125
văn minh trong bối cảnh CMCN 4.0 cần phải xây dựng được hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn hiện đại, chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn hình thành nông nghiệp số, nông thôn số.
Cuộc CMCN 4.0 mở ra kỷ nguyên số với 3 trụ cột là kinh tế số, chính phủ số và xã hội số. Để phát triển được 3 trụ cột đó cần phải xây dựng được hạ tầng kinh tế - xã hội số (hạ tầng số) hiện đại. Hạ tầng số là tiền đề, là nền tảng thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số. Trong quá trình chuyển đổi số, việc xây dựng và phát triển hạ tầng số được coi là yêu cầu vô cùng cấp thiết hiện nay. Hạ tầng số bao gồm 6 thành phần cơ bản: i) Thiết bị; ii) Kết nối (các loại mạng kết nối như cáp quang, mạng không dây);
iii) Dữ liệu; iv) Hạ tầng ứng dụng (Công cụ khai thác các nguồn tài nguyên số, tiêu biểu là các công cụ của trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, dữ liệu lớn, thống kê hiện đại, phân tích kinh doanh..); v) Pháp lý (Hệ thống pháp lý và thực thi pháp luật trong thời chuyển đổi số. Pháp lý trong không gian số phải được xây dựngd và hoàn thiện, đảm bảo sự vận hành chính phủ và kinh tế số theo pháp quyền.); iv) Nhân lực (Lực lượng lao động số với kỹ năng lao động mới, có khả năng làm chủ và sử dụng các công nghệ số (diện rộng và tinh hoa). Trong số đó, hạ tầng dữ liệu (băng thông rộng) có vai trò đặc biệt quan trọng, được ví như đường quốc lộ huyết mạch của một quốc gia; dữ liệu được coi tài sản và năng lượng của quốc gia, của các tổ chức. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng có ý tưởng trình Chính phủ xây dựng đề án đưa công nghệ thông tin và chuyển đổi số trở thành một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; trong đó, tập trung chủ yếu vào hạ tầng kết nối, băng thông rộng và dữ liệu nông nghiệp, nông thôn.
Trên thực tế, quá trình chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSH còn chậm, hiệu quả thấp. Trong đó, đầu tư cho hạ tầng số, đặc biệt là là hạ tầng kết nối, hạ tầng dữ liệu số còn nhiều hạn chế. Điều này ảnh hưởng lớn tới khả năng khai thác dữ liệu của nông dân vùng ĐBSH trong bối cảnh CMCN 4.0. Bên cạnh đó, nông dân trong vùng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc trang bị điện thoại thông minh, máy tính, chi trả phí dịch vụ internet và mua các phần mềm ứng dụng. Số máy tính được trang bị ở thư viện và nhà văn hóa xã không đủ để đáp ứng nhu cầu của nông dân. Hiện nay, vùng ĐBSH mới chỉ có 633 xã có điểm bưu điện văn hóa xã có máy vi tính kết nối mạng internet phục vụ nhân dân (chiếm 33,3% tổng số xã của vùng; có 86 xã có thư viện xã có máy tính kết nối mạng internet phục vụ nhân dân (chiếm 4,52% tổng số xã của vùng) [149, tr.229] Đặc biệt, nông dân gặp nhiều khó khăn khi đầu tư mua máy tính kết nối internet.
126
Giá cả máy tính hiện đang là một rào cản của việc phổ cập internet tại các vùng nông thôn ĐBSH.
3.3.4. Mẫu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị nhằm phát huy vai trò của nông dân trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư với năng lực còn nhiều hạn chế, bất cập của hệ thống chính trị nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng
Có thể bạn quan tâm!
- Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - 14
- Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - 15
- Những Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Việc Phát Huy Vai Trò Của Nông Dân Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Trong Bối Cảnh Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư
- Phát Huy Vai Trò Của Nông Dân Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Gắn Liền Với Phát Huy Lợi Thế Vùng Trong Bối Cảnh Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư
- Hoàn Thiện Thể Chế, Chính Sách, Pháp Luật Liên Quan Đến Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Và Xây Dựng Nông Thôn Văn Minh, Hiện Đại Nhằm Phát Huy Vai
- Tăng Cường Đầu Tư Xây Dựng Và Hiện Đại Hóa Hạ Tầng Kinh Tế - Xã Hội Ở Nông Thôn Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Nhằm Tạo Điều Kiện Phát Huy Vai Trò
Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.
Hệ thống chính trị các cấp vùng ĐBSH đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện, động viên tinh thần để nông dân tích cực phát huy vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại. Để phát triển được nông nghiệp số, xã hội số ở nông thôn cần phải có chính quyền điện tử, chính quyền số song hành. Chính quyền điện tử là chính quyền ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Mục tiêu của chính quyền điện tử là làm tăng hiệu quả làm việc của các cơ quan chính quyền, tăng tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan chính quyền. Người dân, doanh nghiệp được các cơ quan chính quyền cung cấp thông tin, cung cấp dịch vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn bằng việc cung cấp thông tin, dịch vụ trực tuyến. Người dân trở thành trung tâm trong quá trình các cơ quan chính quyền cung cấp thông tin và dịch vụ.
Trong bối cảnh hiện nay, ở một số địa phương trong vùng, hệ thống chính trị các cấp chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc vai trò chủ thể của nông dân; thời cơ và thách thức mà cuộc CMCN 4.0 đem lại cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn; trách nhiệm của hệ thống chính trị đối với việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng nông thôn mới của vùng.
Bên cạnh đó, trình độ, năng lực của các cán bộ, công chức, viên chức các cấp ở nông thôn vùng ĐBSH còn hạn chế. Một số đảng bộ xã chưa thật sự phát huy được vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở; chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong hệ thống chính trị chưa được phân định rõ ràng; tổ chức và hoạt động của một số bộ phận cấu thành hệ thống chính trị còn mang tính hình thức, hiệu quả đạt được chưa cao; trình độ, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chưa đáp ứng yêu cầu, vẫn còn nhiều chức danh chưa đạt chuẩn, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành chưa ngang tầm với nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới... Một số nơi việc thực hiện công khai dân chủ còn hạn chế, nên có hiện tượng còn thắc mắc về quỹ đóng góp đối
127
ứng của nhân dân, đền bù giải phóng mặt bằng...Những hạn chế này ảnh hưởng tới niềm tin của người dân vào hệ thống chính trị, gây nên những bức xúc của người dân.
3.3.5. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát huy vai trò của nông dân trong xây dựng xã hội nông thôn văn minh, hiện đại trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư với tình trạng phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội, bất ổn xã hội, suy giảm giá trị văn hóa truyền thống có xu hướng gia tăng ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay
Nghị quyết số 26-NQ/TW (5/8/2008) chỉ rõ mục tiêu xây dựng xã hội nông thôn: “xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ”. CMCN 4.0 mở ra kỷ nguyên số với 3 trụ cột bao gồm chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Xã hội số sẽ hình thành ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Xã hội số là xã hội hiện đại được áp dụng và tích hợp công nghệ số vào mọi mặt đời sống, làm thay đổi thói quen học tập, làm việc, giao tiếp, mua sắm, giải trí... của tất cả mọi người dân, hình thành nên công dân số và văn hoá số. Xã hội số giúp xoá nhòa khoảng cách, mọi người dân đều bình đẳng trong tiếp cận thông tin số và dịch vụ số (y tế từ xa, giáo dục trực tuyến, dịch vụ công số, giao dịch số...), nâng cao chất lượng cuộc sống, an toàn và hạnh phúc nhờ áp dụng công nghệ số. Mô hình làng thông minh xã kết nối sẽ trở nên phổ biến rút ngắn tiến tới xóa bỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, tạo nên xã hội nông thôn văn minh, hiện đại.
Trước yêu cầu ngày càng cao về xây dựng xã hội nông thôn văn minh, hiện đại trong bối cảnh CMCN 4.0, xã hội nông thôn vùng ĐBSH đặt ra nhiều vấn đề nổi cộm cần được tập trung giải quyết nhằm nâng cao chất lượng đời sống của nông dân trong vùng.
Cuộc CMCN 4.0 ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề lao động, việc làm, thu nhập và đời sống của nông dân vùng ĐBSH. Khi nông nghiệp công nghệ cao phát triển mạnh mẽ, tự động hóa thay thế cho sức lao động của nông dân trong nhiều khâu của quá trình sản xuất, chế biến nông sản thì lao động nông nghiệp sẽ bị dư thừa, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp của nông dân trong vùng sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, tình trạng bất bình đẳng giữa nông dân truyền thống công nghệ thấp với nông dân hiện đại công nghệ cao sẽ diễn ra phổ biến, dẫn đến tình trạng phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội có xu hướng gia tăng. Hiện nay, cùng với sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao đã làm xuất hiện đội ngũ nông dân công nghệ cao, các “triệu phú, tỷ phú nông dân” ở nông thôn vùng ĐBSH. Họ có trình độ, có vốn, có kinh nghiệm sản xuất, năng động, sáng tạo, dám nghĩ
128
dám làm, mạnh dạn đầu tư công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động cao, thu nhập cao. Trong khi đó, vùng nông thôn ở ĐBSH vẫn còn tồn tại các hộ nghèo, cận nghèo. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2020, số hộ nghèo của vùng ĐBSH là 57.046 hộ (chiếm 0,9%) trong đó số hộ nghèo khu vực nông thôn là 48.573 (chiếm 85% tổng số hộ nghèo toàn vùng), số hộ cận nghèo là
110.509 (chiếm 1,74%) [14]. Những hộ nghèo thường là các hộ thuần nông, thiếu ruộng đất, thiếu việc làm, thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Khoảng cách phân hóa và bất bình đẳng ngày càng lớn sẽ tạo ra những bất ổn ở xã hội nông thôn.
Mặt trái của qua trình đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất nông nghiệp để phát triển nông nghiệp công nghệ cao cũng tạo ra nhiều hệ lụy xã hội đối với nông dân vùng ĐBSH. Nếu chính sách không tốt sẽ tạo ra sự mất cân bằng thu nhập xã hội, tạo ra sự phân hóa giàu, nghèo. Những người nông dân đi làm thuê có thể bị bần cùng hóa do mất tư liệu sản xuất, tạo ra gánh nặng cho xã hội. Do đó, việc xây dựng khung pháp lý cần phù hợp, minh bạch cho các hình thức tích tụ ruộng đất, cần loại bỏ tình trạng tích tụ và sử dụng ruộng đất theo hình thức đầu cơ, “phát canh thu tô”. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã dẫn đến nguy cơ mất việc làm của nhiều nông dân, trong khi đó, các chính sách đền bù, giải tỏa không bảo đảm cho dân nông thôn tái tạo sinh kế. Tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn thấp nhưng có xu hướng tăng, tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn khá cao và có xu hướng tăng lên. Lao động nông thôn khó tiếp cận thị trường lao động. Hoạt động hỗ trợ cho vay vốn chưa gắn chặt với các hoạt động dạy nghề, khuyến nông và hướng dẫn sản xuất kinh doanh. Lao động nông thôn chuyển đến các khu công nghiệp, khu đô thị khó tiếp cận với những hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, dạy nghề và thông tin thị trường lao động. Hệ thống và thông tin dịch vụ việc làm còn thiếu, chưa phát triển đến các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng nông thôn gặp nhiều khó khăn. Chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn vùng ĐBSH diễn ra chậm chạp. Quá trình chuyển dịch chưa bền vững cả về việc làm, thu nhập, vị thế, điều kiện làm việc và an sinh xã hội; lao động nông nghiệp, nông thôn vẫn thuộc khu vực phi chính thức chịu nhiều rủi ro và dễ bị tổn thương, đặc biệt lao động di cư gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và hội nhập với dân bản địa trong quá trình di cư nông thôn - thành thị. Tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất - đời sống và công nghiệp chế biến còn khiêm tốn chưa tương xứng với vai trò thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Kinh tế nông thôn vẫn cơ bản là nông nghiệp, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, kinh tế hàng hóa chưa phát triển, ở các vùng sâu, vùng xa
129
kinh tế tự cung tự cấp vẫn là phổ biến. Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn cho lao động nông nghiệp, nông thôn chưa thực sự đột phá về cả số lượng và chất lượng. Cơ cấu lao động chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Công tác tư vấn, điều tra khảo sát nhu cầu học nghề còn hạn chế dẫn đến tình trạng đào tạo không phù hợp với điều kiện của người học và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh hiện nay, tệ nạn xã hội ở nhiều vùng nông thôn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, nhất là ở những làng quê có tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Nguyên nhân cơ bản là do tình trạng thiếu việc làm diễn ra phổ biến ở nông thôn. Do thiếu việc làm nên “nhàn cư vi bất thiện”, sinh ra cờ bạc, rượu chè, hút chích ma túy…Bên cạnh đó, nhiều hộ nông dân được hưởng một khoản lớn tiền đền bù đất nhưng không chí thú làm ăn, đầu tư phát triển sản xuất mà ăn chơi, hưởng thụ, sa vào tệ nạn xã hội. Ngoài ra, do sự phát triển kinh tế thị trường, sự giao lưu kinh tế, văn hoá giữa nông thôn và thành thị diễn ra mạnh mẽ. Sự giao lưu này kéo theo sự du nhập những tệ nạn xã hội về vùng nông thôn. Đặc biệt những địa bàn nông thôn trong vùng có các khu công nghiệp, khu du lịch thường là nơi có nhiều nhà nghỉ, khách sạn, nhà trọ, quán karaoke, tiệm cắt tóc, gội đầu… Đó cũng chính là những tụ điểm nảy sinh tệ nạn xã hội.
Đa số nông dân vùng ĐBSH không có khả năng mua bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm xã hội nên khi thiên tai, dịch bệnh, mất mùa dẫn đến đời sống bất bênh, bất ổn. Nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên. Do ảnh hưởng của những biến đổi tiêu cực về khí hậu, tình trạng thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên làm cho sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp (chuyển sang phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp và đô thị), chưa được giải quyết kịp thời và thỏa đáng, gây ra nhiều bức xúc trong xã hội. Trước những khó khăn của nền sản xuất nông nghiệp và những biến động xã hội nhanh chóng trong giai đoạn phát triển và hội nhập, người nông dân rất cần sự hỗ trợ của xã hội để ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế. An sinh xã hội đối với nông dân là vấn đề rất quan trọng và cấp thiết để bảo đảm đời sống cho họ, góp phần ổn định kinh tế - xã hội đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay, việc thực hiện an sinh xã hội đối với nông dân vùng ĐBSH còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập cần phải tiếp tục tháo gỡ, khắc phục. Việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế tự nguyện, bảo hiểm nông nghiệp chưa được nông dân nhiệt tình hưởng ứng. Ngoài số người trong diện được ưu tiên cấp bảo hiểm y
130
tế, còn lại đa số người dân nông thôn không tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, hoặc chỉ khi bị bệnh nặng mới xin tham gia. Nhiều người lao động nông thôn, lao động di cư từ nông thôn ra đô thị chưa được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc do không được ký kết hợp đồng lao động hoặc hình thức hợp đồng ngắn hạn. Ý thức tuân thủ luật pháp của người sử dụng lao động và cả của người lao động còn kém. Bên cạnh đó các chương trình truyền thông về chính sách bảo hiểm xã hội còn nhiều hạn chế. Vì vậy, dân cư nông thôn nói chung và đối tượng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nói riêng chưa hiểu hết ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của bảo hiểm xã hội. Những rào cản gây khó khăn trong việc vận động nông dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là: thu nhập của người nông dân còn thấp, việc làm không ổn định, mức phí đóng bảo hiểm cao, thời gian để được hưởng thụ chế độ khá dài, trong đó thu nhập thấp và không ổn định là nguyên nhân chính khiến cho người lao động khó tiếp cận được với bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bên cạnh đó, đa số nông dân vùng ĐBSH hiện nay chưa quan tâm nhiều và nhận thức đầy đủ về loại hình này; công tác tuyên truyền, vận động, triển khai ở nhiều xã chưa sâu rộng, thiếu đồng bộ, chưa có hình thức phù hợp để tác động đến đối tượng, nhiều hội viên nông dân chưa nắm bắt được những thông tin cơ bản về trách nhiệm, quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Tiểu kết chương 3
Trong bối cảnh CMCN 4.0, nông dân vùng ĐBSH đã thể hiện vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng nông thôn mới hiện đại, văn minh và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Môt bộ phận nông dân trong vùng là lực lượng sản xuất trực tiếp ứng dụng những thành tựu công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp, làm xuất hiện nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao thành công, đem lại hiệu quả kinh tế cao, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong vùng và trong cả nước. Nông dân còn là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, quy mô lớn; tích cực tham gia chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của vùng. Bên cạnh đó, nông dân vùng ĐBSH còn góp phần quan trọng trong thực hiện dân chủ cơ sở nông thôn; tích cực tham gia giám sát hoạt động của hệ thống chính trị và tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn. Nông dân trong vùng cũng hăng hái tham gia xây dựng đời sống văn hóa - xã hội và môi trường nông thôn trong bối cảnh CMCN 4.0.
Việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân vùng ĐBSH bên cạnh những thành tựu còn tồn tại nhiều hạn chế. Đa số nông dân trong vùng vẫn sản xuất theo phương thức
131
truyền thống, chưa tự tin, mạnh dạn đầu tư và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Họ vẫn gặp nhiều khó khăn trong cập nhật thông tin thị trường và tiêu thụ nông sản trực tuyến. Quy mô và tốc độ tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao của vùng còn chậm và thấp. Năng lực liên kết của nông dân với các chủ thể còn nhiều yếu kém. Bên cạnh đó, việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân vùng ĐBHS trong xây dựng đời sống chính trị, đời sống văn hóa, xã hội và môi trường nông thôn còn nhiều hạn chế, bất cập.
Từ thực trạng nêu trên, luận án rút ra nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế và chỉ ra những mâu thuẫn cơ bản phát sinh trong quá trình phát huy vai trò của nông dân vùng ĐBSH trong bối cảnh CMCN 4.0. Một là, mâu thuẫn giữa yêu cầu phát huy vai trò của nông dân trong bối cảnh CMCN 4.0 với nhận thức và năng lực của nông dân vùng ĐBSH còn nhiều hạn chế. Hai là, mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có thể chế hoàn thiện, đồng bộ nhằm phát huy vai trò của nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn thích ứng với CMCN 4.0 và những bất cập, hạn chế trong cơ chế, chính sách hiện hành. Ba là, mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại nhằm phát huy vai trò của nông dân trong bối cảnh CMCN 4.0 với những hạn chế, yếu kém về hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn vùng ĐBSH hiện nay. Bốn là, mẫu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị nhằm phát huy vai trò của nông dân trong bối cảnh CMCN 4.0 với năng lực còn nhiều hạn chế, bất cập của hệ thống chính trị nông thôn vùng ĐBSH. Năm là, mâu thuẫn giữa yêu cầu phát huy vai trò của nông dân trong xây dựng xã hội nông thôn văn minh, hiện đại trong bối cảnh CMCN 4.0 với tình trạng phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội, bất ổn xã hội, suy giảm giá trị văn hóa truyền thống có xu hướng gia tăng ở nông thôn vùng ĐBSH hiện nay.
132
Chương 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY
VAI TRÒ CỦA NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
4.1. QUAN ĐIỂM
4.1.1. Phát huy vai trò của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng phải nhất quán quan điểm nông dân là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn
Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là một chỉnh thể thống nhất, có mối quan hệ gắn bó khăng khít. Trong đó, nông nghiệp là bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, là ngành nghề chính tạo việc làm và thu nhập cho nông dân; nông thôn là địa bàn cư trú, là môi trường sản xuất và môi trường sống của nông dân. Nông dân là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Ngày 5 tháng 8 năm 2008, tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 26/NQTW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết này được coi là một bước ngoặt quan trọng trong việc xác định rõ hơn vị trí chiến lược và mối quan hệ gắn bó của vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết đã khẳng định: “Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt” [45, tr.124]. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta cũng khẳng định: “Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Gắn xây dựng giai cấp nông dân với phát triển nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn.... Huy động và phát triển các nguồn lực khác để thực hiện thành công mô hình nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh” [49, tr.167].
Trong bối cảnh CMCN 4.0, phát huy vai trò của nông dân Việt Nam nói chung, nông dân vùng ĐBSH nói riêng không thể tách rời quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng nông thôn mới hiện đại, văn minh. Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu” [50, tr.107]; “Chương trình mục tiêu