ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
DƯƠNG THỊ NGỌC LOAN
BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM MẠNH HÙNG
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Dương Thị Ngọc Loan
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các bảng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ 9
1.1. Khái niệm quyền con người, quyền con người và bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự9
1.1.1. Khái niệm quyền con người 9
1.1.2. Quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự 10
1.1.3. Bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ
án hình sự 23
1.2. Vị trí, vai trò bảo đảm quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự 26
1.2.1. Vai trò bảo đảm quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự 27
1.2.2. Vai trò bảo đảm quyền con người của Viện kiểm sát trong giai
đoạn điều tra vụ án hình sự 29
1.3. Khái quát các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân qua các giai đoạn lịch sử trước khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 33
1.3.1. Giai đoạn trước khi ban hành Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 33
1.3.2. Giai đoạn từ 1960 đến trước khi BLTTHS 1988 ra đời 35
1.3.3. Giai đoạn từ 1988 đến trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 39
Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003 VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN 44
2.1. Những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về việc bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố - điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân 44
2.1.1. Hoạt động bảo đảm quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự 45
2.1.2. Hoạt động bảo đảm quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 50
2.1.3. Về mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan điều tra trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự 62
2.2. Thực tiễn hoạt động bảo đảm quyền con người của Viện Kiểm sát nhân dân trong các giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự 66
2.2.1. Những kết quả đạt được trong việc bảo đảm quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự ..66
2.2.2. Những hạn chế trong hoạt động bảo đảm quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự 72
Chương 3: HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ 77
3.1. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 77
3.1.1. Hoàn thiện một số nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự 77
3.1.2. Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, và trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự nhằm bảo đảm quyền con người 83
3.2. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự 89
3.2.1. Nâng cao nhận thức của dội ngũ cán bộ Kiểm sát viên về quyền con người và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc bảo đảm
quyền con người 89
3.2.2. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cả về năng lực trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp 91
3.2.3. Tổ chức thực hiện tốt chủ trương “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”, để bảo đảm các quyền con người trong tố tụng hình sự 92
3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong ngành Kiểm sát 94
3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, chế độ lương, phụ cấp ưu đãi... đối với đội ngũ cán bộ tư pháp, trong đó có cán bộ ngành Kiểm sát 95
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng | Trang | |
Bảng 2.1: | Kết quả kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự 05 năm (2010-2014) | 678 |
Bảng 2.2: | Kết quả thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án hình sự 05 năm 2010-2014 | 70 |
Bảng 2.3: | Số tố giác, tin báo về tội phạm quá hạn trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự 05 năm 2010-2014 | 734 |
Bảng 2.4: | Số vụ án Tòa án trả điều tra bổ sung 05 năm 2010-2014 | 74 |
Bảng 2.5: | Số vụ án, bị can đình chỉ điều tra trong 05 năm 2010-2014 | 74 |
Bảng 2.6: | Số người bị tạm giữ, tạm giam quá hạn trong 05 năm 2010-2014 | 75 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân - 2
- Quyền Con Người Trong Giai Đoạn Khởi Tố , Điều Tra Các Vụ Án Hình Sự
- Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Giai Đoạn Khởi Tố, Điều Tra Các Vụ Án Hình Sự
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 08/12/1956, tại lớp Nghiên cứu Chính trị khóa hai trường Đại học nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân” [29, tr. 276]. Nhân dân là những con người cụ thể có những quyền thiêng liêng, không ai có thể xâm phạm được. Kế thừa tư tưởng ấy, trong việc thực hiện và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đặt “Con người” là trung tâm - chủ thể của chiến lược, quá trình phát triển.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nêu rò: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân” [18]. Gần đây, thể chế hóa đường lối của Đảng, Hiến pháp năm 2013, Chương về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” đã được đưa lên vị trí thứ 2, chỉ sau Chương I về “Chế độ chính trị”. Quy định này phản ánh quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong thực hiện quyền con người, quyền công dân. Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 2013 còn quy định rò trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân.
Việc bảo đảm thực hiện các quyền con người bằng pháp luật là một trong những điều kiện quan trọng nhất để thực hiện quyền con người, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật tố tụng hình sự. Hoạt động tố tụng hình sự chính là công cụ sắc bén của Nhà nước và xã hội trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ cuộc sống bình yên, bảo đảm những giá trị vật chất, tinh thần chân chính của con người và xã hội. Việc bảo đảm các quyền con người,
quyền công dân bằng hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực thi pháp luật có hiệu quả là hết sức quan trọng. Bởi quyền con người trong tố tụng hình sự là quyền dễ bị xâm phạm, dễ bị tổn thương, nhất là quyền an toàn về thân thể (quyền được sống, được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe…), danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Viện kiểm sát nhân dân có vai trò chủ động trong việc bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền con người trong các hoạt động tố tụng khi các Cơ quan tiến hành tố tụng (các cơ quan khác được giao thực hiện một số hoạt động tố tụng) thụ lý, giải quyết các vụ án hình sự. Với việc ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền con người, phát hiện vi phạm, để từ đó khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị vi phạm, áp dụng và kiến nghị các biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện vi phạm, Viện kiểm sát nhân dân thực sự là “một lá chắn đáng tin cậy bảo vệ quyền con người” [11, tr. 48].
Thực tiễn cho thấy, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung và việc bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định. Các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân về cơ bản đã được bảo đảm, đã hạn chế được tình trạng oan, sai. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn có nhiều trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là Cơ quan điều tra chưa bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền con người, quyền công dân, thậm chí là vi phạm quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự (có thể là các cơ quan tố tụng và những người tiến hành tố tụng lạm dụng việc bắt giữ, khởi tố, bắt tạm giam sau đó phải đình chỉ điều tra do không phạm tội…). Để xảy ra những vi phạm, thiếu sót đó, có trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân chưa thực hiện được đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt động tố tụng hình sự, đặc biệt là trong giai đoạn khởi tố - điều tra các vụ án hình sự.