thống tác phẩm gồm nhiều thể loại phong phú, linh hoạt. Việc sáng tạo hệ thống tác phẩm này đòi hỏi đội ngũ nhà báo nắm vững thành thạo hệ thống tri thức chung, tri thức và kỹ năng nghề nghiệp. Báo chí bao gồm tổ hợp các kênh truyền tải thông tin, tạo cho công chúng khả năng lựa chọn và tiếp nhận sản phẩm báo chí mọi nơi mọi lúc tác động vào các giác quan có thể. Cơ chế tác động và tiếp nhận cũng rất linh hoạt [24; tr 62].
Nhà nghiên cứu Barbie Zelizer trong sách Definitions of Journalism (Định nghĩa về báo chí) năm 2005, University of Pennsylvania, bzelizer@asc.upenn.edu, thì xem báo chí là một hiện tượng có thể được nhìn nhận theo nhiều giác độ, đáng chú ý là: báo chí như một tổ chức, một thể chế, được đặc trưng bởi đặc quyền xã hội, chính trị, kinh tế và văn hóa. Báo chí được xem như một hiện tượng quy mô lớn và phức tạp, định hướng dư luận và kiểm soát việc phân phối thông tin hoặc các nguồn lực biểu tượng trong xã hội. Báo chí là nơi chứa đựng và truyền thông tin, vai trò của báo chí là phản ánh chiều sâu những thông tin đó bằng cách biến các sự kiện và vấn đề phức tạp thành những câu chuyện đơn giản và dễ hiểu; mặt khác báo chí được xem là tấm gương phản chiếu mọi hoạt động diễn ra, vì thế báo chí là công việc của sự quan sát, tương đương với việc nhìn về thực tế hoặc những diễn biến khách quan đang diễn ra trong thế giới thực, không có bất kỳ hoạt động lọc nào… [101].
Từ những quan điểm trên, theo nghiên cứu sinh: Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội, thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình như báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.
1.1.2. Khái niệm truyền thông
Truyền thông có nguồn gốc từ tiếng Latinh nghĩa là communica (danh từ) và communicare (động từ) có nghĩa là chia sẻ.
Theo John R. Hober (1954), truyền thông là quá trình trao đổi tư duy hoặc ý tưởng bằng lời [24, tr 114 - 115]. Định nghĩa này đúng, nhưng chưa đủ. Bởi con người ngày càng không chỉ sử dụng tối đa các kí hiệu vốn có của mình, mà còn tìm kiếm và sáng tạo ra nhiều kí hiệu khác để chuyển tải thông điệp. Ngay khi giới hạn trong phạm vi ngôn ngữ cơ thể, có thể người ta sử dụng tổng hợp hay đơn lẻ từ ánh mắt, nụ cười đến thái độ, hành vi khác để biểu thị thông điệp của mình trong những hoàn cảnh thích hợp và đem lại hiệu quả tác động nhanh nhất, mạnh nhất có thể.
Martin p.Adelsm thì cho rằng, truyền thông là quá trình liên tục, qua đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta. Đó là một quá trình luôn thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình huống. Như vậy, truyền thông phải luôn ứng biến với tình huống cụ thể, bởi tình huống giao tiếp, truyền thông thông thường luôn thay đổi và không lặp lại, xét trên những phương diện khác nhau [24, tr 114-115].
Còn theo quan niệm của Dean C. Bamlund (1964), truyền thông là quá trình liên tục nhằm làm giảm độ không rò ràng để có thể có hành vi hiệu quả hơn. Đó là quá trình trao đổi và chia sẻ giữa hai hoặc nhiều người để tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tức là giảm khoảng tối, khoảng trống, khoảng khác biệt trong nhận thức; và khi đã hiểu biết và chia sẻ được với nhau (tức là sự tương đồng trong nhận thức tăng lên) thì hành vi ứng xử với nhau sẽ phù hợp hơn. Bởi vì những khác biệt trong nhận thức có thể dẫn đến những xung khắc trong hành vi [24, tr 114 - 115].
Có thể bạn quan tâm!
- Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay - 4
- Báo Chí Truyền Thông Về Nông Nghiệp, Nông Thôn Và Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp
- Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay - 6
- Báo Chí Truyền Thông Về Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp
- Mối Quan Hệ Giữa Báo Chí Và Vấn Đề Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.
Frank Dance (1970) thì cho rằng, truyền thông là quá trình làm cho cái trước đây là độc quyền của một hoặc vài người trở thành cái chung của một nhóm hoặc nhiều người. Bởi vì mỗi khi đã thông tin, chia sẻ tức là không còn một hoặc một vài người biết, không còn nắm giữ “bí mật” nữa. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong quản lý kinh tế - xã hội, trong việc giải phóng nguồn lực và đấu tranh chống lạm dụng quyền lực, phòng ngừa và
hạn chế tham nhũng [24, tr 114 - 115].
Theo S. Schaehter, truyền thông là một quá trình qua đó quyền lực được thể hiện và tính độc quyền tăng lên. Đây cũng là một thực tế. Bởi vì trong xã hội có giai cấp và còn phân biệt về lợi ích giữa các nhóm xã hội, giữa các vùng miền hay khu vực, giữa các thế lực truyền thông, và các phương tiện quảng bá bao giờ cũng bị chi phối bởi một lực lượng nhất định. Lực lượng ấy sẽ làm chủ môi trường và các điều kiện truyền thông, dùng truyền thông phục vụ mục đích, mưu lợi hay mục đích chính trị của mình [24, tr 114 - 115].
Theo Gerald Miler (1966) về cơ bản truyền thông quan tâm nhất đến tình huống hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến người nhận với mục đích tác động hành vi của họ. Với ý nghĩa ấy, có thể nói, truyền thông là quá trình can thiệp. Ở đây, Gerald Miler nhấn mạnh đến tình huống và nhất là mục đích truyền thông, giao tiếp trong truyền thông, quan tâm đến cái đích cuối cùng của truyền thông là thay đổi hành vi. Tuy nhiên muốn thay đổi hành vi trước hết cần thay đổi nhận thức và thái độ, nhưng muốn thay đổi hành vi và thái độ, quan trọng là cần được cung cấp thông tin, kiến thức [24, tr 114 - 115].
Dưới góc độ cấu trúc, Bess Sodel cho rằng, truyền thông là một quá trình chuyển đổi từ một tình huống đã có cấu trúc như một tổng thể sang tình huống khác theo một thiết kế có chủ đích. Như vậy truyền thông như một quá trình thay đổi, dịch chuyển hoặc cấu trúc, tái cấu trúc mô thức [24, tr 114 - 115].
Còn định nghĩa về truyền thông của Lundberg thì có tính gợi mở cao. Truyền thông là dạng tương tác và nó bao gồm tất cả mọi loại sự giao tiếp giữa các cá thể với nhau. Truyền thông còn để truyền đạt lại thông tin cho những người khác khi họ không có điều kiện để chứng kiến những thông tin đó diễn ra, hoặc không có đầy đủ hiểu biết hoặc nhận thức về thông tin đó. Với định nghĩa của Lundberg, truyền thông không chỉ đơn giản là công cụ
tương tác mà nó hỗ trợ sự truyền bá, làm rò thông tin, kích thích sự giao tiếp giữa các cá thể [24, tr 114 - 115].
Theo Phạm Thành Hưng: “Truyền thông là hoạt động truyền phát và trao đổi thông tin giữa người với người, nhằm đạt được sự hiểu biết và tạo ra sự giao tiếp, liên kết xã hội” [49, tr 224].
Tác giả Nguyễn Văn Dững đưa ra khái niệm truyền thông vừa khái quát vừa chi tiết: Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, kiến thức, tư tưởng, tình cảm..., chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người với nhau để mở rộng hiểu biết nhằm thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm và của cộng đồng hay xã hội nói chung. Bản chất xã hội của truyền thông là thông tin - giao tiếp xã hội, liên kết xã hội và can thiệp xã hội [24].
Từ những định nghĩa trên, trong luận án này: Truyền thông là dạng tương tác, bao gồm mọi loại giao tiếp giữa các cá thể với nhau để mở rộng hiểu biết nhằm thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm và của cộng đồng hay xã hội nói chung.
1.1.3. Khái niệm tái cơ cấu ngành nông nghiệp
1.1.3.1. Tái cơ cấu
“Tái cơ cấu” là việc sắp xếp lại, tiến hành cơ cấu lại mô hình của các tổ chức, trong đó có các doanh nghiệp. Với việc xây dựng lại toàn bộ sơ đồ cơ cấu tổ chức, thậm chí thay đổi bề mặt, có tính hình thức các phòng ban chức năng, thay tên gọi.
Tái cơ cấu là sự thay đổi liên kết mềm mang tính vận động. Ví dụ: thay đổi cơ cấu chuyển động của một cỗ máy. Cơ cấu là sự vận động khách quan theo đúng quy luật của nó. Một tổ chức mà sự liên kết cứng nhắc chỉ phù hợp cho cơ quan hành chính nơi mà mệnh lệnh hành chính được thực thi một cách thụ động. Sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động tìm
kiếm lợi nhuận để sản sinh ra của cải cho xã hội trong khuôn khổ của pháp luật. Như vậy, tái cơ cấu mới là cái nhân dân mong muốn [96].
Nội dung của tái cơ cấu quan tâm đến tính hệ thống và chuyên nghiệp trong phương thức thực hiện công việc, phối hợp công việc và điều hành công việc. Trong điều kiện hiện nay, tái cơ cấu đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy quản lý, cải cách về quản lý, tái cơ cấu lại các quá trình kinh doanh, trên cơ sở đó định hình mô hình và cơ cấu tổ chức phù hợp với điều kiện và định hướng kinh doanh của doanh nghiệp.
Tái cơ cấu thường quan tâm đến việc xem xét các hệ thống lập kế hoạch kinh doanh, hệ thống quản trị chuỗi cung ứng, quản trị thông tin, hệ thống quản trị nhân lực, hệ thống quản trị tài chính và quản trị quan hệ khách hàng...
Tái cơ cấu nền kinh tế là sự thay đổi cục diện kết cấu cứng và kết cấu mềm nhằm đưa nền kinh tế vận hành theo đúng quỹ đạo của nó. Muốn tạo ra một nền kinh tế khỏe mạnh và linh hoạt thì điều trước tiên mang tính tất yếu đó là thể chế kinh tế. Doanh nghiệp Nhà nước phải được chuyển đổi để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà mục tiêu chính là lợi nhuận của doanh nghiệp thay vì đồng thời thực thi hai nhiệm vụ vừa tạo ra sản phẩm cho xã hội vừa thực hiện mục tiêu chính trị. Sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước nên thể hiện ở chính sách thuế và các chính sách điều tiết khác thay vì mệnh lệnh hành chính cho các doanh nghiệp.
Từ những định nghĩa trên có thể hiểu: Tái cơ cấu là sắp xếp lại, tiến hành cơ cấu lại mô hình của một tổ chức, lĩnh vực, ngành nghề nhằm định hình mô hình và cơ cấu tổ chức mới phù hợp với điều kiện và định hướng phát triển.
1.1.3.2. Ngành nông nghiệp
Có nhiều cách tiếp cận về khái niệm ngành NN, nghĩa hẹp thì ngành NN là ngành sản xuất của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra các sản phẩm như lương thực,
thực phẩm…phục vụ cho nhu cầu của mình. Theo nghĩa rộng, NN bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Phân tích sâu hơn thì ngành NN là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. NN là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Trong NN cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất NN thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:
Nông nghiệp thuần nông hay NN sinh nhai là lĩnh vực sản xuất NN có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai.
Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất NN được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất NN, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm NN. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất NN chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi…
Từ những góc tiếp cận trên, trong luận án này: Ngành nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản, lâm nghiệp, thủy sản. Nông
nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia bởi nó là ngành sản xuất khởi đầu của quá trình sản xuất vật chất của xã hội loài người.
1.1.3.3. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Lý luận triết học Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, mọi sự vật, hiện tượng luôn vận động và biến đổi theo thời gian nên chúng chỉ có thể phù hợp trong một thời điểm nhất định. Đến giai đoạn nào đó sự vật, hiện tượng đó cần phải được phủ định để tạo ra cái mới phù hợp với quy luật và xu thế phát triển chung. Vì thế TCCNNN cũng chính là việc sắp xếp lại, để tạo ra một mô hình sản xuất NN phù hợp hơn và đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Tổ chức nông lương của Liên Hợp Quốc cho rằng: “TCCNNN là chuyển từ quan điểm giữ diện tích đất trồng lúa sang giữ diện tích đất NN; chuyển từ an ninh lương thực sang tăng lợi nhuận cho nông dân; chuyển từ chỉ đạo sản xuất NN theo mệnh lệnh hành chính sang điều hành theo kinh tế thị trường; chuyển từ chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước sang tạo sân chơi công bằng cho tất cả các thành phần kinh tế.” [63].
Trên phương diện khác, “TCCNNN là một quá trình cách mạng trong sản xuất NN, tạo ra sự đổi mới về chất lượng theo hướng chuyên sâu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.” [89]. Hoặc: “TCCNNN là quá trình tổ chức sắp xếp lại tất cả các yếu tố liên quan tác động đến chuỗi giá trị ngành hàng NN, từ quy hoạch, cơ sở hạ tầng sản xuất, chế biến, bảo quản, tổ chức sản xuất, chuỗi cung ứng dịch vụ sản xuất, thu hoạch, thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ.” [5].
Theo đề án TCCNNN tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 thì TCCNNN cần phải quan tâm nhiều đến yếu tố thị trường và kinh nghiệm thực tiễn: “TCCNNN thực hiện theo cơ chế thị trường, dựa vào
quan hệ cung cầu, sản xuất NN theo định hướng thị trường và kinh nghiệm thực tiễn.” [72].
Ngoài việc dựa vào các yếu tố “hợp tác”, “liên kết” và “định vị lại sản xuất theo nhu cầu thị trường”, TCCNNN còn phải thực hiện nguyên tắc chuỗi giá trị ngành hàng. Theo đó, TCCNNN đẩy mạnh hợp tác giữa những người sản xuất và liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp; liên kết giữa doanh nghiệp cung ứng vật tư “đầu vào” với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đầu ra; quy hoạch sản xuất gắn với thị trường thông qua doanh nghiệp và các nhà thu mua sản phẩm. Việc tái cấu trúc sẽ theo nguyên tắc chuỗi giá trị ngành hàng, với bước đi và cách làm phù hợp trên từng địa bàn cấp huyện, liên huyện... [93].
Đề án TCCNNN của Bộ NN và Phát triển nông thôn định hướng phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường tập trung vào bảy lĩnh vực trọng tâm:
- Trồng trọt: Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu; Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến sâu và bảo quản sau thu hoạch theo hướng hiện đại, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm; Tập trung sản xuất rau, hoa, quả công nghệ cao, quy mô lớn ở những địa phương có lợi thế; đồng thời khuyến khích phát triển vườn nhà; Cơ cấu lại hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.