Bảo Đảm Quyền Con Người Đối Với Người Bị Bắt Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Án Hình Sự Qua Các Quy Định Về Biện Pháp Ngăn Chặn Bắt Người

phải chịu hình phạt và các hậu quả pháp lý khác khi bản án đó của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Nguyên tắc này thể hiện vai trò trung tâm, đặc biệt quan trọng của Tòa án trong việc bảo đảm quyền con người.

Như vậy, đối với việc bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra thì một vấn đề quan trọng là người bị bắt mặc dù bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người nhưng xuyên suốt trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này đều phải coi họ là người không có tội để từ đó có các biện pháp đảm bảo quyền con người của họ. Bất kể hành vi quy chụp, buộc tội khách quan, không dựa trên các căn cứ, trình tự thủ tục nhất định đều bị coi là trái pháp luật. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt trong trường hợp này không đồng nghĩa với việc người đó phạm tội mà chỉ nhằm đảm bảo các hoạt động tố tụng nhằm chứng minh tội phạm được thuận lợi hơn.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự,quyền lợi của người bị oan (điều 29); nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thườngcủa người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hìnhsự gây ra (điều 30)

Đây là những nguyên tắc được bổ sung trong BLTTHS 2003 liên quan đến bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự trong đó có người bị bắt trong giai đoạn điều tra. Là những nguyên tắc quan trọng thể hiện trách nhiệm của Nhà nước (thông qua cơ quan tiến hành tố tụng) trước công dân trong trường hợp cơ quan, người tiến hành tố tụng bắt oan người khôngcó tội hoặc gây thiệt hại cho công dân. Các nguyên tắc này không chỉ nâng caotrách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra) trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người, mà còn là biện pháp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trong tố tụng hình sự nói chung và người bị bắt nói riêng, lĩnh vực mà quyền con người có nguy cơ bị

xâm phạm rất cao. Các nguyên tắc này đã được cụ thể hóa trong Luật bồi thường của Nhà nước vừa được Quốc hội khóa 12 thông qua tại kỳ họp thứ V; trong đó có các quy định tương đối cụ thể các trường hợp bồi thường trong hoạt động tố tụng hìnhsự.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự (điều 31)

Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những biện pháp quan trọngđể phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, sai lầm trong hoạt động của người cũng nhưcơ quan tiến hành tố tụng trong đó có cơ quan điều tra và cũng là biện pháp hữu hiệu để công dân, cơ quan, tổchức sử dụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn hình sự nói riêng. Vì vậy, BLTTHS quy định bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự lànguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự.Việc đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo trong việc bắt người thể hiện việc, người bị bắt có quyền khiếu nại, tố cáo đối với việc mình bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người hoặc việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt đối với mình là trái pháp luật, vi phạm các quyền cơ bản của con người. Đồng thời với đó nguyên tắc này cũng đảm bảo quyền của người bị bắt, yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng trong đó có cơ quan điều tra thực hiện việc bắt người phải giải quyết triệt để các khiếu nại, tố cáo của người bị bắt.

2.1.2. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự qua các quy định về biện pháp ngăn chặn bắt người

Các quy định về biện pháp ngăn chặn bắt người trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là những quy định trực tiếp nhất trong việc bảo đảm quyền con người của những chủ thể này. BLTTHS năm 2003 quy định về 3 trường hợp bắt là: bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã. Như vậy trừ trường

hợp bắt bị cáo để tạm giạm thì các trường hợp còn lại đều có thể tiến hành trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. BLTTHS năm 2003 đã có những quy định rất chặt chẽ về thẩm quyền, căn cứ, trình tự, thủ tục bắt người, điều này nhằm đảm bảo các quyền con người cơ bản của người bị bắt. Những quy định về bảo đảm quyền con người của người bị bắt được thể hiện các vấn đề sau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Thứ nhất,quy định cụ thể căn cứ bắt: Để đảm bảo đạt được mục đích đặt ra của biện pháp ngăn chặn bắt người đồng thời bảo vệ quyền con người của người bị bắt không bị xâm hại [8, tr.71], BLTTHS năm 2003 đã quy định cụ thể các căn cứ bắt người trong từng giai đoạn, từng hoạt động tố tụng hình sự cụ thể. Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người phải căn cứ vào các trường hợp đã được quy định trong BLTTHS chứ không phải bất kỳ trường hợp nào cũng đều áp dụng biện pháp ngặn chặn bắt người. Điều này đảm bảo quyền của người bị bắt, đồng thời tránh tình trạng lạm dụng của các cơ quan điều tra trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người một cách tràn lan không có căn cứ [8, tr.71], cụ thể:

* Theo Điều 80 BLTTHS thì trường hợp bắt đầu tiên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là bắt bị can để tạm giam. Theo đó bắt bị can để tạm giam là biện pháp ngănchặn được áp dụng đối với người đã bị kh i tố về hình sự để tạm giam phục vụ công tác điều tra [28].

Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - 8

* Đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, mặc dù đây là trường hợp bắt người có tính chất cấp bách đặc biệt, nếu không bắt ngay thì người bị nghi thực hiện tội phạm sẽ có khả năng bỏ trốn nhưng để bảo đảm cho việc bắt được tiến hành thận trọng, khách quan cũng như bảo vệ quyền của người bị bắt, BLTTHS quy định chỉ được bắt khi thuộc một trong ba trường hợp quy định tại Điều 81 [32, tr.54]. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là trường hợp bắt người qua xác minh ban đầu đã có tài liệu cho rằng họ

bị nghi thực hiện tội phạm và họ đang có hành vi trốn tránh pháp luật, cản tr việc điều tra khám phá tội phạm, xét thấy cấp bách cần phải bắt ngay để kịp thời ngăn chặn. Rò ràng việc áp dụng trường hợp bắt này thể hiện tính chất đặc biệt cấp bách của việc ngăn chặn tội phạm. Nếu không ngăn chặn ngay thì người thực hiện hành vi phạm tội sẽ gây thiệt hại cho Nhà nước, cho xã hội, cho các công dân khác hoặc gây khó khăn cản tr việc điều tra, khám phá tội phạm.

Căn cứ theo Điều 81 BLTTHS thì bắt khẩn cấp trong giai đoạn điều tra chỉ được tiến hành trong 3 trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất: Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Đây là trường hợp cơ quan điều tra đã có quá trình theo dòi, kiểm tra, xác minh các tin tức thu được và có đủ cơ s để khẳng định một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng nên cần bắt ngay, để ngăn chặn kịp thời việc người đó gây thiệt hại cho xã hội.

Trường hợp thứ hai: Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

Đây là trường hợp hành vi phạm tội đã được thực hiện, người phạm tội không bị bắt ngay lúc đó, nhưng người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm tận mắt chứng kiến hành vi phạm tội và trực tiếp xác định đúng là người đã thực hiện tội phạm, xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

Trường hợp thứ ba: Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.

Trong trường hợp này, cơ quan điều tra chưa có đủ tài liệu, chứng cứ xác định một người phạm tội, mới phát hiện được những dấu vết của tội phạm

người hoặc tại chỗ của người đó và từ những dấu vết ấy mà người đó bị nghi thực hiện một tội phạm. Nếu xét thấy cần bắt ngay để ngăn chặn việc họ trố hoặc tiêu hủy chứng cứ, thì phải ra lệnh bắt khẩn cấp.

Như vậy, quy định về các trường hợp bắt khẩn cấp cũng đã thể hiện nguyên tắc đảm bảo quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Tránh tình trạng lạm dụng việc bắt người, áp dụng một cách tràn lan, không có phân loại cụ thể của các cơ quan điều tra.

* Trường hợp bắt người đang bị truy nã hoặc phạm tội quả tang cũng được quy định chặt chẽ tại Điều 82 BLTTHS năm 2003. BLTTHS cũng quy định rất cụ thể, chặt chẽ các trường hợp bắt người bị truy nã hoặc quả tang, chỉ thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 82 BLTTHS mới được quyền bắt. Đây cũng là một trong các yếu tố bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra, cụ thể:

- Đối với các trường hợp bắt người phạm tội quả tang:


Trường hợp thứ nhất: Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.


Đang thực hiện tội phạm là trường hợp phạm tội quả tang thường gặp trong thực tế. Người đang thực hiện tội phạm là người đang thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong bộ luật hình sự nhưng chưa hoàn thành tội phạm hoặc chưa kết thúc việc phạm tội thì bị phát hiện. Trong trường hợp hành vi đang thực hiện một tội phạm có cấu thành hình thức thì mặc dù hậu quả vật chất chưa xảy ra vẫn coi là hành vi đang thực hiện tội phạm.

Đối với những tội phạm mà hành vi phạm tội được thực hiện trong một khoảng thời gian dài, không bị gián đoạn như tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, tội tràng trữ trái phép chất nổ, chất độc, chất cháy, chất phóng xạ… thì trong suốt thời gian đó bị coi là đang thực hiện tội phạm. Vì vậy, thời điểm nào tội phạm bị phát giác cũng là phạm tội quả tang.

Trường hợp thứ hai: Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.

Đây là trường hợp kẻ phạm tội vừa thực hiện tội phạm xong chưa kịp chạy trốn hoặc đang cất giấu công cụ, phương tiện, đang xóa những dấu vết của tội phạm trước khi chạy trốn thì bị phát hiện.

Cần lưu ý để bắt người phạm tội theo trường hợp quả tang này phải có chứng cứ chứng minh là kẻ đó vừa gây tội xong, chưa kịp chạy trốn và sự phát hiện, bắt giữ người phạm tội phải xảy ra tức thời sau khi tội phạm được thực hiện. Thông thường, các vật chứng (còn gọi là tang vật) mà người phạm tội chưa kịp cất giấu, tẩu tán là những bằng chứng khiến kẻ phạm tội không thể chối cãi về hành vi phạm tội của mình vừa thực hiện xong. Nhưng trong các trường hợp không có vật chứng, sự có mặt của những người làm chứng cũng cho phép được bắt người phạm tội theo trường hợp quả tang này.

Trường hợp thứ ba: đang bị đuổi bắt.

Trong trường hợp phạm tội quả tang này, người phạm tội vừa thực hiện tội phạm xong hoặc đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện nên đã chạy trốn và bị đuổi bắt.

Trong trường hợp này, việc đuổi bắt phải liền ngay sau khi chạy trốn thì mới có cơ s xác định đúng người phạm tội tránh bắt nhầm phải người không thực hiện tội. Nếu việc đuổi bắt bị gián đoạn về thời gian so với hành vi chạy trốn thì không được bắt quả tang mà có thể bắt theo trường hợp khẩn cấp.

- Đối với trường hợp bắt người đang bị truy nã

Bắt người đang bị truy nã không nằm trong các trường hợp bắt người phạm tội quả tang, vì hành vi của người đang bị truy nã là hành vi bỏ trốn sau khi đã thực hiện tội phạm.

Thứ hai, việc bảo đảm quyền con người của người bị bắt còn thể hiện

việc BLTTHS đã quy định chặt chẽ vê thẩm quyền, chủ thể được quyền bắt

người, tránh tình trạng bất kỳ ai cũng có quyền bắt người, từ đó dẫn đến việc xâm phạm các quyền con người cơ bản của nhóm chủ thể này. Việc quy định này cũng được thể hiện các trường hợp bắt người khác nhau.

- Đối với trường hợp bắt bị can để tạm giam. Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định cụ thể về thẩm quyền, chủ thể được quyền áp dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 80 BLTTHS thì người có thẩm quyền ra lệnh bắt trong giai đoạn điều tra bao gồm: Thủ trư ng, Phó thủ trư ng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này lệnh bắt phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Như vậy trong giai đoạn điều tra trường hợp bắt bị can để tạm giam thì chỉ có các chủ thể thuộc CQĐT có thẩm quyền này. Tuy nhiên để đảm bảo quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra, đối với trường hợp người ra lệnh bắt là Thủ trư ng, Phó thủ trư ng Cơ quan điều tra ra lệnh bắt cần phải có quyết định phê chuẩn lệnh bắt của VKS cùng cấp mới được đem ra thi hành. Nếu chưa có sự phê chuẩn của VKS mà đã thi hành thì coi như không có hiệu lực, công dân có quyền phẩn đối, đây là những trường hợp vi phạm quyền của người bị bắt.

- Đối với trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Căn cứ theo quy định của Điều 81 thì những người có thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp trong giai đoạn điều tra gồm: Nhóm 1: Thủ trư ng, Phó thủ trư ng Cơ quan điều tra các cấp. Nhóm 2: Người chỉ huy của đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương, người chỉ huy đồn biên phòng hải đảo và biên giới. Nhóm 3: Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.Như vậy, do tính cấp bách của việc bắt khẩn cấp nên luật quy định thêm nhóm người có thẩm quyền là chỉ huy tầu bay, tầu biển được ra lệnh bắt khẩn cấp. Thực tiễn đặt ra là nhiều máy bay, tầu biển củaViệt Nam thuê người nước ngoài chỉ huy. Nếu theo điều luật họ vẫn được quyền ra

lệnh bắt khẩn cấp. Tuy thực tế ít xảy ra song theo tôi đây là một số trường hợp đặc biệt cần có một hướng dẫn riêng để đảm bảo tính khả thi. Đây là trường hợp bắt thường được áp dụng nhưng lại thường bị lạm dụng nhất trong các trường bắt người. Để khắc phục điều này BLTTHS đã quy định chặt chẽ các căn cứ được quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Để tránh tình trạng lạm dụng và xâm phạm tới các quyền cơ bản của người bị bắt.

- Đối với trường hợp bắt người phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã. Căn cứ theo Điều 82 BLTTHS thìtrong gia đoạn điều tra đối với trường hợp phạm tội quả tang, ai cũng có quyền bắt và tước vũ khí của người bị bắt. Việc quy định như vậy nhằm động viên và nâng cao trách nhiệm của toàn dân trong công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Để ngăn chặn ngay hành vi phạm tội, không cho người thực hiện tội phạm có thời gian tẩu thoát, luật quy định bắt người phạm tội khi đang thực hiện tội phạm, ngay sau khi thực hiện tội phạm và khi đang bị đuổi bắt. Điều đó có nghĩa là bất kỳ người nào cũng có quyền bắt, kể cả những người đang bị giam giữ, cải tạo, bị hạn chế một số quyền công dân cũng có quyền này. Đối với người đang bị truy nã cũng vậy, luật quy định tất cả mọi người đều có quyền bắt, song bắt người đang bị truy nã khác với bắt người phạm tội quả tang là việc xác định thông tin để khẳng định đó là người đang bị truy nã để bắt không dễ dàng như bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang, cần có thời gian và tuân theo một số thủ tục bắt buộc. Điều này cũng góp phần tăng cường ý thức, vai của quần chúng nhân dân trong việc đấu tranh, phòng chống tội phạm. Đồng thời cũng đảm bảo quyền của người bị bắt trong những trường hợp này.

Như vậy, qua phân tích các quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt ta có thể thấy, các quy định này của BLTTHS đã xác

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí