Bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở Việt Nam - 12

+ Thầy cô cần quan tâm những học sinh có dáng vẻ thiếu lơ mơ bất an, cần lắng nghe và tập trung với học sinh yếu kém, ít chơi đùa cùng bạn. Thầy cô cần sẵn sàng nói chuyện, trao đổi riêng về tình bạn, tình yêu với học sinh

+ Ngoài ra, để có thể trợ giúp trẻ một cách hữu hiệu nhất, các giáo viên cần có các buổi đào tạo, huấn luyện riêng về những vấn đề có liên quan và thường xảy ra đối với trẻ. Từ đó có các biện pháp ngăn chặn và phòng tránh phù hợp…..

+ Bên cạnh đó, tại mỗi trường nên thành lập một phòng tham vấn học đường. Đây sẽ là nơi để các em có thể trao đổi cũng như chia sẽ suy nghĩ, cảm nhận của mình về những vấn đề mà các em gặp phải. Dựa trên sự lắng nghe và chia sẻ đó, nhân viên tham vấn học đường sẽ hỗ trợ và cùng các em đưa ra cũng như lựa chọn các giải pháp giải quyết vấn đề mình gặp phải.

- Về phía gia đình

+ Nâng cao trách nhiệm của các thành viên trong gia đình về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thông qua việc tuyên truyền giáo dục, tư vấn. Giáo dục, phát huy việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức gia đình, phong tục, tập quán tốt đẹp, duy trì nếp sống văn hoá lành mạnh, nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân và gia đình để phòng lây nhiễm HIV/AIDS.

+ Giáo dục, bảo đảm quyền bình đẳng của người nhiễm HIV/AIDS cũng như quyền của từng cá nhân sống trong cộng đồng về trách nhiệm dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS.

+ Khuyến khích các thành viên trong gia đình áp dụng biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và trở thành cộng tác viên tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS.

+ Tăng cường sự hiểu biết và đảm bảo vai trò, quyền bình đẳng của các cá nhân trong gia đình để họ tham gia tích cực vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Đảm bảo cho phụ nữ và trẻ em có cơ hội được tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng sống.

- Về phía cá nhân

+ Với trẻ em dám nói, dám chia sẻ với cha mẹ khi gặp phải những điều khó khăn trong cuộc sống, những điều vướng mắc và coi cha mẹ như những người bạn để có thể để có thể dễ dàng trao đổi và chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

+ Trước khi có quyết định điều gì, cần trao đổi cha mẹ hoặc thầy cô. Tránh đi chơi cùng với bạn bè xấu, dễ bị lôi kéo tham gia vào các tệ nạn xã hội trong đó có sử dụng ma túy.

+ Trẻ nên tìm hiểu và kết giao với bạn bè tốt, không nên kết giao với những bạn có biểu hiện bất thường về suy nghĩ cũng như hành vi tiêu cực ( sử dụng ma túy, hay là có những hành vi hay thái độ không lành mạnh,…)

Bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở Việt Nam - 12

3.3.2. Sửa đổi, bổ sung pháp luật có liên quan đến bảo đảm quyền trẻ em sống chung và chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

Trong những năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ, tích cực trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ quyền trẻ em. Quyền trẻ em ở Việt Nam về cơ bản thống nhất với các quy định của CRC cùng hai Nghị định thư. Tuy nhiên trong giai đoạn hội nhập và phát triển, việc thực hiện quyền trẻ em tại Việt Nam đang xuất hiện những vấn đề mới đó là bộc lộ những hạn chế không còn phù hợp với thực tiễn, có những nội dung đòi hỏi phải điều chỉnh kịp thời như: Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện các mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, cụ thể:

- Về độ tuổi: Tại Điều 1 Công ước CRC quy định “Trẻ em là những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Tại Việt Nam, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em qui định độ tuổi trẻ em sớm hơn tại Điều 1" Trẻ em qui định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi". Trên thực tế hai khái niệm về trẻ em (áp dụng cho người dưới 16 tuổi) và người chưa thành niên (áp dụng cho người dưới 18 tuổi) hiện đang được sử dụng trong các văn bản pháp luật của Việt Nam có thể gây nhầm lẫn và tạo ra nhiều mức độ bảo vệ khác nhau đối với người dưới 18 tuổi. Những người từ 16 đến dưới 18 tuổi có thể lâm vào tình trạng dễ bị tổn thương hoặc nguy hại, như tảo hôn, không được bảo vệ khỏi các hình thức xâm hại bóc lột hoặc bạo lực. Để phù hợp với Ủy ban Công ước, Việt Nam nên xác định độ tuổi và mở rộng độ tuổi của trẻ em từ 0 đến 18 tuổi trong Luật Bảo Vệ, chăm sóc và Bảo vệ trẻ em.

- Mặc dù Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 đã dành từ Điều

40 đến Điều 58 nói bảo vệ quyền lợi của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhưng trên thực tế đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nên được mở rộng hơn như: Trẻ em bị lạm dụng, bạo lực; trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em bị ảnh hưởng từ việc cha, mẹ ly hôn, con nuôi, trẻ em di cư, trẻ bị buôn bán, trẻ em sống trong các hộ nghèo...

Hiện nay tình trạng bạo lực gia đình ngày càng gia tăng, các hành vi vi phạm quyền trẻ em đang tăng mạnh, những năm gần đây các phương tiện thông tin đại chúng, cùng với những phản ánh của người dân có rất nhiều trẻ em bị hành hạ, trà đạp đe dọa nghiêm trọng đến quyền sống của các em. Mặc dù hệ thống pháp luật bảo vệ quyền trẻ em tương đối đầy đủ nhưng lại thiếu các chế tài xử lý do các điều luật thiên về nguyên tắc mà ít nêu rò những biện pháp cụ thể làm căn cứ xử lý, do đó chưa đủ mạnh để răn đe những hành vi vô lương tâm. Nên chăng, cần thiết phải sửa đổi Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em theo hướng chi tiết hóa, hạn chế luật khung mà đi vào các điều cụ thể với các biện pháp thực hiện rò ràng hơn.

Bốn nguyên tắc cơ bản của CRC là không phân biệt đối xử; Vì lợi ích tốt nhất của trẻ em; Quyền được sinh tồn và phát triển và Tôn trọng ý kiến của trẻ em. Cả bốn nguyên tắc cơ bản này có mối liên hệ mật thiết với nhau và là điều kiện tiên quyết để hiện thực hóa các quyền của trẻ em, đồng thời đó cũng là nền tảng để Chính phủ cụ thể hóa các cam kết của mình đối với quyền trẻ em. Trong bối cảnh của Việt Nam đang sửa đổi bổ sung bản dự thảo Hiến pháp (1992) để đảm bảo những lợi ích tốt nhất dành cho trẻ Quốc Hội nên quan tâm hơn tới các vấn đề như: quyền về giáo dục, quyền về sức khỏe, quyền của trẻ em khuyết tật; quyền được khai sinh và quốc tịch, tư pháp vị thành niên, quyền nghỉ ngơi và vui chơi.

Cần sửa đổi, bổ sung Luật trợ giúp pháp lý cho phù hợp với Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em và một số Luật khác. Tinh thần của Luật trợ giúp pháp lý mang tính nhân văn cao cả thể hiện tính nhân đạo của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các đối tượng theo qui định. Tuy nhiên khi thực thi và áp dụng cụ thể vào đối tượng là trẻ em bị nhiễm HIV thậm chí là những bà mẹ mang thai bị nhiễm HIV (không thuộc đối tượng nghèo) khi có nhu cầu tìm hiểu các dịch vụ pháp lý đã xảy ra tình trạng gây khó khăn trở ngại cho các

em. Về nguyên tắc đối với trẻ bị HIV/AIDS, theo Công ước CRC và pháp luật VN trẻ em là đối tượng được hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí, được giữ bí mật về tình trạng bệnh của mình. Nhưng luật TGPL lại quy định các điều kiện khi đối tượng được hưởng TGPL phải xuất trình các giấy tờ theo quy định và như vậy việc trẻ em và người có HIV không thể giữ kín bí mật của bản thân mình, điều này vô hình chung dẫn đến sự xa lánh, kỳ thị dễ bị phân biệt đối xử.

3.3.3. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch liên ngành nhằm ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS đối với trẻ em Việt Nam

Về phía Nhà nước

- Tăng cường sự Lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, tăng cường chức năng kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đối với công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, sự chỉ đạo, điều hành của Chính quyền các cấp trong tổ chức thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình phòng, chống HIV/AIDS mang tính liên ngành, toàn diện, đặc biệt chú trọng việc lồng ghép có hiệu quả với các chương trình phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm để ngăn ngừa lây nhiễm HIV/AIDS; huy động mọi tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ đối với các hoạt động liên ngành trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Thực trạng hiện nay là số lượng trẻ em bị nhiễm HIV bị bỏ rơi ngày càng gia tăng, để bảo vệ các em, các cấp, các ngành có trách nhiệm nên xây dựng các chính sách, chương trình phù hợp nhằm khuyến khích, động viên đồng thời làm rò trách nhiệm của người mẹ trong nuôi dạy con. Bộ Lao động thương binh và xã hội nên phối hợp với các Bộ, ngành mở các lớp tập huấn, tham vấn, đào tạo kỹ năng làm cha, mẹ và nhất là kỹ năng chăm sóc trẻ bị HIV/AIDS.

Đối với phụ nữ nhiễm HIV mang thai thì việc tư vấn sức khỏe có vai trò rất quan trọng, giúp người phụ nữ có đủ thông tin để quyết định việc sinh con và tư vấn cách chăm sóc con. Để công tác này đạt hiệu quả đòi hỏi ngành y tế xây dựng hệ thống cán bộ làm công tác tư vấn và giáo dục sức khỏe cho phụ nữ mang thai rộng khắp từ tuyến cơ sở tới trung ương.

Về phía nhà trường.

Quyền được học tập là một quyền cơ bản nhất đối với tất cả trẻ em và trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS thì việc học tập với các bạn sẽ giúp các em có nghị lực sống hơn. Mỗi quốc gia đều có chính sách bảo vệ quyền cơ bản của thanh thiếu niên là được đi học, ngay cả nếu các em có bị nhiễm HIV/AIDS. Điều quan trọng nhất là các chính sách phải được truyền bá rộng rãi và đi kèm với hoạt động này là việc nâng cao kỹ năng tập huấn cho giáo viên và cấp lãnh đạo nhà trường. Không ai khác chính trong môi trường giáo dục thầy, cô giáo chính là những người có hành động xúc tác làm giảm nỗi nhục và những rào cản do sợ hãi ngăn cho trẻ em bị HIV không được học tập. Cần phải nâng cao chất lượng và nội dung giáo dục cho phù hợp với tình hình thực tiễn: Các nhà trường nên đưa chương trình phòng chống HIV/AIDS và giáo dục giới tính vào giảng dạy, nhà trường sẽ là trở thành trung tâm truyền bá thông tin về HIV/AIDS, cũng như đề cao thái độ thông cảm chia sẻ với người sống chung với HIV/AIDS.

Về phía gia đình

- Cha mẹ bên cạnh việc thường xuyên quan tâm, trao đổi với con cái, cha mẹ cần nhìn nhận và tôn trọng cái tôi cá nhân của con. Hiểu những cảm xúc của con qua các giai đoạn lứa tuổi cũng như biết công nhận và giúp con nhận ra giá trị của bản thân. Từ đó sẽ hỗ trợ, tạo động lực giúp con tham gia vào các hoạt động xã hội để được phát triển các nhu cầu của trẻ.

- Cha mẹ xây dựng môi trường gia đình an toàn, thoải mái cho trẻ. ở đó có sự quan tâm, yêu thương, bao bọc của cha mẹ, thái độ tôn trọng quyền tự quyết của con luôn được chú trọng.

- Ngoài ra cha mẹ thường xuyên đưa trẻ đi khám bệnh, kiểm tra sức khỏe định kì cũng như chủ động trao đổi với các bác sĩ tâm lý, các trung tâm hỗ trợ cho trẻ khi trẻ gặp phải khó khăn…..nhằm tìm hiểu cũng như nâng cao nhận thức, học hỏi các biện pháp nuôi dạy trẻ, hỗ trợ trẻ khi trẻ gặp vấn đề nào đó.

Cha mẹ nên cùng trẻ tham gia một số chương trình hỗ trợ trẻ cũng như tạo lập giá trị, sự tự tin cùng niềm say mê của trẻ, nhìn cuộc sống tươi đẹp và có ý

nghĩa hơn (vd: đánh thức tài năng trẻ, tạo đều kiện để trẻ tham gia vào các câu lạc bộ văn hóa, thể thao. Trẻ bị nhiễm HIV/AIDS không có nghĩa là những trẻ đó không có khả năng bộc lộ tài năng,…..)

Về phía cộng đồng

Tăng cường công tác truyền thông nhằm góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân trong công tác bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng trẻ em nhiễm HIV tăng lên. Chú trọng hình thức tư vấn, tham vấn và vận động trực tiếp đối với gia đình và cộng đồng dân cư về kỹ năng bảo vệ cho trẻ em. Tập trung hoạt động truyền thông - giáo dục vào những phường xã trọng điểm, có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và những nhóm đối tượng còn hạn chế trong thực hiện trách nhiệm của mình đối với trẻ em.

- Tăng cường vận động toàn dân tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS, lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào trong các phong trào vận động quần chúng. Phát huy vai trò, tính chủ động của các tổ chức đoàn thể trong việc vận động người dân tích cực tham gia phòng, chống HIV/AIDS nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân. Thực hiện lồng ghép công tác phòng, chống HIV/AIDS vào trong các phong trào, các cuộc vận động thi đua yêu nước. Phát huy vai trò của những người tiêu biểu, các già là trưởng thôn, tổ trưởng dân phố, trưởng các dòng họ, trưởng tộc, các chức sắc, tôn giáo, người cao tuổi làm nòng cốt cho việc vận động người dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS.

- Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào quần chúng, các hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ tại cộng đồng, các lớp tập huấn, các buổi nói chuyện. Tổ chức các diễn đàn kêu gọi sự cam kết tham gia công cuộc phòng, chống HIV/AIDS của cộng đồng. Lồng ghép nội dung phòng, chống HIV/AIDS trong các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, chương trình phòng, chống lao, chương trình sức khỏe sinh sản, phòng, chống các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ chuyên trách tại cơ sở (theo vùng, miền)

về chuyên đề phòng chống và bảo vệ cho trẻ em nhiễm HIV, trong đó nhấn mạnh nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để tự phòng chống và bảo vệ bản thân. Nội dung này sẽ được đưa vào trong chương trình sinh hoạt hè thường niên cho các em.

- Huy động doanh nghiệp tham gia phòng, chống HIV/AIDS. Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với các hoạt động y tế tại doanh nghiệp, tổ chức hoạt động tư vấn về HIV/AIDS, khám sức khoẻ định kỳ, khám, chữa các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Xây dựng cơ chế chuyển tiếp giữa y tế doanh nghiệp và các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương. Khuyến khích các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế tổ chức đào tạo và nhận người nhiễm HIV, những người dễ bị cảm nhiễm HIV và những người bị ảnh hưởng do HIV/AIDS được làm việc đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên nhiễm HIV.

- Tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng, giáo dục sự thương yêu, đùm bọc, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, họ tộc, quê hương, bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt Nam trong chăm sóc, hỗ trợ những trẻ có nguy cơ bị nhiễm HIV và trẻ nhiễm HIV/AIDS. Thông tin rộng rãi cho nhân dân về trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

- Xã hội hoá cao công tác phòng, chống HIV/AIDS, có các quy định cụ thể về công tác xã hội hoá nhằm mục đích huy động nhiều hơn nữa sự tham gia của tất cả các tổ chức đoàn thể, cộng đồng và cá nhân trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.

3.3.4. Xây dựng mô hình Công tác xã hội dành cho nhóm trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

Công tác xã hội tại nước ta được coi vừa là một ngành khoa học vừa là một nghề chuyên môn với những hoạt động xã hội đặc thù nhằm hướng tới các cá nhân có hoàn cảnh khó khăn, những trẻ em sống trong hoàn cảnh đặc biệt cần được bảo vệ, khôi phục và ngăn chặn khỏi những hành vi nguy hiểm để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp trong đó có trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Công tác xã hội đối với trẻ em nhiễm HIV đóng một vai trò rất quan trọng, các tình nguyện viên sẽ là những người trợ giúp các em về mặt tâm lý, giúp các em

vượt qua được những trở ngại trong cuộc sống, vượt lên trên số phận để có nghị lực. Hơn ai khác vai trò của họ được ví như một “cây cầu” đưa các em hướng tới một cuộc sống bình thường như bao trẻ em khác.

Bên cạnh việc trợ giúp trực tiếp thông qua các kỹ năng tham vấn, tư vấn về tâm lý, các tình nguyện viên còn trợ giúp những trẻ em bị ảnh hưởng trực tiếp bởi HIV/AIDS tìm kiếm các dịch vụ khám chữa bệnh, các nguồn lực hỗ trợ,và quan trọng hơn họ sẽ giúp các em bảo vệ được các quyền con người cơ bản và được thụ hưởng các quyền đó.

Có thể nói công tác xã hội đối với nhóm trẻ em trên rất quan trọng, với vai trò là các nhà hoạt động xã hội họ đã góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức của cộng đồng xã hội đối với các em, bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV không thể thiếu bàn tay nhân ái của cộng đồng trong đó có các nhà hoạt động xã hội tình nguyện.

Tuy nhiên Công tác xã hội chưa được coi là một nghề ở Việt Nam nên có ít nhân viên được đào tạo và đủ khả năng chuyên môn để đảm đương các vụ việc liên quan đến bảo vệ trẻ em. Để phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế trong tình hình mới, Việt Nam nên quan tâm mở các lớp đào tạo cán bộ làm công tác xã hội dành riêng trong lĩnh vực trẻ em, từng bước chuyên sâu hóa nhằm bảo vệ các quyền trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

3.3.5. Phân bổ nguồn lực cho công tác bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, khi mà nguồn tài trợ từ nước ngoài sẽ cắt giảm trong thời gian tới. Theo ước tính, tổng nhu cầu kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020 là 26.882 tỷ đồng, tuy nhiên, với các nguồn hiện có mới đáp ứng khoảng 37% tổng nhu cầu.

Để thực hiện được các mục tiêu Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 đề ra, đòi hỏi chúng ta phải có đầy đủ nguồn lực về mọi mặt, trong đó nguồn lực tài chính đóng vai trò quyết định. Từ nay đến

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2022