Nhà Nước Cần Tạo Cơ Chế Như Thế Nào Để Báo Chí Có Thể Tham Gia Vào Các Khâu Hoạch Định Chính Sách Về Tccnnn?


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

------------------

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

Đề tài “Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay”

Họ và tên Người trả lời phỏng vấn: Tiến sĩ Vò Thị Thanh Lộc

Cơ quan công tác: Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, Đại học Cần Thơ Chức vụ: Giảng viên

Số điện thoại: 0979766745

Trả lời qua Email ngày: 17/9/2017

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.

NỘI DUNG (Trích lược)

1/ Tiến sĩ cho biết quan điểm của mình về tái cơ cấu ngành nông nghiệp?

Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay - 31

Tái cơ cấu NN là điều cần làm ngay, đặc biệt là làm theo cách tiếp cận chuỗi giá trị, quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả đáp ứng yêu cầu từng thị trường về số lượng, chất lượng với giá cạnh tranh.

2/ Tiến sĩ cho biết, sự cần thiết phải tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong tình hình hiện nay?

Nếu không TCCNN theo mục tiêu trên thì nông sản VN sẽ khôg còn sức cạnh tranh. Đại đa số nông sản, nông dân sẽ gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ, thu nhập thấp…

3/ Tiến sĩ đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện đề án TCCNN trong cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng sau gần 4 năm?

Chính quyền địa phương các cấp rất quan tâm hỗ trợ tuy nhiên hầu như chưa có phương pháp và lối ra ổn định và bền vững. Cần xây dựng các liên kết kinh doanh (LKKD) trong nông nghiệp thay cho các liên kết sản xuất và tiêu thụ chưa ổn định và bền vững hiện tại. LKKD đòi hỏi doanh nghiệp/Cty:

Đầu tư vùng nguyên liệu (NL), vùng NL là của DN/Cty, là người chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng sản phẩm với giá cạnh tranh đến sản phẩm cuối cùng;

4/ Tiến sĩ đánh giá như thế nào về công tác truyền thông về TCCNN của báo chí ĐBSCL trong thời gian qua?

Tuyên truyền tốt nhưng chưa đạt về nội dung truyền thông.

5/ Theo Tiến sĩ, nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế trong truyền thông TCCNNN của báo chí ĐBSCL?

Một số Nhà báo viết về TCCNNN còn hạn chế về kiến thức thị trường, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị nông sản, hạn chế tham khảo các nghiên cứu.


6/ Vấn đề đặt ra trong truyền thông TCCNN của báo chí nói chung và báo chí ĐBSCL nói riêng?

Tiếp tục truyền thông với thông tin sâu hơn, chất lượng hơn theo yêu cầu TCCNN, sát với thực tiễn và có phương pháp để áp dụng trong TCCNN thành công.

Cần thay đổi nội dung đưa tin, thay vì chỉ nêu ai? ở đâu? Làm gì? Thì nội dung đưa tin cần bổ sung phương pháp thực hiện, kiến thức này có được khi được phỏng vấn các chuyên gia và tham khảo nhiều nghiên cứu đã được đăng tải. Nói cách khác, người viết bài đưa tin cần nâng cao nhận thức về các cách tiếp cận để TCCNN thành công.


Xin cảm ơn Tiến sĩ!


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

------------------


BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

Đề tài: “Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay”

Họ và tên Người trả lời phỏng vấn: Nguyễn Văn Công Cơ quan công tác: Sở NN Và PTNT tỉnh Đồng Tháp Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0913.794 892

Năm sinh: 1962

Địa điểm phỏng vấn: Phòng làm việc của Giám đốc tại Sở NN và PTNT (Đường 30/4, Xã Mỹ Tân, TP. Cao Lãnh - Tỉnh Đồng Tháp)

Thời điểm phỏng vấn: Từ 8 giờ - 9 h 15, ngày 16/8/2017


NỘI DUNG (trích lược)

1/ Ông đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” trong cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng sau gần 4 năm?

Cái thứ nhất là bằng cái sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Do đó phải nói rằng cái nhận thức của toàn xã hội trong đó đặc biệt là cái nhận thức của cán bộ. Nhận thức của giới doanh nghiệp, nhận thức của bà con nông dân về vấn đề cơ cấu có sự chuyển biến là tích cực. Cái thứ 2 là qua 4 năm thực hiện cái việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong tái cơ cấu diễn biến rất rò.

2/ Theo ông, vai trò của báo chí nói chung và báo chí ĐBSCL nói riêng trong truyền thông “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”?

Tôi cho rằng kết quả này có được không phải là do ngành nông nghiệp tuyên truyền mà có cái tác động lớn nhất mà chuyển cái này là vai trò của báo chí bằng cái việc giới thiệu những cái mô hình tốt, bằng cái chuyện phân tích những cái hiệu quả mà tái cơ cấu nó mang lại và thậm chí bằng cái việc chỉ trích, phê phán những cái chuyện mà chính quyền làm là không đúng, ngành làm là không đúng. Công của báo chí rất là lớn.

3/ Ông đánh giá như thế nào về công tác truyền thông về tái cơ cấu ngành nông nghiệp của báo chí ĐBSCL trong thời gian qua? ( Những ưu điểm, hạn chế về nội dung, hình thức, dung lượng, thời lượng, thời điểm đăng tải, phát sóng các chương trình về tái cơ cấu ngành nông nghiệp…)

Tuyên truyền mình phải là công bằng, đâu là cái sai của người nông dân, đâu là cái sai của doanh nghiệp, đâu là cái sai của chính quyền mà đa phần báo chí mình là bênh ông nông dân.


Cái đó cần phải phê phán, mình phê phán đây là để đạt được cái mục tiêu chung chứ không phỉ mình chỉ trích người này để bảo vệ người kia một cách vô tội vạ.

4/ Theo ông, hình thức, nội dung truyền thông TCCNNN vừa qua nó phù hợp chưa?

Tôi cho rằng báo chí của mình nhất là báo hình và báo điện tử là nó vượt bậc. Nếu như cách đây 30 - 40 năm phải nói rằng mình lạc hậu nhưng mà bây giờ chúng ta tiếp cận trình độ là thế giới về mặt trình độ của quản lý, trình độ của phóng viên, số lượng phóng viên và kể cả kỹ thuật thì tôi cho rằng phải nói có sự tiến bộ thần kỳ. Cái thứ hai nữa là cái vấn đề trau chuốc ngôn từ nó cũng có vấn đề.

5/ Theo ông, nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó?

Nguyên nhân tôi thấy là chúng ta chạy đua chúng ta dần dần XHH có nghĩa là nói nôn na anh tự bươn tự chảy cái sự bao cấp của nhà nước giảm dần muốn tăng doanh thu, mà muốn tăng doanh thu thì anh phải câu khách chớ gì nữa mà anh càng câu khách thì anh bất chấp những vấn đề về văn hóa này nọ các thứ.

6/ Ông có thể cho biết cụ thể của những hạn chế trong truyền thông tái cơ cấu?

Một trong những hạn chế của mình là vấn đề nói chung không phải tái cơ cấu mà lĩnh vực nào cũng vậy hiểu về cái đó là nó chưa tới nơi tới chốn. Cái thứ hai đó là cái gì anh phải hiểu sâu xa từ cái mục đích chính trị của cái lĩnh vực này nó là cái gì để anh thấy định hướng cho đúng.

7/ Nhà nước cần phải có cơ chế như thế nào để nâng cao chất lượng truyền thông về vấn đề “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”?

Tạo điều kiện cho kinh phí hoạt động là điều cần thiết nhưng mà nó phải cụ thể của từng vấn đề. Thường xuyên trao đổi giữa cơ quan chuyên môn với báo chí nó rất cần thiết nó vừa mang tính vừa là thông tin vừa là phối hợp mà trên hết nó là tình cảm.

Xin cảm ơn ông!


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

------------------

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU


Đề tài: “Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay”


Họ tên người trả lời phỏng vấn: Đỗ Minh Tri

Cơ quan công tác: Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp

Chức vụ: Phó Chánh Văn phòng điều phối thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp Tỉnh Đồng Tháp

Số điện thoại: 0919.770069 Năm sinh (4 chữ số):1969.

Địa điểm phỏng vấn: Trả lời PVS qua email Thời điểm phỏng vấn: 14/8/2017


NỘI DUNG PHỎNG VẤN (Trích lược)


A. Theo ông thì vai trò của báo chí nói chung và báo chí ĐBSCL nói riêng trong truyền thông “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”?

Các cơ quan truyền thông, báo chí đã đóng vai trò tích cực trong công cuộc tuyên truyền về TCCNN. Phản ánh nhanh và kịp thời về chương trình hành động, mục tiêu và định hướng về TCCNN đến toàn thể nhân dân.

B. Ông đánh giá như thế nào về công tác truyền thông về tái cơ cấu ngành nông nghiệp của báo chí ĐBSCL trong thời gian qua? ( Những ưu điểm, hạn chế về nội dung, hình thức, dung lượng, thời lượng, thời điểm đăng tải, phát sóng các chương trình về tái cơ cấu ngành nông nghiệp…)

- Với đội ngũ cán bộ truyền thông chuyên nghiệp, đông đảo nên quy mô, số lượng và chất lượng truyền thông về TCC NN nhanh, rộng và kịp thời.

Hạn chế:

- Do hạn chế về kinh phí ngân sách cấp nên hoạt động tuyên truyền về TCCNN và xây dựng NTM cũng gặp khó khăn

- Vẫn còn một vài nội dung có tính áp đặt hoặc suy diễn chủ quan, tô hồng hay nói quá làm hoặc hạn chế lý luận thực tiễn.


E. Bài học kinh nghiệm trong công tác truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp? “Kịp thời - Trung thực và Sinh động”

F. Báo chí ĐBSCL cần phải làm gì để nâng cao chất lượng truyền thông về vấn đề “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”? ( nội dung, hình thức, phương thức tiếp nhận và chuyển tải thông tin. Báo chí có cần thực hiện các mô hình truyền thông khác như: tổ chức hội thảo, phát hành sách, báo,… )

Nội dung: thông tin nhanh, phản ánh trung thực, chính xác; Hình thức: phong phú đa dạng; Phương thức: sinh động, nhẹ nhàng có yếu tố giải trí;Tổ chức các chuyên đề mang tính chuyên sâu qua cầu truyền hình, hội thảo …

I. Nhà nước cần tạo cơ chế như thế nào để Báo chí có thể tham gia vào các khâu hoạch định chính sách về TCCNNN?

Nhà nước cần giao cơ chế tự chủ thông thoáng và cấp một phần kinh phí hỗ trợ các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nhân lực phục vụ công tác tuyên truyền phổ biến đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước cho nhân dân.

Xin cảm ơn ông!


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

------------------

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU


Đề tài: “Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay”

Họ và tên người trả lời phỏng vấn: Hồ Quốc Lực Cơ quan công tác: Công ty CP Thực phẩm Sao Ta

Chức vụ: Chủ tịch HĐQT Số điện thoại: 0913890122 Năm sinh (4 chữ số): 1956

Địa điểm phỏng vấn: Qua email Thời điểm phỏng vấn: 22/4/2021

NỘI DUNG PHỎNG VẤN (Trích lược)

1. Quý vị cho biết sự cần thiết phải tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong tình hình hiện nay?

Nông nghiệp, nông thôn và nông dân đều đang có nhiều tồn đọng bức xúc như sản xuất năng suất thấp, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, thậm chí thiếu an toàn, giá thành sản xuất cao, đời sống nông dân thấp, phải ly hương nhiều (1,2 triệu dân trong 10 năm qua), nông dân thụ hưởng các mặt đều thấp; bộ mặt nông thôn còn màu xám, cơ sở hạ tầng thiếu và kém, dẫn đến lãng phí tài nguyên đất, nước. Từ đó cần thiết phải tái cơ cấu nông nghiệp nhằm mục đích: Phát triển nông nghiệp bền vững; Nâng cao thụ hưởng vật chất lẫn tinh thần cho nông dân; Tạo ra của cải xã hội nhiều hơn với chất lượng, giá cả cạnh tranh; Tạo ra bộ mặt mới nông thôn, thu hút nhà đầu tư và giảm thiểu tình trạng ly hương, ly nông…

1. Quý vị đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” trong cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng?

Tôi không biết thông tin cụ thể nhưng tôi thấy có sự diễn biến tại ĐBSCL, nhưng cái chung là CHẬM. Có thể lý do là vướng thủ tục do hệ thống luật của VN không tròn, còn khoảng hở, chồng chéo…

2. Theo Quý vị, báo chí nói chung và báo chí ĐBSCL nói riêng đóng vai như thế nào trong truyền thông “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”?

Ngày nay khi CNTT phát triển, thông tin lan truyền tốc độ quá nhanh, khiến truyền thông có vai trò to lớn trong đời sống, xã hội. Qua đó các phương tiện truyền thông đã góp phần đưa các


thông tin lan tỏa. Vai trò của báo chí ĐBSCL trong tuyên truyền “Tái cơ cấu…” rò ràng rất to lớn. Tuy nhiên, hạn chế là ý thức bên tiếp thu thông tin.

3. Quý vị cho biết những dự án (Tái cơ cấu ngành nông nghiệp) nào mà doanh nghiệp đã đầu tư (Thời gian đầu tư, quy mô dự án: hoạt động, vốn)

Công ty Sao Ta có ba dự án nuôi tôm thâm canh, xem như góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Ba dự án này khoảng 250 hecta, tạo ra gía trị hàng hóa khoảng 500 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho khoảng 200 lao động địa phương. Đất này trước khi có Sao Ta tham gia, hàng năm tạo ra lượng hàng hóa không tới 20 tỷ đồng. Ba dự án này triển khai từ năm 2012 đến năm 2019, nay đang hoạt động ổn. Vốn đầu tư khoảng 400 tỷ đồng.

4. Thông tin trên báo chí nói chung và báo chí ĐBSCL nói riêng đã tác động như thế nào đến quyết định đầu tư vào các dự án (lĩnh vực tái cơ cấu ngành nông nghiệp) của Doanh nghiệp.

Vai trò của báo chí ĐBSCL trong truyền thông TCCNNN rất lớn. Qua tiếp cận những thông tin về Nghị định 57, Nghị định 98 về khuyến khích hợp tác đầu tư, hợp tác và tiêu thụ trong lĩnh vực nông nghiệp về chính sách đầu tư trên báo chí ĐBSCL công ty cũng đã và mạnh dạn đầu tư các dự án.

5. Quý vị có thể cho biết những dự án sẽ tiếp tục đầu tư hay mở rộng (lĩnh vực tái cơ cấu ngành nông nghiệp) trong thời gian tới?

Sẽ tham gia thêm hai dự án nuôi tôm công nghệ cao ở Sóc Trăng.

6. Quý vị có yêu cầu gì về báo chí nói chung và báo chí ĐBSCL nói riêng khi truyền thông về Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Thực tế cho thấy còn rất nhiều rào cản, chỉ có sự dũng cảm của chính quyền địa phương thì mới tăng tốc. Do vậy, báo chí nên luôn đồng hành và có cái nhìn tich cực nhằm hỗ trợ tinh thần địa phương mạnh tay tháo gỡ các vướng mắc.

Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ!

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022