Bảo đảm quyền tranh tụng tại phiên tòa hình sự phúc thẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 10

bảo quyền được bào chữa của bị can, bị cáo, quyền được tranh tụng bình đẳng, dân chủ, từng bước khẳng định vị trí của Luật sư trong đời sống chính trị pháp lý của đất nước.

Tuy nhiên, muốn phát triển đội ngũ Luật sư hùng mạnh, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. Hiện nay đội ngũ Luật sư đã và đang tham gia thực hiện bảo đảm quyền tranh tụng trong các VAHS nói chung và trong phiên tòa HSPT nói riêng thực hiện sứ mệnh của mình là bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ công lý, công bằng thì cũng rất cần có một quy trình đào tạo, phương thức đào tạo bồi dưỡng chuyên môn về nghiệp vụ chuyên sâu cho Luật sư để Luật sư Việt Nam hội nhập quốc tế. Muốn thực hiện được như vậy cần bổ sung một số vấn đề sau:

- Một là, cần thiết xây dựng một điều khoản mới về tội danh xâm phạm quyền bào chữa và nhờ người khác bào chữa của công dân trong BLHS; sửa đổi và bổ sung một số quy định trong BLTTHS về tư cách tham gia tố tụng của luật sư, thời điểm tham gia bào chữa, việc tiếp xúc bị can, bị cáo trong trại tạm giam, quyền điều tra và thu thập chứng cứ, quy trình thu thập tài liệu chứng cứ và một số hoạt động nghề nghiệp khác của luật sư;

- Hai là, cần nâng cao kỹ năng tranh tụng của luật sư trong hoạt động tố tụng cao hơn nữa để tranh tụng bình đẳng thực sự với VKS. Khi tham gia phiên tòa VKS chỉ giữ quyền công tố thực hiện đúng với chức năng của TTHS, HĐXX trong phiên tòa hạn chế và dần dần bỏ hẳn việc xét hỏi truyền thống như trước đây sang việc coi trọng tranh tụng và tạo điều kiện cho các chủ thể tranh tụng tại Tòa, có như vậy luật sư mới có cơ hội để thể hiện tất cả những quan điểm, lập luận thuyết phục của mình đến HĐXX để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, thể hiện tính công tâm của mình thực hiện quyền bào chữa, đáp ứng yêu cầu của xã hội;

- Ba là, cần sớm ban hành các quy định điều chỉnh và giám sát nhằm cải tiến nội dung, phương pháp để nâng cao chất lương đào tạo nghề Luật sư,

nâng cao kỹ năng hành nghề Luật sư; Hoàn thiện các quy định pháp lý về chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Luật sư. Hành nghề Luật sư là hoạt động đòi hỏi tính trách nhiệm cao do vậy Luật sư tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là một nghĩa vụ cần thiết. Do đó, cần có những quy định và những biện pháp cụ thể để sớm áp dụng trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp của Luật sư nhằm đem lại sự hiệu quả cao nhất cho hoạt động đặc thù này;

- Bốn là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và thể chế hóa về mặt pháp luật chủ trương hoàn thiện pháp luật về Luật sư; xây dựng các mô hình tổ chức hành nghề và mô hình quản lý đủ sức đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý của công dân, tổ chức; Phấn đấu xây dựng đội luật sư đạt cả về số lượng lẫn chất lượng nhất. Cần có một chính sách thúc đẩy và hỗ trợ nghề Luật sư hơn nữa để xây dựng một đội ngũ Luật sư Việt Nam có chất lượng cao, giỏi về ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ đủ sức tranh tụng ở nước ngoài. Các Luật sư phải thực sự yêu nghề của mình. Một khi lòng yêu nghề, kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp đan xen hòa quyện nhau nó sẽ tạo nên sức mạnh phát triển vượt bậc. Mỗi Luật sư ai cũng phải có trách nhiệm phát huy và duy trì những điểm sáng của nghề, phải có ý thức giữ gìn đạo đức nghề nghiệp của mình, giữ mối quan hệ tốt với mọi người, với đồng nghiệp, thực hiện đúng chức năng xã hội của Luật sư được quy định tại Điều 3 Luật luật sư: “Hoạt động nghề nghiệp của Luật sư nhằm góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Bên cạnh việc nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của Luật sư để đáp ứng các yêu cầu về pháp lý của toàn xã hội thì đội ngũ Luật sư cũng rất cần trau dồi đạo đức, văn hóa ứng xử của mình để xây hình ảnh của người Luật sư chuẩn mực vừa giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, vừa có đạo đức, văn hóa ứng xử, có kiến thức xã hội sâu rộng thì rất cần một bộ quy tắc chuẩn mực về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, coi đây là thước đo phẩm chất đạo

đức và trách nhiệm của Luật sư. Do đó Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã ban hành quyết định số 201/QĐ–HĐLSTQ ngày 13 /12/2019 của Hội đồng Luật sư toàn quốc gồm 32 quy tắc để làm khuôn mẫu cho ứng xử nghề nghiệp và tu dưỡng, rèn luyện giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh danh của Luật sư, xứng đáng với sự tin yêu của toàn xã hội, trong đó có quy tắc ứng xử của Luật sư tại phiên tòa:

Quy tắc 27

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

27.1. Luật sư phải chấp hành nội quy phiên tòa, nội quy phòng xử án, tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa và HĐXX, tôn trọng người tiến hành tố tụng, Luật sư đồng nghiệp và những người tham gia tố tụng khác…

27.2. Trong luận cứ bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, Luật sư phải tôn trọng sự thật khách quan, đưa ra những tài liệu, chứng cứ pháp lý giúp cho việc giải quyết vụ án được khách quan, đúng pháp luật…”[36].

Bảo đảm quyền tranh tụng tại phiên tòa hình sự phúc thẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 10

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của công nghệ số hiện nay, nghề Luật sư có nhiều cơ hội hơn, cụ thể như chất lượng công việc ngành luật tăng lên, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến kinh tế thương mại quốc tế, đội ngũ Luật sư cũng phải nắm bắt lấy cơ hội và sử dụng đòn bẩy công nghệ để tạo một lợi thế trong công việc, nghề luật rất cần đòi hỏi ở đội ngũ Luật sư đáp ứng đủ ba yếu tố cơ bản là “Đạo đức - Trí tuệ - Nghị lực”. Có như vậy mới xứng đáng với sự tôn vinh của toàn xã hội.

3.3. Các bảo đảm khác

3.3.1. Bảo đảm về cơ sở vật chất

Ngoài việc nâng cao năng lực trình độ, năng lực chuyên môn của các chủ thể tham gia tố tụng. Nhà nước ta đã quan tâm và đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị văn phòng hiện đại phục vụ công tác xét xử. Các trụ sở TAND, VKSND đều đã được đầu tư khang trang và hiện đại.Việc bố trí chỗ ngồi cho những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng tại phiên theo mô hình hiện nay đã đảm bảo sự ngang bằng về vị trí ngồi giữa đại diện VKS và

NBC. Chất lượng tranh tụng tại phiên tòa cũng ngày càng được nâng cao, bước đầu đã có những dấu hiệu tích cực.

Tuy nhiên, bên cạnh những gì đã đạt được, thì hiện nay cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc tranh tụng tại phiên tòa hình sự vẫn chưa thực sự đảm bảo, chưa đáp ứng được yêu cầu như: Chưa có phòng xử án riêng cho từng đối tượng; Chưa có phòng cách ly người làm chứng; Những trang thiết bị cần thiết như hệ thống âm thanh, ghi âm, ghi hình, máy tính, máy chiếu, màn hình trình bày chứng cứ phục vụ cho việc tranh tụng, và xét xử còn chậm chưa được trang bị và triển khai.

Hiện nay, hầu hết các nhà tạm giữ, tạm giam và Tòa án không trang bị phòng riêng cho Luật sư gặp bị cáo, cũng như phòng cho Luật sư nghiên cứu hồ sơ, không có phòng cách ly người làm chứng và người tham gia tố tụng khác. Hay nói cách khác, với cơ sở vật chất như hiện tại không tạo điều kiện thuận lợi để NBC thực hiện tốt công việc của mình, không đáp ứng được chủ trương mở rộng tranh tụng trong TTHS. Đa số các bị can, bị cáo với tư cách là bên gỡ tội đang bị giam giữ trong môi trường khắc nghiệt, chật chội, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, ăn uống kham khổ, không được gặp người thân, môi trường “Ngục tù” hiểu theo đúng nghĩa là không đảm bảo quyền con người.

Bên cạnh đó, bên buộc tội được trang bị các phương tiện, công cụ hỗ trợ đầy đủ hơn, họ luôn luôn ở thế mạnh trong khi tiến hành tố tụng, từ đó, tạo nên một áp lực tâm lý vô cùng lớn với bên gỡ tội. Trong những điều kiện bất bình đẳng về mọi mặt như vậy, đã vượt quá sức chịu đựng của một con người, theo quy luật tâm lý chung như thế để tạm thời thoát cảnh ngục tù với mong ước được hưởng quyền tối thiểu của một con người thì bị can, bị cáo đành phải nghe và làm theo ý muốn của bên buộc tội. Và cũng từ đây, họ buông xuôi phó mặc cuộc đời mình cho may rủi, cho số phận, và cũng từ đây gây ra nhiều vụ án oan sai. Do đó, trong điều kiện hiện nay, Nhà nước cần phải đầu tư xây dựng nhà tạm giữ, tạm giam đáp ứng được các điều kiện sinh hoạt tối thiểu, góp phần bảo vệ quyền con người trong TTHS.

Để không có một lợi ích vật chất nào chi phối hành vi tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thì chế độ chính sách đãi ngộ cho các chủ thể này cũng rất cần được quan tâm đúng mức để họ yên tâm công tác và cống hiến. Hiện nay, chế độ tiền lương của Nhà nước theo hạn ngạch đang bộc lộ nhiều khiếm khuyết, những người tiến hành tố tụng đang phải gánh một khối lượng công việc và trách nhiệm rất lớn, đòi hỏi phải có chế độ tiền lương, chế độ chính sách đặc thù đối với từng chủ thể trong quy trình tố tụng đủ để họ chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần, có như vậy mới đẩy lùi được những biểu hiện tiêu cực để họ phấn đấu và đề cao tinh thần trách nhiệm của mình trong công tác.

3.3.2. Bảm đảm về nhân rộng mô hình vụ án tranh tụng mẫu

Như đã phân tích trên đây, xuất phát từ thực tiễn đã có rất nhiều phiên tòa rút kinh nghiệm, từ đây đã tạo ra một môi trường học tập từ thực tiễn cho các chủ thể tranh tụng. Đây cũng là một giải pháp về mặt học thuật hữu hiệu để nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa HSPT. Phiên tòa rút kinh nghiệm là một giải pháp tự đào tạo, bồi dưỡng những lớp cán bộ ngành tư pháp, từ mô hình đó rút ra những bài học kinh nghiệm về kỹ năng tranh tụng cho các chủ thể tranh tụng để rút kinh nghiệm. Tuy nhiên mô hình tranh tụng mẫu cũng bộc lộ những nhược điểm là chỉ rút kinh nghiệm được khâu tranh tụng tại phiên tòa, còn tranh tụng trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố thì chưa được quan tâm đến, nhất là trong giai đoạn điều tra VAHS là giai đoạn hạn chế việc tranh tụng nhất, giai đoạn này rất dễ gây oan sai “Án tại hồ sơ”. Chính giai đoạn này dễ xâm hại đến các quyền con người nhiều nhất. Do đó, cần phải gia cố thêm để tăng cường tranh tụng.

Theo tác giả để học tập kinh nghiệm tranh tụng trong thực tiễn và để đáp ứng chủ trương chống oan sai hiện nay cần phải tổ chức vụ án tranh tụng mẫu ở tất cả các giai đoạn tố tụng để cùng nhau rút kinh nghiệm.

Kết luận Chương 3

Qua việc trình bày và phân tích các nội dung tại Chương 3, BLTTHS năm 2015 đã tạo ra một cơ sở, một hành lang pháp lý để đảm bảo tranh tụng trên thực tiễn, góp phần trong công cuộc đấu tranh và phòng chống tội phạm, hạn chế oan sai, tôn trọng và bảo vệ quyền con người trong TTHS. Tác giả rút ra các kết luận như sau:

Một là, bảo đảm việc tranh tụng tại phiên tòa HSPT cần phải đảm bảo được các yêu cầu về cải cách tư pháp, các giải pháp tăng cường để tiếp tục hoàn thiện pháp luật TTHS, những vấn đề còn hạn chế, bất cập. Các yêu cầu khác như yêu cầu đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chính sách cho các chủ thể tranh tụng và yêu cầu về nhân rộng mô hình vụ án tranh tụng mẫu cũng như các yêu cầu về nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của tất cả các chủ thể tranh tụng.

Hai là, phát hiện những thiếu sót, hạn chế của BLTTHS hiện hành và việc áp dụng pháp luật TTHS trong thực tiễn về vấn đề tranh tụng, đảm bảo quyền tranh tụng trong hoạt động xét xử, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng, tăng cường nhận thức về tranh tụng, bảo đảm quyền tranh tụng, hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS để bảo đảm quyền tranh tụng trong phiên tòa HSPT. Ngoài ra, tác giả còn đề xuất loại bỏ những nội dung làm ảnh hưởng tới việc thực hiện chức năng xét xử của Tòa án (ví dụ như: Tòa án có quyền khởi tố vụ án, hoặc Tòa án xét xử bị cáo tội nặng hơn tội danh mà VKS truy tố …)

Ba là, tác giả cũng đưa ra các giải pháp tăng cường về việc nâng cao trình độ, năng lực, trình độ chuyên môn của các chủ thể tranh tụng (Thẩm phán, VKS, NBC) nhằm phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả của hoạt động tranh tụng để bảo đảm quyền tranh tụng của các chủ thể khi tham gia phiên tòa hình sự.

Có thể nói rằng, BLTTHS năm 2015 ghi nhận nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm đã phản ánh được bước tiến dài của nền tư pháp nước nhà, tạo sự chuyển biến về chất và có tính quyết định đối với hiệu quả của hoạt động TTHS Việt Nam, từ đó mở rộng tính dân chủ, công khai, minh bạch, mang lại sự công bằng trong quá trình giải quyết VAHS. Từ đó bảo đảm tốt hơn quyền con người trong TTHS, quyền công dân và các quyền cơ bản khác, tạo ra điều kiện tốt nhất để họ được thực hiện quyền tự bào chữa của mình. Với những yêu cầu và giải pháp trên đây, tác giả mong muốn góp phần nhỏ bé của mình trong việc hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện cơ chế tranh tụng trong VAHS. Từ đó phát huy được hiệu quả cao nhất trên thực tế áp dụng.

KẾT LUẬN

Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Bảo đảm quyền tranh tụng trong phiên tòa hình sự phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh” tác giả rút ra được một số kết luận sau:

- Tranh tụng tại phiên tòa hình sự là một vấn đề phức tạp, về mặt lý luận và thực tiễn đang có nhiều quan điểm và nhận thức khác nhau của các nhà khoa học cũng như những người làm công tác thực tiện. Việc đưa ra khái niệm về quyền tranh tụng, khái niệm về bảo đảm quyền tranh tụng và khái niệm về phiên tòa HSPT cũng góp phần làm sáng tỏ bản chất, phạm vi và nội dung tranh luận tại phiên tòa, phân biệt rò giữa phiên tòa HSST và phiên tòa HSPT giống và khác nhau như thế nào.

- Tranh tụng tại phiên tòa HSPT có những đặc điểm về chủ thể tranh tụng bao gồm:

Chủ thể có chức năng buộc tội VKS, đại diện là KSV được phân công giữ quyền công tố tại phiên tòa; Bị hại và người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người bị hại; Nguyên đơn dân sự.

- Chủ thể có chức năng gỡ tội: Bị cáo; NBC cho bị cáo; Bị đơn dân sự; Người đại diện hợp pháp của bị đơn dân sự; Người đại diện của pháp nhân thương mại phạm tội.

- Chủ thể thực hiện chức năng xét xử là: Tòa án (Đại diện là HĐXX) nhân danh Nhà nước, quyết định việc bị cáo có tội hay không có tội, chấp nhận hay không chấp nhận việc kháng cáo/kháng nghị.

- Các chủ thể khác cũng có thể tham gia phiên toà theo triệu tập của Toà án để làm rò một số vấn đề có liên quan đến vụ án, gồm: Người làm chứng; Người giám định; Người định giá tài sản; Nhà chuyên môn; Người phiên dịch và Người chứng kiến….Về nội dung và phạm vi tranh tụng thể hiện tại phiên tòa HSPT chủ yếu giữa chủ thể buộc tội và chủ thể bên gỡ tội, các bên đều thể hiện công khai trên nguyên tắc bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí