Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay - 6


NN đóng một vai trò quan trọng trong việc phổ biến thông tin NN thông qua các phương tiện truyền thông báo chí;

Một nghiên cứu khác về sử dụng truyền thông xã hội thông tin về NN: “Social Agriculture: Adoption of Social Media by Agricultural Editors and Broadcasters” năm 2010 của nhóm tác giả Emily Rhoades, Kelly Aue đăng trên website: https://www.researchgate.net [111]. Nghiên cứu này đã khảo sát các thành viên của Hội đồng xuất bản chăn nuôi và Hiệp hội phát thanh viên trang trại Quốc gia để xem họ hiện đang sử dụng Web 2.0 như thế nào công nghệ, cách họ cảm nhận việc sử dụng nó trong nghề nghiệp và cảm nhận của khán giả. Kết quả chỉ ra rằng họ thường sử dụng các trang mạng xã hội và tiểu blog, và hiếm khi sử dụng blog, podcasting, học mạng video trực tuyến để chia sẻ thông tin với khán giả;

“Communication stratégique sur la problématique agricole au Lualaba

: Un défi à relever” năm 2020 của nhóm tác giả Kandal, John Muzembe đăng trên Tạp chí quốc tế về đổi mới và nghiên cứu ứng dụng [115]. Bài này nghiên cứu về vấn đề xử lý khủng hoảng truyền thông trong lĩnh vực NN, đề xuất chiến lược truyền thông, những người tham gia biết phải làm gì để thúc đẩy NN của tỉnh, đặc biệt là của Kolwezi và các vùng lân cận. Nghiên cứu chỉ ra các bước truyền thông NN, đó là xác định mục tiêu của truyền thông; hình thành mục tiêu của truyền thông trong lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng thông điệp; thiết lập ngân sách truyền thông; chọn các kênh giao tiếp; đánh giá các hành động giao tiếp.

4.2. Tài liệu trong nước

“Vấn đề tuyên truyền “tam nông” trên sóng truyền hình các đài PTTH khu vực Đồng bằng Sông Cửu Longnăm 2008, luận văn thạc sĩ của Ngô Thị Ngọc Hạnh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền [41]. Điểm đáng chú ý trong luận văn này là qua khảo sát thực tiễn, tác giả đã đề xuất, tuyên truyền


vấn đề “Tam Nông” cần phải đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, nâng cao trình độ chuyên ngành NN cho đội ngũ phóng viên và các bộ phận quản lý;

Kỷ yếu hội thảo “Báo chí góp phần xây dựng nông thôn mới” năm 2011 đề cập đến vấn đề truyền thông xây dựng nông thôn mới trên báo chí các tỉnh ĐBSCL [46]. Hội thảo này có 12 bài tham luận của 11 tác giả. Các bài tham luận cũng đã mổ sẻ từng lát cắt, góc nhìn về vai trò của báo chí trong xây dựng nông thôn mới và có đề cập đến việc nâng cao hiệu quả trong công tác tuyên truyền nhưng cũng chỉ dừng lại ở lĩnh vực nghiên cứu là nông thôn mới và nêu lên quan điểm cá nhân;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.

Mô hình thông tin - truyền thông về nông nghiệp, nông thôn và nhu cầu của cư dân nông thôn” năm 2011, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Kha Thoa, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Công trình này đề cập về vấn đề mới đó là: đánh giá thực trạng về thói quen tiếp nhận thông tin và nhu cầu tiếp nhận thông tin của người nông dân và cư dân nông thôn trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện [82].

Báo in với việc tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế”, năm 2011, luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Phương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền [68]. nghiên cứu vai trò của báo in trong tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, những vấn đề đặt ra và quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước về tuyên truyền xây dựng nông thôn mới. Cách tiếp cận của nghiên cứu này có điểm mới là phân tích, cập nhật và đề xuất giải pháp tuyên truyền theo xu thế hội nhập;

Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay - 6

“Báo chí với việc thông tin điển hình kinh tế NN- nông thôn hiện nay” năm 2013 (Khảo sát trên các báo: Nhân dân, Kinh tế nông thôn, NN Việt Nam, Nông thôn ngày nay giai đoạn từ tháng 01/2012 - 11/2013), luận văn thạc sĩ của Lê Duy Phong, Học viện Báo chí và Tuyên truyền [65]. Luận văn làm rò vai trò của báo chí với việc thông tin điển hình kinh tế NN - nông


thôn, chỉ ra những mặt thành công, hạn chế của các tờ báo khảo sát nhằm đưa ra những giải pháp để phát huy những mặt mạnh và hạn chế để thay đổi phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước;

Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng tuyên truyền về nông

nghiệp, nông dân, nông thôn trên báo Đảng ở Đồng bằng sông Cửu Long” do Tạp chí Cộng sản phối hợp với tỉnh Hậu Giang tổ chức vào tháng 1/2013. Với hơn 50 bài tham luận nhấn mạnh sự cần thiết phải đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trên báo Đảng và các phương tiện thông tin đại chúng về những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, nâng cao đời sống người dân. Trong đó có các tham luận gần với đề tài nghiên cứu của tác giả như: “Đẩy mạnh tuyên truyền trên báo Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long”; “Tuyên truyền về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên báo Đảng ở nước ta hiện nay: Thực trạng và giải pháp” của Trương Giang Long; “Tuyên truyền về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn trên báo Đảng ở nước ta hiện nay: Thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Thành Lợi [77].

Giải pháp hội tụ truyền thông phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn” (khảo sát trường hợp VTC 16) năm 2013, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Trung Đại, Học viện Báo chí và Tuyên truyền [36]. được xem là công trình nghiên cứu với góc nhìn mới về truyền thông lĩnh vực NN nói chung và chính sách “Tam nông” nói riêng. Tác giả đề xuất hội tụ truyền thông để truyền thông hiệu quả các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhưng chưa đề cập đến giải pháp hội tụ truyền thông cho TCCNNN;

Báo Đảng địa phương ĐBSCL với vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân hiện nay” (khảo sát báo Cần Thơ, An Giang, Cà Mau) năm 2014, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thành Tín, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đề xuất, muốn nâng cao hiệu quả tuyên truyền chính sách này, cần phải nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, trình độ chuyên môn cho phóng


viên để tuyên truyền đúng với bản chất của vấn đề, nhưng cũng chưa bàn gì về truyền thông TCCNNN [87].

Báo in ĐBSCL với vấn đề tuyên truyền xây dựng nông thôn mới hiện nay” năm 2015, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Cẩm Phong, Học viện Báo chí và Tuyên truyền [64]. Qua khảo sát về thực trạng tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở báo Vĩnh Long, Hậu Giang và Ấp Bắc tác giả đã đánh giá về nguyên nhân của thành công và hạn chế trong công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới. Luận văn đã nghiên cứu về các thể loại, nội dung, hình thức tuyên truyền của các báo được khảo sát về chủ đề này. Qua đó, tác giả đề xuất báo chí ĐBSCL cần được đổi mới về nội dung, hình thức tuyên truyền và nhà báo cần sáng tạo hơn trong thực hiện các chương trình, chú ý tập trung vào những vấn đề mang tính phản biện. Cách dùng từ, câu chữ trong nội dung tuyên truyền phải được chắc lọc dễ hiểu, gần gũi với độc giả;

Đài Truyền thanh cơ sở thành phố Cần Thơ với việc tuyên truyền xây dựng nông thôn mới” năm 2015, luận văn thạc sĩ của Trương Cẩm Tú, Học viện Báo chí và Tuyên truyền [90]. thì tiếp cận vấn đề ở phạm vi hẹp là đài truyền thanh ở một địa phương tuyên truyền xây dựng nông thôn mới nên cũng chưa đưa ra cái nhìn bao quát cho các loại hình báo chí và ở các lĩnh vực, chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước như TCCNNN;

Truyền hình khu vực ĐBSCL với vấn đề tuyên truyền về TCCNNN” năm 2015, luận văn thạc sĩ của Lê Minh Tấn, Học viện Báo chí và Tuyên truyền [80]. đề cập đến thực trạng tuyên truyền và đưa ra một số pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền về TCCNNN. Công trình này nghiên cứu có hệ thống về truyền hình ĐBSCL tuyên truyền TCCNNN, tuy nhiên, chưa nghiên cứu về các loại hình báo chí khác truyền thông về TCCNNN;

Vai trò của báo chí ĐBSCL với vấn đề truyền thông quảng bá sản phẩm NN địa phương” năm 2015, luận văn thạc sĩ của Lê Minh Tuấn (khảo sát báo Hậu Giang, Đài PT-TH Hậu Giang, Báo Ấp Bắc, Đài PTTH Tiền


Giang), Học viện Báo chí và Tuyên truyền [92]. Ngoài lý luận chung về truyền thông, quảng bá sản phẩm NN, thế mạnh của ĐBSCL, những thách thức của báo chí về vấn đề truyền thông, quảng bá sản phẩm NN, công trình này đề xuất giải pháp trong truyền thông, quảng bá sản phẩm cần đa dạng, phong phú hơn về nội dung, hình thức và xây dựng mô hình tuyên truyền mẫu quảng bá sản phẩm NN;

Báo in khu vực Tây Nam Bộ tuyên truyền ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến và quảng bá sản phẩm NN địa phương hiện nay” năm 2015, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hữu Khánh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền [51]. nghiên cứu khái quát khung lý thuyết và thực tiễn về báo in tuyên truyền ứng dụng khoa học trong sản xuất, bảo quản, chế biến và quảng bá sản phẩm NN, và đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng tuyên truyền về lĩnh vực này.

Nhìn chung sách, tài liệu, công trình nghiên cứu, bài báo khoa học về báo chí truyền thông về NN ở trong nước khá phong phú, có tính lý luận và thực tiễn cao. Một số công trình nghiên cứu cũng có đề cập đến hội tụ truyền thông, báo in, truyền hình, phát thanh tuyên truyền, truyền thông về NN, TCCNNN nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống báo chí ĐBSCL truyền thông về TCCNNN.

5. Những vấn đề rút ra

Các tài liệu, công trình nghiên cứu nước ngoài, trong nước đưa ra nhiều quan điểm, lý luận về vấn đề NN, Nông thôn, TCCNNN. Mối liên hệ giữa xây dựng nông thôn mới gắn với sự phát triển NN thông qua việc thực hiện TCCNNN và sự cần thiết giữa xây dựng nông thôn mới với phát triển NN và TCCNNN. Cơ cấu lại nông thôn và mối liên kết kinh tế NN - Nông thôn; quá trình toàn cầu hóa và sự thích ứng, chuyển đổi cơ cấu NN và NN theo giới tính, xác định lại NN gia đình: TCCNNN và điều chỉnh trang trại, tái cơ cấu không gian, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch xã hội và


những thách thức chính đối với khu vực nông thôn... Vai trò của NN sạch trong nền kinh tế, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, chủ yếu là xoay quanh các vấn đề về quan điểm, nhận thức, đổi mới nội dung, hình thức truyền thông về NN. TCCNNN trong các văn kiện, nghị quyết, của Đảng, Nhà nước, các văn bản pháp luật của Chính phủ đã tạo cơ sở chính trị và cơ sở pháp lý để thực hiện TCCNNN Việt Nam.

Các công trình nghiên cứu báo chí truyền thông về NN cũng nêu cơ sở lý luận chung về báo chí, về báo chí truyền thông về NN, TCCNNN; đề cập đến phương pháp sử dụng các phương thức truyền thông về NN, những người tham gia xuất bản trong lĩnh vực phát thanh NN; phân tích những ưu điểm, hạn chế, đưa ra một số giải pháp truyền thông cho từng mảng, nội dung chương trình riêng, lát cắt nhỏ của nội dung TCCNNN; đề xuất, kiến nghị nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của nhà báo tuyên truyền về NN; quy trình quản lý và tổ chức sản xuất các chương trình tuyên truyền về NN, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của truyền hình, phát thanh, báo in.

Có thể khẳng định những công trình nghiên cứu trên là những tư liệu quan trọng, có giá trị cho việc xây dựng khung lý thuyết về báo chí truyền thông TCCNNN và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong truyền thông TCCNNN. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về báo chí nói chung, báo chí ĐBSCL nói riêng truyền thông về vấn đề TCCNNN. Các công trình này cũng chưa chỉ ra được nhu cầu bức thiết trong truyền thông TCCNNN, chưa phác hoạ được bức tranh khái quát một cách có hệ thống về thực trạng, giải pháp để nâng cao chất lượng truyền thông về TCCNNN của các cơ quan báo chí nói chung và báo chí ĐBSCL nói riêng. Đây chính là khoảng trống cần được tiếp tục được nghiên cứu bổ sung và phát triển.


Trong thời gian tới cả nước đang tập trung cho công tác tái cơ cấu trên các lĩnh vực kinh tế, tái cơ cấu ngành ngân hàng, tái cơ cấu doanh nghiệp... Trong đó, TCCNNN được xem là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước vì nước ta đã và đang hội nhập Quốc tế. Do đó việc nghiên cứu vấn đề truyền thông TCCNNN ở các cơ quan báo chí khu vực ĐBSCL là bức thiết nhằm giúp các nhà quản lý, cơ quan chuyên môn, các địa phương định hướng, hoạch định những chính sách, hành lang pháp lý để thực hiện chủ trương “TCCNNN” theo đúng hướng, đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước. Và nhằm giúp cho các cơ quan báo chí khu vực ĐBSCL nâng cao chất lượng truyền thông về TCCNNN trong thời gian tới.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG VỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP‌


1.1. Những khái niệm cơ bản

1.1.1. Khái niệm Báo chí

Điều 3, Luật Báo chí 2016 định nghĩa: “Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử” [57].

Tác giả Dương Xuân Sơn thì khái niệm: “Báo chí xuất phát từ chữ information có nghĩa là thông tin, thông báo, báo tin và được hiểu như việc tạo ra hình thái giúp cho sự hiểu biết của con người về thế giới xung quanh đang tồn tại bằng việc lấy hiện thực khách quan để phản ánh một cách liên tục, xuyên suốt trong quan hệ chặt chẽ giữa nhà báo - tác phẩm - công chúng.” [74].

Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dững cho rằng: Báo chí là thiết chế xã hội đặc thù, là tiểu hệ thống gồm các loại hình đa dạng phong phú (báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, các hãng thông tấn và dịch vụ thông tin, các trung tâm đào tạo, cơ quan nghiên cứu, các trạm liên lạc mặt đất - vũ trụ...). Báo chí gồm chỉnh thể các hình thức hoạt động đồng bộ tạo hiệu quả của sự vận hành. Đó là hoạt động chính trị - xã hội thiết lập quan hệ với các tổ chức xã hội; nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực, hoạt động thu nhập, xử lý và chuyển tải thông tin, sáng tạo tác phẩm đơn lẻ và sản phẩm hoàn chỉnh...Báo chí gồm tổng thể các nghề nghiệp, bảo đảm cho các hoạt động chuyên môn hóa. Trong báo chí hiện đại, các chuyên gia kỹ thuật, các kỹ sư tin học - điện tử giữ vai trò quan trọng nhằm phát huy tối đa năng lực thu thập, xử lý và chuyển tải, phát tán thông tin, đặc biệt là báo chí điện tử. Báo chí bao gồm hệ

Xem tất cả 289 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí