Bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân - 2

Việc nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình để đánh giá thực trạng, làm rò nguyên nhân và đề xuất những giải pháp hoàn thiện bộ luật tố tụng hình sự, là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, kiểm sát viên về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của mình trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công, nhằm nâng cao hiệu quả công tác

đấu tranh phòng chống tội pham, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã

hội, bảo đảm các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Với lý do đó, học viên đã chọn đề tài “Bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân”, làm đề tài Luận văn thạc sĩ Luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quyền con người và bảo đảm quyền con người như: “Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam” (Sách tham khảo), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, của TS. Trần Quang Tiệp; “Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam” (Sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005 của PGS. TS. Nguyễn Văn Động; “Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Sách chuyên khảo), nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008 của PGS. TS. Trần Ngọc Đường; …

Đối với lĩnh vực pháp luật chuyên ngành, tại Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu như: “Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự”, Đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, do GS. TSKH. Lê Văn Cảm; PGS. TS Nguyễn Ngọc Chí và PGS. TS. Trịnh Quốc Toản đồng chủ trì, năm 2006; Luận án tiến sĩ “Đảm bảo quyền con

người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam” của Nguyễn Huy Hoàng, Hà Nội, bảo vệ năm 2005; Luận án tiến sĩ “Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam” của Lại Văn Trình, TP. Hồ Chí Minh, bảo vệ năm 2011; Luận văn thạc sĩ “Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát” của Trần Công Hòa, Hà Nội, bảo vệ năm 2004; Luận văn thạc sĩ “Gắn công tố vớ i

hoạt động điều tra trong tố tung h ình sự theo tinh thần Nghị quyết Đ ại hội

Đảng lần thứ X – Một số vấn đề lý lu ận và thực tiễn”, của Bùi Mạnh Cường, Hà Nội, bảo vệ năm 2012; Luận văn thạc sĩ “Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh Bắc Giang trong việc bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự” của Nguyễn Xuân Hùng, Hà Nội, bảo vệ năm 2013; Luận văn thạc sĩ “Vai trò của Viện kiểm sát trong việc khởi tố vụ án hình sự”, của Nguyễn Khắc Quang, Hà Nội, bảo vệ năm 2014; Luận văn thạc sĩ “Viện kiểm sát với vai trò bảo vệ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam”, của Nguyễn Thị Phương Nga, Hà Nội, năm 2014; Luận văn thạc sĩ “Bảo vệ quyền con người trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự ở Việt Nam”, của Nguyễn Thị Hạnh Quyên, Hà Nội, năm 2014…

Các bài viết khoa học đăng tải trên các báo pháp luật, tạp chí nghiên cứu khoa học như: Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam: Những vấn đề lý luận cơ bản, của GS. TS Lê Văn Cảm, Báo Dân chủ và Pháp luật - Bộ Tư pháp, Số 7/2010; Những vấn đề chung về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự, của GS. TSKH Lê Văn Cảm, Báo Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Số 6/2010; “Bảo vệ quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự”, của Thạc sĩ Đinh Thế Hưng, Viện Nhà nước và pháp luật –

Bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân - 2

Viện khoa học xã hội Việt Nam, năm 2010; “Hiến pháp 2013 và việc hoàn thiện biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự”, của PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chí, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội: Luật học, Tập 30, số 3/2014…

Các công trình khoa học, bài viết nêu trên, các tác giả đã luận giải những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề bảo đảm quyền con người nói chung hoặc quyền con người của một nhóm đối tượng nhất định (như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nói chung hoặc người chưa thành niên là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo), trong toàn bộ quá trình tố tụng từ giai đoạn điều tra đến giai đoạn xét xử, hoặc chỉ tập trung vào giai đoạn xét xử vụ án hình sự. Trong Luận văn, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu về vấn đề bảo đảm quyền con người nhằm đưa ra những đánh giá về thực trạng bảo đảm quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân, từ đó đề ra những giải pháp hoàn thiện nhằm phát huy vai trò Viện kiểm sát nhân dân, như là một cơ quan có trách nhiệm đảm bảo tối ưu quyền con người trong giai đoạn khởi tố,điều tra các vụ án hình sự được thực hiện trên thực tế và hạn chế đến mức thấp nhất việc xâm phạm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra, tránh oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Để thực hiện luận văn, tác giả đã lựa chọn, kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học nêu trên.

3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của Luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận, trên cơ sở khảo sát thực tiễn, làm rò những vướng mắc, khó khăn và những hạn chế để đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự, đặc biệt là trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, Luận văn thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:

+ Phân tích, làm rò một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như khái niệm quyền con người, quyền con người và bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự; những quy định của pháp luật tố tụng hình sự bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự; cơ sở xác định vai trò của Viện kiểm sát nhân dân và các điều kiện bảo đảm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc đảm bảo quyền con người trong giai đoạn khởi tố - điều tra các vụ án hình sự.

+ Phân tích thực trạng, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Từ đó rút ra những hạn chế, bất cập của một số quy định pháp luật và hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thực hiện vai trò bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự những năm qua.

+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự theo Bộ luật tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay.

3.3. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn

Luận văn phân tích, đánh giá những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân trong việc bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003.

Về thời gian Luận văn nghiên cứu: Những vấn đề thực tiễn liên quan đến đề tài gắn với quá trình thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 trong 05 năm (2010-2014).

4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, về quyền con người, các quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học Luật tố tụng hình sự như: phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử cụ thể, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Ngoài ra, Luận văn cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể khác như: phương pháp logic, các phương pháp so sánh, đối chiếu, thống kê... để tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn.

5. Những điểm mới và đóng góp khoa học của Luận văn

Luận văn đề cập một số vấn đề lý luận về quyền con người, bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự, đặc biệt là luận giải vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo đảm quyền con người. Làm rò cơ sở xác định nhiệm vụ, quyền hạn Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự. Phân tích và đánh giá thực trạng vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự. Thông qua đó, Luận văn đưa ra được số giải pháp, kiến nghị sửa đổi, bổ sung BLTTHS và một số các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự.

6. Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vị trí, vai trò bảo đảm quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân trong trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự.

Chương 2: Những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và thực trạng hoạt động bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân.

Chương 3. Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự.

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ


1.1. Khái niệm quyền con người, quyền con người và bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự

1.1.1. Khái niệm quyền con người

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy tư tưởng về quyền con người đã xuất hiện từ rất sớm và có nhiều quan điểm khác nhau về quyền con người. Có thể chia thành ba nhóm quan điểm về quyền con người như sau:

- Quan điểm thứ nhất: Quyền con người là đặc quyền tự nhiên. Đặc quyền tự nhiên này do pháp luật tự nhiên đứng trên, cao hơn pháp luật thực định. Các quyền này không một xã hội hay một chính phủ nào có thể ban phát, xóa bỏ hoặc “chuyển nhượng” và nó không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nước nào.

- Quan điểm thứ hai: Trái với quan điểm thứ nhất, quan điểm này cho rằng các quyền con người không phải những gì bẩm sinh, vốn có một cách tự nhiên, không thể bị tước bỏ, quyền con người là quyền pháp lý và nó phụ thuộc vào ý chí của tầng lớp thống trị cũng như các yếu tố phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa… của các xã hội.

- Quan điểm thứ ba: Là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề quyền con người. Xuất phát từ việc coi con người là một thực thể tự nhiên, mang đặc tính xã hội, do đó, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng vấn đề quyền con người: "Về bản chất bao hàm cả hai mặt tự nhiên và xã hội” [2]. Quyền con người là một phạm trù tổng hợp, vừa là "chuẩn mực tuyệt đối" mang tính phổ biến, vừa là "sản

phẩm tổng hợp của một quá trình lịch sử lâu dài luôn luôn tiến hóa và phát triển". Quyền con người "không thể tách rời", đồng thời cũng không hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội… [31].

Ở Việt Nam, đã có nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đưa ra những định nghĩa, các tiếp cận khác nhau về vấn đề quyền con người. Theo GS.TSKH Lê Văn Cảm:

Quyền con người là một phạm trù lịch sử cụ thể, là giá trị xã hội cáo quý nhất được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại và là đặc trưng tự nhiên vốn có cần được tôn trọng và không thể bị tước đoạt của bất kỳ cá nhân con người nào sinh ra trên trái đất, đồng thời phải được bảo vệ bằng pháp luật bởi các quốc gia thành viên Liên hợp quốc, cũng như bởi cộng đồng quốc tế [5, tr. 11].

Còn theo TS Trần Quang Tiệp:

Quyền con người là những đặc lợi vốn có tự nhiên mà chỉ có con người mới được hưởng trong những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định [51, tr. 14].

Như vậy, dù tiếp cận hay nghiên cứu quyền con người ở góc độ nào, thì khái niệm về quyền con người vẫn cần đảm bảo thể hiện được những thuộc tính thuộc về quyền tự nhiên và quyền pháp lý của con người. Theo đó:

Quyền con người là những giá trị tự nhiên mà con người được hưởng, phù hợp với những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định, được Nhà nước đảm bảo thực hiện. bao gồm các quyền về dân sự, chính trị như quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; quyền tự do, quyền bình đẳng trước pháp luật…

1.1.2. Quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự

1.1.2.1. Quyền con người trong tố tụng hình sự

Như trên đã phân tích, quyền con người là phạm trù phức tạp, nó liên

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí