Đòi Tự Do Báo Chí Và Tự Do Biểu Tình, Hội Họp

có ý thức quảng cáo nhiều cho báo Dân Chúng. Các đồng chí ở tòa soạn báo Dân Chúng cũng khuyến khích các em cho người nghèo trong các xóm lao động thuê báo Dân Chúng đọc trong buổi với giá rẻ.

1.2.2.4. Biên tập viên, cộng tác viên, bạn đọc.

Để đề phòng địch phá hoại, báo Dân Chúng không tổ chức Ban biên tập đông người, mà chỉ có mấy đồng chí được cử ra làm cả biên tập, quản lý tài sản, sửa bản in thử, tiếp quần chúng đến phản ánh tình hình và đề đạt nguyện vọng, phân phối báo, nộp lưu chiểu, thay nhau đi chợ mua lương thực, thực phẩm và nấu ăn như các đồng chí Dương Trí Phú, Trần Văn Kiết, Huỳnh Văn Thanh, Hoàng Hoa Cương, Lê Văn Kiệt, Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Văn KỉnhNgười viết chủ yếu là các đồng chí lãnh đạo của Đảng và các cán bộ đảng, các bài viết thường không có tên tác giả, hoặc ký tên “Dân chúng” hoặc viết tắt “DC”.

Bạn đọc mua báo theo hai cách: một là mua dài hạn, hai là mua lẻ. Mua dài hạn thì lúc đầu người mua yên trí là có đủ các số báo đọc, quản lý cũng biết trước khả năng để ổn định cho việc in ấn với số lượng theo kế hoạch, và có một số tiền làm vốn cần thiết.

Những người đặt mua dài hạn thường là những người có ý thức chính trị tốt, qua những người đặt mua báo dài hạn, các cán bộ đảng viên hoạt động ở cơ sở và các cổ động viên đều có điều tra ý thức chính trị và lý lịch của họ để tuyên truyền, giác ngộ trực tiếp. Có người đọc báo Đảng rồi đi tìm Đảng, một số người từ đấy đi theo con đường đấu tranh cách mạng của Đảng, là quần chúng cảm tình của Đảng và sau này trở thành đảng viên của Đảng.

Những bạn đọc mua báo lẻ thì thường không được đủ các số liên tục, những người này gồm nhiều thành phần, có người không biết chữ hoặc đọc chưa thạo cũng tìm mua báo Dân Chúng để nhờ anh em trong xí nghiệp hay bà con ở nông thôn đọc giúp, giảng giải cho nhau nghe hoặc cùng nhau trao đổi ý kiến.

Một loại bạn đọcnữa, phải kể đến đó là chính quyền Pháp ở Nam kỳ và toàn Đông Dương, chúng đọc báo để tìm hiểu, dò xét, kiếm cớ bắt bớ, đàn áp. Qua báo Dân Chúng, chúng cũng phần nào nắm bắt được tình hình và tinh thần đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Đông Dương đang bị chúng cai trị.

Trung ương Đảng chỉ đạo hoạt động của báo Dân Chúng từ một cơ sở bí mật và đặt liên lạc chặt chẽ với toà soạn. Thư, chỉ thị, hướng dẫn, nhận xét các bài đăng, bài gửi đăng báo của các đồng chí Trung ương đều qua giấy liên lạc riêng, được viết vào giấy mỏng như giấy cuộn thuốc lá, chữ rất nhỏ, cuộn chặt lại nhỏ hơn đầu đũa. Các đồng chí ở toà soạn nhận được những cuộn giấy như thế của những liên lạc được giới thiệu từ trước thì biết ngay đó là thư hoặc bài của các đồng chí Trung ương đưa đến. Thư đọc xong rồi huỷ đi, bài báo thì phân công nhau chép lại rõ ràng, dễ đọc, và sửa sang lại những giọng địa phương rồi huỷ bản gốc, đề phòng mật thám đến khám xét bất ngờ bắt được đối chiếu chữ và truy tìm tác giả.

Có thể nói chủ trương của Đảng ra báo Dân Chúng không xin phép, chỉ làm thủ tục khai báo như quy định của Luật báo chí ra ngày 29/7/1881 là sáng suốt và rất phù hợp với yêu cầu của phong trào cách mạng lúc bầy giờ. Bởi vì, vào thời điểm đó Đảng chọn Sài Gòn-trung tâm của xứ Nam kỳ thuộc địa được hưởng chế độ trực trị của thực dân Pháp, có quy chế quản lý ít khắc nghiệt hơn so với chế độ bảo hộ ở Bắc kỳ và Trung kỳ, nên có đôi chút quyền tự do dân chủ hơn. Nhưng quan trọng nhất vẫn là phong trào đấu tranh do Đảng lãnh đạo đang tiến dần đến đỉnh cao của cao trào cách mạng 1936-1939 đòi quyền dân chủ, dân sinh, hòa bình, chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranhChính vì vậy, buộc chính quyền thực dân không thể không chấp nhận sự xuất hiện công khai, hợp pháp của báo Dân Chúng trên vũ đài chính trị ở nước ta thời kỳ đó.

Báo Dân Chúng ra đời đấu tranh đòi tự do dân chủ mà quyền tự do dân chủ cơ bản nhất là tự do báo chí. Có tự do báo chí mới có thể đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ khác. Nó thực sự là phương tiện thông tin tuyên truyền cho đấu tranh dân chủ, phản đối những hành động đi ngược lại quyền lợi của nhân dân. Từ đó báo Dân Chúng là kênh thông tin nối Đảng với nhân dân, chỉ đạo đường lối đấu tranh công khai, do vậy uy tín của Đảng trong nhân dân được tăng cường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.


CHƯƠNG 2: CUỘC ĐẤU TRANH ĐÕI DÂN CHỦ.‌‌

Báo dân chúng với cuộc đấu tranh vì dân sinh dân chủ - 4

Các quyền tự do, dân chủ là những điều yêu cầu chung cho toàn một dân tộc muốn sinh tồn, muốn phát triển, muốn giàu mạnh, đặc biệt là một dân tộc bị thống trị, lại càng cần thiết hơn nữa.

Không có quyền tự do ngôn luận, không có quyền phát biểu tư tưởng, không có quyền đi theo tiến bộ, không được phản đối, lên án những sự áp bức bất công của những kẻ cầm quyền thống trị dân tộc mìnhđó là mất tự do, dân chủ.

Đấu tranh cho tự do, dân chủ là đấu tranh chính trị là đòi quyền lợi chính trị cho quần chúng, là phê phán nhà cầm quyền không chịu thực hiện quyền dân chủ tối thiểu cho nhân dân và vạch mặt bọn phá hoại.

2.1. Đòi tự do báo chí và tự do biểu tình, hội họp

2.1.1. Đòi tự do báo chí

Đấu tranh đòi tự do báo chí là một nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong các khẩu hiệu đấu tranh cho tự do, dân chủ. Vì có tự do báo chí thì mới có thể công

khai tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, mới phản ánh được nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, mới tổ chức và rèn luyện được quần chúng trong đấu tranh một cách rộng rãi kịp thời.

Ngay từ số 1, Dân Chúng đã có tít chữ đậm đăng trên trang nhất “Trong lúc nầyhơn lúc nào hết toàn thể nhân dân trong nước đều muốn có tự do báo chí” [1, tr.16] và một bài bình luận dài nhan đề “ Tự do xuất bản báo chí. Luật 29 Juillet 1881”. Mở bài Dân Chúng cho biết: Đạo luật ngày 29/7/1881 mà người ta hay gọi là Luật thuộc về báo giới đã được Nghị viện Pháp thông qua, công nhận nhân dân Pháp được hưởng hoàn toàn quyền tự do ngôn luận và tự do xuất bản báo chí “điều khoản thứ năm của đạo luật ấy đã tuyên bố: Tất cả các nhật báo hay các phẩm trước thuật có kỳ hạn sau khi đã nạp lời khai chiểu theo điều khoản thứ 7 đã định, đều có thể xuất bản không phải xin phép trước hay là đóng tiền qúi” [1, tr.17]. Dân Chúng đề cao đạo luật này là nền móng pháp luật của các nhà ngôn luận và cũng cho biết: Luật này sẽ thi hành ở các thuộc địa. Và nó chính thức được ban hành ở Nam Kỳ theo Nghị định đề ngày 12/9/1881. Tác giả nhận định đây là một điều hiển nhiên “nước Pháp chiếu theo Hòa nghị đã hoàn toàn được được hưởng tự do xuất bản từ 56 năm nay huống chi thổ nhơn An Nam sanh trưởng cư trú tại Nam kỳ là Phờrănxe kia mà” [1, tr.17]. Sau đó, Dân Chúng đưa ra dẫn chứng về sự vi phạm đạo luật trên của Chính phủ Đông Dương thông qua Huấn lệnh ngày 30/12/1898 và khẳng định Huấn lệnh này khác hẳn với tôn chỉ của Luật 1881, nó đã thủ tiêu điều khoản 5 của luật 1881 và cho rằng huấn lệnh mà có thể thủ tiêu một đạo luật thì còn gì là dân chủ? Còn gì là dân quyền? Cuối bài báo, mượn lời của nhà báo Diệp Văn Kỳ, Dân Chúng bày tỏ hi vọng Thống đốc Nam kỳ Pagès, toàn quyền Brévié sẽ chính thức tuyên bố “từ đây dân Nam kỳ được toàn quyền tự do xuất bản báo chí chiểu theo điều khoản của Luật năm 1881” và khẳng định rằng hy vọng đó cũng là “hy vọng chung của dân xứ này” [1, tr.18]

Sau bài này, Dân Chúng có các số tiếp theo đăng hàng loạt bài thể hiện nguyện vọng của quần chúng dân chúng Đông Dương với vấn đề tự do báo chí, qua việc đưa tin dư luận các nơi đối với sự ra đời của Dân Chúng, không cần xin phép. Trước tiên là dư luận giới báo chí: Ông Võ Khắc Thiện (Tân Tiến) cho rằng “cho ra tờ Dân Chúng anh em đã dìu dắt cho anh em khác đi. Anh em đã

mở một kỷ nguyên mới trong làng báo xứ này” [1, tr.33]. Tờ Sài Gòn và tờ Điện Tín ca ngợi sự có mặt của Dân Chúng trong làng báo, chào mừng Dân Chúng và giới thiệu Dân Chúng với bạn đọc. Tờ Sài Gòn viết “Tờ Dân Chúng số đầu không thấy bài nào có tôn chỉ khuynh tả hay khuynh hữu mà lại rất yêu tự do báo chí” [1, tr.48]. Tờ La Renaissance thì bình luận “Dân Chúng ra đời, pháp luật, sở mật thám không ai can thiệp như trước” [1, tr.49]

Đồng thời với việc trích đăng ý kiến của các nhà báo và các tờ báo khác, Dân Chúng cũng đăng tin về dư luận của nhân dân ở khắp nơi, từ cá nhân đến tập thể, từ tổ chức hay chưa phải tổ chức gửi về bày tỏ vui mừng đón nhận sự ra đời của Dân Chúng “Dân chúng ra đời là một tên lính tiền phong của làng báo xứ nầy” “là một thành tích vẻ vang trong phong trào đòi tự do báo giới” “là nền móng tự do báo chí xứ nầy” “ đã bao lâu nay chúng ta hằng khao khát và thèm muốn sự tự do báo chí! thì nay sự thèm muốn của chúng ta đã có một kết quả” [1, tr.17, 18, 87, 112, 132]

Ra được 8 số, thấy nhà cầm quyền “làm ngơ” trước sự xuất bản không xin phép của báo, nên đến số 9, Dân Chúng quyết định khuếch trương hơn và kể từ số 10 thì không còn lo lắng với những bài báo “chưa nói được hết lời” như những số trước. Đến số 15 ngày 10/12/1938, tin vui thắng trận đã được Dân Chúng đăng nổi bật lên trang nhất: “Từ đây nhân dân Đông Dương được hưởng hoàn toàn luật tự do báo chí” [1, tr.327]. Ngay sau tin thắng trận, theo Hồi ký “Chúng tôi làm báo” của Nguyễn Văn Trấn thì “ở trong viết ra một bài phi lộ thật thay cho lời phi lộ dừa điếc ở số báo đầu”. Với tiêu đề “Mấy lời cùng độc giả” bài phi lộ lúc này mới giới thiệu sự ra đời của báo Dân Chúng cùng mục đích và tôn chỉ của tờ báo.

Ở Đông Dương, việc đàn áp tự do tư tưởng, tự do ngôn luận cùng các nguyện vọng khác của dân chúng là chính sách hết sức phản động của nhà cầm quyền. Song trắng trợn hơn cả vẫn phải kể đến ở Trung kỳ. Nhà cầm quyền ở đây cho ra đời nhiều Nghị định để thắt chặt ngôn luận và tư tưởng của dân chúng bản xứ. Trừ những báo nhồi sọ, tay sai cho túi tiền và cho các thế lực phản động thì tất cả những tờ báo độc lập, có xu hướng cấp tiến và đặt quyền lợi chung của quần chúng nhân dân lên là nhiệm vụ hàng đầu thì không một tờ báo nào không bị cấm đoán, bị khủng bố. Nhiều tờ báo trên đất Trung kỳ đã liên tục bị đình bản

như tờ Nhành Lúa, Sông Hương, Dân, Dân Tiến, Dân Muốn, Sống, Tiến Tới và bị cấm tàng trữ, lưu hành như Bạn Dân, Thời Báo, L’Avant Garde, La Lutte cũ, Tin Tức, Thời Thế, Đời Nay, Thế Giới, Lao Động

Là một tờ báo tiên phong trong phong trào đấu tranh đòi quyền tự do báo chí, và lại tranh đấu bênh vực cho quyền lợi của quần chúng nhân dân. Vì vậy, mặc dù Dân Chúng xuất bản đúng theo Luật báo chí và được tự do lưu hành khắp Đông Dương. Nhưng để ngăn chặn ảnh hưởng chính trị của báo Dân Chúng và ảnh hưởng của tự do báo chí được thực hiện ở Nam kỳ, nhà cầm quyền ở Lào, Cao Miên và Trung kỳ đã ra lệnh cấm bày bán, lưu hành, tàng trữ báo Dân Chúng cùng với nhiều sách báo cách mạng khác. Những chính sách phản động ấy đều được tố cáo trên mặt báo Dân Chúng. Với bài “Phản đối việc cấm lưu hành báo ở Trung kỳDân Chúng vạch trần chính sách phản động về báo chí của chính phủ Trung kỳ và chỉ trích-một chính sách bóp nghẹt dư luận như thế không hợp thời đối với sự tiến bộ và đã lớn tiếng kêu gọi quần chúng can thiệp, phản đối Nghị định trên của chính phủ Trung kỳ và yêu cầu Chính phủ thuộc địa phải thủ tiêu Nghị định ấy.

Ở Nam kỳ, tuy nhà cầm quyền không cấm được báo Dân Chúng, nhưng với tính chất phản động vẫn luôn tìm cách ngăn trở hoạt động và lưu hành của báo, với mục đích làm cho tờ báo không thể phổ cập trong quần chúngNhững hành động của nhà cầm quyền như khiêu khích, hăm dọa, khủng bố, bắt bớ, vu cáo, làm khó dễ độc giả, cổ động viên và phóng viên đã được Dân Chúng vạch trần và tố cáo mạnh mẽ trên các số báo 16, 22, 38, 40, 42, 43, 47, 48, 50, 52 với các bài như: “đối với việc ngăn trở sự lưu hành Dân Chúng chánh phủ và sở bưu điện nghĩ sao’; “Ông quận Tịch Biên hâm dọa độc giả báo Dân Chúng”; “khủng bố vô lý”; “ Độc giả Dân Chúng bị bộ Bường hâm dọa”; “Quan chủ quận Batri để ý”; “ Khủng bố những người đọc báo Dân Chúng ở Quảng Trị”; “De Montaigut muốn gì?”; “Tết trong cơn khủng bố”; “ Tới chừng nào chánh phủ mới chịu làm cho chúng tôi khỏi nói đến Bétaille?”…

Để chống lại những hành động phá rối của kẻ thù, Dân Chúng còn hướng dẫn nhân dân lập đại lý trong từng làng, tổng, quận, tỉnh hạt, để phát hành báo nhanh và tránh được những sự phá hoại, những điều trở ngại, phiền phức mà độc giả từng gặp phải. Kêu gọi quần chúng tuyên truyền cổ động cho báo, mỗi người

độc giả hãy tự mình là một người tuyên truyền. Đọc bài “Những phương pháp để phát triển báo Dân chúng” trên số 37 ta có thể thấy đây là những cách giúp cho tờ Dân Chúng được ăn sâu, lan rộng trong các lớp nhân dân, nhất là trong giai cấp vô sản từ thành thị đến thôn quê. Ở đây quan điểm của Đảng là toàn Đảng, toàn dân làm báo được thể hiện rất rõ.

Trong nhiều số, Dân Chúng luôn luôn nhấn mạnh: Dân Chúng xuất bản đúng luật, đọc Dân Chúng không có tội gì, bán Dân Chúng không có gì là trái phép, cổ động cho Dân Chúng là một việc hợp pháp và cũng khẳng định thêm rằng hành động ngăn trở sự lưu hành của Dân Chúng là trái phép, hăm dọa độc giả, truyền tin sai sự thật về Dân Chúng là việc làm phi pháp.

Vì chiến đấu cho sự tồn tại của Dân Chúng, nhiều quản lý báo bị tù, phóng viên và những người phụ giúp báo cùng chung số phận. Người đi bán báo dạo phải xin giấy ôm báo đi bán ngoài đường, thuế giấy tăng liên tụcRất nhiều những khó khăn, nhưng Dân Chúng không nản mà vẫn quyết tâm sát cánh cùng quần chúng nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh đòi tự do báo chí.

Trên trang nhất số 53 có tít đậm “Báo Dân Chúng bị khám xét, bao nhiêu giấy tờ sổ sách bị tịch thâu, các nhân viên có mặt tại nhà báo đều bị bắt giamnhưng không phải vì đó mà giảm bớt sức chiến đấu, báo Dân Chúng vẫn tiếp tục ở bên cạnh quốc dân để tranh đấu” [3, tr.55]. Trong bài viết này, Dân Chúng không những kịch liệt phản đối việc bắt bớ, khám xét, khủng bố những người làm báo mà còn yêu cầu Chính phủ phải thả ngay những người bị bắt, phải ban bố và thi hành lập tức những quyền tự do, dân chủ mà nhân dân Đông Dương xứng đáng được hưởng từ lâu.

Đến ngày 01/9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, thì mọi quyền tự do, dân chủ đã ban hành, đương nhiên cả quyền tự do báo chí đều bị hoàn toàn xóa bỏ. Trước tình hình đó, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, toàn bộ cán bộ làm báo Dân Chúng rút vào bí mật, tự đóng cửa tòa soạn, ngừng xuất bản. “Tuy vậy, gần một tháng rưỡi sau, ngày 13/10/1939 P.Denssan được ủy quyền của Toàn quyền Đông Dương vẫn ký lệnh cấm Dân Chúng, cùng với một số tờ báo cách mạng và cấp tiến khác” [42, tr.96].

Trong phong trào đòi tự do báo chí, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Dân Chúng đã ghi những chiến công có ý nghĩa lịch sử, mở đường cho tự do báo chí.

Từ đó với sứ mệnh của mình, Dân Chúng đã như một tờ báo hàng ngày chiến đấu chống lại bọn phản động, bênh vực hòa bình, tự do, cơm áo cho đồng bào ta những năm 1938-1939.

2.1.2. Đòi tự do hội họp, biểu tình

Tự do hội họp, biểu tình cũng là một trong những quyền dân chủ cơ bản mà nhân dân Đông Dương đấu tranh trong thời kỳ 1936-1939. Chính phủ thuộc địa Pháp quy định chỉ được hội họp đến 19 người, 20 người đã là phạm pháp. Và cũng tìm mọi cách bắt bớ, phá hoại các cuộc hội họp mít tinh của nhân dân ta bằng nhiều thủ đoạn.

Nhưng dưới mọi hình thức, quần chúng nhân dân vẫn tình mọi cách để có các cuộc hội họp, mít tinh

Nhân dịp kỷ niệm cuộc cách mạng Pháp 1789, các đồng chí được phân công hoạt động công khai, nhân danh nhóm Le Peuple xin nhà cầm quyền cho phép tổ chức một cuộc biểu tình. Thống đốc Pagiê sợ quần chúng lợi dụng cuộc biểu tình để tập hợp quần chúng đưa yêu sách nên không cho phép. Không được biểu tình ta chuyển sang tổ chức mít tinh trong vòng hợp pháp. Đồng chí Nguyễn Văn Trấn thay mặt nhóm Le Peuple gửi tờ khai cho Pagiê là vào 8 giờ sáng ngày 14/7/1938 sẽ tổ chức mít tinh tại rạp Cơrítsơtan Palaxơ. Ngày 13/7/1938 Rivôan đã đưa ra Nghị định cấm mít tinh trong vùng Sài Gòn-Chợ Lớn.

Sáng ngày 14/7 nhân dân vẫn đến Cơrisơtan Palaxơ như thông báo, Nguyễn Văn Trấn đón chào quần chúng và thông báo nhà cầm quyền không cho mít tinh. Nhân dân chuyển sang đi hội khoảng 6000-7000 người. Mật thám đã bố trí sẵn theo dõi và bắt 7 người. Cờ tam tài và cờ cộng sản treo trước hội quán ở số 43 đường Hamơlanh bị gỡ xuống. Đồng chí Nguyễn Văn Trấn bị gọi lên Sở cảnh sát mấy lần vì tội viết áp phích có tính chất xúi giục dân làm loạn, quấy rối trị an, theo theo nghị định số 91 trong hình luật thì phải truy tố!

Dân Chúng số 1 đưa tin trên đồng thời đưa tin 300 người biểu tình ở Cần Đước, Chợ Lớn, ở Cần Thơ có truyền đơn của nhóm Le Peuple, 7 người bị bắt, có hơn 3000 dự mít tinh ở Biên Hòa, ở Tân Hiệp có 300 người; Chợ Lớn Long Xuyên có 2000 người hội họp; ở Chợ Mới có 20 người bị bắt.

Khắp nơi trong cả nước từ thành thị đến nông thôn đều tổ chức các cuộc mit tinh, hội họp biểu tình nhân ngày kỷ niệm Cách mạng Pháp, nhưng không

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 24/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí