Bị hại trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------


LÊ HỒNG NGỌC


BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI


Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS VÒ KHÁNH VINH

Bị hại trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 1

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ Luật học “Bị hại trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của Giáo sư, tiến sĩ Vò Khánh Vinh. Các số liệu, thông tin đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực, tài liệu trích dẫn trong luận văn đều được ghi rò nguồn gốc.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Đồng Nai, ngày tháng năm 2021.

Người cam đoan


Lê Hồng Ngọc

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 5

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vị trí và vai trò của bị hại trong tố tụng hình sự 5

1.2. Phân biệt bị hại với người tham gia tố tụng khác trong tố tụng hình sự 11

1.3. Phân loại bị hại trong tố tụng hình sự 15

1.4. Lịch sử phát triển quy định pháp luật về bị hại 18

Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ BỊ HẠI VÀ THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA BỊ HẠI TẠI TỈNH ĐỒNG NAI 22

2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về bị hại 22

2.2. Thực trạng bị hại ở Đồng Nai qua công tác xét xử của Tòa án 38

Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ BỊ HẠI TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI 51

3.1. Nguyên tắc định hướng áp dụng đúng quy định về bị hại 51

3.2. Các kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật về bị hại 54

3.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ bị hại trong tố tụng hình sự 55

KẾT LUẬN 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Bộ luật Hình sự

Bộ luật Tố tụng hình sự Bộ luật Tố tụng dân sự Tòa án nhân dân

Viện kiểm sát

Cơ quan điều tra Xã hội chủ nghĩa Tiến hành tố tụng Kiểm sát viên

Người bị hại Bị hại


: BLHS

: BLTTHS

: BLTTDS TAND

: VKS

: CQĐT

: XHCN

: THTT

: KSV

: NBH

: BH

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đề cao quyền con người, quyền công dân nên việc bảo đảm công bằng của tất cả mọi chủ thể trước pháp luật là một yêu cầu khách quan. Tòa án nhân dân là cơ quan tư pháp, thực hiện chức năng xét xử, bảo đảm công bằng trong xã hội.

Trong tố tụng hình sự, bị cáo là chủ thể được quan tâm nghiên cứu rất nhiều và pháp luật đưa ra nhiều quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo trước pháp luật. Trong khi đó, bị hại là chủ thể bị tội phạm gây thiệt hại, cần sự quan tâm của Nhà nước để đòi lại sự công bằng cũng như bảo đảm quyền lợi của họ trong quá trình đấu tranh phòng và chống tội phạm. Mặc dù thực tế bị hại là chủ thể chịu nhiều thiệt thòi nhất và quyền lợi bị xâm phạm nặng nề nhất nhưng trong tố tụng hình sự thì vai trò và địa vị pháp lý của bị hại chưa được quan tâm đúng mức. Trong bối cảnh tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, vấn đề bảo vệ quyền con người nói chung, bảo vệ quyền của bị hại trong tố tụng hình sự nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt chính trị

- xã hội và cả về mặt pháp lý.

Về mặt lập pháp, quyền của người bị hại chưa được Hiến pháp thừa nhận mà chỉ được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có một số thay đổi, bổ sung như mở rộng khái niệm bị hại về đối tượng bao gồm cá nhân và pháp nhân; đưa ra định nghĩa về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại; bổ sung người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại có thể là trợ giúp viên pháp lý. Mặc dù vậy, cho đến nay nhận thức lý luận về bị hại trong tố tụng hình sự vẫn còn những quan điểm khác nhau, các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý và quyền của bị hại vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.

Về mặt thực tiễn, xác định tư cách bị hại trong tố tụng hình sự và bảo vệ quyền của bị hại còn nhiều hạn chế, sai sót không chỉ ở tỉnh Đồng Nai mà còn ở một số địa phương khác. Tòa án nhân dân hai cấp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có những đóng góp tích cực trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Mặc dù vậy, trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự, việc xác

định tư cách bị hại ở một số trường hợp vẫn còn các quan điểm khác nhau và việc bảo vệ quyền lợi của bị hại chưa thật sự được bảo đảm.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, sự hạn chế của quy định pháp luật và về mặt lý luận trong khoa học đặt ra yêu cầu cần có sự nghiên cứu để hoàn thiện về mặt pháp luật, góp phần chung vào công tác bảo vệ quyền lợi của bị hại ở tỉnh Đồng Nai mà học viên chọn đề tài “Bị hại trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Qua nghiên cứu đề tài, tác giả nhận thấy bị hại không phải là một đề tài quá mới mà đã có một số công trình nghiên cứu như:

Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự của tác giả Đinh Thị Mai do nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2014. Công trình tiếp cận dưới góc độ quyền của bị hại theo quy định của BLTTHS năm 2003.

Tranh tụng của bị hại: Nghiên cứu so sánh Luật Tố tụng hình sự của Liên Bang Nga và Việt Nam - Luận văn thạc sỹ Luật học trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Trần Tuấn Vũ. Luận văn tiếp cận dưới góc độ so sánh trên phương diện tranh tụng của bị hại mà không toàn diện về bị hại.

Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại trong Tố tụng hình sự Việt Nam - Luận văn thạc sỹ Luật học trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Phạm Ngọc Duyên. Luận văn chỉ khai thác khía cạnh quyền khởi tố vụ án của bị hại.

Quyền của bị hại: Nghiên cứu so sánh Luật Tố tụng hình sự của Liên Bang Nga và Việt Nam - Luận văn thạc sỹ Luật học trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Đỗ Cao Ngọc Hân.

Những công trình kể trên chỉ đề cập đến một khía cạnh liên quan đến chế định bị hại và còn khá nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm, các quyền và nghĩa vụ về người bị hại và đại diện hợp pháp của người bị hại. Từ trước đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào toàn diện về bị hại trong Tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh Đồng Nai.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và pháp luật tố tụng hình sự về bị hại và thực tiễn áp dụng quy định này trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, học viên đề xuất những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp và bảo đảm quyền lợi của bị hại trong thực tiễn.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn dự kiến thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Phân tích những vấn đề chung về bị hại trong tố tụng hình sự như các khái niệm về bị hại, phân loại bị hại; phân biệt bị hại với những người tham gia tố tụng khác trong tố tụng hình sự và ý nghĩa của việc xác định bị hại đúng trong tố tụng hình sự.

- Phân tích các quy định pháp luật hiện hành về bị hại; đánh giá thực tiễn áp dụng quy định này trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để phát huy những mặt tích cực, chỉ ra những vướng mắc trong quá trình áp dụng và nguyên nhân của những vướng mắc.

- Đề xuất những giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật tố tụng hình sự về bị hại từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về bị hại, thực tiễn áp dụng quy định này của Tòa án nhân dân hai cấp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu trong phạm vi lý luận và những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về bị hại trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đồng Nai từ năm 2016 đến hết tháng 9 năm 2020.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bị hại.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:

- Phương pháp phân tích diễn dịch, quy nạp, thống kê, tổng hợp được sử dụng xuyên suốt luận văn để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê được sử dụng để thu thập các số liệu từ thực tiễn tại Đồng Nai, so sánh với các giai đoạn pháp luật trước đó và nghiên cứu, phân tích bản án điển hình. Từ đó, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật và kiến nghị giải pháp hoàn thiện.

6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận và khoa học pháp lý, góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về bị hại.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu trong Luận văn góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về bị hại và bảo đảm quyền lợi của bị hại trong tố tụng hình sự nói chung và trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng.

7. Kết cấu của luận văn

Chương 1: Những vấn đề lý luận về bị hại trong Tố tụng hình sự.

Chương 2: Quy định của pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam về bị hại và thực tiễn bảo vệ quyền lợi của bị hại tại tỉnh Đồng Nai.

Chương 3: Những giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam về bị hại từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai.

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí