Phát triển du lịch tỉnh An Giang năm 2020 - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM




MAI THỊ ÁNH TUYẾT


PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG NĂM 2020


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2007

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.


MỞ ĐẦU

Phát triển du lịch tỉnh An Giang năm 2020 - 1


1/. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:


Con người có ba nhu cầu bao gồm nhu cầu sinh tồn, nhu cầu hưởng thụ và nhu cầu phát triển. Ngày nay, cuộc sống đã bắt đầu vượt ra khỏi sự ràng buộc của nhu cầu sinh tồn, hướng đến thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển, là một bộ phận trong sinh hoạt văn hóa của con người. Nền kinh tế phát triển, thu nhập người dân nâng lên, sức sản xuất của xã hội hiện đại phát triển nhanh chóng, tác động trực tiếp đến nhịp điệu sinh hoạt của xã hội con người ngày càng mau lẹ. Vì vậy mọi người sau thời gian làm việc và học tập khẩn trương, cần phải khôi phục thể lực, thư giãn tinh thần để nâng cao hiệu suất công việc. Do đó hoạt động du lịch ngày càng trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Với mức đóng góp của ngành du lịch hiện nay, ngành du lịch được đánh giá là một trong những ngành kinh tế mang lại hiệu quả cao của thế giới. Đối với Việt Nam phát triển du lịch là giải pháp tốt nhất trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết lao động, tăng thu nhập người dân một cách hiệu quả.


Tỉnh An Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có cơ sở hạ tầng phát triển, miền đất được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến với nhiều phong cảnh, chùa chiền đậm đà dấu ấn văn hóa và lịch sử cách mạng như: Núi Sam-Chùa Bà Chúa Xứ, Núi Cấm và hệ thống hang động, Thủy Đài Sơn, Anh Vũ Sơn, Sơn viên Cô Tô, Đồi Tức Dụp, Dốc Bà Đắt anh hùng trong chống Mỹ và nhiều di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật khác. Với những tiềm năng phong phú về lợi thế phát triển du lịch, tỉnh An Giang xác định từng bước đưa ngành du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tích cực trong việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trên cơ sở tận dụng tiềm năng sẳn có kết hợp sự đầu tư đúng mức và sự hỗ trợ, quan tâm của nhà nước để tạo điều kiện tốt nhất cho ngành du lịch phát triển.


Thời gian qua, ngành du lịch tỉnh An Giang có những bước phát triển, nhưng so với lợi thế thì mức độ khai thác, phát triển chưa cao. Công tác quản lý còn nhiều bất cập, nội dung chương trình du lịch chưa phong phú, sản


phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng phục vụ chưa cao, nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn thấp và khả năng cạnh tranh còn nhiều hạn chế...Các công trình đã nghiên cứu về phát triển du lịch tỉnh An Giang như Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2010 và một số công trình nghiên cứu khác có liên quan đến phát triển du lịch tỉnh An Giang chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách hệ thống và xây dựng phương pháp luận về phát triển du lịch, chưa khảo sát, đánh giá một cách đầy đủ về thực trạng du lịch tỉnh An Giang, đặc biệt là chưa định hướng rõ nét phát triển du lịch tỉnh An Giang trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Từ thực trạng phát triển ngành du lịch của tỉnh An Giang hiện nay thì việc nghiên cứu đề tài “ Phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020 “ trên cơ sở khảo sát đánh giá và đề ra giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh An Giang là điều rất cấp thiết. Nhằm nghiên cứu làm rõ nét những vấn đề lý luận và thực tiển về phát triển du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức. Từ đó xác lập các nguyên tắc, tiêu chuẩn phát triển du lịch phù hợp với bối cảnh phát triển du lịch tỉnh An Giang, định hướng cho ngành du lịch những bước đi hiệu quả nhất, tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh thông qua việc xác định một cách đúng hướng về cách nhìn, cách làm ăn và phải có cách đối phó đối thủ cạnh tranh để tồn tại và phát triển.


2/. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:


- Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu những nội dung cơ bản về du lịch. Phân tích quá trình, thực trạng phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang để đề ra các giải pháp góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020.

- Đối tượng: Đề tài nghiên cứu hiện trạng và tiềm năng phát triển của ngành du lịch tỉnh An Giang trên cơ sở xác định ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên ngành để đề xuất những giải pháp chiến lược nhằm phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020.

- Phạm vi:

+ Phạm vi không gian: Được giới hạn trên địa bàn tỉnh An Giang trong mối quan hệ với các vùng lân cận.


+ Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu sâu về hoạt động du lịch của tỉnh An Giang giai đoạn 2000-2005 và đề xuất các giải pháp thực hiện giai đoạn 2006-2020.


Bên cạnh, do hoạt động du lịch chịu tác động mạnh và không ngừng biến động theo thời gian và xu thế của thời đại. Vì vậy, đề tài sẽ cố gắng không ngừng nắm bắt những vận động phát triển hệ thống du lịch theo hướng hội nhập, toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức để đề xuất các giải pháp phát triển du lịch tỉnh An Giang một cách hiệu quả nhất.


3/. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:


Trong quá trình nghiên cứu, đề tài kết hợp nhiều phương pháp khác nhau làm cơ sở khoa học cho việc thực hiện luận án: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp khảo sát, phương pháp điều tra, phương pháp thu thập và xử lý thông tin, phương pháp chuyên gia, nghiên cứu tư liệu...


Nguồn tài liệu nghiên cứu gồm các thông tin, số liệu, văn bản có liên quan đến phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, luận án kế thừa, bổ sung, vận dụng, tổng hợp các kết quả đó để đưa ra nhận định chung có liên quan đến việc phát triển ngành du lịch.


4/. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:


- Luận án làm rõ nét những vấn đề lý luận và thực tiển về phát triển du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức như : những lý luận cơ bản về du lịch, khái niệm, đặc tính của phát triển du lịch, các loại hình du lịch chủ yếu, khái niệm những điều kiện cấu thành các loại hình du lịch

...Từ đó, xác lập các nguyên tắc, tiêu chuẩn phát triển du lịch phù hợp với bối cảnh phát triển du lịch tỉnh An Giang.


- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch, để đánh giá và sử dụng chúng như một công cụ trong xây dựng các giải pháp phát triển du lịch của tỉnh An Giang.


- Tổng hợp những kinh nghiệm một số nước trên thế giới thành công trong phát triển du lịch, liên hệ hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam cụ thể tỉnh An Giang để đề xuất những giải pháp phát triển du lịch một các phù hợp và hiệu quả nhất. Đồng thời, đánh giá tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch tỉnh An Giang trong thời gian qua làm cơ sở đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy ngành du lịch tỉnh An Giang


5/. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN:


Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch và vai trò của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội.


Chương 2 : Thực trạng phát triển du lịch tỉnh An Giang trong thời gian qua.


Chương 3: Các giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020.


CHƯƠNG 1


NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH.


1.1. DU LỊCH, PHÁT TRIỂN DU LỊCH:


1.1.1. Khái niệm du lịch:


Khái niệm về du lịch có nhiều cách hiểu do được tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau. Quan niệm về du lịch theo cách tiếp cận phổ biến cho rằng du lịch là một hiện tượng trước thế kỷ thứ XIX đến tận đầu thế kỷ XX du lịch hầu như vẫn được xem là đặc quyền của tầng lớp giàu có, quý tộc và người ta chỉ xem đây như một hiện tượng cá biệt trong đời sống kinh tế-xã hội. Trong thời kỳ này, du lịch như một hiện tượng xã hội góp phần làm phong phú thêm cuộc sống và nhận thức của con người. Đó là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích tìm kiếm việc làm và ở đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được ở nơi khác.


Du lịch là một hệ thống tinh thần và vật chất trong đời sống xã hội, là một loại hiện tượng kinh tế xã hội tổng hợp. Du lịch do ba yếu tố cơ bản là du khách, tài nguyên du lịch và ngành du lịch cấu thành. Lữ hành và du lịch đã có từ lâu, trãi qua quá trình phát triển lâu dài, trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, hoạt động lữ hành và du lịch có các hình thức biểu hiện và đặc trưng khác nhau. Lịch sử phát triển du lịch trên thế giới nói chung khái quát thành ba giai đoạn: Lữ hành thời cổ ( trước những năm 40 của thế kỹ XIX), du lịch cận đại ( từ những năm 40 của thế kỹ XIX đến chiến tranh thế giới thứ hai), ba là du lịch hiện đại ( sau chiến tranh thế giới thứ hai). Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, ngành du lịch phát triển mạnh và trở thành một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh và ổn định của kinh tế thế giới.


Qua nhiều thời kỳ phát triển, khái niệm về du lịch có những thay đổi để phù hợp với sự phát triển của ngành du lịch. Có nhiều định nghĩa, nhưng theo giáo sư Hangiker và Kraff định nghĩa tại Hội nghị lần thứ V của các nhà khoa học trong lĩnh vực du lịch của thế giới thừa nhận là: “ Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của cá thể, nơi họ lưu trú không phải là nơi họ ở thường xuyên và là nơi làm việc để kiếm tiền”.


Theo Luật du lịch Việt Nam: “ Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoản thời gian nhất định”.


Từ khái niệm trên, cho chúng ta nhận định rằng du lịch không chỉ đơn thuần của một hoạt động mà là tổng hoà nhiều mối quan hệ và hiện tượng nảy sinh từ điều kiện và tác động qua lại giữa các đối tượng là khách du lịch, tài nguyên du lịch và ngành du lịch. Nhu cầu du lịch của người du lịch là yếu tố dẫn đến sự phát sinh của toàn bộ hoạt động du lịch. Đối tượng trực tiếp của hành vi du lịch là di tích, cảnh quan và vật mua sắm. Sự tiếp xúc qua lại và tác động lẫn nhau giữa người du lịch và tài nguyên du lịch thông qua một cơ chế thị trường để tiến hành vận động mới có thể thực hiện, vì thế ngành du lịch làm trung gian môi giới giữa hai đối tượng ấy, làm hình thành thị trường du lịch, làm hài hòa và thực hiện quan hệ giữa sự tiêu dùng của người du lịch và khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch.

Bên cạnh, du lịch là một hoạt động của con người không phải nơi cư trú thường xuyên, nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong một thời gian nhất định. Đồng thời, từ khái niệm về du lịch cho ta thấy rõ hơn du lịch là tổng hợp các mối quan hệ giữa khách du lịch, tài nguyên du lịch và ngành quản lý du lịch, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự phát triển hoặc ngược lại của chủ thể này sẽ tác động trực tiếp đến các chủ thể còn lại. Chính vì thế, ngành du lịch cần phải có những giải pháp đồng bộ tác động lên các chủ thể này mới đảm bảo đưa hoạt động ngành du lịch phát triển một cách bền vững.


1.1.2. Khái niệm về khách du lịch :

Việc xác định ai là du khách ( khách du lịch) có nhiều quan điểm khác nhau, để phân biệt giữa khách du lịch, khách tham quan và lữ khách dựa vào 3 tiêu thức: Mục đích, thời gian, không gian chuyến đi.

Theo nhà kinh tế học người Anh, ông Ogilvie cho rằng: “ khách du lịch là tất cả những người thỏa mãn 2 điều kiện: rời khỏi nơi ở thường xuyên trong khoảng thời gian dưới một năm và chi tiêu tiền bạc tại nơi họ đến thăm mà không kiếm tiền ở đó”. Khái niệm này chưa hoàn chỉnh vì nó chưa làm rõ được mục đích của người đi du lịch và qua đó để phân biệt được với những người cũng rời khỏi nơi cư trú của mình nhưng lại không phải là khách du lịch.

Nhà xã hội học Cohen quan niệm: “ Khách du lịch là một người đi tự nguyện, mang tính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ những điều mới lạ và sự thay đổi thu nhận được từ một chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên”.

Năm 1937 Ủy Ban Thống kê Liên Hiệp quốc đưa ra khái niệm về du khách quốc tế như sau: “ Du khách quốc tế là những người thăm viếng một quốc gia ngoài quốc gia cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất là 24 giờ”.

Tuy nhiên, trong thực tế lượng khách tham quan giải trí trong thời gian ít hơn 24 giờ ngày càng nhiều và không thể không tính đến tiêu dùng của họ trong thống kê du lịch, do đó đã nãy sinh ra khái niệm về khách tham quan. Khách tham quan là những người đi thăm và giải trí trong khoảng thời gian dưới 24 giờ.

Từ những khái niệm trên, cho ta nhận định rằng khách du lịch (du khách) là những người đi vì lý do giải trí, lý do sức khỏe, gia đình…, những người đi tham gia các hội nghị, hội thảo của các tổ chức, các đại hội thể thao…hoặc những người đi với mục đích kinh doanh công vụ (tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng…). Những người không được xem là khách du lịch quốc tế là những người đi sang nước khác để hành nghề, những người tham gia vào các hoạt động kinh doanh ở nước đến (có thu nhập ở nước đến), những người nhập cư, các học sinh sinh viên đến để học tập, những cư dân vùng biên giới, những người cư trú ở một quốc gia và đi làm ở quốc gia khác, những người đi xuyên qua một quốc gia và không dừng lại cho dù cuộc hành trình kéo dài trên 24 giờ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/08/2022