Số Liệu Thống Kê Tổng Số Vụ Án Đã Thụ Lý, Giải Quyết Và Có Người Bào Chữa Tham Gia Từ Năm 2016 Đến Năm 2020

Số vụ án còn tồn lại chưa được giải quyết đạt tỷ lệ 13,58% và số bị cáo đạt tỷ lệ 18,04%;

Số vụ án có NBC tham gia là 589 vụ đạt tỷ lệ 97,36% so với vụ án được cấp Tòa phúc thẩm thụ lý và giải quyết.

Cụ thể: Cấp Tòa phúc thẩm TAND Thành phố Hồ Chí Minh giữ nguyên bản án/quyết định của cấp Tòa sơ thẩm là 63,90%.

- Tỷ lệ các bản án/quyết định của cấp Tòa phúc thẩm hủy bản án/quyết định của cấp Tòa sơ thẩm là: 4,63%;

Hủy bản án/quyết định cấp Tòa sơ thẩm để có tình tiết mới 0,16%;

- Tỷ lệ sửa bản án/quyết định của cấp Tòa sơ thẩm là: Sửa phần án dân sự là 0,64%;

Sửa bản án/Quyết định của cấp Tòa sơ thẩm là 1,76%;

Sửa bản án/Quyết định của cấp Tòa sơ thẩm do có tình tiết mới là 61,18% [34].

Bảng 2.2.1. Số liệu thống kê tổng số vụ án đã thụ lý, giải quyết và có người bào chữa tham gia từ năm 2016 đến năm 2020


Năm

Số thụ lý

Số giải quyết

Tỷ lệ %


Vụ


Bị cáo


Vụ


Bị cáo

Có NBC

tham gia


Vụ


Bị cáo

Có NBC

tham gia

2016

825

1.573

515

1.011

258

62,42%

64,27%

50,10%

2017

760

1.150

479

744

310

63,03%

64,70%

64,72%

2018

573

772

573

772

478

100,00%

100,00%

83,42%

2019

640

857

598

846

502

93,44%

98,72%

83,95%

2020

626

876

605

814

589

96,65%

92,92%

97,36%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Bảo đảm quyền tranh tụng tại phiên tòa hình sự phúc thẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 7


Nguồn: Số liệu tổng kết công tác xét xử của TAND Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến năm 2020 (30, 31, 32, 33, 34)

Biểu đồ 2.2.1. Biểu đồ tỷ lệ % số vụ án giải quyết và có người bào chữa tham gia từ năm 2016 đến năm 2020

Tỷ lệ %

120.00%


100.00%


80.00%


60.00%


40.00%


20.00%


0.00%

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Chú thích

Số vụ án giải quyết.

Số vụ án giải quyết có người bào chữa tham gia.


Nguồn : Biểu đồ số liệu tổng kết công tác xét xử của TAND Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến năm 2020 (30, 31, 32, 33, 34)


2.2.2. Những hạn chế cần khắc phục về bảo đảm quyền tranh tụng trong phiên tòa hình sự phúc thẩm tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Thực tiễn TAND Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng việc bảo đảm quyền tranh tụng tại phiên tòa HSPT tới nay, đã có rất nhiều nỗ lực để đạt được những thành quả nhất định. Khi tác giả trao đổi về thực trạng việc bảo đảm quyền tranh tụng ở TAND Thành phố Hồ Chí Minh, một cựu Thẩm phán có kinh nghiệm lâu năm cho biết “Theo tôi, đây chỉ là một thiếu sót của một vài cá nhân. Quả thật, cũng có một số trường hợp chưa thực sự áp dụng việc bảo

đảm quyền tranh tụng. Như vậy và tôi cho là bình thường vì trong một tập thể quá trình hoạt động không tránh khỏi sự va vấp của một vài người, một vài đơn vị. Những thiếu sót này không làm cản trở bước tiến về phía trước của chúng ta trong việc đảm bảo tranh tụng. TAND Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu rất kỹ về BLTTHS, trong đó có đảm bảo các quyền của bị cáo, quyền của luật sư và những thủ tục tố tụng khác liên quan đến vấn đề tranh tụng được chúng tôi nghiên cứu kỹ, mổ xẻ và thảo luận để đưa ra mô hình tố tụng mang tinh thần đó. Chúng tôi là đơn vị đầu tiên tổ chức phiên tòa mẫu của cả nước, từ đó có những quy định làm rò những ưu điểm trong yếu tố tranh tụng của BLTTHS. Ví dụ: luôn luôn yêu cầu KSV, Luật sư đối đáp tất cả các vấn đề tại phiên tòa, giải quyết cho bị cáo biết rò tường tận quyền của bị cáo cũng như khi hồ sơ chuyển cho VKS truy tố và chuyển cho Tòa án xét xử, quyền của bị cáo luôn được nhắc đến, những người nào không bảo đảm được, không ý thức được việc họ thực hiện những quyền đó. Mặt khác cách tổ chức phiên tòa, chúng tôi luôn dành quyền tự bào chữa của bị cáo lên trên hết” [17, tr.3]. Bên cạnh sự nỗ lực để đạt được kết quả như trên thì vẫn còn những hạn chế nhất định cần khắc phục như:

- Hạn chế thứ nhất: Những quy định của pháp luật chưa đầy đủ, rò ràng còn có sự chồng chéo

Hiến pháp năm 2013, BLTTHS năm 2015 tuy đã có những quy định tiến bộ về tranh tụng tại phiên tòa như: Sự ghi nhận nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo, bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tòa, nguyên tắc bình đẳng giữa KSV và NBC, bị cáo trong việc đưa ra chứng cứ, yêu cầu và tranh luận trước Tòa án nhằm đảm bảo tính khách quan thông qua hoạt động xét xử, quy định khi xét hỏi và tranh tụng, chủ tọa phiên tòa không giới hạn thời gian tranh tụng…Tuy nhiên, pháp luật cũng chưa có hướng dẫn về trình tự, thủ tục tranh tụng cụ thể như thế nào để thực hiện nguyên tắc tranh tụng và bảo đảm quyền tranh tụng, cũng như quyền và nghĩa vụ của

KSV và NBC. Trách nhiệm của HĐXX, của Thẩm phán trong việc đảm bảo quyền tranh tụng…Những vướng mắc phát sinh từ thực tiễn xét xử vẫn chưa được hướng dẫn kịp thời. Một số quy định còn chồng chéo, chưa thể hiện được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn một cách rò ràng. Ví dụ như Điều 18 BLTTHS năm 2015 - Tòa án thực hiện chức năng buộc tội thay cho VKS như khởi tố vụ án; Quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng trong đó có Tòa án, quy định này rất dễ gây hiểu lầm là Tòa án cũng thuộc về bên buộc tội, hay VKS là cơ quan đại diện cho Nhà nước thực hành quyền công tố, quyết định việc buộc tội thế nhưng điều luật lại quy định cho VKS kiêm luôn cả chức năng kiểm sát việc xét xử, rò ràng là không khách quan không thể hiện rò các chức năng của TTHS là: “Buộc tội, bào chữa và xét xử”… Để thực hiện nguyên tắc tranh tụng và bảo đảm quyền tranh tụng trên tinh thần khách quan, bình đẳng, dân chủ, công khai thì rất cần pháp luật phải có những quy định rạch ròi giữa các chức năng, cũng như vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể, và cũng rất cần phải có những cơ chế giám sát khả thi trong quá trình thực hiện. Có như vậy mới đảm bảo được tính đúng đắn của pháp luật, bảo đảm các nguyên tắc cốt lòi, bảo đảm quyền tranh tụng trong TTHS góp phần bảo vệ quyền con người trong TTHS.

- Hạn chế thứ 2: Nhận thức của các chủ thể tranh tụng, người tiến hành tố tụng

Tại phiên tòa HSPT, các chủ thể tranh tụng và người tiến hành tố tụng cũng chưa thực sự nhận thức một cách sâu sắc về nguyên tranh tụng, nếu nhận thức đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của nguyên tắc tranh tụng thì nó là tư tưởng chỉ đạo cho mọi hành vi, tạo ra sự chế ước, sự an toàn và là cơ sở cho các chủ thể tố tụng trong quá trình đi tìm một chân lý khách quan. BLTTHS năm 2015 hiện hành cũng chưa đích danh ghi nhận tranh tụng, quyền tranh tụng và các quy phạm cần thiết cho bảo đảm tranh tụng, tuy đã có nhưng còn nhiều bất cập cần phải bổ sung.

Theo PGS.TS Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án TANDTC, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương cho rằng “Xưa nay chúng ta vẫn quan tâm nhiều tới hồ sơ hơn là kết quả xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa và chính vì thế có thể dẫn đến oan sai. Hiến pháp năm 2013 ghi nhận tranh tụng là một khâu đột phá. Đã tranh tụng khi không chỉ tại phiên tòa mà còn ở trong tất cả các quá trình tố tụng. Muốn có sự khách quan thì phải có sự tranh luận giữa bên buộc tội, và gỡ tội. Có sự cọ sát giữa hai quan điểm thì Tòa án mới xác định được sự thật xảy ra như thế nào”[4].

Vì thế, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chưa thực sự nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của nó, nên họ chưa coi trọng việc tranh tụng và bảo đảm cái quyền ấy. Họ chưa thấu hiểu được tính tích cực của sự phản biện. Thực tế còn có một bộ phận coi sự có mặt của NBC chỉ để trang trí đội hình cho đẹp và đâu đó đã có những nhận thức xem thường vai trò của NBC cũng như vai trò, chức năng gỡ tội của Luật sư. Xuất phát cũng từ nhận thức này, cho nên họ tìm mọi cách gây khó dễ cho hoạt động bào chữa, không muốn cho luật sư gặp bị cáo, có khi họ còn tác động để bị cáo từ chối gặp luật sư của mình [22, tr.1.3].

Trong phiên tòa HSPT, Luật sư tham gia bào chữa và là người tiếp cận trực tiếp bị cáo với tư cách là NBC, người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho bị cáo. Luật sư có trách nhiệm giải thích pháp luật cho bị cáo cũng như quyền và nghĩa vụ của họ trong phiên tòa và những quyền được pháp luật bảo đảm thực hiện. Luật sư cũng là người chuẩn bị tâm lý vững vàng để họ bình tĩnh, sáng suốt trong quá trình khai báo cần trung thực, khách quan, toàn diện và đúng quy định của pháp luật.

Vì nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của việc tranh tụng, quyền được tranh tụng cho nên bên buộc tội đại diện là KSV chưa thực sự tôn trọng NBCchủ yếu là luật sư bào chữa, họ e ngại sự có mặt của Luật sư có thể sẽ gây khó khăn cho họ. Nhiều trường hợp, nhiều vụ án KSV còn vi phạm cả

những thủ tục tố tụng, không cho Luật sư tiếp cận, đọc và sao chụp toàn bộ hồ sơ vụ án mà chỉ cho Luật sư chụp các tài liệu có trong danh mục tài liệu, hồ sơ vụ án do KSV đánh máy sẵn. Khi Luật sư thực hiện việc khiếu nại đến cơ quan tiến hành tố tụng, thì Viện trưởng VKS còn ghi rò trong văn bản giải quyết khiếu nại là “Không đồng ý cho luật sư đọc và photo toàn bộ hồ sơ vụ án” rồi ký tên, đóng dấu [35].

Qua việc phân tích trên cho thấy việc gây khó khăn cho NBC, cản trở quyền hành nghề của Luật sư trong VAHS cũng là những hạn chế nhất định. Tại phiên tòa hình sự, họ không đối đáp, không tranh luận với NBC (Đặc biệt NBC là Luật sư tham gia), họ luôn giữ và bảo lưu quan điểm buộc tội của mình. Và đây là nguyên nhân hạn chế quan trọng trong tiến trình cải cách tư pháp để bảo đảm nguyên tắc tranh tụng, bảo đảm quyền tranh tụng ảnh hưởng đến kết quả tranh tụng tại phiên tòa.

- Hạn chế thứ ba liên quan đến chứng cứ và người làm chứng

Theo quy định của BLTTHS năm 2015 lời khai của người làm chứng là nguồn của chứng cứ và là cơ sở của các loại chứng cứ [11]. Tại phiên tòa, NBC đề nghị HĐXX triệu tập ĐTV, người làm chứng để làm rò chứng cứ buộc tội nhưng bị Tòa án từ chối. Trong trường hợp, Tòa án có triệu tập ĐTV đến phiên tòa, thì ĐTV cũng chỉ trả lời câu hỏi của HĐXX mà không tranh luận với phía NBC. Đây cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình tranh tụng và bảo đảm quyền tranh tụng để làm rò sự thật khách quan.

Mặt khác, việc đánh giá chứng cứ tại phiên tòa vẫn còn dựa nhiều vào những lời khai có trong hồ sơ vụ án. Theo quy định thì lời khai của người làm chứng cũng phải được thẩm tra lại một cách công khai chứ không đơn thuần chỉ dựa vào lời khai “Có trong hồ sơ vụ án” để làm căn cứ, chứng cứ buộc tội. Pháp luật TTHS quy định: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo một trình tự, thủ tục luật định” và phải thỏa mãn đủ ba yếu tố như: “Tính xác thực, tính hợp pháp, tính liên quan”. Tính hợp pháp và tính liên quan thì có

thể kiểm tra thể hiện bằng các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, nhưng tính xác thực của lời khai của người làm chứng có thể chỉ kiểm tra bằng việc đối chiếu, so sánh với các chứng cứ khác hoặc là thông qua sự thẩm vấn, xét hỏi, tranh tụng công khai trực tiếp tại phiên tòa. Trong trường hợp phiên tòa sử dụng lời khai chưa được thẩm tra, đánh giá trong quá trình tranh tụng tại toà tạo ra nguy cơ cho việc sử dụng các lời khai không đúng sự thật để làm chứng cứ, làm căn cứ để buộc tội/kết tội. Điều đó đã xâm phạm đến các nguyên tắc cốt lòi của nguyên tắc xét xử, ảnh hưởng tới quyền tranh tụng và xu hướng tố tụng tiến bộ trên thế giới mà chúng ta hướng tới và dần hoàn thiện.

- Hạn chế thứ 4 những hoạt động phi tống tụng khác

Trong thực tiễn, việc giải quyết VAHS hiện nay còn xảy ra những hoạt động phi tố tụng, ảnh hưởng tiêu cực đến tranh tụng và quyền tranh tụng như thỉnh thị cấp trên về đường lối giải quyết, họp liên ngành tố tụng trước khi xét xử, giải quyết vụ án theo sự chỉ đạo của cấp trên…Điều này làm cho việc tranh tụng dẫu có cơ sở bao nhiêu cũng trở nên vô nghĩa, mặc dù lý lẽ và căn cứ tranh tụng thuyết phục, rò ràng nhưng không được chấp nhận. Do đó, để hoạt động tranh tụng và bảo đảm quyền tranh tụng bình đẳng, công khai, có hiệu quả thực tiễn, cần phải loại bỏ nhận thức tiêu cực, phi tố tụng không bảo đảm tính minh bạch, khách quan tác động đến các quyết định tố tụng.

Hạn chế thứ 5 về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa HSPT

Tại phiên tòa HSPT trong phần thủ tục xét hỏi của Chủ tọa phiên tòa các thành viên HĐXX và KSV vẫn giữ cách xét hỏi truyền thống như tại phiên tòa HSST, việc xét hỏi của HĐXX cũng chưa tập trung vào việc kháng cáo/kháng nghị.

Hạn chế thứ 6 về phần tranh tụng giữa KSV và NBC trong phiên tòa phúc thẩm

Trong phần tranh luận của KSV và NBC vẫn chưa đi vào trọng tâm, KSV vẫn né tránh những câu hỏi khó từ phía NBC và giữ nguyên quan điểm

buộc tội của mình. Thời gian xét hỏi của HĐXX còn nhiều, chưa thực sự lắng nghe hết lời trình bầy của bị cáo, của NBC và những người tham gia tố tụng khác. Chưa phân biệt được nội dung tranh tụng trong trường hợp kháng cáo/kháng nghị khi có trùng một quan điểm.

Trên đây là những hạn chế nhất định từ thực tiễn phiên tòa HSPT tại Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên nhân của những hạn chế này có nhiều nhưng xoay quanh vấn đề về pháp luật quy định chưa rò ràng như tác giả đã phân tích ở trên. Từ những hạn chế này, rất cần những giải pháp hữu hiệu để hoàn thiện ngày càng tốt hơn góp phần bảo vệ quyền con người trong TTHS.

Kết luận Chương 2

Hoạt động tranh tụng tại phiên tòa HSPT không thể không nói đến các quy định của pháp luật hiện hành về đảm bảo quyền tranh tụng của các bên khi tham gia tố tụng. Dưới góc độ lập pháp, BLTTHS năm 2015 nên quy định đầy đủ các nguyên tắc tố tụng, các quyền tranh tụng của các chủ thể tố tụng, cũng như quy định những trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ để tranh tụng được tiến hành một cách hợp pháp, khách quan cũng như việc quy định các trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng để bảo đảm cho chủ thể tranh tụng thực hiện đầy đủ quyền tranh tụng của mình. Khi đã đảm bảo được các nguyên tắc tranh tụng thì cũng đương nhiên quyền tranh tụng được bảo đảm. Cơ chế thực hiện cũng như các quy định hiện hành của pháp luật còn chồng chéo, thiếu đồng bộ. Năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm của những người tham gia tố tụng chưa cao, chưa đáp ứng như mong đợi, rất cần có một lộ trình để khắc phục, tháo gỡ, nhằm đảm bảo quyền tranh tụng đi vào thực chất hơn.

Qua thực tiễn thực hiện quyền tranh tụng tại phiên tòa HSPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài những hạn chế bất cập trên đây, thì trong phiên tòa HSPT tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã gặt hái được nhiều kết quả đáng kể, phần lớn Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa đã điều hành tốt về

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí