Pháp Luật Quốc Tế Bảo Đảm Quyền Của Trẻ Em Sống Chung Và Bị Ảnh Hưởng Bởi Hiv/aids

tựa được nhà nước và xã hội giúp đỡ". Trong hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 2013 tại Điều 21 qui định ngắn gọn và súc tích: “Mọi người có quyền sống” Như vậy, theo quy định của Hiến pháp Việt Nam, tất cả mọi người không phân biệt thành phần nam, nữ, tín ngưỡng tôn giáo, địa vị pháp lý trong đó có trẻ em đều có quyền được sống và được hưởng một mức sống cao nhất có thể và trẻ em có HIV/AIDS cũng không nằm ngoài đối tượng được hưởng quyền này.

- Quyền được chăm sóc sức khỏe

Đây là quyền cơ bản của trẻ em được ghi nhận trong Công ước tại Điều 24. Theo đó, mọi trẻ em có quyền được hưởng tình trạng sức khỏe cao nhất có thể được và được chăm sóc y tế... Các quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng không có trẻ em nào bị tước đoạt quyền được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe...Theo các Hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người năm (1966), các quốc gia cần cung cấp thường xuyên và bình đẳng các dịch vụ hàng hóa và các thông tin liên quan đến điều trị HIV/AIDS cho những người bị nhiễm HIV, trong đó đặc biệt quan tâm đến phụ nữ, trẻ em và những nhóm dễ bị tổn thương khác....Hướng dẫn số 8 khuyến nghị: Các quốc gia cần bảo đảm cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ sức khỏe sinh sản và tình dục một cách kín đáo bao gồm những thông tin về HIV/AIDS, tư vấn xét nghiệm và các biện pháp phòng ngừa nếu họ bị nhiễm HIV/AIDS.

Cụ thể hóa các quy định của pháp luật quốc tế, Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân Việt Nam năm (1989) quy định: Trẻ em dưới 6 tuổi có quyền khám chữa bệnh định kỳ miễn phí (Điều 46), Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm (2004) quy định: Trẻ em có quyền được chăm sóc, tiêm phòng và chữa bệnh tại các trung tâm y tế địa phương (Điều 9)... Đối với trẻ có HIV, Đảng và Nhà nước ta có sự quan tâm chăm sóc đặc biệt. Điều 39 Luật phòng chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm (2006) quy định: “Trẻ em dưới 6 tuổi được nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng HIV”. Điều 39 còn quy định rò trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi nhiễm HIV là đối tượng được ưu tiên số một trong việc được hưởng các nguồn cung cấp thuốc kháng HIV miễn phí. Bên cạnh đó, việc chăm sóc, hỗ trợ phòng chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con được quan tâm đặc biệt. Điều 6

Luật quy định: “Hỗ trợ phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, nuôi dưỡng trẻ em dưới 6 tháng tuổi sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV bằng sữa thay thế”.

Như vậy, quy định của pháp luật quốc tế và quốc gia rất rò ràng. Tuy nhiên, trong thực tế, việc thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe của trẻ em còn nhiều vấn đề bất cập. Vì nhiều lý do khác nhau, nhiều trẻ em chưa được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em bị nhiễm HIV. Việc trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS có được chăm sóc y tế hay không phụ thuộc chủ yếu vào khả năng kinh tế của gia đình. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của các em và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền sống của các em.

- Nhóm quyền bảo vệ

Là nhóm quyền bao gồm các quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi các hình thức bóc lột, lạm dụng, sao nhãng, bỏ mặc, bảo vệ khỏi sự phân biệt đối xử và bảo vệ trẻ em trong các trường hợp khó khăn như bị mất môi trường gia đình trong bối cảnh HIV/AIDS. Các quyền của trẻ em cần được quan tâm bảo vệ đặc biệt là:

- Quyền không bị phân biệt đối xử.

Phân biệt đối xử làm trầm trọng thêm tính dễ bị tổn thương của trẻ em đối HIV/AIDS, cũng như tác động nghiêm trọng đến đời sống của những trẻ đã bị ảnh hưởng hoặc bị nhiễm HIV. Các em có cha, mẹ bị nhiễm HIV/AIDS thường là nạn nhân của kỳ thị và phân biệt bởi các em luôn bị nghi ngờ là cũng bị nhiễm HIV như cha, mẹ. Hậu quả của sự phân biệt này là trẻ em bị từ chối tiếp cận thông tin, giáo dục, bị phân biệt trong quá trình được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bị tách khỏi đời sống xã hội cộng đồng. Phân biệt đối xử cũng làm tăng nguy cơ dịch bệnh bởi nó khiến cho các nhóm trẻ đặc biệt là những trẻ em nhiễm HIV/AIDS sống lang thang, trẻ sống tại vùng sâu, xa, dân tộc thiểu số không được quan tâm chăm sóc, không được cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng tránh. Các em dễ bị kích động bởi các nhóm xã hội nhất định từ đó là nguyên nhân lây truyền HIV sang người khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Theo Điều 2 Công ước CRC: "Các quốc gia thành viên phải đảm bảo mọi quyền trong Công ước mà không có bất kỳ hình thức phân biệt nào, bất kể chủng tộc của trẻ em hay cha mẹ, người giám hộ hợp pháp, màu da, giới tính, ngôn ngữ,

tôn giáo, chính kiến hay quan điểm khác, quốc tịch, dân tộc hoặc xuất thân xã hội, tài sản, khuyết tật, bẩm sinh hay các yếu tố khác"

Bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở Việt Nam - 4

Để làm rò hơn và yêu cầu đòi hỏi của CRC các quốc gia thành viên thực hiện đúng tinh thần của Điều 2, Ủy ban Công ước về quyền trẻ em khuyến cáo luật pháp, chính sách, chiến lược và tập quán phải xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử góp phần làm tăng tác động của dịch bệnh HIV/AIDS. Cần có các chiến lược thúc đẩy các chương trình giáo dục và đào tạo được xây dựng nhằm làm thay đổi thái độ phân biệt đối xử và kỳ thị liên quan đến HIV/AIDS. Quốc gia thành viên cần đảm bảo tiếp cận thông tin, y tế và dịch vụ xã hội, hạn chế sự ruồng bỏ của gia đình, cộng đồng xã hội; đảm bảo trẻ em ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa là đối tượng dễ bị lây nhiễm được bảo vệ; giảm tư tưởng trọng nam khinh nữ và phân biệt đối xử thiên hướng về tình dục. [38, tr. 159-162]

Có thể nói đây là quyền quan trọng cơ bản đối với nhóm trẻ em sống trong hoàn cảnh trên, nó đảm bảo về mặt tinh thần là mọi trẻ đều có quyền bình đẳng mà không bị phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào, điều đó có nghĩa là, tất cả trẻ em đều được tôn trọng một cách bình đẳng, không phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, gia đình và tình trạng sức khỏe của các em. Các em bị nhiễm HIV/AIDS hoặc sống trong gia đình có người bị nhiễm HIV/AIDS đều được hưởng tất cả các quyền và lợi ích chính đáng của mình, đều được bảo vệ và tôn trọng các quyền mà không phải chịu bất cứ hình thức phân biệt đối xử nào.

Quyền không bị phân biệt đối xử với trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS được cụ thể hóa trong pháp luật quốc gia. Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em quy định: Trẻ em có quyền không bị phân biệt đối xử (Điều 2) và mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em đều bị nghiêm trị tại Điều 4. Ngoài ra Ủy ban Công ước về quyền trẻ em cũng khuyến nghị: Việt Nam cần tiến hành các biện pháp có hiệu quả nhằm chống lại sự kỳ thị phân biệt đối xử với trẻ em đang phải sống chung với HIV/AIDS, đặc biệt là quan tâm và chú trọng tới các chiến dịch truyền thông trong công chúng. Điều 8 Luật phòng chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) quy định: Nghiêm cấm những hành vi kỳ thị phân biệt đối xử

với người nhiễm HIV; nghiêm cấm việc cha mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV, người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV.

- Quyền được giữ bí mật, riêng tư

Điều 16 CRC: Quyền được bảo vệ bí mật đời tư "Không một trẻ em nào phải chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư của em, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như những sự cung kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em" Ủy ban Công ước về quyền trẻ em khuyến cáo: Các quốc gia thành viên phải đảm bảo giữ bí mật kết quả xét nghiệm HIV, phù hợp với nghĩa vụ bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em, cả trong y tế và phúc lợi xã hội, cũng như không tiết lộ thông tin về tình trạng HIV của trẻ em với người thứ ba, kể cả cha, mẹ nếu không có sự đồng ý của các em.

Việc bảo đảm quyền bí mật riêng tư cho những người nhiễm HIV/AIDS bao gồm cả trẻ em nhiễm HIV/AIDS là cần thiết song cần phải đảm bảo nguyên tắc đặt lợi ích tốt nhất cho trẻ em lên hàng đầu, điều này không đồng nghĩa với tình trạng bưng bít thông tin với trẻ mà cần phải có biện pháp thích hợp khi cung cấp thông tin cho trẻ đảm bảo việc phù hợp tâm lý lứa tuổi tránh gây tình trạng tổn thương nghiêm trọng về mặt tinh thần cho các em.

- Nhóm quyền phát triển

Là các quyền mà trẻ em được cung cấp chất dinh dưỡng (phát triển về thể chất), giáo dục (phát triển về trí tuệ) và được cung cấp các dịch vụ vui chơi, giải trí....Đây là quyền có vị trí quan trọng trong bốn nhóm quyền cơ bản của trẻ em:

- Quyền được sống chung với cha, mẹ.

Điều 9 CRC "Các quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng trẻ em sẽ không bị buộc phải cách ly cha, mẹ trái với ý muốn của cha, mẹ, trừ trường hợp những nhà chức trách có thẩm quyền chịu sự xem xét của pháp luật, quyết định rằng theo luật pháp và các thủ tục thích hợp cần có một sự cách ly như thế là cần thiết cho những lợi ích tốt nhất của trẻ em"

Ủy ban công ước về quyền trẻ em khuyến cáo: Cần hỗ trợ để trẻ em sống trong cơ cấu gia đình mức tối đa có thể. Trẻ mồ côi được chăm sóc và bảo vệ tốt

nhất khi được sống chung cùng các anh, chị, em ruột cũng như trong sự chăm sóc của người thân hay các thành viên gia đình. Nếu không thể thực hiện được điều này thì các quốc gia thành viên cần có biện pháp chăm sóc thay thế theo kiểu gia đình, tới mức tối đa cho phép. Ủy ban công ước về quyền trẻ em khuyến cáo chỉ nên sử dụng biện pháp chăm sóc giáo dưỡng dưới bất kỳ hình thức nào khi không còn giải pháp nào khác. Nếu đưa trẻ vào trại giáo dưỡng, cần có các biện pháp đầy đủ để bảo vệ quyền của trẻ em và ngăn chặn mọi loại hình lạm dụng và bóc lột trẻ em. Cần có biện pháp chặt chẽ đảm bảo các trại giáo dưỡng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cụ thể về chăm sóc và tuân thủ pháp luật về bảo vệ trẻ em.

Quyền sống chung với cha, mẹ được ghi nhận trong Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm (2004) tại Điều 7: "Mọi trẻ em đều có quyền không bị cách ly khỏi cha mẹ trừ khi vì lợi ích tốt nhất dành cho trẻ" Theo đó, mọi trẻ em đều có quyền sống chung với cha, mẹ, kể cả những em có HIV/AIDS; những hành vi cha mẹ bỏ rơi con vì đứa trẻ bị nhiễm HIV đều vi phạm điều 8 của Luật phòng chông HIV/AIDS năm (2006)

- Quyền được giáo dục

Giáo dục đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp cho trẻ những thông tin đúng đắn và phù hợp về HIV/AIDS, góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết về hiện tượng này và ngăn chặn thái độ tiêu cực đối với nạn nhân HIV/AIDS. Hơn nữa giáo dục có thể giúp các em bảo vệ được mình khỏi nguy cơ lây nhiễm HIV. Điều 28 CRC: "Các quốc gia thành viên công nhận quyền của trẻ em được học hành"

Ủy ban công ước vê quyền trẻ em đưa ra khuyến cáo: "Các quốc gia thành viên phải đảm bảo giáo dục tiểu học cho mọi trẻ em, kể cả trẻ bị lây nhiễm HIV, mồ côi hay chịu ảnh hưởng khác từ HIV/AIDS. Các quốc gia thành viên phải có những quy định phù hợp để đảm bảo cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được đi học. Các quốc gia phải hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi AIDS bằng các biện pháp giúp họ tiếp tục cho con cái đi học và đảm bảo để con em các gia đình bị ảnh hưởng bởi AIDS không bị phân biệt đối xử ở trường học cũng như được vui chơi cùng với trẻ em khác. Nhà nước cũng phải đảm bảo để trường học là môi trường an toàn cho trẻ em, tránh hành vi xâm hại hay cưỡng bức tình dục"

Như vậy để được trở thành con người toàn diện các em phải được học tập, được hưởng một nền giáo dục mà ở đó không có sự phân biệt giữa trẻ em này với trẻ em khác, và những trẻ em bị nhiễm HIV thì cũng không nằm ngoài sự thụ hưởng quyền này.

Quyền được giáo dục của trẻ em được ghi nhận tại Điều 1 Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm (1991): "Trẻ em có quyền được giáo dục tiểu học miễn phí và bắt buộc"[28]. Điều 10 Luật chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng quy định: "Tất cả trẻ em đều có quyền được giáo dục"[29]. Tinh thần điều Luật đã khẳng định tất cả trẻ em ở đây bao gồm trẻ em có nhiễm HIV/AIDS mà không có sự phân biệt kỳ thị nào, để cụ thể hơn bảo vệ quyền này của trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, Điều 15 khoản 1 qui định: "Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức giảng dạy cho học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống HIV/AIDS..." đồng thời quy định rò các hành vi không được thực hiện tại khoản 2 Điều 15: "Từ chối, tiếp nhận học sinh, sinh viên,học viên vì lý do người đó nhiễm HIV/AIDS... Tách biệt, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV/AIDS".

Trên thực tế, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS hoặc sống trong gia đình có người thân nhiễm HIV/AIDS đã bị hạn chế nghiêm trọng quyền được giáo dục, cụ thể như: Các em bị cộng đồng từ chối quyền được đến trường hoặc chính các em phải bỏ học vì sự phân biệt, kỳ thị của cộng đồng do sự mặc cảm, tự ty của các em. Gia đình có trẻ em bị nhiễm HIV thường rơi vào hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn không đủ điều kiện để các em đến trường.

- Quyền được vui chơi, giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa

Điều 31 CRC đã quy định "Trẻ em có quyền nghỉ ngơi, giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật". Quyền này còn được cụ thể hóa tại Điều 11 Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm (2004): "Mọi trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí lành mạnh, tham dự vào các sự kiện văn hóa, các cuộc trình diễn, các bài thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi của các em". Như vậy đối tượng được hưởng quyền vui chơi, giải trí và tham gia hoạt động văn hóa là quyền của tất cả trẻ em, trên thực tế do có sự phân biệt đối xử hoặc do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bố,

mẹ người thân ít quan tâm nên các em bị nhiễm HIV/AIDS thụ hưởng quyền này còn nhiều hạn chế.

- Quyền tự do biểu đạt ý kiến

Điều 12, 13 CRC: "Các quốc gia thành viên phải đảm bảo cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về tất cả mọi vấn đế có tác động đến trẻ em, những quan điểm của trẻ em được coi trọng một cách thích ứng với tuổi và độ trưởng thành của trẻ em..."

Ủy ban công ước về quyền trẻ em khuyến cáo: "Trẻ em có quyền tham gia, tùy theo mức độ trưởng thành của các em, vào hoạt động nâng cao nhận thức thông qua phát biểu về ảnh hưởng của HIV/AIDS đến cuộc sống của các em và vào việc xây dựng các chương trình, chính sách về HIV/AIDS. Các biện pháp can thiệp sẽ đem lại lợi ích nhiều nhất cho trẻ em khi trẻ em được tham gia tích cực vào đánh giá nhu cầu, xây dựng, giải pháp chiến lược và triển khai chứ không chỉ đơn thuần là đối tượng ra quyết định. Cần khuyến khích sự tham gia của trẻ với tư cách người giáo dục cùng trang lứa cả trong và ngoài trường học. Các quốc gia, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ cần tạo lập môi trường hỗ trợ và thuận lợi để trẻ em thực hiện các sáng kiến của mình và tham gia đầy đủ cả ở cấp cộng đồng quốc gia và xây dựng khái niệm, thiết kế, triển khai, điều phối, giám sát và đánh giá các chính sách, chương trình HIV".

- Quyền được tiếp cận với thông tin phù hợp

Điều 17 CRC: "Các quốc gia thành viên thừa nhận chức năng quan trọng của phương tiện thông tin đại chúng và phải bảo đảm rằng trẻ em được thu nhận thông tin và tư liệu từ nhiều nguồn quốc gia và quốc tế khác nhau. Đặc biệt là những thông tin tư liệu nhằm mục đích cổ vũ cho lợi ích xã hội, tinh thần và đạo đức cũng như sức khỏe về thể chất và tinh thần của trẻ em..."

Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin về dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS thông qua các kênh chính thức và không chính thức. Các quốc gia thành viên phải cần lưu ý rằng trẻ em cần có các thông tin đầy đủ phù hợp và kịp thời tùy theo mức độ tiếp thu, lứa tuổi, năng lực của trẻ em cũng như giúp trẻ biết cách quan

hệ tình dục một cách chủ động và có trách nhiệm để tự bảo vệ mình tránh lây nhiễm HIV. Các quốc gia thành viên phải đảm bảo để trẻ em có đủ khả năng tiếp thu kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ mình và người khác khi bắt đầu biết sinh hoạt tình dục. Các quốc gia thành viên cần thường xuyên theo dòi và đánh giá hiệu quả của giáo dục trong việc thờ ơ, kỳ thị và phân biệt đối xử cũng như đối phó với nỗi sợ hãi và các nhận thức sai lầm.

1.3. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ EM SỐNG CHUNG VÀ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS

Hệ thống các quyền con người đã được ghi nhận rộng rãi trong các điều ước quốc tế về quyền con người của Liên Hợp Quốc.Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (1948) là văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên xác lập một tập hợp những quyền và tự do cụ thể, cơ bản của con người trên tất cả các phương diện chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Tiếp đó với sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc, nhiều điều ước quốc tế về quyền con người đã lần lượt ra đời nhằm khẳng định và mở rộng việc ghi nhận các quyền trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, quyền của các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương. Trẻ em nói chung, trẻ em bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cũng dần được quan tâm trong các văn kiện pháp luật quốc tế về nhân quyền. Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị (ICCPR, 1966) gồm 6 phần và 53 Điều. Nội dung của công ước ghi nhận tất cả các quyền dân sự, chính trị mà bất kỳ ai trên thế giới đều được thụ hưởng, đồng thời quy định nghĩa vụ của quốc gia thành viên trong việc thực thi nghiêm túc các điều khoản nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân của mình. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR,1966) gồm 5 phần và 31 Điều. Công ước đã thừa nhận các quyền con người về kinh tế, xã hội và văn hóa tồn tại song song, liên quan mật thiết với các quyền về dân sự, chính trị.

Tuy nhiên, đó là các văn kiện quốc tế về quyền con người được xây dựng từ trước khi có sự lây lan của đại dịch HIV/AIDS, do vậy trong những năm gần đây, LHQ và các cơ quan chuyên môn đã tổ chức nhiều hội nghị, thông qua các Nghị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2022