Trong thời hạn một tháng, VKSND phải ra quyết định đối với vụ án do cơ quan công an chuyển sang cùng với quyết định truy tố hoặc không truy tố vụ án, thời hạn này có thể gia hạn thêm nửa tháng đối với những vụ án nghiêm trọng, phức tạp. Trường hợp cần điều tra bổ sung thì phải hoàn thành trong thời hạn một tháng. Việc điều tra bổ sung có thể tiến hành tối đa hai lần quy định tại Điều 138, 140.
Điều 75 quy định: Nếu những biện pháp ngăn chặn do Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân hoặc cơ quan công an vượt quá thời hạn quy định trong luật này, nghị can, bị cáo, đại diện theo pháp luật, họ hàng thân thích hoặc luật sư hoặc người bào chữa khác do nghị can, bị cáo chỉ định phải có quyền yêu cầu huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn đó. Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân hoặc cơ quan công an phải thả nghị can, bị cáo khi các biện pháp bắt buộc chống lại người này vượt quá thời hạn luật định, huỷ bỏ thời hạn chờ xét xử sau khi có được người bảo lĩnh hoặc giám sát nơi cư trú, hoặc tiến hành những biện pháp bắt buộc khác theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở những phân tích trên, có thể thấy rằng pháp luật Trung Quốc và pháp luật Việt Nam có nhiều nét tương đồng trong việc quy định quyền của người bị tạm giam trước xét xử. Trên thực tế, việc áp dụng các quyền này vẫn bị hạn chế do bản chất không chịu trách nhiệm của các cơ quan bao gồm bộ máy tư pháp hình sự Trung Quốc, pháp luật không quy định hình phạt cho việc không thực thi nghĩa vụ công và biện pháp pháp lý đối với việc ngăn chặn việc tiếp cận pháp lý, đặc biệt khi có cáo buộc liên quan tới “bí mật nhà nước” hay an ninh quốc gia, khủng bố hay tham nhũng nghiêm trọng [11, tr.20].
1.4.2. Liên bang Nga
BLTTHS Liên bang Nga được DUMA quốc gia thông qua ngày 22 tháng
11 năm 2001 và được Quốc hội Nga phê chuẩn ngày 05 tháng 12 năm 2001. Bộ luật gồm 6 phần, 19 chương, 57 mục. Nhiệm vụ của TTHS Liên bang Nga cũng thể hiện rò mục tiêu bảo vệ lợi ích của con người, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhân, tổ chức là nạn nhân của tội phạm, không hạn chế các quyền tự do cá nhân không có căn cứ và trái pháp luật, đồng thời xác định trách nhiệm của CQĐT, VKS, Tòa án trong khi THTT phải tôn trọng các quyền của người tham gia tố tụng. Theo quy định tại Điều 6 BLTTHS Liên bang Nga thì TTHS có ba nhiệm vụ chính: Một là, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức, của những người bị thiệt hại do tội phạm gây ra; hai là, bảo đảm không ai bị buộc tội, bị kết án, bị hạn chế các quyền tự do một cách không có căn cứ và trái pháp luật; ba là, việc truy cứu trách nhiệm hình sự, áp dụng hình phạt một cách công bằng với người phạm tội, đồng thời không được truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người không phạm tội, minh oan cho bất cứ người nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự một cách không có căn cứ [26].
Theo Bộ luật TTHS Liên bang Nga, chủ thể tham gia TTHS gồm: Tòa án, các chủ thể tham gia tố tụng thuộc bên buộc tội, các chủ thể tham gia tố tụng thuộc bên bào chữa và những chủ thể khác tham gia TTHS. Trong đó: người bị tình nghi, bị can, người đại diện hợp pháp của người bị tình nghi và của bị can là người chưa thành niên, người bào chữa, bị đơn dân sự… thì thuộc nhóm các chủ thể tham gia TTHS thuộc bên bào chữa. Tùy theo từng đối tượng sẽ có vai trò khác nhau trong TTHS mà pháp luật Liên bang Nga có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của họ tham gia giải quyết vụ án. Khoản 42, Điều 5 BLTTHS Liên bang Nga đưa ra khái niệm tạm giam:
Tạm giam là tình trạng của một người bị bắt giữ do bị tình nghi là đã thực hiện tội phạm hoặc là bị can đang áp bị áp dụng biện pháp ngăn chặn với hình thức là tạm giam tại nhà cách ly để điều tra hoặc ở một nơi khác theo quy định của Luật liên bang [26].
Điều 108 Bộ luật TTHS Liên bang Nga quy định tạm giam là một biện pháp ngăn chặn được áp dụng theo quyết định của Tòa án đối với người bị tình nghi hoặc bị can về tội mà luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm trong trường hợp không thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khắc ít nghiêm khắc hơn. Trong những trường hợp đặc biệt, biện pháp ngăn chặn tạm giam có thể được áp dụng đối với người bị tình nghi, bị can về tội có mức hình phạt tù đến 2 năm, nếu có một trong các tình tiết sau (1) Người bị tình nghi hoặc bị can không có nơi cư trú thường xuyên trên lãnh thổ Liên bang Nga; (2) Không xác định được chính xác nhân thân của họ; (3) Họ đã vi phạm biện pháp ngăn chặn khác áp dụng với họ trước đó; (4) Họ đã trốn tránh Cơ quan điều tra hoặc Toà án. Việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với người bị tình nghi hoặc bị can là người chưa thành niên với tư cách là biện pháp ngăn chặn chỉ có thể được áp dụng trong trường hợp họ bị tình nghi hoặc bị khởi tố về việc thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong những trường hợp đặc biệt biện pháp ngăn chặn này có thể được áp dụng đối với người bị tình nghi hoặc bị can là người chưa thành niên phạm tội nghiêm trọng.
Pháp luật TTHS Liên bang Nga quy định việc bảo đảm quyền con người trong đó có quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo dựa trên các bình diện cơ bản sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Tố Tụng Hình Sự
- Đặc Điểm Của Quyền Con Người Trong Tố Tụng Hình Sự Liên Quan Đến Thực Hành Quyền Công Tố Của Viện Kiểm Sát
- Khái Niệm Về Thực Hành Quyền Công Tố Và Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Hoạt Động Thực Hành Quyền Công Tố Của Viện Kiểm Sát
- Nguyên Tắc Bảo Đảm Quyền Bào Chữa Của Người Bị Tạm Giữ, Bị Can, Bị Cáo (Điều 11)
- Bảo Đảm Quyền Con Người Thông Qua Các Nội Dung Thực Hành Quyền Công Tố Của Viện Kiểm Sát Trong Giai Đoạn Xét Xử Vụ Án Hình Sự
- Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân Trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Hà Giang - 9
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Thứ nhất, Luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga quy định chức năng, mục đích, nhiệm vụ của TTHS là (1) bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây nên; Bảo vệ cá nhân tránh khỏi sự buộc tội, sự kết án và sự hạn chế các quyền và tự do một cách trái pháp luật và vô căn cứ; (2) Không được truy tố hình sự những người vô tội, miễn hình phạt đối với họ, minh oan cho những người bị truy tố hình sự một cách vô căn cứ được quy định tại Điều 6.
Thứ hai, Luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga quy định mục 2 về những nguyên tắc của tố tụng hình sự, trong đó quy định một số quyền sau của người bị tạm giữ, bị can 4, bị cáo:
Quyền được tôn trọng danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Điều 9 BLTTHS Liên bang Nga quy định trong quá trình tố tụng hình sự nghiêm cấm thực hiện những hành vi và ban hành những quyết định hạ thấp danh dự của người tham gia tố tụng hình sự cũng như có những xử sự hạ thấp nhân phẩm của con người hoặc gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của con người.
Quyền bất khả xâm phạm của cá nhân. Điều 10 BLTTHS Liên bang Nga quy định không ai có thể bị bắt giữ do bị tình nghi thực hiện tội phạm hoặc bị bắt giam nếu không có những căn cứ hợp pháp do Bộ luật này quy định. Như vậy, một người chỉ có thể bị bắt giam nếu có quyết định của Tòa án. Không ai có thể bị tạm giữ quá 48 tiếng trước khi có quyết định của Tòa án. Trường hợp người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn với hình thức tạm giam thì phải được giam giữ trong điều kiện tính mạng và sức khỏe của họ không bị đe dọa.
Quyền bí mật thư tín, điện thoại và các cuộc đàm thoại, bưu phẩm, điện tín và các hình thức liên lạc khác. Điều 13 BLTTHS Liên bang Nga quy định việc hạn chế quyền công dân đối với bí mật thư tín, điện thoại và các cuộc đàm thoại, bưu chính, điện tín và các hình thức liên lạc khác chỉ được thực hiện trên cơ sở quyết định của Tòa án.
Quyền suy đoán vô tội. Điều 14 BLTTHS Liên bang Nga quy định một người được coi là không có tội chừng nào tội của họ không được chứng minh theo đúng trình tự, thủ tục quy định và không bị Tòa án tuyên phạt bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị tình nghi hoặc bị can không có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của mình. Vấn đề chứng minh tôi phạm và bác bỏ những chứng cứ nhằm bảo vệ cho người bị tình nghi hoặc bị can thuộc
trách nhiệm của bên buộc tội. Mọi nghi ngờ về tội phạm của bị can, nếu không được loại trừ theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này của định thì phải được giải thích có lợi cho bị can.
Quyền bào chữa. Điều 16 BLTTHS Liên bang Nga quy định người bị tình nghi và bị can được bảo đảm quyền bào chữa. Họ có thể tự mình bào chữa hoặc nhờ sự giúp đỡ của người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp. Họ được bảo đảm thực hiện bào chữa bằng tất cả những phương pháp và biện pháp mà Bộ luật này không cấm. Sự tham gia của người bào chữa trong hoạt động tố tụng hình sự là bắt buộc nếu người bị tình nghi, bị can không từ chối sự tham gia của người bào chữa; người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên; người bị tình nghi, bị can có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần.
Thứ ba, Luật TTHS Liên bang Nga quy định các căn cứ không khởi tố vụ án hình sự, đình chỉ vụ án hình sự và truy tố hình sự trong các trường hợp từ Điều 24 đến Điều 28 Bộ luật TTHS Liên bang Nga. Trong đó, không được khởi tố vụ án nếu như không có sự kiện phạm tội, đã hết thời hiệu truy tố, không có yêu cầu của người bị hại nếu vụ án đó chỉ được khởi tố bởi người bị hại; đình chỉ vụ án hình sự do các bên tự hòa gian; Đình chỉ vụ án do sự chuyển biến của tình hình; Đình chỉ việc truy tố hình sự do ăn năn hối cải.
Thứ tư, Luật TTHS Liên bang Nga quy định về minh oan trong TTHS (các Điều 133 - 139 Bộ luật TTHS) trong đó quy định rò quyền được minh oan bao gồm ba quyền: được bồi thường thiệt hai về vật chất, về tinh thân và được phục hồi các quyền. Cơ quan hoặc người tiến hành tố tụng phải ra quyết định công nhận người được minh oan và gửi cho họ thông báo với sự giải thích về thủ tục bồi thường thiệt hại [4].
Trên cơ sở những phân tích trên, có thể khẳng định QCN trong hoạt động công tố của luật TTHS Liên Bang Nga. Căn cứ vào những quy định của điều luật, trong quá trình hoạt động công tố, VKS căn cứ vào những quy định đó để bảo đảm quyền con người tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm.
Chương 2
QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ BẢO ĐẢM
QUYỀN CON NGƯỜI LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Pháp luật TTHS có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ QCN thông qua việc "chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội" hướng tới mục đích "góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm".
Bộ luật TTHS 2003 được ban hành trên cơ sở kế thừa và phát triển những thành tựu đã đạt được của Bộ luật TTHS năm 1988, đồng thời đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh tác động mạnh mẽ của quá trình hội nhập quốc tế cũng như của việc tôn trọng và bảo đảm QCN trong TTHS nói chung và bảo đảm QCN trong thực hành quyền công tố nói riêng của VKSND bằng hệ thống các nguyên tắc được quy định cụ thể trong bộ luật TTHS 2003 cụ thể sau:
2.1. Quy định của các nguyên tắc tố tụng bảo đảm quyền con người liên quan đến hoạt động công tố
BLTTHS 2003, quy định các nguyên tắc cơ bản bảo đảm QCN liên quan đến hoạt động công tố, cụ thể như sau:
2.1.1. Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân (Điều 4 BLTTHS 2003)
Nguyên tắc này quy định trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT, ĐTV, Viện trưởng, Phó viện trưởng VKS, KSV, Chánh án, Phó
Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm khi THTT: Phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của các biện pháp (hạn chế quyền công dân) đã được áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi các biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật. Đồng thời BLTTHS 2003 cũng có bổ sung quan trọng khi quy định trách nhiệm của những người THTT không chỉ phải tôn trọng mà còn phải bảo vệ các QCN. Trong TTHS, chỉ tôn trọng, không vi phạm quyền con người là chưa đủ, mang tính thụ động, người có trách nhiệm còn phải chủ động, tích cực bảo vệ QCN khi có vi phạm từ phía cơ quan hoặc người THTT bằng các biện pháp tố tụng khác nhau như thay đổi người THTT, hủy bỏ hoặc thay đổi các quyết định tố tụng trái pháp luật, xử lý người vi phạm, bồi thường thiệt hại...
2.1.2. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật (Điều 5)
Theo nguyên tắc này, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội. Nội dung nguyên tắc này có các nội dung: Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội; Việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được tiến hành theo trình tự, thủ tục thống nhất được quy định trong BLTTHS;
Mọi người, ở cùng địa vị pháp lý thì có quyền và nghĩa vụ tố tụng như nhau và cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo cho công dân thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng đó để bảo vệ quyền và lợi ích của mình;
2.1.3. Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân (Điều 6; Điều 8)
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở, an toàn, bí mật thư tín,
điện thoại, điện tín là những quyền tự do cá nhân quan trọng nhất của con người được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013. Luật TTHS coi việc bảo vệ và tôn trọng các quyền đó của công dân là những nguyên tắc cơ bản trong toàn bộ quá trình THTT giải quyết vụ án với các nội dung: a) Không ai có thể bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của VKS. Khi áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam phải tuân theo quy định của BLTTHS về căn cứ, thẩm quyền, thủ tục trình tự của các biện pháp đó. Mọi trường hợp làm trái đều là vi phạm pháp luật và tuỳ theo mức độ người vi phạm có thể bị truy cứu TNHS. Trong quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp điều tra thu thập chứng cứ không được dùng nhục hình, bức cung, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của những tham gia tố tụng. Những trường hợp sử dụng biện pháp đó đều bị coi bất hợp pháp và tuỳ mức độ mà người vi phạm có thể bị truy cứu TNHS; b) Không ai được xâm phạm chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Trong quá trình THTT chỉ được áp dụng biện pháp khám người, chỗ ở, đồ vật, thư tín, điện thoại, điện báo... khi có căn cứ pháp luật và đúng quy định về thẩm quyền, thủ tục, trình pháp luật. Việc vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân (khám xét trái phép chỗ ở của công dân...) hoặc hành vi phạm về bí mật, an toàn thư tín, điện tín, điện thoại của công dân (chiếm đoạt, khám xét, thu giữ... thư tín, điện tín, điện thoại của công dân) tuỳ mức độ có thể bị truy cứu TNHS.
2.1.4. Nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân (Điều 7)
Theo quy định của Hiến pháp thì tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản được Nhà nước bảo hộ. Điều 7 BLTTHS 2003 cụ thể hóa bằng nguyên tắc “Bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân” với các nội dung: a) Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản; b) Mọi hành vi xâm phạm