- Chủ động kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên đối với cấp dưới để kịp thời phát hiện, khắc phục, uốn nắn những sai sót, tồn tại trong công tác thực hành quyền công tố, bảo đảm cho hoạt động thực hành quyền công tố đạt chất lượng và hiệu quả.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ của ngành bảo đảm quy trình thống nhất, liên tục trong quy hoạch, chiến lược phát triển ngành kiểm sát.
Thời gian qua, Viện kiểm sát nhân thành phố Hà Nội đã phối hợp với Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm, với sự tham gia của kiểm sát viên cả hai cấp, sau đó trao đổi, nhận xét những điểm mạnh cũng như những hạn chế, thiếu sót của từng kiểm sát viên, để cùng rút kinh nghiệm. Đây là biện pháp tốt, có hiệu quả tích cực trong việc tự đào tạo, đào tạo tại chỗ nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố tại phiên tòa của kiểm sát viên mà không tốn nhiều kinh phí và thời gian và có hiệu quả tích cực.
Bên cạnh việc trang bị kiến thức thông qua trường lớp, mỗi kiểm sát viên (nhất là kiểm sát viên trẻ) cần không ngừng rèn luyện, tự học hỏi trong thực tiễn để trưởng thành. Kiểm sát viên phải luôn có ý thức học tập, kịp thời cập nhật những văn bản pháp luật mới và những kiến thức cơ bản về nhiều chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau, để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.
Thứ hai, về kỹ năng, kiểm sát viên cần thường xuyên rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ. Bởi, kỹ năng là những hành động, thao tác được thực hiện một cách thuần thục, ổn định trên cơ sở tập luyện và vận dụng kiến thức để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ cụ thể. Thường xuyên rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ như kỹ năng viết cáo trạng, trình bày bản luận tội, diễn đạt, đối đáp trôi chảy, khả năng phản xạ linh hoạt trước các vấn đề mới phát sinh trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa...Kiểm sát viên phải rèn luyện để luôn
thể hiện phong cách ứng xử có văn hóa trong mọi hành vi, thái độ, cách xưng hô, tôn trọng sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa, tôn trọng quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng và quan trọng nhất là luôn chú trọng đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của trẻ em. Kiểm sát viên phải thường xuyên đánh giá lại hoạt động của mình, kịp thời rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc để tránh thiếu sót. Đồng thời, chú ý lắng nghe các ý kiến góp ý của đồng nghiệp, dư luận quần chúng tham dự phiên tòa với thái độ cầu thị để hoàn thiện kỹ năng nghiệp vụ.
Kỹ năng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên cần được quan tâm bồi dưỡng thường xuyên, nhất là kỹ năng tranh luận và đối đáp tại phiên tòa sơ thẩm. Trước hết, kiểm sát viên phải nắm vững mục đích của tranh luận, đối đáp là để bảo vệ quan điểm truy tố của viện kiểm sát trong cáo trạng. Khi thực hiện các thao tác, kỹ năng nghiệp vụ tại tòa, kiểm sát viên phải bảo đảm những chuẩn mực (giá trị) cơ bản về văn hóa, nhất là văn hóa pháp lý trong xét hỏi, tranh luận, đối đáp... với luật sư, người bào chữa... Kiểm sát viên luôn phải chú ý tác phong, tính kỷ luật, tính tôn nghiêm và phải luôn bình tĩnh, tập trung cao độ trong suốt quá trình xét xử. Tránh tình trạng nóng vội, phản ứng gay gắt, tác phong luộm thuộm, lập luận không rõ ràng, trình bày cáo trạng, luận tội rời rạc,... Để đạt được những chuẩn mực giá trị văn hóa khi thực hiện nhiệm vụ tại phiên tòa, kiểm sát viên cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững các quy định về pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, khoa học về chứng cứ, dấu vết, tâm lý tội phạm, đồng thời nắm vững các nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước và các chuyên ngành luật khác; phải thường xuyên rèn luyện tư duy logic, khả năng tổng hợp, phân tích đánh giá chứng cứ; thường xuyên rèn luyện kỹ năng về đọc, nói, viết, kỹ năng cảm hóa, giáo dục, thuyết phục người tham gia phiên tòa, nhất là kỹ năng tranh tụng; phải biết kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức pháp luật, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ với sự hiểu biết tổng hợp về các môn khoa học xã hội, khoa học tâm lý,
vốn sống, kinh nghiệm nghề nghiệp... khi thực hiện nhiệm vụ.Phải có tác phong làm việc khoa học với tinh thần trách nhiệm cao, tự giác, tận tụy, khiêm tốn, tôn trọng mọi người.Kiểm sát viên phải dự liệu trước những tình huống có thể xảy ra tại tòa và phương án giải quyết. Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố tại phiên tòa cần rèn luyện để có được hai tố chất là khả năng phân tích tổng hợp, tư duy logic và khả năng hùng biện, ứng xử linh hoạt trước đám đông. Đây là những kỹ năng mà kiểm sát viên phải thuần thục.Để hình thành kỹ năng thực hành quyền công tố, đòi hỏi kiểm sát viên phải kiên trì rèn luyện một cách khoa học, nghiêm túc. Thường xuyên tự đánh giá, rút kinh nghiệm công tác. Đây là cách duy nhất hình thành kỹ năng, bởi vì kỹ năng chỉ có được thông qua lao động trực tiếp.
Thứ ba, về thái độ của kiểm sát viên. Ở đây thái độ được hiểu trên khía cạnh sự chăm chỉ, công tâm, bản lĩnh và trách nhiệm. Hoạt động thực hành quyền công tố của kiểm sát viên là hoạt động áp dụng pháp luật rất phức tạp, liên quan trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và đôi khi là cả sinh mệnh con người. Do đó, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đòi hỏi kiểm sát viên phải thực sự chăm chỉ, làm việc với tâm trong sáng, nhìn nhận, đánh giá sự việc một cách khách quan, chính xác và công bằng. Trước một hành vi phạm tội, kiểm sát viên cần phải xem xét, đánh giá một cách tỉ mỉ, khách quan và toàn diện, không thiên vị; luôn luôn bảo đảm nguyên tắc: mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Quyết tâm bảo vệ lẽ phải, bảo vệ công lý. Khi xem xét một sự việc cần phải xem xét một cách toàn diện, tôn trọng sự thật, không được vội vã kết luận và suy đoán chủ quan. Tất cả phải được thể hiện qua chứng cứ cụ thể, rõ ràng, tuyệt đối không thành kiến, áp đặt ý chí chủ quan. Thận trọng suy xét, cẩn thận trong hành động để tránh sai sót, thể hiện ý thức trách nhiệm cao trong công việc và dám chịu trách nhiệm trước pháp luật về công việc đảm nhiệm.
Kiểm sát viên phải luôn luôn thể hiện được hình ảnh là người đại diện cho sự công bằng, đại diện cho chính nghĩa, lẽ phải, có phẩm chất đạo đức và đặc biệt phải có đủ năng lực để hoàn thành công việc chuyên môn được giao, đáp ứng được tiêu chí: vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Chung Về Công Tác Bảo Đảm Quyền Trẻ Em Trong Các Vụ Án Xâm Hại Tình Dục Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Thành Phố Hà Nội
- Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Và Quy Chế Phù Hợp Với Thực Tiễn
- Hướng Dẫn, Ban Hành Quy Chế Phối Hợp Giữa Các Cơ Quan Tiến Hành Tố Tụng
- Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội - 13
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên cần được thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện để giữ vững bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng; có phẩm chất đạo đức trong sáng, lương tâm, trách nhiệm, tận tụy và có tính tự giác cao với công việc; có tinh thần kiên quyết đấu tranh bảo vệ công lý, không thiên lệch trước bất kỳ áp lực nào; phải thường xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức, lương tâ m nghề nghiệp, biết vượt qua chính mình, kiên quyết đấu tranh bảo vệ cái đúng, tôn trọng lẽ phải...
Rèn luyện nâng cao ý thức chính trị sẽ giúp cho Cán bộ, Kiểm sát viên thực hiện chức năng nhiệm vụ một cách có lý, có tình, được nhân dân tin tưởng và đồng tình: giúp cán bộ, Kiểm sát viên vận dụng pháp luật được đúng đắn. Việc rèn luyện ý thức chính trị luôn phải đi đôi với việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của người cán bộ kiểm sát theo tinh thần lời dạy của Bác Hồ: Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn. Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp phải thường xuyên tiếp xúc với những mặt trái của xã hội, tiếp xúc với đủ loại vi phạm và tội phạm, nếu người cán bộ, Kiểm sát viên không trau dồi đạo đức và rèn luyện ý thức chính trị của mình thì rất dễ bị những mặt trái của xã hội cám dỗ. Người cán bộ, Kiểm sát viên có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức sẽ biết cách khắc phục những khó khăn chủ quan và khách quan trước mắt để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà không thụ động, ỷ lại vào cấp trên, đổ lỗi cho khách quan. Trong điều kiện nước ta đang phát triển nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc rèn luyện ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức cho cán bộ Kiếm sát viên càng đặt ra cấp thiết và cấp bách.
Tiếp tục thực hiện chủ trương tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và bồi dưỡng kiến thức quản lý, chỉ đạo, điều hành cho lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp. Bồi dưỡng và trao đổi kinh nghiệm thường xuyên cho Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát xét xử để họ thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Sắp xếp lại tổ chức, cán bộ chú trọng bố trí tuyển chọn Kiểm sát viên có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt làm công tác kiểm sát xét xử hình sự. Tăng quyền hạn, nâng cao tính độc lập cho Kiểm sát viên để họ chủ động thực hiện nhiệm vụ kiểm sát xét xử và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Tổ chức thi tuyển chức danh tư pháp.
Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quy định về xây dựng vị trí việc làm trong toàn ngành. Bố trí, sắp xếp và tuyển dụng cán bộ hợp lý và khoa học. Đây là nhiệm vụ mang tính chiến lược về công tác nhân sự phục vụ lâu dài cho ngành Kiểm sát, đảm bảo tính chủ động, hợp lý và đồng bộ. Không để xảy ra hiện tượng nơi thừa cán bộ, nơi lại thiếu cán bộ làm công tác kiểm sát, đặc biệt là những cán bộ có chức danh tư pháp. Có kế hoạch định kỳ đào tạo, đào tạo lại để bồi dưỡng cho cán bộ, Kiểm sát viên. Đảm bảo các cán bộ được luân chuyển yên tâm công tác, phấn khởi, phát huy được khả năng, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ ở đơn vị mới. Thực tế cho thấy, công tác luân chuyển cán bộ không chỉ tạo ra môi trường điều kiện mới để cán bộ có trình độ được tiếp tục rèn luyện phấn đấu, trưởng thành toàn diện, vững vàng hơn mà còn góp phần tạo nên sự đổi mới, chuyển biến mạnh mẽ, đồng đều hơn về chất lượng, hiệu quả công việc ở đơn vị.
Tiểu kết chương 3
Qua nghiên cứu thực trạng tại chương 2 của luận văn, từ những kết quả đạt được và khó khăn vướng mắc, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bảo vệ quyền trẻ em của Viện kiểm sát nhân dân trong các vụ án hình sự. Các giải pháp này khi được thực hiện sẽ góp phần thực hiện tốt chức năng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, cũng như đảm bảo tốt hơn các quyền trẻ em trong tố tụng hình sự. Qua đó, ngày càng được thể hiện rõ nét và phát huy vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục.
Việc bảo đảm quyền trẻ em của Viện kiểm sát trong các vụ án xâm hại tình dục cần phải quán triệt các quan điểm của Đảng và Nhà nước về chiến lược bảo đảm quyền trẻ em trong giai đoạn hiện nay, đồng thời quán triệt quan điểm về chiến lược cải cách tư pháp trong tình hình mới. Bên cạnh đó, cần quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về xác định vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước nói chung, cũng như trong việc bảo vệ quyền con người, quyền trẻ em.
KẾT LUẬN
Với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết tố giác tin báo về tội phạm, điều tra, xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát góp phần tích cực vào việc bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục. Các quyền năng và biện pháp mà Viện kiểm sát sử dụng để bảo vệ quyền trẻ em rất đa dạng. Những hoạt động của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự góp phần bảo vệ quyền trẻ em trong tố tụng hình sự; đồng thời, là một trong những yếu tố bảo đảm nguyên tắc chế ước và kiểm soát quyền lực trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Luận văn kết hợp phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. Qua nghiên cứu đánh giá nhận thấy trong các năm từ 2015 đến 2020, việc đảm bảo quyền trẻ em của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định. Những kết quả này được thể hiện ở các hoạt động như: Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã phối hợp cùng với Cơ quan điều tra và Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện tốt việc giải quyết các vụ án hình sự về tội phạm xâm hại tình dục trẻ em phát sinh thuộc thẩm quyền, đảm bảo đúng các quy trình, thời hạn và nội dung theo yêu cầu của Bộ luật Tố tụng hình sự và Bộ luật hình sự.
Nhìn chung trong những năm qua, hoạt động tố tụng hình sự nói chung và của Viện kiểm sát nói riêng đã có những kết quả khả quan, tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, tồn tại.
Từ thực trạng trên, luận văn đã đề xuất hoàn thiện một số quy định của pháp luật tố tụng hình sự và các văn bản có liên quan và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao vai trò bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội trong hoạt động của mình, đáp ứng yêu cầu của Đảng và Nhà nước trong việc bảo đảm quyền trẻ em.
Tiếng Việt
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Thị Quỳnh Chi (2020), Giải đáp vướng mắc trong hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc xâm hại phụ nữ, trẻ em, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
2. Lê Huỳnh Tấn Duy (2015), Quyền của người chưa thành niên có sự tham gia của đại diện gia đình, nhà trường, tổ chức trong quá trình tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học pháp lý, tr.22-29.
3. Phạm Mỹ Dung (2018), Bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật Hiến pháp và luật Hành chính Học viện Hành chính Quốc gia
4. Đảng Cộng sản Việt nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Kết luận số 79/KL-TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về đề ấn đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, VKSND, Cơ quan điều tra, Hà Nội
7. Vũ Công Giao (2020), Quyền trẻ em và lao động trẻ em, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
8. Hoàng Minh Khôi (2013), Cần hiến định quyền của người chưa thành niên trong Hiến pháp, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, tr47-54
9. Hoàng Minh Khôi (2013), Cần thống nhất độ tuổi của người chưa thành niên trong các văn bản pháp luật, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, tr 25-30
10. Liên hợp quốc (1924), Tuyên bố Giơnevơ về quyền trẻ em
11. Liên hợp quốc (1945), Hiến chương Liên hợp quốc
12. Liên hợp quốc (1948), Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền