của Hội đồng quản hạt năm 1938, Thống đốc Pagiê đã kêu gào “bỏ thuế thân để cứu vớt bọn nghèo”. Nguyễn Phan Long cũng tán thành ý kiến đề xuất của Pagiê. Nhưng từ đó đến nay, lời nói của Thống đốc vẫn chưa được thực hiện, chưa có hiệu lực gì. Tác giả đưa ra những dẫn chứng cụ thể về tình cảnh đời sống khổ cực của dân chúng và với nhiều lý lẽ bài báo đã làm nổi bật việc đóng thuế thân đối với dân nghèo là không thể, vì phải đóng thuế thân, đời sống của dân nghèo càng cực khổ, xơ xác hơn. Bài báo viết: “phải vì nhân đạo mà tha cho những người nghèo không đóng nổi thuế thân, phải bỏ thuế thân cho dân nghèo đó là tiếng kêu cứu tha thiết khẩn cấp của đám cùng dân”.
Sau khi giãi bày đời sống của các tầng lớp nhân dân dưới chính sách thuế của Chính phủ, Dân Chúng đòi hỏi Chính phủ phải quan tâm đến nguyện vọng của nhân dân mà cải cách, sửa đổi thuế. Dân Chúng số 16, ngày 14/9/1938 có bài “ Muốn công bình phải bắt người giàu gánh thuế”, tác giả Uy Đông yêu cầu Chính phủ lập thuế lũy tiến về hoa lợi để cho người giàu gánh vác thuế, và có như thế mới hy vọng bỏ được hẳn thuế thân cho dân nghèo.
Dân Chúng số 18 ra ngày 21/9/1938 đề xuất trong khi nhà nước chưa bỏ thuế thân thì tạm thời định ra nhiều hạng thuế thân cho nhiều hạng người, từ 1, 2, 3 đồng cho tới hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn đồng.
Trong việc đề ra và thi hành chính sách thuế của Chính phủ, Dân Chúng cũng có nhiều bài vạch trần tính vô nhân đạo của cả chính phủ lẫn bọn thừa hành. Ở trên, Chính phủ cứ hạ lệnh thu thuế, các cấp dưới cứ việc từng bậc hạ lệnh cho nhau thi hành. Dưới cùng, cường hào, lý bá không thể không thực hiện mức quy định ở trên đưa về, không thu đủ tiền thuế sẽ bị khiển trách hoặc bắt bồi thường và mất cả chức. Bởi vậy cường hào, lý bá đã dùng mọi thủ đoạn để bắt dân nộp thuế.
Trên số 6, ngày 10/8/1938, Dân Chúng đưa tin ngày 23 âm lịch (ngày 20/7/1938) hương chức làng Phước Hiệp, quận Mỏ Cày tổ chức ngày vía quan đế tại chùa An Long, trong buổi lễ có tổ chức hát bóng và hát chầu. Nhân dân quanh vùng đến xem hát rất đông. Trong khi mọi người đang say sưa theo dõi thì lưới kiểm soát thẻ thuế thân đã bố trí bao vậy chặt. Khi buổi hát kết thúc, mọi người ra về thì bị chặn lại kiểm tra thẻ thuế thân. Ai chưa nộp thuế thân hoặc không có thẻ phải nộp tiền ngay tại chỗ. Nhiều người nghèo không thể nộp thuế liền bị bắt giải lên quận để xử. Dân Chúng số 3, ngày 30/7/1938 có bài “Ông quận và lính làng thâu thuế đánh người rất tàn nhẫn”, số 12 có bài “Xã trưởng thâu thuế trái phép”, số 20 có bài “Một vụ xét giấy thuế làm náo động cả vùng Tân Hiệp”…đã lên án những hành động ngang ngược, lạm quyền, xét bắt vô cớ, đánh đập nhân dân khiến cho nhân dân càng thêm trăm ngàn khổ cực, bất bình.
Đồng thời với đấu tranh đòi cải cách thuế thân, Dân Chúng còn đấu tranh đòi cải cách hoặc xóa bỏ hàng loạt thứ thuế vô lý khác.
Cũng trong số 1, Dân Chúng phản ánh sự bất công khi người dân không ở nguyên quán của mình đi làm ăn ở nơi khác phải đóng thuế dân ngụ mỗi năm một đồng rưỡi, chính phủ không có sự phân biệt người vì nghèo túng phải tha phương cầu thực, hay người có điều kiện làm ăn thuận lợi, giàu có, khá giả. Số 20 ngày 28/9/1938, Dân Chúng tiếp tục phản ánh tình trạng nhiều người lao động ở Trung kỳ và Bắc kỳ do nghèo đói phải lặn lội vào Nam kỳ kiếm sống bị chính quyền ở đây bắt phải đóng thêm một đầu thuế thân nữa. Cũng vấn đề trên, Dân Chúng số 43, ngày 10/1/1939 sau khi nêu lên những bất công, vô lý của thuế dân ngụ, Dân Chúng đã đề nghị Chính phủ phải xóa bỏ ngay thứ thuế này để nhân dân yên ổn làm ăn khi xa xứ.
Thuế nhà ngói cũng là một trong những thứ thuế mà Dân Chúng phản ánh rất gay gắt. Đó là việc người dân phải nộp 2đ10 xu/nhà, không xét cụ thể nhà to hay nhỏ, không phân biệt nhà giàu làm nhà ngói ở cho đẹp cho sang với nhà nghèo do lá dừa quá đắt mà họ phải cố làm nhà ngói nho nhỏ để khỏi tốn kém.
Trên số 17, ngày 17/9/1938, Dân Chúng cho biết ở Tây Ninh mới ra một thứ thuế mới vô lý nữa, đó là thuế cầu tiêu đánh vào dân chúng ở thành thị. Những người dân ở đây dù có cầu tiêu hay không cũng phải đóng thuế. Nhà nào có cầu tiêu thì đóng 60 xu/tháng, còn không có cầu tiêu thì đóng 90 xu/tháng.
Dưới nhan đề “Xin bớt thuế của nhân dân An Lạc thôn”, Dân Chúng số 21, ngày 1/10/1938 đã cho chúng ta thấy thêm sự vô lý của các thứ thuế như thuế thịt lợn, thuế chài lưới…“ Trong lúc cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc mà chính phủ còn đánh thêm thuế heo và thuế thủy lợi nữa. Làm thịt heo mà cũng phải đóng thuế từ 0p50-3p.00. Đi chài, mò cua, bắt cá cũng phải đóng từ 1đ trở lên” [1, tr.539].
Ngoài các thứ thuế vô lý, Dân Chúng còn phản ánh đậm nét tình trạng thuế ngày một tăng làm ảnh hưởng đến đời sống của các tầng lớp nhân dân.
Trong bài “Tăng thuế một ngàn phần trăm” Dân Chúng số 42 lấy dẫn chứng việc tăng thuế ảnh hưởng như thế nào đến một hạng dân cụ thể, đó là những người đánh xe ngựa. Bài báo làm phép tính trừ đơn giản cho mức thu thuế trước đây như sau: tiền thu mỗi năm 450p-439p85 tiền thuế, còn 10p15xu. Với số tiền ít ỏi còn lại chủ xe ngựa đã sống vô cùng khó khăn huống chi nay chính phủ lại tăng thuế lên một ngàn phần trăm, như vậy họ sẽ sống như thế nào?
Ở thành thị, ngoài thuế thân, tiểu thương, tiểu chủ, dân thành thị, còn phải đóng thuế môn bài, thuế thổ trạch. Thuế môn bài đánh vào những người buôn bán, từ hàng cháo, hàng chè, hàng rong, quán nước. Những người buôn bán tại các chợ phải đóng thuế chợ. Tất cả các thứ thuế này đều tăng lên không ngừng. Dân Chúng số 43 có đăng một bức thư của những người buôn bán ở Chợ Hóc Môn gửi Thống đốc. Trong thư, họ phản ánh tình trạng thuế chỗ ngồi bán hàng và thuế các món hàng đều tăng lên gấp 2, 3 lần. Ví dụ như năm 1938, bán hàng xén (có hàng hóa Trung Quốc) 1 thước vuông 0p03 thì sang 1939 tăng lên 0p07; cá tươi năm 1938 là 0p06 mà sang năm 1939 là 0p08…
Dân Chúng số 78 có bài viết về tình hình tăng thuế xe đưa đò ở Cần Thơ. Tác giả cho biết những người lái xe đưa đò đã biểu tình không chạy xe để phản đối tăng thuế. Bài viết dẫn chứng nguyên văn lời nói của chủ xe “một chiếc xe đáng giá có 5-7 ngàn đồng mà phải mỗi năm đến 3.040$97 thuế thì chúng tôi sống sao cho được” [3, tr.569].
Dưới chiêu bài cải cách, Chính phủ thuộc địa thi hành chính sách cải cách thuế. Đáng lẽ bắt người giàu chịu thuế nhiều, người nghèo chịu ít, thì nhà cầm quyền mượn tiếng cải cách để tăng thuế vào hạng bần dân và trung sản. Ở Trung kỳ, quần chúng và một số nghị viên cấp tiến thấy rõ sự xảo trá này nên đã kiên quyết và nhất trí tranh đấu, đã bác hẳn dự án cải cách thuế thứ nhất của Chính phủ. Song bản dự án thứ hai, tuy bề ngoài xem ra có vẻ như giảm cho một vài hạng, song thực sự lại là thủ đoạn tăng tỷ lệ lên, nên lại càng đánh nặng hơn trước.
Dân Chúng đã cũng kịp thời vạch trần thủ đoạn trên của chính phủ bằng các bài báo như: “ Phản đối dự án tăng thuế thân ở Trung kỳ” tác giả V.C đã cho rằng thuế thân được rút từ 1p xuống còn 0.60p; thuế thân của những người có từ 1 xào ruộng trở lên rút từ 2p50 xuống còn 1p50. Nhưng nếu so với chế độ thuế xưa nay vẫn thi hành ở Trung kỳ thì dự án mới này là một sự tấn công gắt gao vào dân nghèo và các tầng lớp tiểu tư sản. Tác giả phân tích:
“ ở Trung kỳ xưa nay có một hạng người nghèo khổ kêu là cùng đinh vô sản được miễn thuế. Nay thi hành chế độ mới thì những người này sẽ phải nộp thuế thân ít nhất là 6 cắc” “ mỗi người dân quê ở Trung kỳ không có đất tư nhưng thường cũng có 1, 2 sào công điền trồng tỉa lấy hoa lợi đỡ đói, nay thi hành theo dự án của chính phủ thì nhiều dân quê nghèo 1, 2 sào đất công chẳng những phải đóng 0p60 mà còn bị liệt vào hạng 1p50. Thật là quá nặng!” [2, tr318].
Tác giả kết luận “ mỗi người đều thấy rõ cái bản tâm tăng thuế và tất cả gánh nặng của sự tăng thuế ấy đều đổ trút lên lưng dân nghèo và tiểu tư sản, các tiểu thương gia, tiểu công nghệ…” [2, tr.317-318].
Bài “Chế độ thuế thân ở Bắc Trung Lèo năm 1939” tác giả T.TH phân tích rằng trong dự án thuế mới này chưa nói đến thuế lũy tiến mà ngay thuế giữa người giàu và người nghèo vẫn có sự bất công. Tác giả dẫn chứng ruộng đất 10
mẫu trở xuống đóng thuế thân 100-125%, còn 165-300 mẫu đóng thuế thân 50- 80%, mà ở đây địa chủ thì nhiều ruộng đất, nông dân thì thường ít ruộng sẽ phải đóng thuế thân cao hơn địa chủ. Tác giả kết luận
“ Như vậy là chính sách tăng thuế dân nghèo, đánh thuế nhẹ cho bọn nhà giàu và tha bổng thuế cho bọn đại tư bổn Pháp, các công ty nặc danh, đó là chính sách giết đám dân nghèo bổn xứ, giai cấp tư sản bổn xứ để cho bọn đại tư bổn Pháp độc quyền đàn áp hết thảy các lớp nhân dân bổn xứ” [2, tr.559].
Bài “ Trở lại vấn đề thuế khóa” Dân Chúng số 73 tố cáo Chính phủ lấy cớ phòng thủ Đông Dương bắt nhân dân phải chịu thêm 13 triệu tiền thuế. Chính phủ đã lừa bịp nhân dân là sẽ dân chủ trong việc đánh thuế mới, cho người nghèo chịu ít nhất nhưng thực sự thì bao nhiêu thứ thuế mới đều trực tiếp hoặc gián tiếp trút hết lên đầu nhân dân. Trong đó tác giả còn vạch trần sự chi thu bất chính của Chính phủ đối với tiền thuế “đương lúc đám dân cùng khổ chỉ vì thuế má mà thiết xỉ tha nha thì chính phủ lại đem những giọt mồ hôi nước mắt của dân nghèo ấy ra mà phung phí” [3, tr.462].
Không những các bài báo đã phân tích cho quần chúng thấy rõ chính sách đánh thuế bất công của Chính phủ mà còn tập hợp, cổ động, hướng dẫn quần chúng nhân dân đấu tranh đòi Chính phủ phải dân chủ hóa chế độ thuế cho hết bất công. Tác giả T.TH viết:
“ muốn cho cuộc cải cách thuế thân có tính chất dân chủ đích thực, cần phải có cuộc tranh đấu mạnh mẽ, thống nhất của các lớp nhân dân mạnh hơn. Hơn nữa muốn đi tới chỗ thủ tiêu chế độ thuế thân, cần phải do cuộc cải cách có tính dân chủ để đi tới sự thực hành thuế huê lợi lũy tiến, để thế cho thuế thân là thứ thuế phong kiến nô lệ, bất công, vô nhân đạo” [2, tr.558].
Tác giả Hồng Nam trong bài “Ai phải trả” đăng trên trang nhất Dân Chúng số 80 thì ngoài việc đề cập đến các thứ thuế gián tiếp đổ lên đầu dân chúng, đã nêu cao khẩu hiệu: “bắt bọn đại tư bản phải trả thuế phòng thủ; bắt các công ty nặc danh phải chịu thứ thuế ấy” “Phòng thủ không phải là dịp để cho các công ty như các hãng thuốc, như hãng hộp quẹt, hay công ty ô tô buýt lợi dụng đặng thâu thêm