Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay - 4


“Agricultural restructuring in central and eastern Europe: implications for competitiveness and rural development” năm 1999 của AH Sarris, T Douches, E Mathis, European Review of Agricultural Economics, Volume 26, Issue 3, September 1999, Pages 305-329 [104]. Công trình này xem xét liệu cơ cấu sản xuất kép hiện đang được áp dụng ở các nước Trung và Đông Âu (CEEC) có hiệu quả và ổn định trong trung hạn hay không. Các cơ cấu trang trại lớn và hợp tác mới nổi gần đây có thể không ổn định do xung đột vốn có trong sản xuất hợp tác xã theo cơ cấu sở hữu hiện tại. Các đơn vị này sử dụng mức vốn cao và chi phí cao, và thay đổi giá tương đối cho các yếu tố sản xuất có thể đe dọa sự tồn tại của họ mà không cần trợ cấp.

“Gendered agricultural and rural restructuring: a case study of Northern Ireland” năm 2002 của Sally Shortfall, Northern Ireland [119]. Công trình nghiên cứu tập trung vào 2 nội dung thay đổi về giới liên quan đến chuyển đổi cơ cấu NN và nông thôn, ít nhất một phần là nhờ cải cách chính sách NN chung: Việc tăng thời gian làm việc của phụ nữ trong lĩnh vực phi NN, thu nhập nông trại và trợ cấp giảm; Liên quan đến sự tham gia của phụ nữ vào chính sách và thực tiễn phát triển nông thôn.

“The redefinition of family farming: agricultural restructuring and farm adjustment in Waihemo, New Zealand” năm 2004 của Sarah Johnsen, báo nghiên cứu nông thôn New Zealand [122]. Tài liệu này nêu: quá trình TCCNNN do Chính phủ New Zealand tiến hành vào giữa những năm 1980 đã gây ra một giai đoạn khó khăn về tài chính cho nhiều nông dân trong nước. Nghiên cứu này cho rằng những điều chỉnh trang trại được sử dụng từ thời kỳ này đã làm thay đổi đặc tính của gia đình theo những cách cơ bản. Sự thay đổi này thể hiện rò sự không đồng nhất ngày càng gia tăng của cấu trúc trang trại và sự thay đổi mục tiêu canh tác và sắp xếp lao động trong hộ gia đình, cùng với sự phát triển của các định mức văn hóa địa phương.


“Rural Restructuring in China” năm 2016 của Hualou Long, Yansui Liu Volume 47, Part B, Pages 387-676 (October 2016) [114]. Sách này đề cập đến vấn đề tái cấu trúc nông thôn đương đại ở Trung Quốc, tập trung vào tái cơ cấu không gian, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch xã hội và những thách thức chính đối với khu vực nông thôn, dù ở cấp địa phương, khu vực, quốc gia hay quốc tế; Cung cấp khái niệm về lý thuyết và thực nghiệm về tái cấu trúc nông thôn ở Trung Quốc.

Những tài liệu, công trình nghiên cứu nước ngoài đề cập nhiều khía cạnh, góc nhìn, nội dung về TCCNNN: Cơ cấu lại nông thôn và mối liên kết kinh tế NN - nông thôn, cơ cấu lại nông thôn: quá trình toàn cầu hóa và sự thích ứng, chuyển đổi cơ cấu NN và NN theo giới tính, xác định lại NN gia đình: TCCNNN và điều chỉnh trang trại, tái cơ cấu không gian, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch xã hội và những thách thức chính đối với khu vực nông thôn.

2.2. Tài liệu trong nước

“Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam” năm 2001 của Đỗ Hoài Nam - Lê Cao Đàm, Bộ Xây dựng, Nxb Khoa học xã hội [60] đã làm rò tầm quan trọng của hạ tầng cơ sở đối với phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, từ đó các tác giả đi tìm câu trả lời: Làm thế nào để phát triển hạ tầng nông thôn thích ứng với yêu cầu phát triển NN, nông thôn trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế thế giới. Tài liệu này phân tích sâu về sự cần thiết phải đưa nông thôn tiến lên CNH, HĐH nhưng chưa đề cập gì dến sự cần thiết phải TCCNNN;

“55 năm nông nghiệp, nông thôn Việt Nam” năm 2001 của Nguyễn Sinh Cúc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội [20]. sau khi làm rò thành tựu nổi bật của NNViệt Nam giai đoạn 1945 - 2000, đặc biệt là sau 15 năm đổi mới. Thành tựu đó không chỉ giải quyết vấn đề an ninh lương thực mà còn đảm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.


bảo an ninh lương thực quốc gia. Tác giả đã chỉ ra những vấn đề khó khăn của quá trình phát triển NN, nông thôn như: thu nhập, việc làm, môi trường sống, nhưng chưa đề cập gì đến TCCNNN;

Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay - 4

Bút ký Đồng bằng sông Cửu Long: “Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa NN, nông thôn” năm 2002 của Phan Quang, Nhà xuất bản trẻ Thành phố Hồ Chí Minh [69] quan tâm nhiều đến lý luận và quan điểm của Đảng về Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa (CNH, HĐH) NN, nông thôn và con đường của quá trình này. Tác giả đã khái quát thực trạng NN, nông thôn của Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH và đưa ra những định hướng, mục tiêu, giải pháp thực hiện;

“Chính sách NN nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và một số định hướng” năm 2002 của Trần Ngọc Bút, Nxb Chính trị Quốc gia [18] đã làm rò các chính sách phát triển NN, nông thôn nước ta trong các giai đoạn trước cách mạng Tháng Tám đến nay. Công trình còn đề cập một số vấn đề bức xúc cần quan tâm đối với NN, nông thôn. Tác giả đặc biệt chú ý những chính sách dành cho nông dân trong thời kỳ CNH, HĐH;

“Con đường phát triển nông thôn theo hướng Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) ở ĐBSCL nước ta hiện nay” năm 2002, luận án Tiến sĩ triết học của Nguyễn Minh Châu, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [19]. đã đánh giá thực trạng phát triển nông thôn ĐBSCL, trên cơ sở lý luận và thực tiễn tác giả đã đưa ra những giải pháp thúc đẩy nông thôn ĐBSCL phát triển theo định hướng XHCN;

Một khía cạnh của vấn đề xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam được Nhật Minh khai thác từ ý kiến trả lời phỏng vấn của GS.Tô Duy Hợp - nguyên Trưởng phòng Nông thôn của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam trong bài viết “Đổi mới nông thôn - Lấy dân làm gốc” năm 2009 của Nhật Minh, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 05/2009, Hà Nội [59]. Năm 2011, hai tham luận có giá trị về vấn đề xây dựng nông thôn mới được trình bày tại


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam và được Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành như: Tham luận của tác giả Nguyễn Hạnh Phúc: Xây dựng nông thôn mới - Những kết quả, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn [66]. và Tham luận của Ban Cán sự Đảng Bộ NN và Phát triển nông thôn: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phát triển nền NN toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững; [16].

Đề cập về lý luận và thực tiễn đặt ra trong xây dựng nông thôn mới có sách: “Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại” năm 2010 do Nguyễn Danh Sơn (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Nội dung sách đề cập tới một số vấn đề mới về lý luận chính trị về vai trò, vị trí của nông dân, nông thôn, NN trong đời sống chính trị, đời sống kinh tế, đời sống xã hội, đời sống văn hóa của đất nước…Với những luận giải về một số vấn đề được đề cập, nội dung trình bày cũng cung cấp những luận cứ khoa học cho các vấn đề mới về lý luận chính trị liên quan đến vấn đề NN, nông thôn, và nông dân trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại; [73].

“Xây dựng nông thôn mới - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” năm 2012 của Vũ Văn Phúc, Nxb Chính trị quốc gia [67] gồm 480 trang tập hợp 33 bài viết của các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan Trung ương, các địa phương, các ngành, các cấp về vấn đề xây dựng nông thôn mới. Cuốn sách đề cập hai nội dung chính: Những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nông thôn mới, thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam. Mỗi bài viết, mỗi cách viết khác nhau nhưng đều bàn đến nhiều khía cạnh về xây dựng nông thôn mới: vấn đề quy hoạch, an sinh xã hội, chính sách đất đai, bảo vệ môi trường đất đai...đặc biệt nhiều bài viết tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới như: Trung Quốc,


Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan về vấn đề này. Từ đó giúp Việt Nam có cách nhìn nhận để nghiên cứu, áp dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước. Cuốn này đã tổng hợp nhiều bài viết mang tính thực tiễn về xây dựng nông thôn mới ở một số tỉnh của nước ta, nhưng cũng chưa đề cập đến mối liên hệ giữa xây dựng nông thôn mới gắn với sự phát triển NN, thông qua việc TCCNNN;

Hay bài viết “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” năm 2012 của tác giả Hồ Xuân Hùng đăng trên Tạp chí Cộng sản số 832 tháng 2/2012 [48]. có nêu các thảo luận một số vấn đề về mục tiêu và giải pháp thực hiện chương trình này…Nhìn chung những tài liệu, công trình nghiên cứu này phân tích về quá trình xây dựng nông thôn mới, nhưng cũng mới chỉ ra mối liên hệ và sự cần thiết giữa xây dựng nông thôn mới với phát triển NN và TCCNNN.

Nhìn chung những công trình nghiên cứu về lĩnh vực nông thôn ở trên đã đề cập đến thực trạng, quá trình đổi mới NN, nông thôn của nước ta, những giải pháp, phát triển NN, nông thôn theo định hướng XHCN.

Còn các tài liệu, công trình nghiên cứu về TCCNNN có thể chia làm các nhóm sau:

Nhóm thứ 1: là những sách, đề án, bài báo tiếp cận vấn đề TCCNNN ở một khía cạnh, một góc nhìn nhằm hoạch định, phản ánh về một mô hình, một cách làm, về chính sách đầu tư cho TCCNNN, bao gồm:

Kỷ yếu khoa học tại Sóc Trăng năm 2014 [14]. gồm 19 bài phát biểu, bài tham luận về TCCNNN của Ông Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Chủ tịch Trung ương UBMTTQVN, đại diện Bộ NN và Phát triển nông thôn, Lãnh đạo, Nhà quản lý, nhà khoa học trong cả nước và 13 tỉnh ĐBSCL tập trung vào chủ đề TCCNNN ở nhiều lĩnh vực, nhiều gốc độ, nhiều khía cạnh của các ngành hàng: lúa gạo, thủy sản, vật nuôi, qui hoạch thủy lợi, đê biển...Trong đó, bài phát biểu của lãnh đạo Bộ NN và


PTNT nhấn mạnh: “Nông nghiệp Việt Nam sẽ phải nâng cao vị thế cạnh tranh trên cơ sở nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và an toàn vệ sinh thực phẩm trên cơ sở điều chỉnh cơ cấu, tổ chức lại sản xuất và nâng cao trình độ công nghệ, phấn đấu đến năm 2020 xây dựng nền NN của đất nước phát triển toàn diện theo hướng bền vững” [14, tr 8]. Đây là tập tài liệu phân tích khá sâu về các yếu tố để thực hiện TCCNNN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và sản xuất an toàn, bền vững.

“Nguồn nhân lực trong tái cơ cấu kinh tế NN ở tỉnh Vĩnh Phúc” năm 2014, luận văn thạc sĩ của Phạm Hải Yến, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội. Luận văn xây dựng khung lý thuyết về cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế NN. Trên cơ sở phân tích thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh Vĩnh Phúc, tác giả đã có nhiều đề xuất: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đào tạo; thu hút nhân tài; tổ chức đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng lao động; hợp tác quốc tế và nguồn lao động [97].

“Giải pháp thúc đẩy TCCNNN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của huyện Thạch Thất, TP Hà Nội” năm 2017, luận văn thạc sĩ của Đào Mạnh Tuấn, Học viên Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn làm rò cơ sở lý luận và thực tiễn về TCCNNN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; Đặc điểm điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, những thuận lợi và khó khăn của huyện Thạch Thất trong quá trình thực hiện TCCNNN. Tình hình TCCNNN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng tại huyện Thạch Thất trong giai đoạn 2010-2016. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến quá trình TCCNNN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện Thạch Thất; Các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình TCCNNN, phát huy thế mạnh địa phương, nâng cao đời sống người dân và an sinh xã hội của huyện Thạch Thất [91].

“Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu ở Tỉnh Bạc Liêu hiện nay” năm 2018, luận văn của Trần Thanh Bình, Học viên Báo


chí và Tuyên truyền. Luận văn làm rò cơ sở lý luận và thực tiễn về TCCNNN thích ứng với biến đổi khí hậu; phân tích, đánh giá thực trạng về TCCNNN thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh Bạc Liêu trong gia đoạn 2011 - 2016. Đề xuất mục tiêu phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp TCCNNN thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh Bạc Liêu đến năm 2025 [11].

“Một số kinh nghiệm TCCNNN ở tỉnh Đồng Tháp” 2018 đăng trên Tạp chí Lý luận - chính trị, Hà Nội, ngày 27/3/2018 của Trần Văn Hiếu. Nghiên cứu này đưa ra những cơ sở lý luận và minh chứng Đồng Tháp đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung tổ chức lại sản xuất nông nghiệp cùng với định hướng “Hợp tác - liên kết - thị trường” và yêu cầu “Giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản, đa dạng hóa nông sản chế biến”…trong triển khai thực hiện đề án TCCNNN của tỉnh nên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, được đánh giá là điểm sáng cần nhân rộng trong quá trình TCCNNN của cả nước [43].

Đề án TCCNNN tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 năm 2013, của Đặng Kim Sơn, Viện Chính sách chiến lược phát triển NN - Nông thôn, Hà Nội [72] gồm có 71 trang. Sau khi phân tích các điều kiện tự nhiên và lợi thế cạnh tranh, đề án đã đề xuất công tác qui hoạch và các giải pháp để liên kết tiêu thụ đối hàng nông sản, trong đó tập trung 5 ngành hàng chủ lực của tỉnh Đồng Tháp, đó là: Lúa gạo, xoài hoa, cây cảnh, cá tra và vịt theo hướng xây dựng chuỗi ngành hàng (3 cây, 2 con) liên kết sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ. Đề án cũng đề xuất phân bổ lao động nông thôn tại tỉnh Đồng Tháp cho hợp lý hơn. Theo đó rút bớt lao động NN ở nông thôn để đẩy mạnh cơ giới hóa, hiện đại hóa trong NN nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả và lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp. Đề án này phân tích một cách chi tiết về vấn đề TCCNNN ở Đồng Tháp cũng như những cơ sở lý luận khoa học chung về vấn đề TCCNNN;


Bên cạnh đó, Bộ NN và PTNT có tài liệu “Hội thảo TCCNNN - Xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu” năm 2014 [15] và tài liệu “Hội nghị tham vấn đề án TCCNNN” năm 2015 của Bộ NN và PTNT [16]. Những tài liệu này khẳng định sự cần thiết của TCCNNN và đề nghị các địa phương ở ĐBSCL cần có những chính sách phù hợp để đẩy mạnh TCCNNN.

Nhóm thứ 2: TCCNNN được Đảng, Nhà nước, Chính phủ đề cập tới các văn kiện, nghị quyết, các văn bản pháp quy chủ yếu là để chỉ đạo điều hành trong hệ thống chính trị, làm cơ sở pháp lý để thực hiện TCCNNN Việt Nam.

+ Quyết định 399/TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020 [83].

+ Quyết định 899/TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành NN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững [84].

Hai quyết định này đề ra mục tiêu tổng quát là thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo lộ trình và bước đi phù hợp để đến năm 2020 cơ bản hình thành mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Còn mục tiêu cụ thể là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo lập hệ thống đòn bẩy khuyến khích hợp lý, ổn định và dài hạn, nhất là ưu đãi về thuế và các biện pháp khuyến khích đầu tư khác, thúc đẩy phân bố và sử dụng nguồn lực xã hội chủ yếu theo cơ chế thị trường vào các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp và năng lực cạnh tranh.

+ “Thông báo số 2867/TB-BNN-VP ngày 15/6/2012 giao cho Viện Chính sách và Chiến lược PTNN-NT xây dựng đề án chuyển dịch cơ cấu, TCCNNN tỉnh Đồng Tháp” năm 2013 của Bộ NN và PTNT [13]. Thông báo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022