Quy Định Quyền Tranh Tụng Trong Tố Tụng Hình Sự

hoạt động tranh tụng. Quá trình tranh tụng tại phiên tòa đã theo đúng trình tự quy định, phần nào đảm bảo được tính khách quan, tính vô tư, dân chủ, bình đẳng trong xét xử. Các thành viên HĐXX cũng thể hiện sự tôn trọng các bên tham gia tranh tụng, đã theo dòi sát diễn biến tại phiên tòa, có ghi nhận ý kiến tranh luận của các bên, nhất là các ý kiến đối lập, các trích dẫn căn cứ khác biệt của phía bào chữa và bên công tố, lắng nghe ý kiến những người tham gia tố tụng khác. Vì vậy, chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa HSPT tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng không ngừng được nâng cao, giảm bớt được tình trạng tranh tụng hình thức như trước đây, góp phần hạn chế án oan, sai. Bản án của Tòa án tuyên đã phản ánh sát thực chất, diễn biến hành vi của người phạm tội, vừa mang tính chất răn đe, phòng ngừa và giáo dục người phạm tội. Bản án được tuyên mang đầy tính chất nhân văn, giáo dục, đủ sức răn đe góp phần ổn định an ninh trật tự, đẩy lùi tội phạm để phát triển đất nước.

Chương 3

CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM QUYỀN TRANH TỤNG TRONG PHIÊN TÒA HÌNH SỰ PHÚC THẨM

3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật

Các quy định trong BLTTHS năm 2015 đã có nhiều điều luật mà nội dung mang tính đột phá, tiến bộ rò rệt nhằm tăng cường các hoạt động tranh tụng tại phiên tòa hình sự, hoạt động tranh tụng tại phiên tòa hình sự là một vấn đề còn rất mới mẻ so với việc hoạt động hỏi đáp truyền thống của nước ta trước đây, so với khi chưa có công cuộc cải cách tư pháp. Về mặt lý luận vẫn còn có nhiều quan điểm, có nhiều nhận thức khác nhau xoay quanh vấn đề này. Việc quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật đặc biệt là BLTTHS còn rất hạn chế, chưa thực sự rò ràng, chưa thể hiện tính đồng bộ và thống nhất cao mà còn có nhiều mâu thuẫn chồng chéo. Ranh giới giữa thủ tục tranh tụng và thủ tục hỏi đáp tại phiên tòa hình sự vẫn chưa phân định được rò ràng. Pháp luật TTHS vẫn còn quy định nhiều về việc hỏi - Đáp tại phiên tòa.Vai trò xét hỏi của HĐXX, KSV thông qua hoạt động xét hỏi còn chưa thực sự sâu sát, đôi khi trở nên tẻ nhạt, ảnh hưởng đến vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tranh tụng đặc biệt là chủ thể gỡ tội và chủ thể buộc tội.

Để nâng cao hoạt động tranh tụng tại phiên tòa hình sự, điều quan trọng nhất là BLTTHS phải thể hiện rò ràng tranh tụng là một nguyên tắc cơ bản không thể thiếu. Đã là nguyên tắc thì các cơ quan bảo vệ pháp luật và các chủ thể khác khi tham gia vào hoạt động tranh tụng phải tuyệt đối tuân theo. Phải ý thức được và hướng mọi hoạt động của họ tuân theo nguyên tắc ấy. Có như vậy khi đã thực hiện được đầy đủ các nguyên tắc mà BLTTHS quy định thì quyền tranh tụng cũng đương nhiên được đảm bảo.

Theo quy định hiện hành của pháp luật TTHS đã ghi nhận nguyên tắc tranh tụng. Tuy nhiên vẫn chưa rò ràng, các quy định còn chồng chéo gây khó

khăn cho hoạt động tranh tụng. Trên thực tiễn tác giả cũng chưa thấy có một quy định nào hướng dẫn cụ thể về quyền tranh tụng tại phiên tòa phải thực hiện ra sao, giới hạn tranh tụng và nghĩa vụ tranh tụng như thế nào. Để nâng cao hoạt động tranh tụng tại phiên tòa hình sự theo tác giả, cũng rất cần bổ sung thêm các quy định khác nhằm cụ thể hóa những quy định về tranh tụng, quyền tranh tụng để tạo ra một cơ chế thích hợp và hiệu quả cho quá trình tranh tụng. Cũng cần loại bỏ những trách nhiệm, nghĩa vụ tố tụng không thuộc chức năng xét xử của Tòa án để bảo đảm quyền tranh tụng cũng như chất lượng tranh tụng trong xét xử.

3.1.1. Quy định quyền tranh tụng trong tố tụng hình sự

Trong quá trình tranh tụng, điều quan trọng nhất là chủ thể tranh tụng phải được đảm bảo đầy đủ quyền, nghĩa vụ về mặt tố tụng trên phương diện luật định. Tôn trọng “Nguyên tắc” tranh tụng là đảm bảo được “Quyền” tranh tụng. Vậy quyền tranh tụng là gì? Theo tác giả, thì quyền tranh tụng là các quyền được thu thập tài liệu, chứng cứ, được quyền kiểm tra và đánh giá chứng cứ, được quyền chứng minh các tình tiết trong vụ án, được quyền tham gia tố tụng, quyền đưa ra các yêu cầu, quyền xét hỏi và quyền tranh luận tại phiên tòa mà BLTTHS là cơ sở pháp lý để thực hiện và để bảo đảm các quyền ấy. Tuy nhiên, các quy định ấy hiện vẫn còn rất mờ nhạt, các văn bản pháp quy cũng chưa có quy định nào khẳng định tranh tụng là “Quyền” không thể thiếu trong VAHS; Muốn đảm bảo được “Quyền” tranh tụng, trước hết phải khẳng định tranh tụng là một “Nguyên tắc” (Theo BLTTHS), từ nguyên tắc tranh tụng đưa vào hệ thống các nguyên tắc bắt buộc của TTHS với nội dung cụ thể như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Nguyên tắc tranh tụng và quyền được tranh tụng

1. Hoạt động TTHS phải được tiến hành trên cơ sở của tranh tụng và đảm bảo được quyền tranh tụng.

Bảo đảm quyền tranh tụng tại phiên tòa hình sự phúc thẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 8

2. Chức năng buộc tội, chức năng gỡ tội và chức năng xét xử phải độc lập.

3. Các chủ thể của bên buộc tội thực hiện chức năng buộc tội; các chủ thể của bên gỡ tội thực hiện chức năng gỡ tội; và Tòa án thực hiện chức năng xét xử [15, tr.37].

Chủ thể buộc tội và chủ thể gỡ tội đều bình đẳng trước pháp luật và Tòa án là nơi tạo điều kiện cần thiết để các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình theo quy định của pháp luật, kết quả tranh tụng là cơ sở phán quyết của Tòa án.

3.1.2. Quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội

Nguyên tắc suy đoán vô tội là một nguyên tắc rất tiến bộ, và là một loại hình tố tụng lấy các giá trị công bằng, bình đẳng làm nền tảng quan trọng và hữu hiệu cho việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người trong TTHS.

Trên thực tiễn, không chỉ có những hoạt động điều tra, truy tố mà cả các hoạt động xét xử của Tòa án đều có một xu hướng nhìn nhận bị can, bị cáo là những người phạm tội thực sự dù chưa chứng minh được/chưa có phán quyết có hiệu lực của Toà án kết tội.

Trong tâm lý học, xu hướng đó gọi là xu hướng buộc tội, còn trong luật học thì xu hướng đó gọi là “Suy đoán có tội”. Đây chính là những nguyên nhân sâu sa của vấn đề án oan sai hiện nay. Điều 31 Hiến pháp năm 2013 đã xác định nội hàm của nguyên tắc suy đoán vô tội là “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” [8]. Từ nội dung cơ bản này, nguyên tắc suy đoán vô tội được đặt ra những đòi hỏi cơ bản mà TTHS phải đảm bảo:

Một là, bị can, bị cáo phải được coi là không có tội cho đến khi họ được chứng minh là có tội theo thủ tục luật định. Hay hiểu theo cách nôm na là lỗi của họ không được chứng minh thì đồng nghĩa với sự vô tội được chứng minh. Yêu cầu này đã tạo ra sự an toàn pháp lý cho người bị buộc tội trong toàn bộ quá trình TTHS. Trong nguyên tắc này hoàn toàn phù hợp với Công

ước của Liên hiệp quốc về quyền dân sự và chính trị. Theo đó, mọi người đều có quyền hưởng tự do và an ninh cá nhân, không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ. Người bị buộc tội là phạm một tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi tội của người đó được chứng minh theo pháp luật”(Điều 14.2) [16].

Hai là, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về người buộc tội. Bị cáo không có trách nhiệm chứng minh sự vô tội của mình. Các cơ quan tiến hành tố tụng không được bắt buộc bị can, bị cáo thực hiện trách nhiệm đó dưới bất kỳ hình thức nào [26, tr.22].

Ba là, nghiêm cấm dùng nhục hình, truy bức và các hình thức trái pháp luật khác trong quá trình thu thập chứng cứ; lời nhận tội của bị cáo chỉ được coi là chứng cứ nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án, không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo để làm chứng cứ buộc tội.

Bốn là, phán quyết của Tòa án phải dựa trên các chứng cứ và đã được xem xét, đánh giá tại phiên tòa thông qua hoạt động tranh tụng công khai, chứng minh là bị cáo có tội.

Năm là, bị can, bị cáo có quyền im lặng, không trả lời các câu hỏi của cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng. Yêu cầu này bắt nguồn từ quyền không buộc phải chứng minh của bị can, bị cáo và trách nhiệm chứng minh thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng và người buộc tội.

Sáu là, mọi suy đoán, hoặc nghi ngờ về lỗi của bị can, bị cáo cần được giải thích theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo. Trên thực tiễn, điều này vẫn thường xảy ra tại các cơ quan tố tụng, khi có sự không rò ràng trong việc xác định căn cứ có trách nhiệm hình sự, các tình tiết liên quan đến yếu tố lỗi của bị can, bị cáo mà cả quá trình tố tụng của các cơ quan tố tụng không thể làm rò. Từ đó dẫn đến hoài nghi, mâu thuẫn giữa các hướng giải quyết mà chính các cơ quan đó không có hướng để khắc phục, hoặc không thể khắc phục được, những hoài nghi đó nhất định phải được giải quyết theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo [26, tr.21].

3.1.3. Quy định về quyền im lặng

Quyền im lặng là một phương tiện bào chữa và cũng là một phần của quyền bào chữa. Quyền bào chữa là quyền vừa mang tính pháp lý vừa mang tính tự nhiên của bị can, bị cáo. Như vậy quyền im lặng cũng phải được nhìn nhận là một quyền pháp lý và tự nhiên.

Trong hoạt động tranh tụng, người bị buộc tội có quyền im lặng, họ có quyền từ chối trả lời câu hỏi của người tiến hành tố tụng, nếu họ cho rằng im lặng theo cách đó thì việc bào chữa của họ sẽ tốt hơn [23. tr.4].

Theo tác giả, quyền im lặng là quyền con người của người bị buộc tội trong TTHS. Quyền im lặng có một mối quan hệ chặt chẽ với các nguyên tắc quan trọng của TTHS như nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa, nguyên tắc tranh tụng, nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc trách nhiệm chứng minh tội phạm…Việc ghi nhận và thực hiện quyền im lặng của bị can, bị cáo sẽ góp phần quan trọng vào việc giải quyết đúng đắn, khách quan VAHS, hạn chế oan sai, bảo vệ hiệu quả quyền con người trong TTHS.

Ở Việt Nam, cũng đã đến lúc cần quy định về quyền im lặng trong một phạm vi hợp lý, khả thi. Ít nhất cần thể hiện được những nội dung sau:

Một là, bị can, bị cáo có quyền không khai báo để buộc tội mình trong mọi giai đoạn tố tụng và họ phải được giải thích về quyền đó. Không được coi việc người bị can, bị cáo không khai báo là tình tiết tăng nặng TNHS;

Hai là, bị can, bị cáo có quyền có luật sư bào chữa; trong những trường hợp luật định (như là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần…) được bảo đảm có luật sư để giúp đỡ khai báo;

Ba là, khi bị can, bị cáo có luật sư thì việc lấy lời khai, hỏi cung phải có mặt của Luật sư;

Bốn là, lời khai nhận tội của bị can, bị cáo vi phạm các quy định trên đều không có giá trị chứng minh.

3.1.4. Hoàn thiện nội dung của các điều luật liên quan đến hoạt động tranh tụng

- Nghiên cứu điều luật quy định về “Trách nhiệm khởi tố và xử lý VAHS” tác giả nhận thấy:

Điều 18. Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự

Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội.

Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định”.

Theo quy định tại điều luật này thì TTHS đã trao quyền cho Tòa án có thẩm quyền quyết định khởi tố VAHS, nếu Tòa án phải thực hiện nhiệm vụ khởi tố VAHS thì vấn đề đặt ra là có ảnh hưởng gì hay ảnh hưởng như thế nào đến chức năng xét xử của Tòa án hay không và có lấn sân sang chức năng công tố của VKS hay không? Theo tác giả thì không nên quy định thẩm quyền khởi tố VAHS cho Tòa án mà có chăng chỉ áp dụng trong những trường hợp Tòa án phát hiện có dấu hiệu tội phạm mới trong khi xét xử tại phiên tòa mà chưa được khởi tố.Về vấn đề này Tòa án có thể kiến nghị để VKS xem xét và ra quyết định khởi tố VAHS thì sẽ phù hợp hơn.

- Nghiên cứu điều luật quy định về “Xác định sự thật của vụ án” tác giả nhận thấy:

Điều 15. Xác định sự thật của vụ án

“Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.

Theo quy định của điều luật thì trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan điều tra, VKS, Tòa án. Theo tác giả, sự phân định rò chức năng,

thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng nên bỏ trách nhiệm chứng minh tội phạm của Tòa án. Việc phải chứng minh tội phạm của Tòa án mất đi tính khách quan của Tòa án, trách nhiệm chứng minh này thuộc về cơ quan điều tra và VKS. Khi để Tòa án phải chứng minh tội phạm rất dễ bị hiểu sai lệch ảnh hưởng tới tính khách quan của Tòa án khi ra phán quyết, mất đi vai trò cầm cân nảy mực, mất đi tính biểu tượng là nơi bảm đảm công lý được thực thi.[24].

Mặt khác, thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự cũng là một giai đoạn rất quan trọng, việc hỏi đáp tuy được diễn ra công khai, thông qua hoạt động này, HĐXX kiểm nghiệm, đánh giá được kết quả điều tra của cơ quan điều tra cũng như đánh giá được đâu là căn cứ để VKS ra cáo trạng truy tố. Vấn đề này theo tác giả, Tòa án chỉ giữ vai trò là trọng tài điều khiển việc tranh tụng, bảo đảm quyền tranh tụng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Tòa án thực hiện việc giám sát, duy trì trình tự xét hỏi và khi thấy cần thiết thì Tòa án có quyền tham gia vào giai đoạn này mà trong quá trình thực hiện quyền tranh tụng còn chưa rò và còn mâu thuẫn.

- Nghiên cứu điều luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của “Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử” tác giả nhận thấy:

Điều 267. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử

1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử VAHS của Tòa án…”

Theo điều luật này, tác giả nhận thấy: Điều 107 khoản 1 Hiến pháp năm 2013; Điều 20 BLTTHS năm 2015; Điều 2 khoản 1 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 có quy định “VKS có chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”. Việc quy định cho VKS có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án tức là VKS vừa có thầm quyền buộc tội lại vừa có thẩm quyền giám sát Tòa án là cơ quan xét xử đưa ra những phán quyết về hoạt động buộc tội của mình. Thiết nghĩ, như vậy Tòa

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí