Những Nét Khái Lược Về Hoạt Động Của Báo Dân Chúng Trong Năm 1938-1939.

Năm 1936, với lệnh ân xá, hàng loạt tù chính trị được tha, các cán bộ của Đảng chắp nối liên lạc, xây dựng cơ sở, tổ chức lại các cấp uỷ và lợi dụng tình hình mới để ra sách báo công khai.

Tiếp tục truyền thống bất khuất, vào thời kỳ 1936-1939, cuộc đấu tranh đòi tự do báo chí được đẩy lên một đà mới. Báo chí cách mạng Việt Nam ra sức tranh thủ điều kiện thuận lợi mới về chính trị, xuất bản công khai. Nội dung thường yêu cầu tự do báo chí, tự do ngôn luận, phê phán gay gắt chế độ báo chí đương thời, yêu cầu thi hành chế độ báo chí như ở Pháp. Và ra sức tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản đối với việc thành lập Mặt trận dân chủ chống phát xít; tuyên truyền cho sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương, vận động thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương, đòi tự do dân chủ, cải thiện đời sống và hoà bình, chống phản động thuộc địa và chủ nghĩa phát xít, chống chủ nghĩa Tờrốtxkit, chủ nghĩa cải lương và mọi lý luận tư tưởng phản động khác để đẩy tới một cao trào cách mạng mới.

Thời kỳ này Đảng có các tờ chữ Pháp như: Le Travail, Rassemblement! (1937), En Avant! (1937); Notre voix (1939) L’Avant Garde, Le Peupleđây là những tờ báo theo chế độ đã ban hành, thì báo tiếng Pháp do người Pháp hay người Việt chủ trương đều không cần phải xin phép, chỉ cần làm thủ tục đơn giản.

Bên cạnh đó Đảng chủ trương đi thuê, mượn lại những tờ báo sẵn có từ trước, nhưng người quản lý, tổng biên tập là người của Đảng phụ trách. Hình thức có khi như cũ, có khi ít nhiều thay đổi cách trình bày, nhưng nội dung thì hoàn toàn khác như:

Tờ Hồn Trẻ, xuất bản ngày 31/1/1935 do Nguyễn Mạnh Đang chủ nhiệm. Tờ Tân Xã Hội, xuất bản ngày 3/9/1936 sáng lập Viên Nguyễn Bính Nam, chủ nhiệm Vũ Đình Huỳnh. Tờ Khoẻ, xuất bản ngày 5/3/1937 do chủ nhiệm Trần Quang Huề. Tờ Bạn Dân của Misen cho đồng chí Đào Duy Kỳ quản lý. Tờ Tiếng Trẻ do Phạm Hữu Ninh chủ nhiệm, Trần Văn Tuyên quản lý, xuất bản ngày 22/12/1936. Tờ Tân Tiến số 1 ra tháng 8/1936 do Lê Quang Trinh làm giám đốc. Tờ Phổ Thông số 1 ra ngày 18/2/1938 do Lê Hoàng làm giám đốc, quản lý Huỳnh Hoa Cương. Tờ Việt Dân số 1 ra ngày 2/12/1936 do Đặng Thúc

Liêng làm giám đốc. Tờ Kịch Bóng do Bùi Văn Còn làm giám đốc, quản lý Nguyễn Thông Phán sau chuyển thành giám đốc là bà Phạm Xuân Chi, quản lý là Nguyễn Văn Trấn.

Theo tinh thần chỉ đạo của Trung Ương trong thông cáo ngày 20/3/1937: “các cấp đảng bộ phải khuyến khích những người cảm tình đứng tên ra xin chính phủ cho phép xuất bản những tờ báo công khai” [18, tr.217] một số tờ báo ra đời như: Hà Thành thời báo, xuất bản ngày 16/4/1937 Lê Kế Huyên làm giám đốc. Tờ Thời Thế, xuất bản ngày 30/10/1937 do Lê Kế Huyên làm giám đốc, Trần Đình Chi làm quản lý. Tờ Nhành Lúa, ra ngày 15/1/1937 do Nguyễn Xuân Lữ chủ biên, Hải Triều làm Tổng thư ký toà soạn. Tờ Kinh tế Tân văn do Phạm Bá Nguyên làm giám đốc, Lê Quế làm chủ nhiệm. Tờ Dân do Nguyễn Xuân Cát làm giám đốc, Nguyễn Đan Quế làm quản lý, Phan Đăng Lưu chỉ đạo biên tậpTrên các báo chí cách mạng, Đảng công khai tuyên truyền đường lối mới

của Đảng. Nhiều “thư ngỏ” “thư công khai” của Trung ương Đảng gửi các đảng phái, các xu hướng chính trị, các tổ chức quần chúng, các tầng lớp nhân dân được công bố trên báo chí. Lần đầu tiên đường lối của Đảng được tuyên truyền công khai tỏa sáng đến đông đảo nhân dân, rọi chiếu con đường đấu tranh của dân tộc. Lần đầu tiên Đảng công khai bảo vệ đường lối đúng đắn của mình, phê phán một cách có căn cứ mọi xu hướng tả khuynh, hữu khuynh.

Trên các cột báo lớn, bằng những đầu đề nổi bật, ở những vị trí trang trọng, báo chí cũng đã nêu lên nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân, đưa tin về các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, học sinh, binh lính, phụ nữđòi các quyền lợi cơ bản. Các tờ báo trên liên tiếp ra đời, tờ báo này bị cấm, tờ báo khác lại xuất hiện.

Đứng trước cao trào cách mạng trong cả nước ngày càng phát triển mạnh mẽ mà đỉnh cao là năm 1938. Với sự cố gắng nỗ lực, Đảng đã cho ra đời được báo Tin Tức, xuất bản ngày 02/4/1938 là cơ quan của Xứ uỷ Bắc kỳ. Đồng chí Đặng Xuân Khu (Trường Chinh) làm giám đốc, Trần Huy Liệu làm chủ bút, người sáng lập Lương Văn Tuân, quản lý Trịnh Hoài Đức. Tờ Dân Chúng xuất bản 22/7/1938 là cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương do Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ chỉ đạo. Tiếp sau đó là tờ Dân Tiến-Cơ quan liên hiệp tất cả các lực lượng cấp tiến, thực chất là của Xứ uỷ Trung kỳ, xuất bản ngày

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

20/12/1938 do Huỳnh Văn Thanh quản lý, Phan Đăng Lưu chỉ đạo biên tập. Tờ Dân Muốn-cơ quan của Xứ uỷ Trung kỳ xuất bản ngày 20/12/1938 do chủ nhiệm Phan Văn Tạo, chỉ đạo biên tập Phan Đăng Lưu. Tờ Lao Động, xuất bản ngày 29/11/1938 do Nguyễn Thành A làm quản lý. Tờ Thế Giới, xuất bản tháng 9/1938-9/1939. Tờ Đời Nay, xuất bản tháng 12/1938-9/1939. Tờ Ngày Mới, xuất bản năm 1939

Báo chí cách mạng thời kỳ 1936-1939 tận dụng mọi điều kiện thuận lợi mới, mọi phương tiện kỹ thuật có thể để thu thập tin, đến tận nơi điều tra sự việc, và đưa lên báo tương đối nhanh, tận dụng máy thu thanh, điện thoại, điện báo để lấy tin và liên lạc; dùng xe lửa, ô tô, tàu thuỷ để phát hành báo

Báo dân chúng với cuộc đấu tranh vì dân sinh dân chủ - 3

Báo chí cách mạng thời kỳ 1936-1939 tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin và đường lối, chính sách của Đảng trong quần chúng, góp phần thúc đẩy sự thống nhất phong trào cả nước, trong toàn Đông Dương hoà vào nhau, hưởng ứng lẫn nhau, cùng nhau tiến lên đấu tranh dưới những khẩu hiệu chung, khắc phục tính rời rạc địa phương. Toà soạn báo là nơi quần chúng đến bày tỏ nguyện vọng, phản ánh tình hình địa phương cho Đảng, biên tập viên, phóng viên của báo đi vào quần chúng, hình thành mối liên hệ công khai, một trạm giao thông hợp pháp tin cậy, thường xuyên giữa Đảng và quần chúng. Toà soạn báo còn là địa chỉ cho các chiến sĩ cách mạng đến tìm liên lạc với tổ chức đảng khi ra tù, hay ở nước ngoài về.‌

1.2. Sự xuất hiện và hoạt động của báo Dân Chúng

1.2.1. Sự xuất hiện báo Dân Chúng

Những năm trước đây, trong phong trào báo chí, nhiều cán bộ của Đảng đã xuất bản một số báo không có danh nghĩa gì, xem như báo tự do của tư nhân, Hồn trẻ tập mới-tờ báo cách mạng ra đời công khai sớm nhất ở nước ta, ra được 12 số thì bị rút giấy phép. Tân Xã hội xuất bản được số ra mắt, số 1 và số 2 cũng bị cấm, tờ báo chữ Pháp LeTravail đến tháng 4/1937 cũng bị đình bản. Tờ Rassemblement ra được 5 số phải ngừng, tuy có khó khăn về tài chính nhưng chủ yếu là do phong trào đang lên mạnh, tên báo không có tác dụng động viên, thúc đẩy phong trào, cần có tờ báo khác ra thay. Xứ ủy cho ra tờ EnAvant mạnh mẽ hơn, viết hay hơn, có thêm Đặng Thai Mai và một số người khác tham gia. Song En Avant chỉ xuất bản được 11 số rồi ngừng. Báo chữ Pháp người viết

không thiếu, nhưng ít người đọc, công in cao, bán bị lỗ, gây thêm khó khăn về tài chính, nhưng có tác dụng tốt về đối ngoại đối với người Pháp ở Việt Nam và ở Pháp.

Để khắc phục nhược điểm của báo chữ Pháp, Xứ ủy tìm mọi cách cho ra báo chữ Việt, như thuê lại tờ Thời Thế, ra được 13 số rồi bị cấm.

Cũng trong năm 1937, Trung ương Đảng ra tờ L’Avant Garde (Tiền Phong) làm cơ quan ngôn luận của lao động và nhân dân Đông Dương nhưng thực chất là cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng, xuất bản bằng tiếng Pháp do Tổng bí thư Hà Huy Tập trực tiếp chỉ đạo, số 1 ra ngày 29/5/1937 tại Sài Gòn. Báo ra được 8 số thì bị đóng cửa. Sau đó, Đảng kịp thời ra tờ Le Peuple bằng tiếng Pháp thay thế, số 1 ra ngày 24/9/1937, vẫn do Tổng bí thư Hà Huy Tập chỉ đạo.

Về báo chữ Việt, tờ Phổ Thông loại mới ra được 16 số rồi chủ nhiệm Lê Hoàng đòi lại cho Tờrốtxkít thuê. Trước đó có tờ Kịch Bóng số mới, chỉ ra được số 2

Các Xứ uỷ liên tiếp ra báo, hết tờ này bị cấm lại ra tờ khác, những tờ báo đó không chỉ góp phần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền cổ động của Đảng mà còn là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự xuất hiện một số tờ báo khác bằng tiếng Việt và tiếng Pháp được tiếp tục ra đời sau đó.

Phong trào đấu tranh lan rộng. Nhu cầu phải có báo tiếng Việt, phải có tự do báo chí là vô cùng cần thiết, Đảng cần phải có một tờ báo của trung ương bằng chữ Việt, bên cạnh bản chữ Pháp, xuất bản ổn định, số lượng lớn, ra đều kỳ, phổ biến rộng rãi trên toàn cõi Đông Dương mới đáp ứng được yêu cầu của tình hình. Vì thế, Trung ương Đảng đã kêu gọi “các Đảng bộ lạc quyên tiền cho Đảng để ra một tờ báo có tính chất và ảnh hưởng khắp toàn xứ và xuất bản nhiều kỳ, đặc biệt thông tin tin tức thế giới và trong xứ để đối phó với thời cuộc cho kịp” [21, tr. 282-283]

Báo của trung ương theo luật phải xin phép thì không bao giờ được, vì Đảng Cộng sản Đông Dương chưa có địa vị hợp pháp. Nên Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trương chỉ có đấu tranh mới có báo trung ương.

Được luật sư Trịnh Đình Thảo giải thích:

“Một nghị định không thể đổi thay một đạo luật. Đó là nguyên tắc. Mà cái Nghị định Varenne, chẳng những đã thay đổi mà còn làm mất tính chất của đạo luật đó-về tự do báo chí. Theo đạo luật đó thì người Pháp và người của thuộc địa Pháp nếu muốn ra báo thì chỉ cần làm một tờ khai báo giản đơn, nộp cho nhà đương cuộc trước 24 giờ đồng hồ. Toàn quyền Varenne lại ra nghị định bắt buộc ra báo chữ quốc ngữ thì phải xin phép. Vậy là trái với đạo luật. Tôi muốn nói với các anh là các anh cứ trên sự khai báo giản đơn cho ra một tờ báo quốc ngữ” [43, tr.175] như vậy Đảng ta yên tâm về mặt luật pháp.

Vấn đề tài chính, Đảng ta đi vận động các nhà yêu nước như chị Ba Bầu ở Phú Nhuận, anh Giáo Mông ở trong Chợ Lớn, nhà in Nguyễn Phú Hữu ở Gallienitrong đó có địa chủ Võ Công Tồn ủng hộ rất lớn.

Sau 3 tháng chuẩn bị khẩn trương và được sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Văn Cừ và đồng chí Hà Huy Tập, ngày 22/7/1938 Báo Dân Chúng số 1 ra mắt bạn đọc, hiên ngang bước lên vũ đài chính trị, dũng cảm, ngoan cường chiến đấu cho quyền lợi của nhân dân lao động Đông Dương.

Tòa soạn báo đặt ở tầng 1 của nhà số 51-E, Colonel Grimaud, tầng trên là tòa soạn báo Le Peuple. Để tránh địch khiêu khích, chuẩn bị cho số đầu tiên, đồng chí Nguyễn Văn Cừ, đã dặn dò

“ Các anh liệu viết cái gì đó, chung chung vô tội vạ đã, để nó không có cớ trấn áp. Nếu nó trấn áp vô cớ là chà đạp tự do báo chí, là vi phạm luật pháp. Nhân đó chúng ta sẽ phát động chiến dịch đòi tự do báo chí rộng khắp cả nước và sang cả bên Pháp. Chúng ta sẽ kiện tới Paris. Số báo đầu tay đừng để chúng tịch thu với lý do là báo có bài xúi giục khuynh đảo. Nếu nó kiếm cớ tịch thu thì cũng đừng để nó tịch thu hết, mà phải cố nắm lấy mấy tờ để còn vật chứng mà kiện” [34, tr.187].

Lúc đầu báo không lấy danh nghĩa là cơ quan nào, sau đến số 28 mới đề “ Cơ quan của lao động và dân chúng Đông Dương”.

Báo Dân Chúng của Trung ương Đảng xuất bản ở Sài Gòn, phát hành trên toàn Đông Dương, cung cấp một vũ khí tư tưởng, lý luận và chính trị cho toàn Đảng, toàn dân, là một đòn tiến công mới và mở rộng đánh vào thế lực phản động.

1.2.2. Những nét khái lược về hoạt động của báo Dân Chúng trong năm 1938-1939.

1.2.2.1.Nội dung, chủ đề, mục tiêu chính trị của báo Dân Chúng.

Là cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng, hoạt động công khai hợp pháp, báo Dân Chúng dựa vào nhiệm vụ và chức năng của mình với tính cách là báo chí vô sản để thực hiện các chỉ thị, nghị quyết và các chủ trương của Trung ương Đảng trong thời gian mà tờ báo chiến đấu. Vận dụng linh hoạt các phương châm và hình thức đấu tranh để phản ánh thực tế xã hội, giác ngộ và tổ chức quần chúng, góp phần tích cực đẩy cao trào cách mạng đi lên những bước mới theo phương hướng và yêu cầu của Đảng đề ra.

Tờ báo một mặt phản ánh, tổng kết những mặt tích cực, những sáng tạo, các điển hình, mặt khác có nhiệm vụ góp phần uốn nắn, phân tích những nhược điểm hướng dẫn phong trào.

Lược qua 80 số báo Dân Chúng, ta có thể thấy nội dung chủ yếu của các bài thường đề cập đến những chủ đề sau:

- Tuyên truyền lý luận, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng

- Cổ động và tổ chức quần chúng đấu tranh thực hiện các khẩu hiệu dân chủ và chống chiến tranh: Đấu tranh đòi tự do dân chủ (Đòi tự do báo chí; đòi lập các hội ái hữu và nghiệp đoàn; đòi tự do hội họp và biểu tình; đòi thả hết tù chính trị; đòi cải cách chế độ tuyển cử và các hội đồng dân biểu; chống trở lại Hiệp ước 1884). Đấu tranh đòi cải thiện dân sinh (đấu tranh đòi cải cách chính sách thuế; đấu tranh đòi cải thiện đời sống cho công nhân, nông dân, binh lính, học sinh, phụ nữ). Đấu tranh chống phát xít và chống chiến tranh.

- Quan hệ giữa mặt trận Dân chủ Đông Dương với Liên Xô và Mặt trận Dân chủ chống phát xít ở các nước như với Liên Xô, với Mặt trận nhân dân Pháp, với Trung Quốc, Tây Ban Nha.

1.2.2.2. Chỉ đạo báo

Báo Dân Chúng do đồng chí Hà Huy Tập và Nguyễn Văn Cừ thay mặt Trung ương Đảng quyết định xuất bản báo. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ với tư cách và Tổng bí Thư đã trực tiếp chỉ đạo và viết nhiều bài cho báo về những vấn đề lý luận và chính trị quan trọng.

Qua một năm tồn tại, báo Dân Chúng thay đổi 4 người quản lý vì địch khủng bố. Từ số 1 đến số 43 là đồng chí Dương Trí Phú; Từ số 44 đến số 52 là đồng chí Trần Văn Kiết; Từ số 53 đến số 69 là đồng chí Huỳnh Văn Thanh; Từ số 70 cho đến số cuối cùng là đồng chí Hoàng Hoa Cương.

Thời gian đầu, từ số 1 đến số 33 toà soạn báo Dân Chúng đặt tại số 43 đường Hamelin (đường Lê Thị Hồng Gấm), sau chuyển tới số nhà 51-E đường Colonel Grimaud (đường Phạm Ngũ Lão)

1.2.2.3. In ấn, phát hành

Thời kỳ đầu (từ số 1 đến số 27) Báo Dân Chúng in tại nhà in S.A.T.I (Societe’ Anonyme des Travaux dimpression) số nhà 201, phố Frères Louis (nay là đường Nguyễn Trãi) do Phôcơnơ làm chủ, nhận in báo với giá cao gấp 4 lần những tờ báo khác có giấy phép.

Từ số 28 đến 37, báo Dân Chúng in tại Sài Gòn In Bảo tồn (nhà in Bảo tồn, số 173-175 Boulevard de la Somme)

Từ số 38 đến số 81, Báo Dân Chúng in tại Nhà in Xưa Nay tại ngôi nhà 60-64 Boulevard Bonard, Sài Gòn.

Dân Chúng là tờ báo công khai, về định kỳ ra báo, Dân Chúng số 1 chưa thấy ghi kỳ hạn cụ thể, nhưng từ số 2 đến số 57, báo ra một tuần hai số (số 2 đến số 38 ra ngày thứ tư và thứ bảy; số 39 đến số 57 ra ngày thứ ba và thứ bảy). Từ số 58 đến 65 ra hàng ngày; từ số 66 đến số 67 ngày thứ ba và thứ bảy; từ số 68 đến số 81 lại ra hàng tuần vào ngày thứ tư. Có lúc báo đã dự định ra một tuần ba kỳ (xem trong các báo Dân Chúng số 22 và 25). Nhưng lại có lúc bị mật thám đến toà soạn khám xét, bắt người nên báo ngừng tới ba tuần (như số 52 ra ngày 7/3/1939 cho tới ngày 28/3/1939 mới ra tiếp số 53).

Số trang báo cũng hay đổi, lúc đầu 4 trang, sau lên 6 trang, rồi lại giảm xuống 2 trang (có 70 số 4 trang)

Báo Dân Chúng in bằng máy, đẹp, rõ ràng, kích thước báo lớn, số lượng phát hành nhiều, không chỉ in đen trắng, có những số báo trang đầu còn in màu. Mỗi số báo đều có những bài xã luận và bình luận chính trị, đề cập tới quan điểm của Đảng và nhiều vấn đề quan trọng ở trong nước và quốc tế.

Số lượng bản in cũng luôn thay đổi: số 1 in 1000 bản; số 2 và 3 tăng lên 2000 bản; số 4 là 3000 bản đến số 9 lên 4000 bản, số 28 là 6000 bản; cao nhất

là số Xuân 1939 lên tới 15.000 bản và số kỷ niệm ngày thành lập Đảng 6/1/1939 là 10.000 bản, sau đó giảm xuống chỉ còn 6000 bản vì quan lại Nam triều cấm lưu hành báo Dân Chúng ở các tỉnh Trung kỳ.

Từ số 1 đến số 9, báo in trên khổ giấy 30cm x 44,5cm. Từ số 10 đến số cuối cùng in trên khổ giấy 37cm x 54 cm. Đặc biệt số Xuân năm 1939 in nhiều màu trên khổ 27cm x 37cm.

Về việc phát hành, Dân Chúng có phương trâm “bán báo ở thành phố thì bán ở khắp ngã tư đường, bán vào các nhà máy, bán tận xưởng thợ. Còn bán về nông thôn thì tận các làng, các xóm hẻo lánh. Báo phải bán từng tờ và bán sạch. [43, tr.293]

Báo Dân Chúng xuất bản công khai vì vậy một điều đặc biệt là báo đã sử dụng cả bộ máy phát hành của địch để đưa báo đến tay độc giả nhanh nhất. Chúng ta lấy quận làm trung tâm phát hành, nếu ta chờ báo đến tỉnh, rồi tiếp tục đi con đường nhà nước mà xuống quận, rồi từ quận đến tổng, tổng xuống tới làng, rồi hương thơ mang đến nhà thì ôi cha là lâu. Cho nên khi báo vừa về đến tỉnh thì các đại lý của ta lấy ngay về, phân phát cho ban cán sự của ta ở quận. Anh em quận đưa thẳng đến tay độc giả ở từng làng[43, tr.294].

Phát báo vào nhà máy và ở đường phố thì qua các ái hữu. Trong thành phố, các nhân viên của tòa báo phụ trách mỗi người một vùng, ở đây họ cũng vận động những người cảm tình và ủng hộ báo để phát hành.

Từ những người ủng hộ, Dân Chúng đào tạo họ thành những người cổ động báo, đi các nơi tuyên truyền, cổ động người mua báo. Những người làm cổ động viên được giới thiệu tên và ảnh trên mặt báo, được cấp giấy chứng nhận của toà soạn có chữ ký của người quản lý và đóng dấu, mang theo biên lai để khi nhận tiền mua báo của bạn đọc thì có biên nhận.

Báo bán lẻ qua các hiệu sách của những người có cảm tình với Đảng, họ tổ chức thành một mạng lưới ở khắp các thành phố, thị xã và một số thị trấn lớn. Báo bán lẻ còn thông qua những trẻ em bán báo rong, những em bán lẻ báo Dân Chúng nói chung thường được chọn là trẻ có ý thức tốt, coi như làm một nhiệm vụ cách mạng, nhận trách nhiệm phát hành hết báo đến tay người lao động ở khắp hang cùng ngõ hẻm. Mỗi một số báo ra các em được biết nội dung chủ yếu để quảng cáo cho người mua. Bán nhiều loại báo nhưng các em thường

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 24/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí