- Lập chi nhánh nhà băng nông phô khắp thôn quê cho dân vay nhẹ lời; nghiêm cấm nợ cao lải” [1, tr.683]
Đồng thời với việc yêu cầu nhà đương cuộc mau thi hành những phương pháp giải quyết cần kíp và thích hợp Dân Chúng nêu rõ lập trường của Đảng đối với nông dân
“ Đảng Cộng sản Đông Dương ngay từ khi thành lập, trải qua 9, 10 năm tranh đấu Đảng đã luôn luôn bênh vực quyền lợi cho các tầng lớp nông dân lao động, lãnh đạo họ tranh đấu chống địa tô cắt họng, chống sưu cao thuế nặng, đòi cơm áo tự do và đồng thời chỉ cho nông dân thấy con đ- ường giải phóng duy nhất là phải liên hiệp khăng khít với vô sản… chúng tôi tha thiết nói với nông dân đói khổ ở miền Hậu Giang: các anh không có rau cháo ngày 2 bữa mà bọn địa chủ thì lúa gạo đầy lẫm, tiền bạc đầy r- ương, lúa gạo tiền bạc ấy là mồ hôi nước mắt của các anh làm ra, các anh cần đòi và có quyền đòi chúng phải giúp đỡ, phải cho vay. Các anh đương sống dở chết dở, các anh chị em rủ nhau trật tự đi yêu cầu nhà cầm quyền trợ cấp, đó không phải là bạo động. Song các anh các chị phải luôn luôn hành động cho có trật tự tránh những thủ đoạn khiêu khích của quân thù, đừng làm những chuyện lộn xộn, manh động, cướp phá, có thể gây ra những vụ đáng tiếc…chúng tôi những người cộng sản luôn luôn ở bên các anh các chị” [43, tr.263-264]
Nhân cuộc biểu tình của dân đói ngày 7/9, quan chủ tỉnh Gia Định tới giải quyết hợp lý ổn thỏa. Dân Chúng số 19, 20 kịp thời tổng kết kinh nghiệm để hướng dẫn cho quần chúng qua việc này. Sau khi nói qua quá trình diễn biến, bài báo kết luận
“Cuộc biểu tình dằng dai ở Phước Long là 1 bài học rất quý báu cho dân chúng, cả cho Chánh phủ. Nó dạy rằng dân chúng nghèo đói, bị áp bức thì phải dùng phương pháp tranh đấu. Và lúc nầy dưới chánh thể mặt trận bình dân, phải tranh đấu một cách hòa bình, trật tự, để yêu cầu cải cách. Suốt mấy ngày, anh chị em dầu cực khổ, cũng yên lòng, không phá phách một món hàng, không giựt của ai một xu không rầy rà, không ỷ đông mà phá rối. Cử chỉ ấy thật đáng hoan nghinh và bắt chước” [1, tr.497].
Từ các cuộc đấu tranh, Dân Chúng đúc rút cần phải hết sức phân hóa hàng ngũ bọn cầm quyền, ra sức tranh thủ những người có thể tranh thủ trên từng việc, đả kích vào bọn ngoan cố, phản động đối lập với nông dân. Bài báo chỉ ra 3 khuyết điểm lớn của cuộc đấu tranh là:
Khi tham biện bảo nông dân đi khai hoang, dời chỗ ở đi nơi khác thì nông dân không xoay lại chất vấn: lấy cơm ở đâu mà ăn để có sức khai hoang? Lấy tiền ở đâu mà làm vốn sản xuất? không biết đòi nhà nước trợ cấp lúa giống, cho mượn trâu bò, nông cụ; không tố cáo bọn địa chủ, quan lại cướp đoạt ruộng đất, thóc lúa của nông dân ở nơi này, nơi khác.
Không biết nhân cơ hội này để đề cập đến vấn đề đòi nhà nước cho lập hội ái hữu để nông dân có điều kiện giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn trong sản xuất và trong đời sống, tố cáo bọn địa chủ gian ác đuổi những tá điền tham gia trong hội ái hữu, xin trừng phạt bọn cường hào, lính tráng làm khó dễ cho người tham gia Ban trị sự các hội ái hữu.
Không biết xin cho dân chúng trong quận tổ chức thành ban cử soát để tham gia việc phát lúa, kịp thời ngăn chặn những hành động gian lận của bọn cường hào.
Bên cạnh những hành động trên, Dân Chúng tha thiết kêu gọi các nhà từ thiện, các lớp nhân dân hãy thành lập các Ủy ban cứu tế quyên tiền bạc, lúa gạo, đồ ăn gửi đi cứu giúp dân đói. Dân Chúng số 30 ngày 16/11/1938 viết “Hỡi các nhà từ thiện bác ái! Hỡi các lớp nhân dân! Hỡi các giới đồng bào! Dân bị nạn đương ngóng trông tấm lòng hào hiệp nhân đạo của các người cứu vớt họ” “ Hỡi các nhà ngôn luận đúng đắn, có lương tâm. Hãy cùng chúng tôi sốt sắng cổ động đặng thực hiện một phong trào cứu giúp nạn nhân mạnh mẽ” “Trước cảnh khổ của anh chị em đồng bào, mỗi người chúng ta không thể khoanh tay làm lơ đ- ược” [2, tr.47].
Có thể bạn quan tâm!
- Đấu Tranh Đòi Cải Cách Chính Sách Thuế
- Phản Ảnh Bất Công, Mất Dân Chủ Và Đấu Tranh Đòi Cải Thiện Đời Sống Của Công Nhân Và Nông Dân.
- Phản Ảnh Bất Công, Mất Dân Chủ Và Đấu Tranh Đòi Cải Thiện Đời Sống Của Nông Dân.
- Phản Ảnh Bất Công Mất Dân Chủ Và Đấu Tranh Đòi Cải Thiện Đời Sống Của Binh Lính.
- Ban Chỉ Đạo Kỷ Niệm 1000 Năm Thăng Long Hà Nội, Hội Nhà Báo Thành Phố Hà Nội (2004), Sơ Thảo Lịch Sử Báo Chí Hà Nội (1905-2000) , Nxb Chính Trị Quốc Gia,
- Báo dân chúng với cuộc đấu tranh vì dân sinh dân chủ - 14
Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.
Những lời hô hào của Dân Chúng cứu giúp dân đói Cà Mau đã được các lớp quần chúng nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng. Dân Chúng đưa tin Ủy ban cứu tế dân đói đã được thành lập và ra lời hiệu triệu. Trên số 39, ngày 20/12/1938 đăng nguyên văn lời hiệu triệu, trong đó có đoạn “ Chúng tôi kêu gọi hết thảy để cứu tế cần cấp anh em nông dân đang xung đột với con ma đói. Mong rằng mọi ng- ười trong nước đều nhớ đến phận sự làm người mà mau mau đem tiền gạo và
quần áo giúp cho các gia đình lam lũ còn dở sống dở chết với cảnh tiền không, gạo hết” [2, tr.47].
Trong cuộc đấu tranh của nông dân, Dân Chúng với tư cách là cơ quan ngôn luận của Đảng, luôn luôn đứng trên lập trường giai cấp công nhân bênh vực quyền lợi chính đáng của nông dân, ủng hộ những yêu sách kinh tế hợp lý của họ, gắn những yêu sách kinh tế với đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ, hướng dẫn tổ chức và lãnh đạo nông dân đấu tranh theo đúng phương pháp cách mạng của giai cấp công nhân, đưa ra những yêu sách cải cách đúng đắn, uốn nắn kịp thời những hành vi tả khuynh, manh động cũng như hữu khuynh, đồng thời vạch mặt bọn khiêu kích phá hoại, đối lập lại quyền lợi của nông dân. Trên một số mặt có điều kiện, Dân Chúng đã vận dụng thành công chính sách mặt trận của Đảng như lập Ủy ban cứu tế nông dân đói, bao gồm cả một số tư sản, địa chủ tiến bộ và người Pháp dân chủ, thức thời; như bảo vệ Chánh lục bộ Lê Thánh Tống; như hoan nghênh chủ tỉnh Dufour…
Qua các bài báo, Dân Chúng cho chúng ta thấy là phong trào nông dân phát triển khá mạnh mẽ, rộng lớn, đấu tranh gay go, quyết liệt, giải quyết mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ đồng thời mở rộng và củng cố Mặt trận ở nông thôn vốn là phức tạp; nông thôn đã giành được nhiều thắng lợi đáng kể cả về kinh tế, chính trị. Nhưng Báo cũng có một nhược điểm là chưa phản ánh bao quát được tình hình nông dân và phong trào đấu tranh ở nông thôn của các tỉnh Bắc kỳ, Trung kỳ, Lào, Cao Miên mà chủ yếu chỉ viết về Nam kỳ.
3.3. Phản ảnh bất công, mất dân chủ và đấu tranh đòi cải thiện đòi sống của các thành phần khác.
3.3.1. Phản ảnh bất công, mất dân chủ và đấu tranh đòi cải thiện đời sống của công nhân viên chức, tiểu thương, tiểu chủ…
Lương thấp, thu nhập thấp, giá sinh hoạt đắt đỏ, thuế khóa các loại ngày càng tăng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của các tầng lớp người lao động Đông Dương. Theo tài liệu thống kê, số lượng viên chức hành chính toàn Đông Dương năm 1937 là 22,5 ngàn, 1938 là 23,4 ngàn, 1939 là 24,5 ngàn ngư- ời bản xứ [6.tr139]. Công chức nhỏ lương cao lắm cũng chỉ 1đ50/ngày, thầy giáo mới ra trường có bằng diplôme lương tháng chỉ 25 đồng. Đồng lương ấy không cho phép họ “nối liền ngày đầu và ngày cuối tháng” chưa hết tháng đã hết tiền
ăn. Trong đó ngạch lương thấp nhất là những phu trạm, tá dịch hương sư, tòng sự…Đời sống của họ thiếu trước thiếu sau vô cùng khó khăn.
Đời sống của công chức khó khăn, mà trực tiếp là do vấn đề lương bổng đã được Dân Chúng đề cập trên nhiều số. Trong các bài viết đều phản ánh tình hình lương quá thấp không đủ sống, rồi những bất công trong việc trả lương, và sau đó là đề nghị Chính phủ tăng lương cho phù hợp với điều kiện hiện tại.
Trên số 15, Dân Chúng có bài “ Chánh phủ trả lương cho người giúp việc chỉ 25p50 một tháng” tác giả Nguyễn Văn Chồi cho biết anh chỉ lãnh 2p50 một tháng, nghĩa là có 8xu/ngày. Bài báo đặt câu hỏi “một người, một mình trơ trọi không vợ không con đi nữa, có thể ăn sống với 8 đồng xu nhỏ một ngày chăng?” [1, tr.340]. Số 23 ngày 8/10/1938 bài “ Tại y viện Pasteur Sài Gòn” bài “ Đời gạo châu củi quế mà đồng lương hết sức eo hẹp, nên anh em giúp việc tại y viện Pasteur Sài gòn phải sống trong cảnh thiếu hụt trước sau” [1, tr.584]. Bài báo phân tích, họ cực khổ vì đồng lương ít ỏi như thế nhưng mấy năm nay vẫn nhẫn nại và trung tín vì họ tin ở tấm lòng của nhà nước, nhưng sự thật thì ngày này tháng khác qua đi anh em chỉ là sống trong mộng tưởng, thấy rằng nhẫn nại không nổi nên họ đã làm đơn xin giải quyết nguyện vọng của mình. Đơn gửi đã lâu mà không thấy Chính phủ có quyết sách gì cả, thanh tra lao động có đến kiểm tra rồi mọi việc để vào quên lãng.
Dân Chúng số 40 có bài với nhan đề “ Tình cảnh trợ giáo công nhật” viết “tiền lương trợ giáo hết sức ít, ít đến nỗi một mình không thể sống, chưa nói nuôi gia đình, nghề nghiệp không có bảo chương, không có lương tháng, không phụ cấp không hưu trí” [2, tr.322] và yêu cầu “ thủ tiêu chế độ trợ giáo công nhật, cho họ vào hạng lương tháng với một số tiền đủ nuôi sống một gia đình nhỏ được hưởng phụ cấp và hưu bổng như các hạng giáo viên, chức viên khác” [2, tr.322]. Số 78, Dân Chúng nêu lên tình cảnh viên chức công nhật sở Trường Tiền Sài Gòn. Bài báo tính trung bình một viên chức công nhật mỗi ngày được 1p50, mỗi tháng khoảng 37p50. Tính chi tiêu của một gia đình nhỏ (gạo, mắm, muối, nước, than củi, giặt quần áo, điện nước...là 36p90, như vậy trừ chi tiêu cơ bản chỉ còn lại 0p60. Bài báo đặt câu hỏi làm gì với 0p60 khi còn phải chi sắm quần áo học hành, đồ đạc thuốc men, ma chay, cưới hỷ, giải trí sách báo, hao mòn xe…?
Số 33, Dân Chúng có bài phản đối chế độ lương mới của Chính phủ. Bài báo cho rằng việc Chính phủ bỏ hẳn ngạch lương mới riêng đối với viên chức người Pháp, còn viên chức bổn xứ thì Chính phủ lại định ra một chế độ lương mới khác nữa và việc thời gian thi hành người Pháp từ 1/1, của người bản xứ 1/7 là những việc hết sức bất công. Chính phủ không thể viện cớ là viên chức người bản xứ nhiều quá nên không thể thi hành được “lương một viên chức người Pháp nhiều gấp 5 gấp 10 lần, lương một viên chức người bản xứ, vậy đã trả cho người Pháp được thì càng có thể trả cho người bản xứ dễ dàng hơn” [2, tr.132]. Chính phủ vẫn thường lấy lý do là không có tiền, vậy thì tại sao
“mỗi khi đưa ra một vấn đề gì có lợi cho thiểu số nào thì sao cũng kiếm cho ra tiền, trái lại mỗi khi có ai đề nghị một việc gì có lợi ít nhiều cho số đông quần chúng bản xứ thì ta thấy luôn luôn và ở đâu chính phủ cũng trả lời: không tiền” “không có tiền sao không đánh thuế thêm vào các nhà băng, các hội tư bổn, các công ty xuất cảng…” “không có tiền sao không rút bớt lương quan lại người Pháp” [2, tr.133].
Tác giả bài báo yêu cầu: tổ chức lại chế độ lương cho viên chức bản xứ được bằng 10 phần 17 lương viên chức người Pháp và cho người bản xứ có tài cũng được làm những việc mà trước đây chỉ người Pháp làm, giảm bớt lương bổng và phụ cấp của quan lại cao cấp để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách và có thể có tiền tăng lương cho các viên chức nhỏ theo giá sinh hoặc đắt đỏ hiện giờ.
Câu chuyện về đời sống của người lao động cũng được Dân Chúng nhắc tới với những việc rất cụ thể như nạn thu tiền chợ quá cao, nạn bị chính quyền gây khó khăn, cản trở thậm chí mất mạng trong khi làm việc kiếm sống.
Số 10, ngày 24/8/1938 đăng tin “Nạn chà và góp chợ” kể về những người đem đến chợ mỗi rổ rau mà chủ chợ cướp 4 xu, bán vài chục quả dứa mà đòi đến 2 cắc. Số 16, ngày 14/9/1938 trong bài “ Chủ chợ Tấn Đức góp quá tà ríp và đánh bạn hàng” Dân Chúng cho hay người dân vì đi chợ quá xa nên đem những thứ tự sản xuất được ra sân đình để bán thì bị cấm và bị bắt phạt, bắt họ phải ra chợ bán, ở chợ thì thu tiền chỗ quá cao, bán 5xu khoai thì bị góp 3 xu, bán 7 xu tôm góp 2 xu. Họ không có tiền nộp thì bị quát mắng, đánh đập. Số 49, ngày 4/2/1939 đưa tin ở Bến Tre cũng về nạn góp tiền chỗ, bán 5,7 xu có khi phải góp 12 xu. Quản lý chợ thấy chị em dân quê dốt không hiểu điều lệ thu phí chợ nên
tha hồ bóc lột chị em buôn bán. Dân chúng yêu cầu nhà chức trách can thiệp buộc chủ chợ phải dán luật thu phí chợ tại chợ cho chị em biết mà đóng góp.
Số 6 ngày 10/8/1938 có “ Phản đối chế độ xét duyệt xe thổ mộ” của những người đánh xe thổ mộ gửi thống đốc Nam kỳ bày tỏ tình cảnh “Bao nhiêu gia tài sự nghiệp đều gom vào một chiếc xe và 2 con ngựa. Mỗi ngày chỉ kiếm được từ 1$00 đến 1$20 là cùng. Sở phí lúa, cám 0p.40; cỏ 0p.20; thuế ba tăng 0p.10; đồ phụ tùng 0.10 tất cả là 0.80 thì còn lại 0.40” [1, tr.114]. Với số tiền này phải nuôi gia đình đông con thì thiếu thốn vô cùng. Vậy mà họ còn bị nạn xét xe gắt gao như ngựa phải khỏe, to, đẹp, đồ phụ tùng không được cũ thì xe mới được lưu hành, nếu không có đủ các điều kiện trên mà vẫn cho xe ngựa đi làm thì bị phạt 1p20. Những người đánh xe ngựa cũng cho biết luôn nếu mua được 1 con ngựa như ý của sở kiểm tra thì mất tới 70-80 đồng rồi hàng ngày tốn nhiều tiền thức ăn chăm sóc nữa. “Nếu ngựa ốm ngựa nhỏ mà phải phạt, đồ phụ tùng giây cương cũ cũng phạt thì chúng tôi không còn phương kế nào sanh sống được nữa” [1, tr114].
Ngoài ra, còn là sự lên tiếng can thiệp vào những bất tiện, bất công, mất dân chủ trong cuộc sống mà nhân dân phải gánh chịu. Từ những việc lớn như hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đến những nguy cơ không có nơi trú ngụ của một nhóm người, hay có khi chỉ là nỗi uất ức của một vài cá nhân.
Số 9 ngày 20/8/1938 “ Toàn thể bịnh nhân ở bệnh viện P.Pasquier biểu tình” đưa tin ở Huế bệnh nhân nhà thương ho lao biểu tình đòi “gạo trắng cơm ngon, bỏ các thứ cá có vây như cá thác lác, cá gáy… cơm phát đủ phần…” [1, tr.117]. Qua đó, Dân Chúng nhận xét: cơm ở các nhà thương ho lao thường được nấu nướng không sạch sẽ, bệnh nhân thường than phiền luôn, mong rằng ông giám đốc bệnh viên nhanh chóng cải thiện chế độ cho bệnh nhân. Số 11, ngày 27/8/1938 “Bệnh nhân nhà thương ho lao P.Pasquier lại bãi thực” tiếp tục tố cáo sự bạc đãi bệnh nhân của bệnh viện, qua việc họ vẫn tiếp tục cho bệnh nhân ăn gạo mục, cá ươn… Số 68, ngày 31/5/1939 dưới hình thức một bức thư của bệnh nhân ở nhà thương Chợ Quán gửi cho thống đốc Nam kỳ để kêu cứu, trong thư có đoạn viết
“bệnh nhân ăn không đủ bữa, vì nạn cạp rằng ăn bớt, thiếu hẳn vệ sinh, cầu tiêu dơ dáy, gạch ướt tối ngày mà bệnh nhân không được phép mang
guốc nên thường xuyên phải lội nước” “Tệ nhất là lúc giông mưa, bệnh nhân ướt ngoi ngóp như ở ngoài sân, người nào chỗi giậy nổi thì lấy mền che đỡ mưa, còn những người yếu quá thì đành nằm dưới mưa ướt” [3, tr.331].
Số 16, ngày 14/9/1938 có tin ngắn “Xin nhà đương cuộc để ý” nhiều gia đình dân nghèo sống ở mé sông bị tàu chạy qua sóng đánh lở đất, hư hỏng cột nhà gây thiệt hại cho họ, yêu cầu chạy chậm giảm tốc. Số 25 ngày 15/10/1938 có bài “ Ga Xuân Đài và Hòa vang” nêu lên tình trạng 2 ga này mặc dù hành khách rất đông nhưng không được đầu tư cơ sở vật chất, nhà cầm quyền cho đây là ga tạm nên chỉ xây dựng một mái che nhà chờ, chứa được khoảng 40 người vì vậy nhiều hành khách và hành lý khi mưa bị ướt hết. Số 2, ngày 27/7/1938 có bài “Cả trăm gia đình sắp phải khốn đốn” nói về nhiều gia đình nghèo bị đuổi dời khỏi đất đang ở, họ xin trợ cấp để dọn đi và cho lùi lại một thời gian nữa để chuẩn bị nhưng chủ đất làm ngơ. Số 31, ngày 19/11/1938 có tin hơn 300 gia đình bị chủ đất buộc chuyển đi trong 15 ngày, họ là những người nghèo với thời gian 15 ngày không thể nào kiếm tiền và kiếm chỗ để chuyển cho kịp. Số 69, ngày 7/6/1939 báo đưa tin dân nghèo ở dọc đường Jean Eudel lâu nay phải chịu thuế rất nặng mỗi nóc nhà phải đóng mỗi tháng từ 3 đến 5 đồng, mới đây lại tăng thêm gấp đôi “ trước 0$50 nay tăng lên 1$; 0,70- 1, 50; 1.00-2,00; 2,90- 4,00” [3, tr.354] vì cao quá không thể đóng nổi tiền nên họ bị đuổi và đòi dỡ nhà mỗi ngày.
Trong cuộc đấu tranh này Dân Chúng cũng dùng ngòi bút của mình để cổ động hướng dẫn nhân dân. Dưới nhan đề “Tiểu thương gia kêu cứu” đăng trên số 12, tác giả bài báo sau khi đưa ra các lý lẽ hết sức thuyết phục như thuế tăng, tiền phố tăng, hàng hóa tăng bởi tư bản đầu cơ, hàng hóa thì ế ẩm, do tiền lương ít nên người dân hạn chế chi tiêu, nhiều thương gia bị lôi kéo vào sự phá sản là không thể tránh khỏi. Dân Chúng khẳng định “chắc chắn trăm phần trăm, hạng tiểu thương cũng ở vào một cảnh ngộ như anh em lao động là bị bóc lột hiếp bức” [1, tr.288]. Dân Chúng giải thích cho tiểu thương gia thấy
“Nguyên do chính của sự rời rạc thờ ơ này là hầu hết các nhà tiểu thương nhận lầm: đã tiểu chủ thì không còn bị ai bóc lột! Tưởng như thế là nguy. Căn cứ vào mấy lẽ kể trên, chúng tôi nhận thấy nguyên do của nền thương
mại bấp bênh, nên đồng ứng tiếng kêu của tất cả các nhà tiểu thương gia mau mau đoàn kết hợp các sức lực, nêu cao tinh thần tranh đấu. Mưu cầu một cuộc sống dễ dàng trên con đường thương mại” [ 1, tr.288].
Số 39 ngày 20/12/1938 đăng bài “ Trở lại vấn đề lương bổng của viên chức” tác giả V.C nhấn mạnh trong cuộc phản đối nghị định 10 Novembre về lương mới và sự bất công khi thi hành chế độ này với người Pháp khác người Việt thì sự can thiệp của các nghị viên Hội đồng chỉ là phụ, lực lượng chính cốt phải là sự đoàn kết thống nhất của viên chức. “Nếu anh em viên chức đều hiểu rõ chỗ thiệt thòi, mau cùng nhau đoàn kết kiên cố và đứng lên đòi hỏi mạnh mẽ thì vẫn có thể binh vực được quyền lợi của mình” “người đại biểu của anh em phải cương quyết phản đối việc thi hành nghị định 10 Novembre và yêu cầu dưạ theo những nguyện vọng của viên chức mà sửa đổi lại” [2, tr.298]. Cuối bài tác giả
V.C còn nhắc nhở “vấn đề gì quan hệ tới quyền lợi của viên chức, phải đòi cho mỗi công sở mỗi chức nghiệp được quyền trực tiếp cử đại biểu để bênh vực cho mình” [2, tr.298]
Số 40 ngày 24/12/1938 trong bài “Tình cảnh trợ giáo công nhựt” Dân Chúng kêu gọi “vì điều kiện sinh hoạt các bạn trợ giáo công nhật hãy đoàn kết lại, hãy hành động thống nhất đòi thực hiện mấy điều yêu cầu tối thiểu. Hết thảy các anh chị em giáo viên hãy ủng hộ những điều yêu cầu chính đáng của đồng nghiệp. Các giới đồng bào, hãy nhiệt liệt ủng hộ đòi thực hiện mấy điều đó để được an tâm chăm nom con cháu mình” “Sau hết chúng tôi nhắc lại với anh em giáo chức một lần nữa rằng kêu gào trên mặt báo không đủ để thực hiện nguyện vọng của mình cần phải có sự hành động thống nhất của anh em bằng cách gửi đơn liên danh ký kết cử đại biểu đi thỉnh nguyện phải có đòi hỏi mạnh mẽ mới mong đạt tới nguyện vọng của mình” [2, tr.323]
Đối với anh chị em bãi thị phản đối tăng tiền chợ, lấy danh nghĩa chị em buôn bán ở Ba Điểm, Số 46 ngày 21/1/1939 có bài viết trong đó hoan nghênh tinh thần tranh đấu và sức đoàn kết giữa anh chị em và chỉ ra cho anh chị em thấy “Trong lúc bãi thị bọn chủ liên hiệp với lính làng quận dựa vào chính phủ ra tay áp bách anh chị em đáo để. Nhà đương quyền dùng đủ phương pháp để khiêu khích phá hoại cuộc tranh đấu” [2, tr.490]. Sau khi đưa ra những khó khăn sẽ vấp phải khi tranh đấu. Dân Chúng động viên “ bên anh chị em có dân chúng các