Bảo đảm quyền tranh tụng tại phiên tòa hình sự phúc thẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 11

giá chứng cứ và quan điểm áp dụng pháp luật xoay quanh việc kháng cáo/kháng nghị bản án HSST chưa có hiệu lực pháp luật trong thời hạn luật định để xác định sự thật khách quan của vụ án nhằm thuyết phục HĐXX chấp nhận quan điểm của mình trong việc giải quyết vụ án.

- Trong phiên tòa HSPT chất lượng tranh tụng chịu sự tác động và chi phối của các quy phạm pháp luật về tranh tụng, chức năng tổ chức của cơ quan tư pháp, nhận thức, năng lực, trình độ chuyên môn của các chủ thể tranh tụng và các đảm bảo khác. Hoạt động tranh tụng tại phiên tòa HSPT mang một ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, xã hội và pháp lý góp phần nâng cao chất lượng tranh tụng, bảo đảm quyền tranh tụng và quyền con người trong TTHS..

- Những quy định hiện hành của pháp luật đặc biệt là các quy định liên quan đến việc xét hỏi, việc tranh luận tại phiên tòa với việc thực hiện các quy định này trên thực tế còn có một số hạn chế, bất cập nhất định trong việc thực hiện quyền tranh tụng. Những tồn tại, hạn chế có nhiều nguyên nhân, nhưng tập trung ở một số quy định của BLTTHS còn bất cập, nhận thức về tranh tụng và trình độ năng lực của KSV, Tòa án, NBC còn hạn chế. Để thực hiện được quyền tranh tụng bình đẳng, công khai cần phải ghi nhận các nguyên tắc tranh tụng, nguyên tắc suy đoán vô tội và quyền im lặng của người bị buộc tội như là một thành trì bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội. Ngoài ra đảm bảo quyền tranh tụng còn phải xem xét giải quyết ở góc độ thực tiễn, lấy bảo đảm quyền con người làm trục xoay của toàn bộ các hoạt động thực tiễn của TTHS. Hay nói một cách khác, trong các hoạt động tranh tụng các cơ quan như VKS, Tòa án phải đề cao quyền con người, khi quyết định áp dụng các biện pháp tố tụng phải rất thận trọng cân nhắc và chỉ áp dụng khi thực sự cần thiết.

- Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá trên, tác giả nêu ra những giải pháp để nâng cao chất lượng tranh tụng, thông qua đó để bảo đảm quyền tranh tụng tại

phiên tòa HSPT. Đặc biệt, tác giả cũng mong muốn những nghiên cứu của luận văn sẽ được các nhà lập pháp quan tâm, cân nhắc trong quá trình áp dụng nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật hình sự, về lâu về dài cần nghiên cứu để tiếp tục đổi mới tổ chức hệ thống các cơ quan tư pháp, nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn cho các chủ thể tranh tụng, đảm bảo về cơ sở vật chất khác cho họat động tranh tụng.

Theo tác giả các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng trong xét xử các VAHS phù hợp với yêu cầu và định hướng của Đảng và Nhà nước trong công cuộc cải cách tư pháp, phải đặt trong mối quan hệ tổng thể trong quá trình dần hoàn thiện pháp luật TTHS và mô hình tranh tụng, bảo đảm quyền tranh tụng của các chủ thể tham gia tranh tụng thông qua việc thực hiện các quy định của pháp luật TTHS. Trong xu thế chống oan sai, bảo vệ quyền con người trong TTHS tiến tới xây dựng một xã hội, công bằng, dân chủ, văn minh không còn cách nào khác là chúng ta phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trên để bảo đảm tranh tụng và quyền tranh tụng trong TTHS.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thúc Anh (2008), Một số suy nghĩ về tranh tụng tại phiên tòa trong cải cách tư pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân (số 01), tr.2-5

2. Ban biên soạn chuyên từ điển New Era (2005), Từ điển Việt – Anh (Vietnamese – English Dictionary), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. tr. 1966.

3. Ban biên soạn chuyên từ điển New Era (2005), Từ điển Việt – Anh (Vietnamese – English Dictionary), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. tr. 1142.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

4. Trần Văn Độ (2004), Bản chất của tranh tụng tại phiên tòa, Tạp chí Khoa học, (số 4) tr.5-9.

5. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

Bảo đảm quyền tranh tụng tại phiên tòa hình sự phúc thẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 11

6. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp, Hà Nội.

7. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

8. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

9. Trương Hồ Hải – Lê Thị Oanh (2014), Góp ý sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm đảm bảo nguyên tắc tranh tụng và suy đoán vô tội theo tinh thần Hiến pháp 2013 - Góc nhìn từ thực tiễn vụ án hình sự, Kỷ yếu hội thảo “Hiến pháp 2013 - Góc nhỉn từ thực tiễn vụ án hình sự” An Giang, tr.99.

10. Phạm Hồng Hải (1999), Đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội. tr.48

11. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.

12. Quốc hội (2013), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.

13. Quốc hội (2013), Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân, Hà Nội.

14. Quốc hội (2013), Luật Tổ chức Viện kiểm sát Nhân dân, Hà Nội

15. Nguyễn Mạnh Kháng (2003), Cải cách tư pháp và vấn đề tranh tụng,

Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (số 10), tr.37.

16. Liên hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về quyền dân sự và Chính trị.

17. Hoàng Thư – Hương Giang, Tranh tụng trong thực tiễn: Vướng mắc từ phía nào, http://moj.gov.vn/ct/Pages/thong-tin-spx?ItemID=3268 ngày 17/12/2007 tr.3

18. Nguyễn văn Trượng (2008), Bàn về vấn đề tranh tụng và các yếu tố tranh tụng trong pháp luật TTHS Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân (số 10), tr.12-15.

19. Đinh Thị Mai (2019), Thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự: Tiếp cận dựa trên quyền chủ thể, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội (số 05), tr.19-20.

20. Uông Chu Lưu (2006), Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Đề tài cấp Nhà nước KX.04.06,Viện khoa học pháp lý – Bộ tư pháp, Hà Nội. tr.60.

21. C.Mac và Ph.Ănghen (2004), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội. tr.102.

22. Trịnh Khắc Triệu, Kỹ năng tranh tụng của Luật sư trong phiên toà hình sự, http://lsvn.vn/news/Diendan/Ky-nang-tranh-tung-cua-luat-su- trong-phien-toa-hinh-su-79 ngày 26/6/2014, tr.1-3.

23. Trịnh Quốc Toản (2003),Nguyên tắc tranh tụng trong luật Tố tụng hình sự Việt Nam và một số kiến nghị, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội (số 4), tr.4.

24. Trần Đại Thắng (2003), Tố tụng (tranh tụng) và tố tụng “thẩm cứu”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (số 9), tr.51-52.

25. Nguyễn Trương Tín (2010), “Một số vấn đề về sự tham gia tranh tụng của người bị hại và nguyên đơn dân sự tại phiên tòa hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí Luật học, (số 3/2010).

26. Đào Trí Úc (2014), Nguyên tắc suy đoán vô tội – Nguyên tắc Hiến định quan trọng đối với việc đổi mới TTHS Việt Nam, Kỷ yếu hôi thảo “Hiến pháp 2013 và vấn đề đổi mới TTHS ở Việt Nam”, An Giang, tr.21-22.

27. Trịnh Tiến Việt (2003), Tìm hiểu về tranh tụng tại phiên tòa hình sự, Tạp chí Kiểm sát, (số 6), tr.31.

28. Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, Nxb Tử điển bách khoa & Nxb Tư pháp, Hà Nội.

29. Nguyễn Đức Mai, “Đặc điểm của mô hình tranh tụng và phương hướng hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam”, Cổng thông tin điện tử trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. http://tks.edu.vn/thong-tin- khoa-hoc/chi-tiet./79/296.

30. Số liệu thống kê của TAND Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác xét xử vụ án HSPT năm 2016.

31. Số liệu thống kê của TAND Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác xét xử vụ án HSPT năm 2017.

32. Số liệu thống kê của TAND Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác xét xử vụ án HSPT năm 2018.

33. Số liệu thống kê của TAND Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác xét xử vụ án HSPT năm 2019.

34. Số liệu thống kê của TAND Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác xét xử vụ án HSPT năm 2020.

35. Công văn số 49/LĐLSVN – BVQLLS ngày 18/2/2021 về việc giải quyết yêu cầu quyền lợi của Luật sư gửi Viện trưởng VKSND tối cao.

36. Quyết định 201/QĐ- HĐLSTQ ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng Luật sư Toàn Quốc ban hành bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư.

37. Theo báo NLĐO ngày 22/11/2018 03.12pm trích dẫn câu nói của Chánh án Tòa án Mỹ Roberts đã lên tiếng bảo vệ tính độc lập của bộ máy tư pháp liên bang.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022