Bảo đảm quyền con người thông qua cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự - 12


KẾT LUẬN


Có thể nói, việc ban hành Luật TNBTCNN nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, hoàn thiện pháp luật về bồi thường nhà nước nói chung và bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động TTHS nói riêng đã tạo một cơ chế bảo đảm, hữu hiệu hơn cho cơ quan có trách nhiệm bồi thường cũng như bảo vệ tối đa quyền con người trong pháp luật về bồi thường nhà nước, bảo đảm sự hoạt động ổn định hơn của CQTHTT, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và năng lực chuyên môn của người tiến hành tố tụng hình sự. Với sự ra đời của Luật TNBTCNN đã tạo cơ chế pháp lý mới, đồng bộ, hiệu quả để người bị oan thực hiện tốt hơn quyền được bồi thường của mình và Nhà nước thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình trước công dân.

Cho đến nay, sau hơn 06 năm thi hành trên thực tiễn, Luật TNBTCNN đã từng bước đi vào cuộc sống, việc thi hành Luật cũng đạt được kết quả trên nhiều mặt, góp phần đáng kể vào việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự, cũng như củng cố lòng tin của người dân vào hoạt động của bộ máy nhà nước.

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, các quy định của Luật TNBTCNN đã bộc lộ những hạn chế, vướng mắc. Một số quy định của Luật TNBTCNN chưa phù hợp với các quy định của các đạo luật liên quan. Các chi phí thực tế bồi thường cho người bị oan chưa bao quát, chưa dự liệu đầy đủ, trình tự, thủ tục bồi thường chưa hợp lý, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan trong việc BTTH...

Chính vì những tồn tại, bất cập trên mà pháp luật về BTTH cho người bị oan trong TTHS ở nước ta trong thời gian qua chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tế cuộc sống. Có lúc, có nơi còn chưa bảo vệ các quyền và lợi ích


hợp pháp của người bị oan, chưa tạo được sự tin tưởng của nhân dân đối với các CQTHTT nói riêng và đối với các cơ quan tư pháp nói chung. Nội dung của luận văn hy vọng sẽ làm sáng tỏ hơn các vấn đề lý luận và hệ thống lại theo một logic khoa học.

Qua việc phân tích thực trạng, hạn chế, bất cập từ các quy định của Luật TNBTCNN và đánh giá các sai phạm trong hoạt động tố tụng dẫn đến việc làm oan người vô tội cho thấy: tại thời điểm ban hành Luật TNBTCNN thì nội dung của đạo luật này được xây dựng phù hợp với quy định của một số đạo luật có liên quan... Tuy nhiên, đến nay, Hiến pháp sửa đổi 2013, Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự đã có nhiều thay đổi theo hướng quy định rò hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Do đó, trong điều kiện Hiến pháp và các đạo luật hình sự, tố tụng liên quan đến Luật TNBTCNN đã thay đổi thì một số quy định hiện hành của Luật TNBTCNN và cơ chế BTTH không còn phù hợp với Nhà nước pháp quyền trong giai đoạn hiện nay. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật TNBTCNN để đáp ứng với thực tế việc áp dụng pháp luật về bồi thường nhà nước cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự và tình hình chính trị, xã hội của nước ta trong giai đoạn này là một đòi hỏi tất yếu để phù hợp với giai đoạn phát triển của Nhà nước ta.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Để Luật TNBTCNN đi vào đời sống xã hội, phát huy hiệu quả điều chỉnh trước hết cần có sự tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn thi hành của các cơ quan có thẩm quyền; tiến hành bổ sung, chỉnh sửa những quy định còn thật sự chưa hợp lý để phát huy hiệu quả điều chỉnh được tốt hơn.

Cùng với việc sửa đổi, bổ sung pháp luật, CQTHTT đã gây ra oan phải tạo điều kiện thuận lợi để người bị oan được thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của mình đúng quy định của pháp luật. Chỉ khi có một cơ chế thực hiện như vậy, thì công tác giải quyết bồi thường mới đạt hiệu quả mong muốn trong tiến trình cải cách tư pháp mà Đảng ta khởi xướng và chỉ đạo.

Bảo đảm quyền con người thông qua cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự - 12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lê Mai Anh (2002), Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, Luận án tiến sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

2. Lê Mai Anh (2003), “Tôn trọng các nguyên tắc tố tụng dân sự trong giải quyết bồi thường thiệt hại do cá nhân bị oan, sai trong hoạt động TTHS”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (7).

3. Xuân Anh (2005), “Lỗi khách quan” hay “lỗi chủ quan” của các quan toà?”, Tạp chí Hiến kế lập pháp, (1).

4. Ban tổ chức - cán bộ Chính phủ (1998), Thông tư số 54/1998 ngày 4/6/1998 hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định 47/CP, Hà Nội.

5. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

6. Nguyễn Ngọc Chí (2001), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

7. Nguyễn Ngọc Chí (2003), “Bàn về oan, sai trong tố tụng hình sự”, Báo Pháp luật, (138), ngày 10/6/2003 và (140), ngày 12/6/2003.

8. Nguyễn Ngọc Chí và Đào Thị Hà (2003), “Minh oan trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (5).

9. Nguyễn Ngọc Chí và Đào Thị Hà (2003), “Oan và sai trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (2).

10. Chính phủ (1997), Nghị định số 47/CP ngày 3/5/1997 về trách nhiệm vật chất của cán bộ, viên chức, Hà Nội.

11. Chính phủ (2010), Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 3/3/2010 hướng dẫn thi hành một số điều Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009, Hà Nội.

12. Cộng hòa Pháp (1958), Bộ luật tố tụng hình sự.


13. Cộng hoà Pháp (1970), Luật về bồi thường thiệt hại do tạm giữ, tạm giam oan, sai.

14. Bùi Kiên Điện (2001), “Khắc phục tình trạng oan, sai trong TTHS”,

Tạp chí Luật học, (1), tr.8-13.

15. Đỗ Văn Đương (2003), “Tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam: Quan niệm và giải pháp” Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Chuyên đề cải cách tư pháp, (4), tr. 117-121.

16. Hoàng Xuân Hoan (2013), Pháp luật của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luận văn thạc sỹ luật học, khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

17. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình cao cấp lý luận chính trị, Tập Nhà nước và pháp luật, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

18. Văn Danh Hồng (2006), “Một số vấn đề cần lưu ý để tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 388 trong năm 2006”, Tạp chí kiểm sát, (2).

19. Lê Trọng Hùng (2006), “Bồi thường thiệt hại cho người bị oan theo Nghị quyết 388, bộc lộ nhiều vướng mắc cần tháo gỡ”, Báo Pháp luật, (51), ngày 28/2/2006 và (52), ngày 1/3/2006.

20. Trần Việt Hưng (2014), Thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ luật học.

21. Hà Như Khuê và Tống Minh Hương (2006), “Nguyên nhân và những giải pháp nhằm hạn chế việc viện kiểm sát truy tố, toà án xét xử tuyên bị cáo không phạm tội”, Tạp chí kiểm sát, (2).

22. Đỗ Đình Lương và Hà Tú Cầu (2001), “Bàn về khái niệm oan, sai và căn cứ pháp lý xác định oan, sai trong TTHS”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (7).

23. Dương Thanh Mai và Đỗ Đình Lương (2002), “Trách nhiệm, thủ tục bồi thường thiệt hại đối với oan, sai trong tố tụng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (2).


24. Dương Thanh Mai và Nguyễn Hoàng Hạnh (2001), “Bồi thường thiệt hại đối với oan sai trong tố tụng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (6).

25. Nguyễn Đức Mai (2010), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26. Nguyễn Đức Mai (2010), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27. Martine Lobard và Gilles Dumont (2007), Pháp luật hành chính Cộng hòa Pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

28. Lê Thị Thuý Nga (2006), “Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, (7).

29. Nhật Bản (1959), Luật bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự.

30. Cao Xuân Phong và Đỗ Thị Ngọc (2001), “Mức độ và cách thức bồi thường thiệt hại do CQTHTT gây ra”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (9).

31. Lê Thái Phương (2006), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Luận văn Thạc sỹ luật học.

32. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.

33. Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

34. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi năm 2001), Hà Nội.

35. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

36. Quốc hội (2002), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội.

37. Quốc hội (2002), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.

38. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.

39. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

40. Quốc hội (2009), Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Hà Nội.

41. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.


42. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

43. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

44. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng Hình sự, Hà Nội.

45. Trần Quyết Thắng (2007), Cơ chế minh oan trong TTHS Việt Nam. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sỹ luật học.

46. Nguyễn Thanh Tịnh (2011), “Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước nhằm bảo đảm tính khả thi của cơ chế bồi thường nhà nước”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (Chuyên đề: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước), tr. 48-55.

47. Nguyễn Thanh Tịnh (2012), Tìm hiểu pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

48. Tòa án nhân dân tối cao (2015), Báo cáo tổng kết công tác ngành toà án các năm 2010 – 2015, Hà Nội.

49. Trung Hoa (1994), Luật Nhà nước bồi thường thiệt hại.

50. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

51. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

52. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

53. Trường Đại học luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Liên Bang Nga, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

54. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân, Hà Nội.

55. Nguyễn Trọng Tỵ (2006), “Suy nghĩ về Nghị quyết 388” Tạp chí Dân chủ & pháp luật, (2).


56. Đào Trí Úc (2000), Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

57. Đào Trí Úc (2005), “Cải cách tư pháp hình sự và vấn đề phòng, chống oan, sai”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (4), tr.4-6.

58. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2003), Nghị quyết số 388/2003/NQ- UBTCQH13 ngày 17/3/2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động TTHS gây ra, Hà Nội.

59. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2015), Báo cáo số 870/BC-UBTVQH ngày 20/5/2015 báo cáo về kết quả giám sát về “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật”, Hà Nội.

60. Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2005), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

61. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính (2004), Thông tư liên tịch số 01/2004/VKSNDTC-BCA-TANDTC-BTP-BQP-BTC ngày 25/3/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết 388 UBTVQH11, Hà Nội.

62. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính (2006), Thông tư liên tịch số 04/2006 ngày 22/11/2006/VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết 388 UBTVQH11, Hà Nội.

63. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2012), Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BTP-BQP-BTC- BNNVPTNT ngày 02/11/2012 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự, Hà Nội.

64. Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

65. Nguyễn Như Ý (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2022