Đòi Tự Do Lập Các Hội Ái Hữu Và Nghiệp Đoàn

phải với ý nghĩa tư sản của nó mà ở tính cách mạng theo tinh thần vô sản, trong lúc này đòi cứu đói, đòi cải cách thuế khóa, chống khủng bố. Các cuộc mít tinh, biểu tình trong dịp này và thường xuyên, liên tiếp diễn ra đều được Dân Chúng đưa tin và thông qua những cuộc đấu tranh quần chúng đó mà tổng kết kinh nghiệm, hướng dẫn họ thực hiện bằng những phương pháp tốt nhất để đạt hiệu quả cao.

2.2. Đòi tự do lập các hội ái hữu và nghiệp đoàn

Thực dân Pháp cai trị nước ta với một chính sách vô cùng khắc nghiệt. Nhân dân không có một chút quyền tự do, dân chủ nào, kể cả quyền tự do tổ chức ái hữu, nghiệp đoàn. Đòi tự do lập các hội ái hữu và nghiệp đoàn là một cuộc đấu tranh quyết liệt, kéo dài của quần chúng nhân dân lao động Việt Nam chống lại chính sách cai trị hà khắc của thực dân Pháp.

Ở Sài Gòn khơi mào cho vấn đề tự do nghiệp đoàn là những bài đăng trên báo chí bằng tiếng Pháp ngay từ năm 1933 khi các “Sổ lao động” ra tranh cử Hội đồng thành phố.

Đến thời kỳ dân chủ 1936-1939, cuộc đấu tranh đòi tự do lập các hội ái hữu và nghiệp đoàn được phát triển lên một bước mới và bắt đầu khởi động với cuộc Đông Dương Đại hội. Nhiều Ủy ban hành động được thành lập, có trụ sở công khai. Nội dung hoạt động của Ủy ban hành động thường là cùng quần chúng thảo luận lập bản dân nguyện, đòi quyền tự do, dân chủ, trong đó có quyền tự do nghiệp đoàn, thi hành luật lao động và các quyền lợi kháctạo ra một khí thế đấu tranh sôi nổi trong quần chúng cả nước.

Tháng 9/1936, lo sợ trước phong trào, chính phủ thuộc địa ra lệnh giải tán các Ủy ban hành động. Song khẩu hiệu tự do nghiệp đoàn vẫn được quần chúng nhân dân sử dụng trong các cuộc mít tinh và bãi côngkhiến Gôđa khi sang điều tra tình hình lao động Đông Dương không thể không công nhận quyền tự do nghiệp đoàn của công nhân là chính đáng nên đã tuyên bố tán thành tự do nghiệp đoàn và sau đó Bơrêviê hứa hẹn ban hành luật nghiệp đoàn ở Đông Dương. Đây là dấu hiệu tốt và là những cơ hội để phong trào phát triển thêm một bước.

Từ đầu năm1937, tại nhiều nơi công nhân đã tự lập ra các Ủy ban trù bị nghiệp đoàn, Ủy ban lâm thời nghiệp đoàn tại các nhà máy, đồn điền, hầm mỏ, công khai tuyên truyền, giác ngộ công nhân tham gia tổ chức.

Trước phong trào đòi tự do nghiệp đoàn, toàn quyền Bơrêviê đã cho thành lập Hội đồng nghiên cứu việc thi hành Luật nghiệp đoàn ở Đông Dương và sau đó phải thừa nhận quyền tự do nghiệp đoàn của giai cấp công nhân là chính đáng. Nhưng khi phong trào nghiệp đoàn mới phát triển thì Chính phủ thuộc địa lại tìm mọi cách chia rẽ, đe dọa, phá hoại. Khi chặn con đường “nghiệp đoàn”, Chính phủ sợ bùng nổ một phong trào mới nên đã hé mở cánh cổng “ái hữu” cho quần chúng nhân dân Đông Dương.

Do đó dưới thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương vấn đề lập hội ái hữu và nghiệp đoàn được bàn bạc sôi nổi khắp nơi, trở thành một yêu cầu có tính chất thời sự, một nguyện vọng cấp bách của quần chúng nhân dân lao động.

Để làm rõ quan điểm của Đảng đối với việc tổ chức quần chúng vào các đoàn thể này. Dân Chúng số 9, đăng bài xã luận: “Ái hữu với nghiệp đoàn”, xã luận viết:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

“ Ở Âu Mỹ từ ái hữu tới nghiệp đoàn đã trải qua hàng thế kỷ, còn hiện nay ở các xứ chưa có tự do nghiệp đoàn thì hẳn rằng thời gian sẽ ngắn và có khi cuộc vận động lập ái hữu với lập nghiệp đoàn, cuộc trước giúp cuộc sau, cuộc sau hoàn thành những điều mà cuộc trước chưa làm xong. Hai cuộc vận động ấy có quan hệ mật thiết với nhau và mặc dầu được tự do tổ chức nghiệp đoàn đi nữa, các hội quần chúng như ái hữu đồng hương, hợp tác xãvẫn là cần thiết để kéo quảng đại quần chúng vào hàng ngũ tổ chức” [1, tr.172]

để hướng dẫn quần chúng trong khi chưa có quyền tự do tổ chức nghiệp đoàn thì càng phải tranh thủ lợi dụng các tổ chức quần chúng thông thường như ái hữu, đồng hương, hợp tác xãđể vận động quần chúng và tiến hành hai cuộc vận động cùng một lúc. Bài xã luận còn khẳng định nhiệm vụ của quần chúng trong lúc hiện thời là củng cố và mở rộng cuộc vận động thành lập ái hữu, kiên quyết tranh đấu đòi tự do nghiệp đoàn và vấn đề không phải là tên gọi “ái hữu” hay “nghiệp đoàn” mà là ở nội dung hoạt động của các tổ chức đó.

Báo dân chúng với cuộc đấu tranh vì dân sinh dân chủ - 5

Chủ trương của Đảng là chỗ nào mà công hội, nông hội khó tổ chức thì lấy danh nghĩa ái hữu, tương tế, hợp tác xãchỉ cần hội đó làm công tác công hội, nông hội là được. Tên gọi chỉ là vỏ bề ngoài, ít quan trọng, điều quan trọng là nội dung về công tác. Trong tác phẩm Chủ trương mới của Đảng, Trung ương vẫn nhắc lại rằng “chúng ta không nên câu nệ về vấn đề tên gọi”

Đây là một quan điểm về tổ chức hoàn toàn đúng đắn, rất thực tiễn, rất biện chứng. Nó có tác dụng cổ vũ, hướng dẫn quần chúng tổ chức tùy theo tình hình và điều kiện cụ thể của từng nơi, tùy theo trình độ tổ chức và ý thức giác ngộ của quần chúng, không gò bó, máy móc.

Khi tư tưởng cách mạng của Đảng thấm vào quần chúng lao động thì cái tên “ái hữu” không còn hạn chế được nội dung đấu tranh cách mạng của phong trào. Cho nên khi Saten cho phép lập ái hữu, nhân dân lao động Đông Dương đã rầm rộ tổ chức các hội ái hữu theo ngành, theo nghề, theo xí nghiệp, theo địa phương, theo giai cấprất phong phú và đủ màu sắc từ nhóm tế thần, tế thánh, hội văn tư, văn võ đến các hội ái hữu thợ thuyền, tiểu thương, nông dân, phụ nữ, thanh niênDân Chúng nhận xét: “ Ở Nam kỳ từ thành thị đến thôn quê mấy tháng sau, ái hữu thợ thuyền nông dân kế tiếp nhau thành lập như nấm” [1, tr.514]

Song không vì thế mà Dân Chúng không quên nhắc nhở quần chúng nhân dân rằng chính phủ Bình dân Pháp cho quyền tự do tổ chức nghiệp đoàn ở Đông Dương, nhưng phản động thuộc địa lại cản trở không thi hành. Ở Bắc kỳ do quần chúng đoàn kết đấu tranh, nên Thống sứ Saten phải chấp nhận yêu sách cho tự do lập các hội ái hữu, nhưng hành động đó không phải để thỏa mãn yêu sách của quần chúng mà là vừa để làm dịu bớt khí thế đấu tranh liên tục của quần chúng, vừa muốn đánh lạc hướng phong trào này vào những tổ chức tương tế thông thường làm cho quần chúng lao động tự bằng lòng, xao nhãng việc đấu tranh tiến lên đòi tự do nghiệp đoàn. Ở bài “ Ủng hộ 22 gia đình sắp đói là ủng hộ tự do tổ chức ái hữuDân Chúng viết “Tự do ái hữu theo con mắt của nhà đương cuộc ấy là phương pháp đâm lỗ một cho rút bớt nước ruộng tràn” [1, tr.515].

Được sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và được báo chí hướng dẫn cụ thể nhiệt tình, phong trào ái hữu phát triển nhanh chóng trên cơ sở những kết quả đấu tranh và tổ chức đã có từ trước. Báo Dân Chúng đăng liên tiếp các bài để cổ

động anh em lao động đã chủ động lập các hội ái hữu của mình, dựng trụ sở công khai và kêu gọi những người cùng giới ra nhập ái hữu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong đời sống và trong việc làm. Lấy tên một người thợ hớt tóc - Dân Chúng kêu gọi “hiện tình đời sống của chúng ta đương cơn vất vả mà chúng ta cứ rời rạc phân chia không chịu đoàn kết lại đặng giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn thì làm sao chúng ta sống nổi với giá sinh hoạt đắt đỏ như vầy” [1, tr.73]. Thông qua các lời hiệu triệu của các thành phần, Dân Chúng thúc giục “hỡi anh em không có bức thành nào kiên cố cho bằng một giải đồng tâm” [1, tr.219], “từ chỗ thiếu áo thiếu cơm đến chỗ chết mất vì đói rét, chúng ta biết bao khổ tâm đau đớn. Lòng nhân đạo thúc giục chúng ta phải mau mau đoàn kết” [1, tr.253].

Và một cách khác, như ở số 17 trong bài “Đời sống của anh em dân thợ hãng F.A.C.I” Lấy danh nghĩa một nhóm thợ mới vào làm trong hãng, Dân Chúng đã phân tích nỗi thống khổ và những sự đè nén, bóc lột mà công nhân ở đây phải chịu đựng sau đó kêu gọi thợ hãy đoàn kết cho có hàng ngũ chặt chẽ, buộc chủ hãng phải bỏ chế độ khoán và thực hiện triệt để luật lao động, giúp cho đời sống của họ bớt cực nhọc hơn. Phần lớn các bài đều đưa ra đủ các lý lẽ và phân tích những vất vả của người lao động, nêu ra nguyên nhân vì sao họ vất vả để họ nhận rõ lợi ích của ái hữu mà ra nhập và đồng thời cho họ thấy được phong trào này đang phát triển rầm rộ khắp nơi để vận động họ noi gươngđối với những nơi còn gặp khó khăn khi thành lập như bị chủ đàn áp thì Dân Chúng có các bài giải thích kỹ càng thái độ của chủ để động viên “anh em không vì lẽ đó mà do dự, sợ sệt, trái lại nên nắm chặt tay nhau hơn nữa, nâng chí lên mà đi đến con đường thành lập ái hữu, hãy tiến lên việc làm của các anh là hợp pháp”, không những thế còn đưa ra một số ví dụ về những nơi khác khi gặp hoàn cảnh như vậy họ đã đấu tranh kiên quyết như nào khiến chủ phải nhượng bộ để làm gương.

Ái hữu không chỉ phát triển trong công nhân công nghiệp, trong xí nghiệp, nhà máy mà đã lan đến các ngành, các giới lao động đa dạng khác. Các bài trên báo Dân Chúng, phản ánh khá rõ nét vấn đề này, từ công nhân xí nghiệp cơ khí nhà nước và tư nhân như thợ cưa ở Ô cầu Bình Lợi, công nhân hãng dầu Socony, công nhân Tây Sài Gòn Chợ Lớn, công nhân lò đường Bình Nhân, công nhân nhà máy Gạo Sài Gòn Chợ Lớn, công nhân lái xe ôtô ở Bình Hòa đến thợ thủ

công, thợ hớt tóc, thợ bạc, bồi bếp, thợ cưa, thợ giầy, thợ đánh xe, tiểu thương, nông dân, phụ nữ, thanh niênđều đấu tranh đòi lập ái hữu tương tế.

Giới văn sĩ thì yêu cầu được lập “Đông dương Văn sĩ Liên đoàn”. Dân Chúng số 15, trong bài “Mấy lời ngỏ cùng các bạn về việc thành lập Đông Dương Văn sĩ Liên đoàn” Tác giả Trần Hữu Độ viết:

“Thế giới ngày nay trên mặt trận văn minh tiến bộ với mặt trận dã man phản động, cuộc xung đột đã tới trình độ nóng tới màu sắc trắng nghĩa là cuộc tranh đấu giữa hai thế giới cũ với mới đã quyết liệt khắp các phương diện, các nhà văn phải lãnh một nhiệm vụ rất qua trọng trong giai đoạn tranh đấu hiện tại. Cuộc sống của dân tộc Việt Nam thiếu cơm áo, thiếu tự do, thiếu ánh sáng; nền hòa bình bị chiến tranh hăm dọa. Tất thảy tình thế ấy buộc các văn sĩ kim thời phải đoàn kết để hoạt động và ngày giờ khai sinh của Đ.D.V.S.L.Đ chỉ còn đợi chúng ta quyết định. Bởi vậy chúng tôi xin có lời tuyên bố cho các bạn văn sĩ gần xa, có xu hướng dân chủ, cấp tiến không phân biệt đảng phái, đến ngày 15/9 vào 3 giờ đêm tại nhà hội Samipic xin chính thức thành lập Đ.D.V.S.L.Đ” [1, tr.341]

Ở khắp các vùng, đâu đâu cũng thấy những cuộc hội họp của nhân dân lao động để đòi lập ái hữu. Các cuộc hội họp đều đi đến quyết định làm tờ khai gửi nhà cầm quyền xin phép lập hội. Và không chờ đến lúc cho phép mới hoạt động, ngay trong các cuộc họp đó đã cử thảo điều lệ, cử ra ban trị sự lâm thời, có danh sách hội trưởng, hội phó, thư ký, cố vấn, thông tinmỗi nơi có thể thay đổi thêm bớt chức này hay chức khác nhưng về cơ bản cơ cấu là như trên. Nhiều hội cũng thông báo trụ sở của mình để quần chúng thợ thuyền đến gặp gỡ bàn bạc ngày đêm. Số hội viên của các hội ái hữu cũng ngày càng tăng.

Thực tế trong phong trào, tuy lấy tên ái hữu nhưng phương hướng và nội dung hoạt động của ái hữu mang rõ tính chất cách mạng, không khác công hội nhiều lắm. Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong lời hiệu triệu của các ban sáng kiến hoặc ban trị sự của các hội ái hữu. VD: Lời hiệu triệu của Ủy ban sáng kiến ái hữu người đánh xe ngựa (thổ mộ xa) trên số 12

“Trong tình thế hiện giờ chúng ta không thể rời rạc được nữa, nghề xe thổ mộ của chúng ta càng ngày càng suy kém, sự sống lắm nỗi khó khăn, một mặt chúng ta bị nạn ôtô buýt đua chen giành giựt khách, tiền đường ngày

càng tăng thêm giá, một mặt ba tăng thuế đường, tiền tắc nặng nề thêm, bị cò bót bắt phạt. Đời sống của chúng ta không thể cạnh tranh, xâu xé, giành dựt bộ hành mà sống được nữa. Vậy chúng ta cần phải liên hiệp lại mưu sự sống còn. Chúng ta muốn giúp đỡ nhau được dễ dàng, và hội họp có trật tự và hợp pháp thì chúng ta mau lập hội ái hữu” [1, tr.290] .

Một ví dụ khác: Ở Ba Son từ lâu đã có hội tương tế gồm chủ yếu những cai ký, những người lương cao. Hội này chủ trương không mở rộng thành phần và đại bộ phận công nhân cũng không tham gia vì nó không bênh vực quyền lợi của họ. Thực ra nó là hội do nhà cầm quyền giúp đỡ lập ra để mua chuộc tay chân và công nhân có tay nghề cao, với ý đồ chia rẽ thầy thợ. Phong trào ái hữu nghiệp đoàn sôi nổi đã làm thức tỉnh và lôi cuốn những người trong hội tương tế tham gia vào phong trào chung, đồng thời những công nhân giác ngộ và hăng hái cũng tham gia ngày càng đông làm cho tổ chức và hoạt động của nó thay đổi hẳn, hội đã đi vào quyền lợi thiết thực của công nhân cũng như viên chức như lập hợp tác xã, cất nhà cho thợ ăn trưa, và nghỉ trưa trong sở, mướn thầy thuốc chăm sóc những công nhân có bệnh, lập thư viện, gây dựng phong trào thể thao, gửi thư cho bộ trưởng thuộc địa đòi giải quyết yêu cầu chính đáng của công nhân hỏa xa, lạc quyên ủng hộ đồng bào bão lụt, ủng hộ đồng báo đói Cà Mau, gửi các yêu cầu cho Hội đồng kinh tế lý tàiTrong điều kiện chưa được phép tổ chức nghiệp đoàn công khai, hoạt động của hội lương hữu Ba Son thực sự đã đóng vai trò là một tổ chức nghiệp đoàn.

Khi các hội ái hữu đã phát triển, đề phòng khuynh hướng ái hữu, tương tế đơn thuần, Dân Chúng đã khéo léo hướng nội dung hoạt động của ái hữu vào mục tiêu đấu tranh. Trên số 16, ngày14/9/1938, có bài viết

“Chúng ta vẫn biết sự giúp đỡ lẫn nhau về đường vật chất là cần thiết, nhưng kinh nghiệm cho ta hay rằng hội ái hữu không thể giúp đỡ hết được. Muốn giúp đỡ về vật chất có hiệu quả cần phải tranh đấu đòi các luật xã hội bảo hiểm về thất nghiệp, già yếu, tàn tậtdo chủ và chính phủ xuất tiền. Đó là con đường của phái đệ tam dẫn dắt quần chúng tranh đấu tiến tới” [1, tr.364]

Bên cạnh sự cổ động, kêu gọi nhân dân Đông Dương lập ái hữu thì với hành động này Dân Chúng còn nhắc nhở cho nhà cầm quyền biết, lập ái hữu-đó

là một yêu cầu tối thiểu, chính đáng, hợp pháp, có tổ chức và phải được hoạt động công khai.

Để bảo vệ phong trào, một vấn đề hết sức bức thiết đã được Dân Chúng không một chút sao lãng đó là kiên quyết vạch mặt phá hoại của bọn Tờrốtxkít. Khi phong trào ái hữu đang sôi nổi trong công nhân thì Tờrốtxkít lập Ủy ban sáng xuất công hội để chia rẽ lực lượng công nhân và tung ra luận điệu “ái hữu là xôi thịt” “ ái hữu nghịch với nghiệp đoàn” “ phong trào đòi tự do nghiệp đoàn đã chết rồi, ái hữu là kỳ đà cản mũi” [1,tr.364]Dân Chúng đã vạch trần luận điệu xảo trá đó của Tờrốtxkít bằng những lập luận sắc bén, có tác dụng rất lớn, giúp cho quần chúng phân biệt được Tờrốtxkít chỉ là bọn cách mạng miệng, cách mạng đầu môi chót lưỡi. Trong bài “phải đề phòng bọn Tờrốtkít trong phong trào ái hữu và nghiệp đoànDân Chúng chỉ ra rằng

“ bọn Tờrốtxkít là bọn đầu óc trống không, chẳng có chủ trương nhất định, nay nói thế này, mai nói thế nọ, là bọn không có đầu óc, bọn theo đuôi, bọn vô liêm sỉ, thấy phong trào ái hữu phát triển thì tự gỡ mặt nạ xuống mong nhảy vào ái hữu để phá rối đội ngũ, tổ chức và cuộc tranh đấu của quần chúngvà quần chúng cũng tự hiểu rằng…phái đệ tam không bao giờ bỏ giai cấp đấu tranh, không hô hào nhố nhăng như bọn Tờrốtkít...muốn thống nhất cuộc tranh đấu của các lớp quần chúng, muốn thống nhất giai cấp thợ thuyền phải đề phòng những thủ đoạn khiêu khích của tụi tờrốtkít, phải đuổi chúng ta ngoài vòng tổ chức, ngoài cuộc tranh đấu của quần chúng” [1, tr.365].

Cùng với việc phản ánh thủ đoạn phá hoại của Tờrốtxkit đối với phong trào. Dân Chúng cũng giành nhiều bài tố cáo những hành động tìm mọi cách hạn chế phong trào của chính phủ thuộc địa. Dưới nhan đề “ Nhà cầm quyền tỉnh Chợ Lớn với phong trào Ái hữuDân Chúng số 9 ngày 20/8/1938 tố cáo quan chủ tỉnh có lệnh cấm tất cả các cuộc hội họp để thảo điều lệ cho hội ái hữu. Trong bài “Chánh phủ phải cho các hội ái hữu được mau mau chánh thức thành lập” đăng trên số 23, Dân Chúng còn chỉ ra cụ thể: ở Nam Định trên 200 gia đình lập ái hữu bị đàn áp, đuổi khỏi sở không cơm ăn, nhà ở. Ở Hải Phòng ái hữu nhà máy Tơ, ái hữu phụ nữ, tiểu thương bị gửi trả điều lệ, Ở Tân An ái hữu quận Mộc Quá bị khủng bố, chủ quận buộc nhân viên ban trị sự phải ký tên ra

khỏi hội. Hai hội âm công ở Thới An và Đức Hòa bị quận cấm và buộc phải bán giàng đồ. Ở Cà Mau ái hữu Thạch Phú bị bác đơn nhưng không cho biết lý do. Ở Rạch Giá chủ điền đuổi anh em ra khỏi đất vì họ xin lập ái hữu. Ở Sài Gòn Chợ Lớn ái hữu xe ngựa, ái hữu thợ giày bị khủng bốngoài ra còn biết bao nhiêu hội ái hữu, từ thiện, tương tế đã gửi đơn và bản điều lệ đến phòng quốc vụ xin phép chính thức thành lập nhưng nhiều tháng không thấy trả lời

Dân Chúng đã chỉ dẫn quần chúng phản công vào những phần tử ngoan cố chống lại quần chúng yêu cầu lập hội, kết hợp đấu tranh đòi tự tổ chức và đòi trừng trị bọn chức việc cản trở và phá hoại tổ chức của quần chúng. Dân Chúng số 23 viết:

muốn thủ tiêu mầm nghi kỵ giữa dân chúng và chính phủ, yêu cầu: Tự do tổ chức các hội ái hữu tương tế

Tự do tổ chức hội họp cộng đồng

Cho các hội tương tế mau chóng thành lập

Trừng phạt các chức việc địa phương bó buộc các hội tương tế ái hữu[1, tr. 601]

Phong trào ái hữu và những hoạt động của nó đã làm thất bại hoàn toàn âm mưu dùng “ái hữu” chống “nghiệp đoàn”, ngăn cấm nhân dân lao động làm chính trị của kẻ thù. Vượt qua mọi cản trở, phong trào ái hữu vẫn tiếp tục phát triển, cuối cùng kẻ thù phải dùng đến vũ lực. Dân Chúng đưa các tin: Quan quận ở Làng Tân Phú đánh anh em nông dân xin lập hội ái hữu, bắt anh em phải khai xin ra hội, một số người không nghe theo bị giam 7-8 ngày liền.

Càng về sau, chính sách đàn áp của nhà cầm quyền càng được thi hành rộng rãi. Đến ngày 28/9/1939, toàn quyền Catơru ra Nghị định giải tán các hội ái hữu, nghiệp đoàn, tịch thu giấy tờ, tài sản của các tổ chức đó. Trong điều kiện ấy, phong trào công khai dưới hình thức ái hữu, nghiệp đoàn đã chuyển sang hình thức đấu tranh khác để chuẩn bị cho những cuộc chiến đấu quyết liệt trong thời kỳ 1939-1945.

Ở một nước thuộc địa như nước ta, người lao động làm thuê bị đối xử như nô lệ, phát động được một phong trào ái hữu và nghiệp đoàn bền bỉ, dẻo dai như thế là một thắng lợi lớn. Trong thắng lợi đó, với vai trò giải thích các chủ trương, đường lối của Đảng và hướng dẫn, kêu gọi, cổ động quần chúng lập ái hữu, rồi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/05/2022