Quy Định Về Trách Nhiệm Của Nhà Kinh Doanh Siêu Thị Và Xử Lý Hành Vi Vi Phạm Pháp Luật Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Siêu Thị

2.1.8. Quy định về trách nhiệm của nhà kinh doanh siêu thị và xử lý hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh siêu thị

Chế tài áp dụng khi xử lý các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng được đề cập trong một loạt các văn bản pháp luật như: Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Thương mại năm 2005, Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Bảo vệ môi trường (được sửa đổi bổ sung năm 2005), Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Bộ luật hình sự năm 1999… Trong mỗi văn bản quy phạm pháp luật này, các chế tài xử lý đối với hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng được đề cập với các hậu quả pháp lý khác nhau, tùy thuộc vào tính chất, mức độ… của hành vi vi phạm. Theo quy định tại Điều 11 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 thì các biện pháp chế tài có thể được áp dụng đối với người có hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng bao gồm: chế tài hành chính, chế tài hình sự, chế tài dân sự và chế tài xử lý kỷ luật.

* Chế tài hành chính


Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đa dạng và được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Ví dụ việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định tại Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ; việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá được quy định trong Nghị định số 06/2009/NĐ-CP ngày 22/01/2009 của Chính phủ và Nghị định số 76/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 sửa đổi bổ sung Điều 11 Nghị định số 06/2009/NĐ-CP; việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá được quy định trong Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011…

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 có quy định những hành vi xâm phạm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng bị cấm cũng như quy định nguyên tắc chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ phải chịu xử phạt vi phạm hành chính. Theo Nghị định số 19/2012/NĐ-CP ngày 16/3/2012 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được chia thành các nhóm gồm:

- Các hành vi vi phạm về thông tin với người tiêu dùng, như: hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng; hành vi quảng cáo lừa dối người tiêu dùng; hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng…;

- Các hành vi vi phạm về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng và điều kiện giao dịch chung, như: hành vi vi phạm về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng; hành vi vi phạm về hình thức của hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung; hành vi vi phạm về đăng ký hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung; hành vi vi phạm về thực hiện hợp đồng mẫu; hành vi vi phạm về thực hiện điều kiện giao dịch chung…;

- Hành vi vi phạm đối với một số hợp đồng khác, như: hành vi vi phạm về hợp đồng giao kết từ xa; hành vi vi phạm về hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục; hành vi vi phạm về hợp đồng bán hàng tận cửa;

- Hành vi vi phạm về bảo hành hàng hóa và vi phạm về trách nhiệm của hàng hóa có khuyết tật;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

- Các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khác.

Nghị định số 19/2012/NĐ-CP cũng đặt ra nguyên tắc phối hợp với các

Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị - 8

lĩnh vực pháp luật khác trong việc xử lý hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, các hành vi vi phạm hành chính khác về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt. Như vậy, về nguyên tắc, các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng đã được quy định tại Nghị định số 19/2012/NĐ-CP thì bị áp dụng các chế tài xử phạt theo quy định của nghị định này. Việc áp dụng các nghị định khác chỉ được đặt ra đối với những hành vi không quy định tại Nghị định số 19/2012/NĐ-CP.

Nghị định số 19/2012/NĐ-CP quy định rõ về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bao gồm: Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; lực lượng quản ý thị trường và các cơ quan quản lý nhà nước khác.

* Chế tài hình sự


Chế tài hình sự được coi là biện pháp chế tài nghiêm khắc nhất trong tất cả các biện pháp chế tài đối với người vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Các tội phạm liên quan đến hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng thuộc nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Các hình phạt áp dụng đối với hành vi phạm tội này bao gồm:

Nhóm hình phạt chính: Hình phạt tiền; cải tạo không giam giữ; tù có thời hạn; tù chung thân; tử hình.

Nhóm hình phạt bổ sung: Phạt tiền; Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

* Chế tài dân sự


Trong các biện pháp chế tài được áp dụng đối với chủ thể có hành vi

xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, chế tài dân sự được coi là biện pháp chế tài mang tính thiết thực nhất trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bởi hậu quả từ việc áp dụng biện pháp chế tài này mang lại nhằm khôi phục, bù đắp, bảo đảm những lợi ích nhất định cho chính người bị xâm phạm.

Điều 11 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định: cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc này được quy định trong hầu hết các văn bản pháp luật khác có các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Quy định này là cơ sở pháp lý quan trọng để áp dụng các chế tài dân sự đối với người có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tùy thuộc vào hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng, yêu cầu của người tiêu dùng bị xâm phạm, căn cứ các quy định của pháp luật dân sự… mà chế tài dân sự được áp dụng đối với hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng có thể có những hậu quả pháp lý cụ thể sau đây:

- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.


- Buộc phải thực hiện các cam kết theo sự thỏa thuận đối với người tiêu dùng.

- Buộc phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.


- Các hậu quả pháp lý khác như: phải xin lỗi công khai, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng…

2.2. Thực trạng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh siêu thị tại Việt Nam

2.2.1. Mặt tích cực


Siêu thị đã và đang phát huy được vai trò quan trọng trong việc cung

cấp đến người tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ với số lượng lớn và chất lượng ngày càng được nâng cao. Đây là một loại hình bán lẻ văn minh, phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. So với chợ truyền thống, cửa hàng bán lẻ thông thường thì khi mua hàng hóa, dịch vụ tại siêu thị, người tiêu dùng được hưởng lợi nhiều hơn (phần lớn các hàng hóa có giá cả được niêm yết rõ, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn theo quy định…) đồng nghĩa với việc quyền lợi người tiêu dùng được bảo vệ tốt hơn.

Thời gian qua hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh siêu thị nói riêng đã và đang được chú trọng. Đã có những vụ việc người tiêu dùng thành công trong việc khởi kiện đòi quyền lợi chính đáng của mình. Đơn cử là vụ kiện của bà Nguyễn Thị Minh Trang (SN 1964, ngụ quận Gò Vấp) với bị đơn là Công ty cổ phần Thương mại Nguyễn Kim (hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim). Ngày 27-8, Tòa án Nhân dân quận 1 TPHCM đã tổ chức buổi hòa giải đối với các bên. Tại buổi hòa giải, sau khi được vị thẩm phán phân tích quy định của pháp luật, đại diện bị đơn đã đồng ý bồi hoàn cho chị Trang số tiền 22 triệu đồng [28]....

Đạt được những kết quả như vậy là do Nhà nước đã quy định pháp lý căn bản cho việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời nhận thức của người tiêu dùng, nhà kinh doanh siêu thị về vấn đề này từng bước được nâng lên. Ngoài ra, phải kể đến vai trò của các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng đã và đang được nâng cao, góp phần không nhỏ vào việc đòi quyền lợi cho người tiêu dùng khi bị nhà kinh doanh siêu thị xâm phạm.

2.2.2. Một số vi phạm và nguyên nhân


2.2.2.1. Một số vi phạm


* Vi phạm quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa kinh doanh trong siêu thị

́i mô hình bán lẻ hiên đaị , siêu thi ̣trở thành kênh mua sắm mang đêń

sự thuân

lơị , an tâm về chất lươn

g sản phẩm . Tuy nhiên, viêc

đòi hỏi siêu thi

phải đảm bảo 100% tuyêṭ đối về tính an toàn chất lượng hàng hóa là rất khó.


Có nhiều siêu thị vì mục đích lợi nhuận và cạnh tranh không lành mạnh mà buông lỏng, làm ngơ hay cố tình không chú trọng khâu kiểm tra chất lượng, thông tin nguồn hàng hóa nhập vào siêu thị mình. Trong đó tập trung vào mặt hàng thực phẩm chế biến có nhiều hồ sơ chất lượng không phù hợp theo quy định pháp luật. Gồm hồ sơ công bố chất lượng, hồ sơ công bố hợp quy hoặc chất lượng không đáp ứng điều kiện quy định an toàn thực phẩm được cấp bởi cơ quan chức năng.

Đơn cử trong đợt kiểm tra của Bộ Y tế, lấy mẫu xét nghiệm đã phát hiện tại siêu thị Metro Thăng Long có kinh doanh sản phẩm mực ống nguyên con làm sạch (NSX: 13/9/2014, HSD: 12 tháng) có chứa vi khuẩn Salmonela, loại vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy. Hành vi này đã bị xử phạt 5,8 triệu đồng, đồng thời Thanh tra Bộ Y tế còn yêu cầu Metro Thăng Long chấm dứt vi phạm, chỉ được kinh doanh sản phẩm thực phẩm đáp ứng đúng tiêu chuẩn đã công bố [23].

Hay như siêu thị Coopmart Bình Triệu (quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh), khách hàng mua gà thả vườn làm sẵn nhưng đã “tá hỏa” vì quy trình giết mổ quá bẩn. Cụ thể ngày 25/5/2014, chị Hoàng Thủy (phường Hiệp Bình Chánh – Thủ Đức) mua một con gà làm sẵn với giá 58.000 đồng khi

đem về chế biến mới phát hiện con gà còn nguyên lông, bên trong có nhớt và mùi tanh [30].

* Vi phạm quy định về bảo hành


Trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, nhất là hàng kim khí điện máy, rất thường xảy ra vi phạm ở siêu thị với các chủng loại sản phẩm ít tiền như bàn ủi, nồi cơm điện, máy chụp hình, máy vi tính xách tay... Hành vi vi phạm thường là siêu thị không nhận trách nhiệm sửa chữa hay đổi lại món hàng khi sản phẩm bị trục trặc, hỏng hóc... mà hướng dẫn người tiêu dùng đến các đại lý bảo hành khiến cho người tiêu dùng phải chịu chi phí đi lại, sửa chữa.

Có thể kể đến việc trốn tránh trách nhiệm bảo hành của siêu thị Samnec Hải Phòng. Theo đơn phản ánh của anh Đặng Tiến Hà, trú tại số 6/161 Tôn Đức Thắng, phường An Dương (Lê Chân, Hải Phòng), ngày 30/10/2013, gia đình anh mua một tivi Toshiba tại Samnec số 4 Hồ Sen (Lê Chân, Hải Phòng), thuộc Công ty Cổ phần Quốc tế Samnec (Hải Phòng), với giá gần 8 triệu đồng. Tuy nhiên, khi mang về nhà xem thì trên màn hình xuất hiện một chấm đen, gia đình anh Hà đã phải gọi điện đến siêu thị Samnec để được đổi một chiếc tivi khác cùng hãng để sử dụng. Được một thời gian, chiếc tivi này lại gặp lỗi như chiếc tivi trước nên anh Hà đã mang lên yêu cầu bảo hành, sửa chữa hoặc thay mới. Ngày 11/05/2014, gia đình anh mang tivi lên thì nhân viên bảo hành nhận và kiểm tra, nói là lỗi của nhà sản xuất, tỏ vẻ khó chịu và bảo cho anh số điện thoại của nhà sản xuất Toshiba để trình bày nhưng anh Hà yêu cầu chính Samnec có trách nhiệm bảo hành vì đã mua tivi ở đây. Nhân viên bảo anh cứ về và sẽ báo cáo lãnh đạo. Ba ngày sau, anh lên thì nhân viên trả lời là chưa báo cáo với lãnh đạo, anh cứ về đi. “Khi nào có kết quả chúng tôi sẽ gọi điện cho anh chị”. Sau đó, vợ chồng anh Hà đã làm việc với cán bộ quản lý tại đây và được hứa sẽ giải quyết trong thời gian sớm nhất. Được 10

ngày thì nhân viên của Samnec gọi điện thoại và bảo gia đình cứ lên mang tivi về xem tạm, khi nào được quyết định sẽ mang đến nhà đổi [29].

* Vi phạm về nhãn mác hàng hóa


Đây là một vi phạm không hiếm gặp, thực tế nhiều siêu thị bày bán hàng chục loại rau quả, bánh kẹo… không nhãn mác, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, vi phạm quy định về nhãn mác. Thậm chí, nhiều sản phẩm của một đơn vị sản xuất khác được sang bao, đóng gói nhưng lại gắn nhãn mác của siêu thị và không đề hạn sử dụng. Ngay tại Hà Nội, một số siêu thị có sự "mập mờ" về hạn sử dụng của một số thực phẩm đang đánh đố người tiêu dùng. Ngay tại khu vực bán thực phẩm chín, một số loại thực phẩm ăn liền như: Cá basa, cá kho, cá thác lác, gà quay… trên tem của siêu thị chỉ ghi ngày đóng gói, còn ô đề ngày hết hạn thì bỏ trống. Tìm kỹ, mới thấy ở dưới đáy sản phẩm có dòng ghi "Hạn sử dụng một ngày" hoặc "Hạn sử dụng 5 ngày". Hay với một số loại thực phẩm rau quả, nhiều loại không ghi tên đơn vị cung cấp mà chỉ đề trọng lượng, giá cả, xuất xứ Việt Nam.

Có những siêu thị sửa chữa nhãn đối với hàng hóa nhập khẩu, làm sai lệch thông tin về hàng hóa; ghi nhãn hàng hóa không đủ nội dung theo quy định (thiếu hạn sử dụng, nơi sản xuất), ghi lập lờ về nguồn gốc xuất xứ… Các hàng hóa vi phạm về nhãn mác thường là thực phẩm nhập khẩu, đồ chơi, hàng gia dụng xuất xứ Trung Quốc, gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng là hàng hóa xuất xứ từ nước khác dẫn đến việc mua hàng…

Đơn cử là vụ việc của siêu thị Lotte Mart. Cuối năm 2015, Đội Quản lý Thị trường số 4, Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội đã bất ngờ kiểm tra hàng hóa tại Lotte Mart Đống Đa (Mipec Tower số 229 Tây Sơn – Đống Đa, Hà Nội). Tại quầy thực phẩm của Lotte Mart, bắp cải Trung Quốc, ghi ngày 3/7 được đặt ở quầy cải thảo làm người tiêu dùng hiểu nhầm. Cùng với đó,

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 01/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí