Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Và Quy Chế Phù Hợp Với Thực Tiễn

Bên cạnh những kết quả đạt được thì nguyên nhân của những hạn chế là:

Một là, khó khăn xuất phát từ các quy định của pháp luật như: Bộ luật Hình sự năm 2015 đã thể hiện rõ nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự, cụ thể hóa ở mức tối đa các tình tiết định khung của từng tội phạm, cụ thể hóa một số khái niệm, song vẫn còn một số tình tiết định tội chưa được quy định rõ ràng, đầy đủ dẫn đến cách hiểu và áp dụng pháp luật còn nhiều vướng mắc. Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 và Luật trẻ em năm 2016 có quy định trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em; tuy nhiên quy định còn chung chung, chưa có chế tài ràng buộc và trách nhiệm pháp lý phải chịu nếu không thực hiện đầy đủ. Mặt khác, theo quy định của Bộ Luật Hình sự năm 2015 thì 03 tội danh thuộc loại án xâm hại tình dục trẻ em được quy định tại các điều 145, 146, 147 chỉ áp dụng cho đối tượng “đủ 18 tuổi trở lên”, nên nếu đối tượng phạm tội là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các tội danh này; do vậy tính giáo dục, răn đe và ngăn ngừa tội phạm không cao.

Hai là, các chế định về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại là trẻ em chưa được quan tâm hết mức và quy định còn khá sơ sài. Tương đồng với chính sách bảo vệ quyền lợi ích cho người phạm tội là người chưa thành niên trong Bộ luật hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự đã dành một chương riêng quy định về thủ tục tố tụng với người chưa thành niên. Tuy nhiên, trong thủ tục tố tụng đặc biệt này còn khá ít điều quy định rõ về thủ tục cho người bị hại trong khi bị hại là trẻ em là đối tượng cần sự quan tâm đặc biệt hơn cả vì mức độ thiệt hại cho tội phạm xâm hại tình dục gây ra là quá lớn đến thể chất và tinh thần của các em. Điều này dẫn đến một thực tế là các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng thường chỉ tập trung vào việc phát

hiện, chứng minh và xử lý tội phạm. Vì vậy, việc bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại là trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục chưa được thực hiện ở mức cao nhất cho các em. [19].

Ba là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội tuy đã được tăng cường, đổi mới, sát sao nhưng có lúc vẫn còn bất cập. Trước hết là việc kiểm tra, chỉ đạo, điều hành Kiểm sát viên dưới quyền thực hiện các thao tác nghiệp vụ theo quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, cũng như việc lập hồ sơ kiểm sát theo quy định của Ngành có thời điểm chưa sát sao nên những thiếu sót của Kiểm sát viên trong quá trình thực hành quyền công tố, thiết lập hồ sơ kiểm sát không được phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục ngay.

Bốn là, nhận thức về thực hành quyền công tố trong quá trình giải quyết vụ án xâm hại tình dục trẻ em ở một bộ phận Kiểm sát viên còn chưa xác định rõ và chưa thấy hết trách nhiệm, thẩm quyền của mình trong quá trình giải quyết vụ án. Do vậy, còn có vụ án không có yêu cầu điều tra trong khi cần thiết phải có yêu cầu điều tra hoặc yêu cầu điều tra chỉ mang tính chất hình thức, có trường hợp tuy đã có yêu cầu điều tra nhưng không theo dõi, giám sát chặt chẽ để đảm bảo việc thực hiện yêu cầu điều tra nghiêm túc, có chất lượng. Có nhiều trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung do Kiểm sát viên sau khi vụ án kết thúc điều tra mới nghiên cứu hồ sơ và phát hiện ra các vấn đề cần điều tra bổ sung làm rõ mà không thể tự mình bổ sung được dẫn đến phải trả hồ sơ lại cho Cơ quan điều tra. Trong thực hành quyền công tố tại giai đoạn xét xử vụ án hình sự, một số Kiểm sát viên còn chưa thực sự sâu sát, còn thể hiện sự thiếu chắc chắn trong luận tội, xét hỏi bị cáo tại phiên tòa. Nhiều trường hợp quá tin tưởng vào kết quả điều tra và bản cáo trạng mà chưa chuẩn bị hết các tình huống diễn ra tại phiên tòa. Vì thế, có một vài trường hợp xét hỏi bị lúng túng khi phát sinh tình tiết mới.

Năm là, về năng lực chuyên môn của người tiến hành tố tụng. Thực tế, quy định về tiêu chuẩn của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán : “..phải là người đã được đào tạo, hoặc có kinh nghiệm, điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi, có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi” [24, Điều 415] dường như chỉ mang tính hình thức và cho đến nay vẫn chưa có đội ngũ người tiến hành tố tụng chuyên xử lý những vụ án liên quan đến trẻ em hay những vụ án xâm hại tình dục có bị hại là trẻ em, phần lớn chưa được đào tạo, bồi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi; không có cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực này, kinh nghiệm và kỹ năng điều tra thân thiện với trẻ em là nạn nhân còn hạn chế nên khi tiến hành lấy lời khai có thể khiến trẻ không biết trả lời, trả lời không chính xác hoặc thay đổi lời khai liên tục, không xác định được lời khai nào là đúng hoặc phủ nhận lời khai trước đó và một mực bảo vệ cho rằng đối tượng không thực hiện hành vi xâm hại tình dục đối với họ như trong hồ sơ vụ án đã thể hiện.

Sáu là, công tác phối hợp liên ngành giữa các cơ quan tư pháp, đặc biệt là giữa Viện kiểm sát với Cơ quan điều tra cũng như Viện kiểm sát với Tòa án trong việc giải quyết các vụ án hình sự chưa chặt chẽ, chất lượng chưa cao, tuy pháp luật tố tụng hình sự hiện hành đã quy định Cơ quan điều tra phải thực hiện các yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát nhưng chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của Cơ quan điều tra, từ đó có quan điểm cho rằng đây thực ra chỉ là sự ràng buộc về thủ tục pháp lý, còn nội dung tiến hành các hoạt động điều tra như thế nào, thu thập chứng cứ gì chủ yếu do Điều tra viên dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định cho nên một số quy định trong phối hợp hoặc trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra như hiện nay của Viện kiểm sát là không thực quyền, bởi vì trong khi Cơ quan điều tra làm rất nhiều việc (từ tiếp nhận, xử lý tin báo về tội phạm, truy tìm thủ phạm, đến thu thập chứng cứ, lập hồ sơ đề nghị truy tố)

thì hoạt động công tố của Viện kiểm sát chủ yếu chỉ dựa trên hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra.

Bảy là, hoạt động tổng kết rút kinh nghiệm, xây dựng các chuyên đề của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội trong việc nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra, xét xử các vụ án hình sự được chú trọng thực hiện, song hiệu quả, chất lượng chưa cao, còn nặng về báo cáo số liệu, chưa rút ra được bài học kinh nghiệm mang tính phổ biến trong thực tiễn cho Kiểm sát viên học hỏi để vận dụng, áp dụng vào công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Tám là, các chế độ đãi ngộ cũng như chính sách tiền lương, thưởng đối với cán bộ, Kiểm sát viên nói chung là chưa phù hợp với trách nhiệm và tính chất công việc. Bất cập nhất hiện nay tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội là việc bố trí Kiểm sát viên trực ngày nghỉ và trực đêm: theo quy định Viện kiểm sát phải bố trí chế độ trực ban hình sự 24/24, do đó trong ngày nghỉ cũng như các buổi tối, đêm đều phải có một lãnh đạo và một kiểm sát viên trực. Tỷ lệ nữ chiếm trên 50%, do đó có nhiều Kiểm sát viên không kể nữ hay nam cách một ngày phải trực đêm một ngày, là vấn đề khó khăn trong sinh hoạt cho các cán bộ, nhất là đối với Kiểm sát viên nữ và đang nuôi con nhỏ. Hơn nữa, chế độ bồi dưỡng trực đêm quá thấp. Đó là một trong những nguyên nhân khiến cho một số Kiểm sát viên không yên tâm công tác, thiếu tâm huyết với ngành, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thực hành quyền công tố và Kiểm sát hoạt động tư pháp của Ngành.

Tiểu kết chương 2

Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội - 10


Qua nghiên cứu về thực trạng công tác bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, tác giả nhận thấy trong giai đoạn 06 năm vừa qua, hoạt động đảm bảo quyền trẻ em của Viện kiểm sát trong các vụ án hình sự đã đạt những kết quả rất quan trọng.

Trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra đã đảm bảo quyền trẻ em. Ngăn chặn được những hành vi xâm phạm đến quyền trẻ em.

Về bảo đảm quyền trẻ em trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, với nhiệm vụ quyền hạn trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã thực hiện tốt nhiệm vụ quyền hạn này. Từ đó, khắc phục những vi phạm trong hoạt động tố tụng, ngăn chặn việc xâm phạm tới quyền trẻ em trong giai đoạn xét xử như: vi phạm việc xét hỏi, vi phạm việc đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý trong tố tụng hình sự, quyền kháng cáo bản án quyết định của tòa án, quyền được đảm bảo bí mật về đời tư..

Tuy nhiên, việc phân tích thực trạng bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cũng cho thấy những hạn chế, bất cập nhất định trong quá trình thực hiện chức năng của Viện kiểm sát, đồng thời đã chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế, bất cập này, qua đó phân tích làm cơ sở để đưa ra các quan điểm, giải pháp để nâng cao vai trò đảm bảo quyền trẻ em của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội.

Chương 3:

GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ EM TRONG CÁC VỤ ÁN XÂM HẠI TÌNH DỤC TẠI VIỆN KIỂM SÁT‌

NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật và quy chế phù hợp với thực tiễn

3.1.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật hiện hành

Quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục chỉ được đặt ra khi nhà nước tiến hành hoạt động tố tụng hình sự. Chính vì vậy, bảo vệ trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục trước hết đòi hỏi hệ thống pháp luật không chỉ giúp nhà nước phát hiện xử lý đúng người đúng mà còn đảm bảo được quyền của các em luôn được tôn trọng, lắng nghe. Việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, để những quy định đó được tuân thủ đúng đắn, đầy đủ và nhất quán trong xét xử vụ án hình sự cần phải có hướng dẫn thực hiện.

Thứ nhất, cần bổ sung thủ tục tố tụng riêng cho người bị hại là người chưa thành niên. Theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, thì thủ tục tố tụng cho bị hại được áp dụng chung với chủ thể người làm chứng và người bị buộc tội là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự. Điều này là chưa hợp lý bởi vì người bị hại là người chưa thành niên hay trẻ em có vai trò độc lập, có tầm quan trọng cũng như được pháp luật ghi nhận về các quyền và lợi ích hợp pháp trong tố tụng hình sự. Và việc quy định chung về thủ tục tố tụng cho cả ba chủ thể này dễ gây nhầm lẫn thiếu sót trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Việc bổ sung thêm các quy định về thủ tục tố tụng của bị hại là người chưa thành niên trong Bộ luật Tố tụng hình sự mới đảm bảo được đầy đủ và toàn diện nhất. [39].

Thứ hai, cần sửa đổi bổ sung Bộ luật Tố tụng Hình sự theo hướng quy định biện pháp điều tra đặc biệt đối với các loại tội phạm xâm hại tình dục trẻ

em, tránh gây thêm tổn thương về mặt tâm lý của các em, cần thiết có thể tham khảo cách thu thập chứng cứ của nước ngoài đối với loại tội phạm này để đảm bảo việc thu thập đầy đủ chứng cứ làm căn cứ xử lý chính xác, kịp thời. Quy định cụ thể về thủ tục điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về xâm hại tình dục trẻ em với đặc thù về tâm lý. Quy định chi tiết về bảo mật thông tin, bí mật đời tư về trẻ em trong tố tụng hình sự, bảo vệ người tố giác;

Thứ ba, tội xâm phạm tình dục trẻ em có nhiều vụ án phải tiến hành giám định pháp y để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi như hiếp dâm người dưới 16 tuổi, cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, dâm ô với người dưới 16 tuổi; nhưng giám định để thời gian quá lâu, theo đó phải quy định thời gian giám định pháp y với từng loại hành vi để tránh việc thu thập chứng cứ không đầy đủ, chính xác (như vùng kín hóa xẹo, không thu giữ được tinh dịch…)

Thứ tư, cần sửa đổi bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự theo hướng quy định biện pháp điều tra đặc biệt đối với các loại tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, tránh gây thêm tổn thương về mặt tâm lý của các em, cần thiết có thể tham khảo cách thu thập chứng cứ của nước ngoài đối với loại tội phạm này để đảm bảo việc thu thập đầy đủ chứng cứ làm căn cứ xử lý chính xác, kịp thời. Quy định cụ thể về thủ tục điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về xâm hại tình dục trẻ em với đặc thù về tâm lý. Quy định chi tiết về bảo mật thông tin, bí mật đời tư về trẻ em trong tố tụng hình sự, bảo vệ người tố giác.39

Thứ năm, bổ sung quy định nghĩa vụ và thủ tục tố giác bất buộc đối với hành vi xâm hại tình dục trẻ em quy định xử lý các cơ quan, tổ chức, cá nhân không tố cáo, tố giác hành vi xâm hại tình dục trẻ em, không thực hiện hoặc thực hiện chậm trễ trách nhiệm bảo vệ trẻ em khi bị xâm hại. Quy định thêm về thẩm quyền thủ tục tách trẻ em ra khỏi cha mẹ, người chăm sóc trong trường hợp chính cha mẹ, người chăm sóc có hành vi xâm hại tình dục trẻ em..

Thứ sáu, cần bổ sung thêm tội quấy rối tình dục dục vào nhóm các tội phạm xâm hại tính mạng, sức khoe, danh dự, của con người. Hiện tượng quấy rối tình dục đã xảy ra ở rất nhiều nơi như công sở , nhà trường, trên các phương tiện giao thông công cộng, ngoài đường, rạp chiếu phim…Mặc dù được pháp luật lao động quy định nhưng pháp luật hình sự lại không thừa nhận. Bởi có một số ý kiến cho rằng quấy rối tình dục không phải là hành vi xâm hại tình dục do để định tội danh cho người thực hiện hành vi phạm tội cần thỏa mãn một trong hai yếu tố là người đó phải đi đến sự “giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác” hoặc “phải hướng đến sự việc giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác”. Tuy nhiên, quấy rối tình dục bao gồm hình thức bằng lời nói không phù hợp về mặt xã hội, văn hóa bằng những ngụ ý về tình dục và hình thức quấy rối tình dục bằng hành vi phi lời nói gồm các hành động, ngôn ngữ cơ thể khiêu khích, cái nhìn gợi cảm, cử chỉ của tay…Những hành động này không hướng tới hoặc hướng tới không rõ ràng hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác song cũng là một hành vi nhằm thỏe mãn một phần nhu cầu tình dục của người thực hiện hành vi, tức là xâm phạm về quyền bất khả xâm phạm tình dục của nạn nhân.

Thứ bẩy, cần có quy định cụ thể về hành vi xâm hại tình dục trẻ em trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính và xem xét mức xử phạt hợp lý đảm bảo tương xứng với hành vi gây ra. Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản liên quan vẫn chưa có quy định cụ thể về xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm tình dục trẻ em mà những hành vi này được xử lý chung với những hành vi như dùng lời nói, cử chỉ khiêu khích, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác. Mức xử phạt của hành vi này là từ 100.000 đến

300.000 đồng theo quy định của Nghị Định 167/2013/ND-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội. Xét thấy mức phạt này là quá thấp và không đủ tính răn đe vì vậy cần có quy định riêng và cụ thể hơn trong xử lý hành chính.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 13/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí