+Nhận xét: Đa số nhà báo được hỏi cho rằng hiểu biết về TCCNN qua nghiên cứu từ tài liệu, sách, báo (chiếm 48%); số nhà báo cho rằng hiểu biết về TCCNN từ lãnh đạo, chuyên gia thuyết trình về chuyên đề TCCNN (chiếm 42.60%); còn số nhà báo hiểu biết về TCCNN qua tham dự lớp tập huấn ngắn hạn 7.9%; và chỉ có 1.5% cho rằng hiểu biết TCCNN qua dự các lớp dài hạn.
B4. Theo Quý vị, khi viết về đề tài Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tác giả cần có kiến thức nào?
Biểu đồ 9: khi viết về TCCNN cần có kiến thức nào?
+Nhận xét: Đa số nhà báo được hỏi cho rằng khi viết về TCCNN cần phải hiểu sâu về chủ trương TCCNN (chiếm 35%); 27% nhà báo được hỏi cho rằng cần có kiến thức chuyên sâu về nông nghiệp; 21% nhà báo cho rằng cần có kiến thức tổng hợp; 17% nhà báo cho rằng cần có kiến thức về báo chí.
C. Đánh giá về truyền thông Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên báo chí ĐBSCL?
C1. Mức độ quan tâm của lãnh đạo các cơ quan báo chí trong truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp?
Có thể bạn quan tâm!
- Thời Gian Quý Vị Tiếp Cận Báo Chí Để Nắm Bắt Thông Tin?
- Các Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nông Sản, Hạ Giá Thành Sản Xuất Giảm Chi Phí Sản Xuất
- Ngành Báo Chí: A. Trung Cấp/cao Đẳng B. Đại Học C. Sau Đại Học
- / Nhà Nước Cần Phải Có Cơ Chế Và Cấp Kinh Phí Như Thế Nào Để Nâng Cao Chất Lượng Truyền Thông Về Vấn Đề “Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp”?
- Nhà Nước Cần Tạo Cơ Chế Như Thế Nào Để Báo Chí Có Thể Tham Gia Vào Các Khâu Hoạch Định Chính Sách Về Tccnnn?
- / Nhà Nước Cần Phải Có Cơ Chế Định Hướng Nội Dung, Cung Cấp Thông Tin, Cơ Chế Về Tài Chính, Kinh Phí Để Nâng Cao Chất Lượng Truyền Thông Về Vấn Đề
Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.
Biểu đồ 10: Mức độ quan tâm của lãnh đạo các cơ quan báo chí trong truyền thông TCCNN?
+Nhận xét: Đa số nhà báo được hỏi cho rằng lãnh đạo các cơ quan báo chí quan tâm nhiều đến công tác truyền thông TCCNN (chiếm 62.31%); 33.85% nhà báo cho rằng lãnh đạo các cơ quan báo chí quan tâm truyền thông TCCNN ở mức độ trung bình; 3.08% nhà báo cho rằng lãnh đạo các cơ quan báo chí ít quan tâm đến công tác truyền thông TCCNN; 0.77% nhà báo cho rằng lãnh đạo các cơ quan báo chí rất ít quan tâm đến công tác truyền thông TCCNN.
C2. Nguyên nhân do đâu ?
Biểu đồ 11: Nguyên nhân do đâu?
+ Nhận xét: Đa số nhà báo được hỏi cho rằng nguyên nhân của việc lãnh đạo các cơ quan báo chí chưa quan tâm truyền thông TCCNN là do các cơ quan chức năng chưa đầu tư kinh phí riêng đề truyền thông về TCCNN (chiếm 39.1%); 28% nhà báo cho rằng nguyên nhân là do ít phóng viên am hiểu sâu về lĩnh vực TCCNN; 21% nhà báo cho rằng nguyên nhân do các mãng đề tài TCCNN chưa tạo được nhiều nguồn thu; 12% nhà báo cho rằng nguyên nhân là do mãng đề tài TCCNN khó. Kết quả câu hỏi này đặt ra vấn đề thực tế hiện nay trong điều kiện từng bước tiến tới tự chủ về tài chính các cơ quan báo chí rất cần bố trí nguồn kinh phí phù hợp để truyền thông các chủ trương lớn, dài hạn.
C3. Theo Quý vị, mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về những nội dung liên quan đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Biểu đồ 12: Theo Quý vị, mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL
về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về TCCNN
+Nhận xét: Đa số nhà báo được hỏi cho rằng mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về TCCNN ở mức độ khá (chiếm 54.62%); 27.69% nhà báo cho rằng mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về nội dung này tốt; 16.15% nhà báo cho rằng mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về nội dung này trung bình; 1.54% nhà báo cho rằng mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về nội dung này yếu.
Biểu đồ 13: Theo Quý vị, mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về TCCNNN
+ Nhận xét: Đa số nhà báo được hỏi cho rằng mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về mô hình mới về TCCNN ở mức độ khá (chiếm 41.09%); 38.76% nhà báo cho rằng mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về nội dung này trung bình; 11.63% nhà báo cho rằng mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về nội dung này tốt; 8.53% nhà báo cho rằng mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về nội dung này yếu.
Biểu đồ 14: Theo Quý vị, mức độ thông tin của báo chí ĐBSCLvề các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nông sản, hạ giá thành sản xuất, giảm chi phí sản xuất
+Nhận xét: Đa số nhà báo được hỏi cho rằng mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nông sản, hạ giá thành sản xuất, giảm chi phí sản xuất ở mức độ trung bình (chiếm 42.19%); 39.06% nhà báo cho rằng mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về nội dung này ở mức độ khá; 10.16% nhà báo cho rằng mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về
nội dung này ở mức độ tốt; 8.59% nhà báo cho rằng mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về nội dung này ở mức độ yếu.
Biểu đồ 15: Theo Quý vị, mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về qui hoạch sản xuất và tiêu thụ nông sản
+Nhận xét: Đa số nhà báo được hỏi cho rằng mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về qui hoạch sản xuất và tiêu thụ nông sản ở mức độ trung bình (chiếm 52.38%); 31.75% nhà báo cho rằng mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về nội dung này ở mức độ khá; 9.52% nhà báo cho rằng mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về nội dung này ở mức độ yếu; 6.35% nhà báo cho rằng mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về nội dung này ở mức độ tốt.
Biểu đồ 16: Theo Quý vị, mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về phản biện những chủ trương, chính sách trong thực hiện TCCNN
+Nhận xét: Đa số nhà báo được hỏi cho rằng mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về phản biện những chủ trương, chính sách trong thực hiện TCCNN ở mức độ trung bình (chiếm 43.65%); 27.78% nhà báo cho rằng mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về nội dung này ở mức độ yếu; 23.02% nhà báo cho rằng mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về nội dung này ở mức độ khá; 5.56% nhà báo cho rằng mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về nội dung này ở mức độ tốt. Đáng chú ý trong câu hỏi này là tỷ lệ nhà báo cho rằng truyền thông về phản biện những chủ trương, chính sách trong thực hiện TCCNN ở mức độ yếu chiếm khá cao.
Biểu đồ 17: Theo Quý vị, mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về tư vấn của các chuyên gia, nhà quản lý về TCCNN
+Nhận xét: Đa số nhà báo được hỏi cho rằng mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về tư vấn của các chuyên gia, nhà quản lý về TCCNN ở mức độ khá (chiếm 40%); 39.17% nhà báo được hỏi cho rằng mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về nội dung này ở mức độ trung bình; 11.67% nhà báo được hỏi cho rằng mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về nội dung này ở mức độ tốt; 9.17% nhà báo được hỏi cho rằng mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về nội dung này ở mức độ yếu.
C4. Theo quý vị, những khó khăn khi truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp?
Biểu đồ 18: Những khó khăn khi truyền thông TCCNN?
Nhận xét: Đa số nhà báo được hỏi cho rằng những khó khăn khi truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp là thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ của các mặt hàng nông sản (chiếm 26.30%); 24.09% nhà báo được hỏi khó khăn là do chưa có đủ cơ sở để phản biện những mô hình chưa phù hợp; 21.20% nhà báo được hỏi khó khăn là do chưa có nhiều kênh để tiếp nhận và lắng nghe ý kiến phản hồi của công chúng; 14.5% nhà báo được hỏi khó khăn là do chưa có kinh nghiệm để hiểu rò bản chất của những mô hình mới.
C5. Theo quý vị, hình thức truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên báo chí ĐBSCL hiện nay như thế nào?
Biểu đồ 19: hình thức truyền thông TCCNN trên báo chí ĐBSCL hiện nay như thế nào?
+ Nhận xét: Đa số nhà báo được hỏi cho rằng hình thức truyền thông TCCNN trên báo chí ĐBSCL hiện nay là chưa thu hút (chiếm 59%); 21% nhà báo thì cho rằng hình thức truyền thông TCCNN trên báo chí ĐBSCL hiện nay thu hút; 20% nhà báo được hỏi cho rằng hình thức truyền thông TCCNN trên báo chí ĐBSCL hiện nay là thu hút.
D.Những yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp?
D1. Theo Quý vị, những yếu tố chủ quan nào ảnh hưởng đến truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp của báo chí ĐBSCL?
Biểu đồ 20: Những yếu tố chủ quan nào ảnh hưởng
đến truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp của báo chí ĐBSCL?
+ Nhận xét: Đa số nhà báo được hỏi cho rằng những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến truyền thông TCCNN của báo chí ĐBSCL là hạn chế về trình độ hiểu biết về TCCNN của nhà báo (chiếm 44.9%); 31.60% nhà báo cho rằng những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến truyền thông TCCNN của báo chí ĐBSCL là do quan điểm của các cơ quan báo chí; 17.7% nhà báo cho rằng những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến truyền thông TCCNN của báo chí ĐBSCL là do lợi ích kinh tế của cơ quan báo chí; 5.7% nhà báo cho rằng những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến truyền thông TCCNN của báo chí ĐBSCL là do lợi ích kinh tế của báo chí.
D2. Những yếu tố khách quan làm ảnh hưởng đến chất lượng truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp của báo chí ĐBSCL?
Biểu đồ 21: Những yếu tố khách quan làm ảnh hưởng đến chất lượng truyền thông TCCNN của báo chí ĐBSCL?
+Nhận xét: Đa số nhà báo được hỏi cho rằng những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến truyền thông TCCNN của báo chí ĐBSCL là do trình độ dân trí (chiếm 42.70%); 34.3% nhà báo được hỏi cho rằng những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến truyền thông TCCNN của báo chí ĐBSCL là do quan điểm của cơ quan báo chí, ngành chuyên môn. 23% nhà báo được hỏi cho rằng những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến truyền thông TCCNN của báo chí ĐBSCL là do sự hợp tác của các chuyên gia, nhà khoa học.
E. Giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên báo chí ĐBSCL
E1. Theo Quý vị, giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp?
Biểu đồ 22: Giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp?
+Nhận xét: 27.2% nhà báo được hỏi cho rằng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp là thường xuyên tổ chức, cập nhật kiến thức về TCCNN cho nhà báo; 24.7% nhà báo được hỏi cho rằng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp là nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức cho những người quản lý, tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí; 24.7% nhà báo được hỏi cho rằng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp là ngoài các sản phẩm báo chí nên đa dạng hóa nhiều hình thức truyền thông khác; 23.50% nhà báo được hỏi cho rằng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp là cơ quan báo chí thường xuyên tổ chức, thu thập thông tin, phản hồi từ công chúng.
E2. Các cơ quan báo chí ĐBSCL cần phải làm gì để nâng cao chất lượng truyền thông Tái cơ cấu ngành nông nghiệp?
Biểu đồ 23: Các cơ quan báo chí ĐBSCL cần phải làm gì để nâng cao chất lượng truyền thông TCCNN?
Nhận xét: Đa số nhà báo được hỏi cho rằng để nâng cao chất lượng truyền thông TCCNN các cơ quan báo chí ĐBSCL cần phải đa dạng hóa các nội dung và hình thức truyền thông TCCNN (chiếm 25.90%); 20.30% nhà báo được hỏi cho rằng để nâng cao chất lượng truyền thông TCCNN các cơ quan báo chí ĐBSCL cần phải đào tạo những nhà báo chuyên sâu về TCCNN; 20.30% nhà báo được hỏi cho rằng để nâng cao chất lượng truyền thông TCCNN các cơ quan báo chí ĐBSCL cần phải giới thiệu những mô hình TCCNN thành công của những nước tiên tiến trên thế giới. 19% nhà báo được hỏi cho rằng để nâng cao chất lượng truyền thông TCCNN các cơ quan báo chí ĐBSCL cần phải phối hợp, liên kết với các viện, trường để mở những đợt truyền thông dài hạn về TCCNN. 14.6% nhà báo được hỏi cho rằng để nâng cao chất lượng truyền thông TCCNN các cơ quan báo chí ĐBSCL cần phải tham gia hoạch định, đóng góp về thực hiện đề án TCCNNN.