ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN THỊ THỦY
BÁO DÂN CHÚNG VỚI CUỘC ĐẤU TRANH VÌ DÂN SINH DÂN CHỦ
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Có thể bạn quan tâm!
- Báo dân chúng với cuộc đấu tranh vì dân sinh dân chủ - 2
- Những Nét Khái Lược Về Hoạt Động Của Báo Dân Chúng Trong Năm 1938-1939.
- Đòi Tự Do Báo Chí Và Tự Do Biểu Tình, Hội Họp
Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Xanh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
6. Đóng góp của luận văn 5
7. Bố cục của luận văn 5
CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ SỰ XUẤT HIỆN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO DÂN CHÖNG.
1.1 Tình hình thế giới, Việt Nam và báo chí nói chung của Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm 1936-1939.
1.1.1.Tình hình thế giới và Việt Nam những năm 1936-1939 6
1.1.1.1 Tình hình thế giới 6
1.1.1.2. Tình hình Việt Nam 7
1.1.2. Tình hình báo chí của Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm 1936-1939 10
1.1.2.1. Chính sách báo chí của thực dân Pháp ở Đông Dương trong những năm 1936-1939 10
1.1.2.2. Báo chí của Đảng Cộng sản Đông Dương những năm 1936- 1939 12
1.2. Sự xuất hiện và hoạt động của báo Dân chúng
1.2.1. Sự xuất hiện báo Dân Chúng 15
1.2.2. Những nét khái lược về hoạt động của báo Dân chúng trong năm 1938-1939 17
1.2.2.1. Nội dung, chủ đề, mục tiêu chính trị của báo Dân Chúng 17
1.2.2.2. Chỉ đạo báo 18
1.2.2.3. In ấn, phát hành 18
1.2.2.4. Biên tập viên, cộng tác viên, bạn đọc 20
CHƯƠNG 2: CUỘC ĐẤU TRANH ĐÕI DÂN CHỦ.
2.1. Đòi tự do báo chí và tự do biểu tình, hội họp
2.1.1.Đòi tự do báo chí 23
2.1.2. Đòi tự do hội họp, biểu tình 27
2.2. Đòi tự do lập các hội ái hữu và nghiệp đoàn 28
2.3. Đấu tranh đòi thả tù chính trị 42
2.4. Đấu tranh đòi cải cách chế độ tuyển cử, biến nghị trường thành diễn đàn đấu tranh vì quyền lợi của dân chúng 41
2.4.1. Phản ánh tính chất hạn hẹp, thối nát của Tuyển cử, của dân biểu 42
2.4.2. Đấu tranh đòi cải cách chế độ tuyển cử và các hội đồng dân biểu 43
2.4.3. Biến nghị trường thành diễn đàn đấu tranh vì quyền lợi của dân chúng 44
2.5. Chống trở lại Hiệp ước 1884 50
CHƯƠNG 3: CUỘC ĐẤU TRANH ĐÕI CẢI THIỆN DÂN SINH.
3.1. Đấu tranh đòi cải cách chính sách thuế 54
3.2. Phản ảnh bất công, mất dân chủ và đấu tranh đòi cải thiện đời sống của công nhân và nông dân.
3.2.1. Phản ảnh bất công, mất dân chủ và đấu tranh đòi cải thiện đời sống của công nhân 60
3.2.2. Phản ảnh bất công mất dân chủ và đấu tranh đòi cải thiện đời sống của nông dân 67
3.3. Phản ảnh bất công, mất dân chủ và đấu tranh đòi cải thiện đòi sống của các thành phần khác 77
3.3.1. Phản ảnh bất công mất dân chủ và đấu tranh đời cải thiện đời sống
của công nhân viên chức, tiểu thương, tiểu chủ 77
3.3.2. Phản ảnh bất công mất dân chủ và đấu tranh đòi cải thiện đời sống của binh lính 82
3.3.3. Phản ảnh tình trạng thiếu trường học và đấu tranh đòi cỉa thiện điều kiện học tập cho học sinh 84
KẾT LUẬN
………………………………………………………………………88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC (1): Thống kê những bài báo về dân sinh, dân chủ trên báo Dân Chúng 95
PHỤ LỤC (2): Một số tờ báo Dân Chúng 1938-1939 hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam…………………………..…………….
…………...154
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
MỞ ĐẦU
Trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, oanh liệt của cách mạng Việt Nam để giành và giữ độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, báo chí được xem là một vũ khí cực kỳ quan trọng. Đồng chí Trường Chinh đã từng nói “Không thể làm cách mạng mà không có báo chí cách mạng” báo chí có chức năng “mở tai mở mắt” cho đồng bào “hướng dẫn dân chúng đoàn kết đấu tranh” (Báo Việt Nam Độc lập -1942). Cách mạng đòi hỏi phải có báo chí cách mạng, sinh ra báo chí cách mạng, và sử dụng báo chí cách mạng làm vũ khí chiến đấu thúc đẩy cách mạng Việt Nam phát triển và giành thắng lợi.
Ngay từ khi đất nước còn chìm đắm trong những đêm dài nô lệ, vấn đề báo chí và đòi tự do báo chí đã được Nguyễn Ái Quốc đề cập đến bằng nhiều bài viết và sách báo. Người còn sử dụng mọi diễn đàn để tố cáo chế độ báo chí hà khắc của thực dân Pháp tại Đông Dương, vạch trần sự thối nát của báo chí thực dân. Người đã nhiều lần lớn tiếng đòi tự do báo chí, cũng như đòi các quyền tự do dân chủ khác.
Đảng Cộng sản Việt Nam khi ra đời (03/02/1930) đã đánh giá cao vai trò của báo chí. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng có ghi: “Đảng phải mở rộng tuyên truyền cổ động, ra sách, báo, truyền đơn”…để làm cho “quần chúng biết mục đích của Đảng và ý kiến của Đảng đối với các việc xảy ra” [26, tr.23].
Trong những năm lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh giành độc lập, đặc biệt, trong phong trào vận động dân chủ 1936-1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã sử dụng triệt để vai trò của báo chí để tuyên truyền, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, cổ động, tổ chức quần chúng đấu tranh. Hàng loạt tờ báo được in và phát hành rộng rãi: Tin Tức, Thời Mới, An Nam Trẻ, Tiền Phong, Dân Chúng, Lao Động…
Thời kỳ này, hệ thống báo chí cách mạng do Đảng lãnh đạo, dù là của Trung ương, Xứ uỷ hay của các đoàn thể cách mạng khác, đều phản ánh đời sống cực khổ và những nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, tố cáo tội ác của chính quyền thống trị, tuyên truyền đường lối của Đảng, hướng dẫn quần chúng đấu tranh và thực sự kết thành một pháo đài trên mặt trận tư tưởng,
giương cao ngọn cờ đòi tự do, dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân, đại xá
chính trị phạm, tự do hội họp, biểu tình, đòi cải cách chính sách thuế, đấu tranh chống bọn Tờrốtxkít… Tất cả nhằm cổ động và tổ chức đấu tranh thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng đề ra trong thời kỳ bấy giờ.
Trong những năm 1936-1939, báo Dân Chúng thực sự là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử báo chí Việt Nam nói chung và báo chí cách mạng nói riêng. Dân Chúng là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Đông Dương, được xuất bản công khai hợp pháp, không cần xin phép trước, đã buộc chính quyền thuộc địa phải thừa nhận, trong khi Đảng lại chưa hoạt động được công khai. Báo Dân Chúng đã in với số lượng cao nhất trên đất Đông Dương thời bấy giờ. Trong suốt quá trình lịch sử trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Dân Chúng là tờ báo giữ vai trò tiên phong, mở đường cho tự do báo chí ở nước ta dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp.
Trung thành với tôn chỉ mục đích của mình, trong hơn một năm tồn tại với 80 số báo công khai, Dân Chúng đã là tấm gương phản chiếu rất mực trung thực sinh hoạt chính trị-xã hội ở Đông Dương và trên thế giới trước thềm chiến tranh thế giới lần thứ II.
Báo Dân Chúng là một nguồn sử liệu quý và có giá trị về nhiều mặt. Những nội dung được phản ánh, trình bày trên báo giúp chúng ta hiểu được đầy đủ không chỉ diện mạo, mà cả chiều sâu của xã hội Việt Nam những năm 1938- 1939. Qua Dân Chúng thấy rõ đường lối, sự lãnh đạo cách mạng của Đảng nói chung và chỉ đạo báo chí trong phong trào dân chủ nói riêng.
Để tìm hiểu thêm cuộc đấu tranh chống chính quyền phản động thuộc địa và tay sai của nhân dân Đông Dương để đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình những năm 1938-1939, tôi chọn: “Báo Dân Chúng với cuộc đấu tranh vì dân sinh, dân chủ” làm đề tài luận văn thạc sĩ Lịch sử Việt Nam cận, hiện đại của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Báo Dân Chúng xuất bản năm 1938-1939, hiện nay Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đang giữ 79/80 số (thiếu số 14). Báo Dân Chúng được lưu giữ ở kho giấy, đã vào sổ kiểm kê đăng ký bước đầu và sổ phân loại hiện vật (từ 6520/Gy4879 đến 6600/Gy4959).
Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về báo Dân Chúng. Tác phẩm đầu tiên nghiên cứu có liên quan đến đề tài này phải kể đến là cuốn Báo chí và cách mạng của Trần Huy Liệu, xuất bản tại Hà Nội vào năm 1946. Sau đó là cuốn Báo Dân Chúng của Nguyễn Thành, in tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 1981. Đây là một tập sách dày công sưu tầm và nghiên cứu, nêu lên cho chúng ta biết được một trong những thời kỳ hoạt động sôi nổi, công khai của Đảng qua trên một năm tồn tại của tờ báo từ 22/7/1938 đến cuối tháng 8/1939.
Đến năm 1984, Nguyễn Thành tiếp tục cho ra đời cuốn Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925-1945, nhà xuất bản Khoa học và Xã hội in tại Hà Nội. Tác giả đã giành 11 trang (từ 201-212) để viết về Báo Dân Chúng thời kỳ vận động dân chủ ở nước ta.
Tiếp đó là những tác phẩm như: Lược sử báo chí Việt Nam của Nguyễn Việt Chước, Nxb Nam Sơn, Sài Gòn năm 1973; Đào Phiếu tác giả cuốn Nguyễn Văn Cừ một người lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nxb Sự thật, năm 1987 và Nguyễn Văn Cừ - Nhà lãnh đạo lỗi lạc của cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội năm 2007; Năm 2000, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã cho in 3 tập sách Báo Dân chúng, do Nhà xuất bản Lao động ấn hành, trong đó in nguyên văn các bài trên 79 số báo Dân Chúng.
Ngoài những tác phẩm được xuất bản ở trung ương cũng như ở địa phương như đã nêu ở trên, cũng đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu về báo Dân Chúng cũng được đăng tải trên các tạp chí như: bài “Giới thiệu lịch sử báo chí Việt Nam” của Trần Huy Liệu đăng trên Tạp chí nghiên cứu Lịch sử số 1, tháng 3/1959. Bài “Báo chí cách mạng trong thời kỳ 1936-1939” tác giả Hồ Sĩ Lộc đăng trên Tạp chí Xưa & Nay, số 76, quyển B, tháng 2/2000. Bài “Các cuộc vận động bầu cử và tranh cử trong cuộc đấu tranh vì các quyền dân sinh, dân chủ (1936-1939)” Phạm Hồng Tung in trên Tạp chí phát triển KH&CN, tập 9, số 10/2006. Bài “Dân Chúng-tờ báo tiếng Việt công khai đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương” của G.S Phạm Xanh đăng trên Tạp chí Xưa & Nay, số 76, quyển A, tháng 6/2000…
Một số Hồi ký của các nhân vật đã tham gia hoạt động như : “ Chúng tôi làm báo” của Nguyễn Văn Trấn…cũng đã đề cập tới báo Dân Chúng.
Nhìn chung, trong số các công trình này có tác phẩm thì nghiên cứu toàn diện, có tác phẩm nghiên cứu từng vấn đề phản ảnh trên báo Dân Chúng. Tuy nhiên, những vấn đề được đề cập phần nhiều còn mang tính khái quát, ít nhiều chưa đề cập đầy đủ chi tiết, sâu sắc về các chủ đề cụ thể, hoặc mới chỉ nghiên cứu khai thác ở khía cạnh một số bài viết mang tính chủ trương, chỉ đạo của các nhà lãnh đạo lúc bấy giờ. Vì vậy, có thể nói cho đến nay, chưa có một công trình chuyên biệt nào đi sâu nghiên cứu cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ phản ánh trên báo Dân Chúng trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ ở Đông Dương 1938-1939.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Luận văn cố gắng làm rõ hơn những hoạt động đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương trong phong trào đòi dân sinh, dân chủ 1936-1939 được phản ánh trên báo Dân Chúng. Qua đó, một lần nữa khẳng định giá trị nguồn tư liệu lịch sử của báo Dân Chúng, phục vụ nghiên cứu và các hoạt động chuyên môn của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, của các cơ quan giáo dục, của các cơ quan nghiên cứu lịch sử báo chí cách mạng… Qua luận văn có thể bước đầu, rút ra bài học kinh nghiệm về công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức quần chúng thông qua báo chí công khai, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của báo chí hiện nay.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ báo Dân Chúng (trừ số 14) từ số 1, ra ngày 22/7/1938 đến số 80 ra ngày 30/8/1939. (Bản gốc lưu tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam)
- Phạm vi nghiên cứu: Cuộc đấu tranh vì dân sinh, dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương những năm 1938-1939 trong bối cảnh Việt Nam và thế giới.
5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được Luận văn, trên quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng trong phong trào dân chủ 1936-1939 tôi tiến hành phân tích, đánh giá các vấn đề thuộc nội dung của luận văn.
Luận văn được trình bày một cách trung thực, khách quan, trên cơ sở kết hợp giữa phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc.