Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long


1.4.3.2. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam

Qua 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế xã hội và ổn định chính trị. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm giai đoạn 2000 - 2014 đạt 7%/năm, vượt qua ngưỡng quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp. Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn thị trường kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, dựa trên huy động tài nguyên tự nhiên, sức lao động, và vật tư, ưu tiên phát triển kinh tế đô thị và công nghiệp, nhằm tạo thành động lực để thúc đẩy kinh tế, đi trước NN và kinh tế nông thôn, trông cậy vào vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước để dẫn dắt cho các thành phần kinh tế khác...Để căn bản khắc phục những tồn tại trên, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã quyết định:

Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Ðẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu [33; tr.191].

Đề án TCCNNN đề ra mục tiêu tái cơ cấu về mô hình tăng trưởng NN, song song với tái cấu trúc sản xuất, tổ chức chuỗi cung ứng theo cơ chế thị trường, dựa trên quan hệ cung cầu, sản xuất NN theo định hướng thị trường và kinh nghiệm thực tiễn. Từ đó cho thấy chủ trương của Đảng, Nhà nước về vấn đề TCCNNN là sáng suốt và bức thiết hơn bao giờ hết. Bởi trước những tồn tại, hạn chế của nền NN nước ta và những nguy cơ cạnh


tranh khóc liệt trong thời hội nhập kinh tế thế giới và khu vực Châu Á Thái Bình Dương đòi hỏi ngành NN Việt Nam cần phải được tổ chức, sắp xếp, quy hoạch lại mới có thể đủ sức cạnh tranh với thế giới.

1.4.3.3. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSCL gồm 13 tỉnh, thành: Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Thành phố Cần Thơ và có hơn 4 triệu ha đất tự nhiên, trong đó trên 3,8 triệu ha là đất NN. Diện tích và sản lượng lúa chiếm hơn 50% cả nước, đóng góp 90% sản lượng gạo xuất khẩu; cung cấp 70% sản lượng trái cây. Không chỉ vậy, ĐBSCL còn là vựa thủy sản với tổng diện tích nuôi trồng trên 1,1 triệu ha, chiếm 55% diện tích thủy sản của cả nước. Hằng năm, ĐBSCL cung cấp khoảng 52% sản lượng thủy sản đánh bắt, gần 67% sản lượng thủy sản nuôi trồng, chiếm 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước.

Tuy nhiên, sản xuất NN vẫn đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết về môi trường, làm giảm đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên, chi phí sản xuất tăng, đe dọa tính bền vững của tăng trưởng, giảm khả năng cạnh tranh của NN Việt Nam trên trường Quốc tế…Vì thế, Chính phủ đặc biệt quan tâm đẩy mạnh TCCNNN ở vùng ĐBSCL. Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: Các tỉnh ĐBSCL có hai thời cơ nếu không tận dụng tốt thì sẽ trở thành nguy cơ. Đó là việc nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng với việc tham gia nhiều FTA. Thứ hai là tình hình biến đổi khí hậu diễn biến nhanh, mạnh của ĐBSCL. Đây là nguy cơ buộc chúng ta đẩy mạnh TCCNNN, phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhanh, mạnh hơn nếu thành công, sẽ biến đây là thời cơ [30].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.

Từ chỉ đạo này, 13 tỉnh thành khu vực ĐBSCL đã nhanh chóng xây dựng đề án TCCNNN. Như tỉnh Đồng Tháp khi thực hiện TCCNNN đã tập trung phát triển 5 ngành hàng chủ lực là: lúa, xoài, hoa kiểng, cá tra và vịt.


Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay - 10

Tỉnh cũng đã triển khai các chính sách khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp tham gia xây dựng chuỗi ngành hàng khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ. Nhờ đẩy mạnh TCCNNN mà đến thời điểm này, Đồng Tháp đã cơ bản giải được bài toán “được mùa - mất giá” đối với lúa gạo, xoài chi phí sản xuất lúa đã giảm hơn 600 đồng/kg và lợi nhuận cao gần gấp đôi so với sản xuất theo tập quán cũ. Xoài Đồng Tháp đã có mặt ở nhiều thị trường khó tính như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Newzealand…Lợi nhuận trên 1 ha nuôi trồng thủy sản tăng 3,2%, còn trên 1 ha đất trồng cây đạt khoảng 10 triệu đồng/năm. Đồng Tháp là tỉnh đứng thứ 3 cả nước về sản lượng lúa và đứng đầu về sản lượng cá tra.

Thành phố Cần Thơ khi thực hiện TCCNNN cũng đã xây dựng được vùng lúa chất lượng cao liên kết theo cánh đồng lớn. Theo đó diện tích lúa của thành phố đến năm 2020 hơn 80.000 ha. Ngoài ra thành phố cũng đã qui hoạch vùng rau an toàn gắn với nhu cầu thị trường; xây dựng mô hình NN đô thị, ven đô thị gồm: mô hình sản xuất sinh vật cảnh, phát triển vùng chuyên canh hoa kiểng. Dự kiến diện tích trồng hoa của thành phố đến năm 2020 đạt từ 200-300 ha, phát triển vùng cây ăn trái đặc sản theo hướng GAP kết hợp du lịch sinh thái, các loại cây ăn trái chiến lược của tỉnh gồm; cây xoài, cây bưởi, cam, quýt, chanh; phát triển vùng chăn nuôi liên kết đảm bảo an toàn sinh học; phát triển vùng nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn chất lượng.

Ở tỉnh Trà Vinh, nếu như trước đây sản xuất NN còn rời rạc, chưa gắn kết giữa khâu sản xuất và tiêu thụ nên tình trạng tiêu thụ hàng nông sản chưa thoát khỏi vòng lẩn quẩn “được mùa - mất giá - mất mùa - được giá”…Khi thực hiện TCCNNN, tỉnh đã hướng dẫn nông dân liên kết sản xuất với qui mô lớn, từng bước gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản. Các mặt hàng nông sản, đặc sản của Trà Vinh từng bước đã xây dựng được chuỗi ngành hàng, gồm: lúa gạo, đậu phộng, dừa khô, bắp lai, heo, bò.


Từ đó cho thấy chủ trương TCCNNN đã và đang được các tỉnh khu vực ĐBSCL thực hiện quyết liệt với mục tiêu nâng cao chất lượng, tăng giá trị gia tăng, phát triển bền vững và đã mang lại những kết quả ban đầu rất phấn khởi.


Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, luận án đã phân tích, làm rò và cụ thể hóa các khái niệm cốt lòi như: báo chí, truyền thông, tái cơ cấu, Ngành NN, TCCNNN, báo chí truyền thông TCCNNN. Những khái niệm này sẽ là cơ sở để tác giả phân tích, đánh giá về vai trò, chức năng của báo chí khi truyền thông về chủ trương lớn này. Tác giả cũng làm rò mối quan hệ giữa báo chí và vấn đề TCCNNN. TCCNNN là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nên báo chí truyền thông về TCCNNN là thực hiện nhiệm vụ chính trị và đây cũng là nội dung mà công chúng rất quan tâm. Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và là diễn đàn của nhân dân nên báo chí đóng vai trò quan trọng trong truyền thông TCCNNN vì báo chí truyền thông với nhiều sản phẩm và hình thức cũng đa dạng, phong phú; phân tích khá rò về cơ chế tác động của báo chí trong truyền thông TCCNNN dựa trên mối quan hệ 2 chiều, tức là có sự tương tác giữa báo chí và công chúng. Công chúng ngày nay không chỉ tiếp nhận thông tin thụ động từ báo chí mà còn bình luận, phản biện, tham gia kiểm chứng và sản xuất thông tin; khái quát được bức tranh toàn cảnh về ngành NN, TCCNNN, TCCNNN ở ĐBSCL và sự cần thiết phải TCCNNN trong giai đoạn hiện nay.

Từ khung lý thuyết là cơ sở và luận cứ để tiếp tục đi sâu phân tích và làm rò các nội dung trong chương 2.


Chương 2

THỰC TRẠNG BÁO CHÍ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUYỀN THÔNG VỀ VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP‌

2.1. Giới thiệu những tờ báo khảo sát thuộc 3 tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long

2.1.1. Cần Thơ Báo in Cần Thơ

Báo in Cần Thơ ra đời từ năm 1928. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tờ báo đã hàng chục lần đổi tên. Đến đầu năm 2001, Báo Cần Thơ được Bộ Văn hóa - Thông tin (trước đây) cấp phép và chính thức trở thành Nhật báo đầu tiên ở khu vực ĐBSCL. Báo Cần Thơ hiện phát hành 2 ấn phẩm là: Nhật báo Cần Thơ và Cần Thơ Khmer ngữ. Nhật báo Cần Thơ phát hành 7 kỳ/tuần, số lượng phát hành mỗi năm đạt trên 2 triệu tờ. Từ ngày 1-1-2011, Báo Cần Thơ tiếng Việt đổi từ 8 trang báo khổ lớn 42 cm x 58 cm thành 16 trang khổ 30 cm x 40 cm cho đến nay. Còn Báo Cần Thơ Khmer ngữ phát hành 1 kỳ/tuần, số lượng phát hành đạt trên 200.000 tờ/năm và được phát hành ở 13 tỉnh, thành Nam bộ. Đến cuối năm 2007, trang tin Cần Thơ Khmer ngữ chính thức phát trên mạng toàn cầu.

Báo diện tử Cần Thơ (Cần Thơ Online)

Tháng 2 năm 2004, Báo Cần Thơ phiên bản điện tử ra đời, gồm có 12 chuyên mục: Thời sự, Chính trị, Kinh tế, Xã hội - Pháp luật, Quốc phòng- An ninh, Thế giới, Giáo dục, Y tế, Văn hóa, Giải trí, Thể thao, Công nghệ, và Du lịch. Đến ngày 4.7.2017 báo điện tử Cần Thơ chính thức được thành lập.

Đài Phát thanh - Truyền hình thành phố Cần Thơ

Tiền thân Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ (THTPCT) ngày nay là “Đài Phát thanh Cần Thơ Giải Phóng” được thành lập vào ngày 30/04/1975. Đây là tờ “báo nói” duy nhất của Cách mạng đầu tiên đã ra đời tại khu vực ĐBSCL. Qua 6 lần đổi tên, ngày 02/01/2004


THTPCT chính thức thành lập. Từ chỗ chỉ có sóng phát thanh AM, FM đến nay Đài phát thêm sóng truyền hình analog, rồi truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh Asiasat 5. Đặc biệt, THTPCT đã mở thêm loại hình Phát thanh và Truyền hình trực tuyến tại địa chỉ http://www.canthotv.vn. Hiện tại, Đài phát sóng phát thanh AM với thời lượng 6 giờ/ngày, còn phát thanh FM cũng có công suất 10 kw, phát 24 giờ/ ngày. Nội dung trên sóng truyền hình được phát 19 giờ/ ngày và phát trên các hệ thống cáp SCTV, HTVC và Truyền hình trực tuyến: http://www.canthotv.vn trên hệ thống MyTV (VNPT) và iTV (FPT).

2.1.2. Đồng Tháp Báo in Đồng Tháp

Tiền thân của Báo in Đồng Tháp là báo Cờ Giải Phóng ra đời vào năm 1960, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhằm phục vụ cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Năm 1976 Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh quyết định thành lập Báo Đồng Tháp. Báo phát hành 1 tuần 3 kỳ vào các ngày thứ 2, thứ 4, và thứ 6. Từ năm 2007 đến nay báo đã tăng từ 8 trang lên 12 trang. Mỗi kỳ có khoảng 80 tin, bài và ảnh. Trong 3 kỳ báo phát hành các số báo đều có trang tin tức - thời sự, chính trị, kinh tế - NN- Nông thôn, văn hóa, xây dựng đảng, giáo dục - lao động - việc làm. Trung bình một năm báo xuất bản 331.933 tờ, bình quân 2.200 tờ/kỳ (giảm 10% so với năm 2010). Trong đó tổng số lượng báo biếu, trao đổi, lưu 34.525 tờ, số lượng báo phát hành từ chuyên trang 120.653 tờ.

Báo điện tử Đồng Tháp (Đồng Tháp online)

Báo điện tử Đồng Tháp thành lập vào tháng 5/2010. Ngoài việc thông tin, cập nhật nhanh nhạy tin tức thời sự, tờ báo này còn mở các đề mục chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, văn hóa, giáo dục, thể thao, trong nước, quốc tế, đời sống, khoa học. Mặc dù mới chỉ ra mắt được 8 năm nhưng số lượng công chúng truy cập mỗi ngày từ 48.000 - 60.000 lượt.


Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Tháp

Ngày 2/9/1977, Đài Tiếng nói nhân dân Đồng Tháp, tiền thân của Đài PTTH Đồng Tháp (THĐT) ngày nay, chính thức phát sóng chương trình phát thanh đầu tiên. Trong buổi đầu thành lập, Đài chỉ có máy phát sóng phát thanh ẠM 01 KW, sau đó nâng lên 05 KW và chuyển sang phát sóng FM vào năm 2003. Nếu như trước đây Đài phát sóng phát thanh chỉ phát vài giờ/ngày đến nay đã nâng lên 14 giờ/ngày, với hàm lượng thông tin cao, chương trình giải trí phong phú, phát huy thế mạnh của loại hình phát thanh trực tiếp, tính tương tác cao để thu hút thính giả.

Năm 1985, THĐT phát sóng truyền hình màu sớm nhất khu vực phía Nam. Tuy nhiên, sau đó do điều kiện khó khăn chung, THĐT tạm ngưng phát sóng. Đến năm 1997, THĐT đã tái phát sóng sau 7 năm gián đoạn. Bước qua năm 2017, THĐT chuyển sang phát sóng số đúng theo lộ trình số hoá của Chính phủ và phát liên tục 24/24. Ngoài kênh quảng bá, Đài còn liên kết cho ra đời kênh khoa giáo giải trí “Miền Tây - THĐT 2” phát sóng phục vụ khán giả cả nước với thời lượng 18 giờ/ngày. Kênh THĐT cũng từng bước được phát sóng rộng rãi qua các dịch vụ truyền dẫn phát sóng như vệ tinh Vinasat, hệ thống cáp SCTV, VTV, HTV, và các dịch vụ trên nền tảng internet IP TV của hầu hết các nhà mạng. Ti vi Online trên website, các dịch vụ OTT và các trang mạng xã hội như FaceBook, You Tube và Zalo [31].

2.1.3. Trà Vinh Báo in Trà Vinh

Tiền thân của báo in Trà Vinh là báo Anh Dũng ra đời những năm trước giải phóng, sau đó được đổi tên thành báo Vĩnh Long. Đến năm 1992 khi chia tách tỉnh Trà Vinh từ tỉnh Vĩnh Long, cùng với Đài PTTH Trà Vinh (THTV), báo Trà Vinh cũng ra đời. Báo Trà Vinh xuất bản 2 thứ chữ: báo chữ việt và báo chữ Khmer. Trong đó báo chữ Việt phát hành 3 kỳ/tuần, vào các ngày thứ hai, thứ tư, và thứ sáu, gồm 12 trang/kỳ, khổ giấy 30 x 40 cm và kỳ báo xuân (cuốn báo 60 trang). Mỗi lần phát hành được 2.500 tờ.


Báo chữ Khmer phát hành 02 kỳ/tuần, vào các ngày thứ ba và thứ sáu, gồm có 8 trang cũng khổ giấy A3 (30 x 40 cm) và 01 kỳ báo đặc biệt dịp mừng tết Chôl-Chnam-Thmây (báo cuốn 52 trang). Mỗi lần phát hành được

2.000 tờ chủ yếu là biếu cho các chùa, người có uy tín, các chi đảng bộ, Trường dân tộc nội trú, và trường đại học. Mỗi năm, báo Trà Vinh xuất bản 258 kỳ báo, với tổng số báo phát hành 676.620 tờ. Đến thời điểm khảo sát tỉnh Trà Vinh chưa có báo điện từ Trà Vinh.

Đài Phát thanh - Truyền hình Trà Vinh

Đài PTTH Trà Vinh (THTV) thành lập vào ngày 31 tháng 10 năm 1992 (tách ra từ Đài PTTH Cửu Long). Sau một thời gian chuẩn bị trong điều kiện vô cùng khó khăn và thiếu thốn, đầu năm 1993, THTV chính thức phát sóng. Hiện nay, Đài phát sóng trên tần số 92,7MH và đã phát 10 tiếng 30 phút/ ngày, trong đó chương trình tiếng Khmer phát 90 phút/ngày. Đến năm 1994 THTV chính thức phát sóng chương trình truyền hình. Trong giai đoạn đầu phát sóng, trang thiết bị truyền hình rất thiếu thốn, chỉ có một máy phát hình 100W phát trên kênh 11VHF.

2.2. Số lượng và tần suất tin, bài về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên các báo thuộc diện khảo sát

2.2.1. Báo chí của thành phố Cần Thơ truyền thông về TCCNNN

Cần Thơ là một trong hai tỉnh ở vùng ĐBSCL phát hành Nhật báo. Trong tổng số 32 chuyên trang và chuyên mục của nhật báo Cần Thơ, có 6 trang tuyên truyền nội dung liên quan đến NN, TCCNNN gồm: Nông thôn mới, Kinh tế - thị trường, Tài nguyên - Môi trường, Lao Động - Hướng nghiệp - Việc làm, Nông dân Cần Thơ, Cần Thơ hội nhập. Mỗi lần xuất bản, báo Cần Thơ có 30 tin, 25 bài, và từ 40 - 50 ảnh. Trong đó nội dung về NN, TCCNNN chiếm tỷ lệ 35%. Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ còn có báo Khmer ngữ phát hành 1 kỳ/tuần, 8 trang, khổ 29 cm x 41cm. Mặc dù phần lớn nội dung trên báo Khmer ngữ đều được dịch hoặc chuyển thể từ báo

Xem tất cả 289 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí