/ Nhà Báo Mong Muốn Gì Ở Các Ngành Chức Năng Để Nhà Báo In Về Tccnnn Được Thuận Lợi Hơn?


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

------------------


BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

Đề tài “Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay”

Họ và tên Người trả lời phỏng vấn: Thạch Sâm Bát

Cơ quan công tác: Phóng viên biên tập báo Khmer ngữ Địa điểm: Phòng Biên tập chương trình báo Khmer ngữ Sinh năm: 1973

Thời điểm phỏng vấn, Ngày: 18/10/2017, 10 giờ - 10 giờ 30

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.


NỘI DUNG (Trích lược)

Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay - 34

1/ Theo anh, để thực hiện tốt tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì bản thân nhà báo phải làm gì? Trước tiên phải nâng cao trình độ hiểu biết cập nhật về thông tin kịp thời trọn vẹn nội dung tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

2/ Để viết tốt về mãng đề tài này thì nhà báo có cần phải là người kỹ sư nông nghiệp hay chỉ chuyên ngành về nông nghiệp?

Chắc không phải, tại vì mình nói báo chí là nghề của nhiều nghề rồi cho nên anh nếu mà cần viết về mãng kinh tế nông nghiệp, tài chính thì anh phải hiểu về chút về mãng đó, để anh khai thác mãng đó được tốt hơn.

3/ Theo anh, cơ quan báo chí cần làm gì để hỗ trợ cho nhà báo viết tốt về TCCNN?

Tôi thấy cần 1 đề xuất để nhà báo nếu mà thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì nhà báo cần phải được tiếp cận tập huấn kiến thức này một phần để mình phản ảnh được trọn vẹn phần nội dung quy trình tái cơ cấu để mình tuyên truyền cho người dân hiểu, trước khi anh tuyên truyền cho người dân hiểu thì anh phải hiểu trước cái đã, anh mới có thể làm tốt công tác tuyên truyền.

4/ Anh thấy nhà báo thiếu những thông tin gì khi viết về tái cơ cấu ngành nông nghiệp?

Cách tiếp cận đôi khi mình phản ảnh không đầy đủ, ví dụ như tái cơ cấu ngành nông nghiệp của anh mấy yếu tố mới đủ được gọi là tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Ví dụ như 5 cái nhưng anh hiểu rò nhất có 2, 3 cái, phản ánh không đầy đủ cho nên người ta cũng lơ là không biết thực hiện bằng cách nào, những người đảm nhận công việc này bằng cách nào đó phải hiểu hết.

5/ Nhà báo khi viết về đề tài TCCNN có bị hạn chế gì không?


Ở đây nếu nói về chủ trương thì từ Trung ương đến tỉnh đều đồng nhất, mình thì hay bị cái lỗi là mình đi theo đuôi. Ví dụ như cây gấc là 1 trong những cây mà được dự án SME, dự án MD chọn riêng Sở Nông nghiệp Trà Vinh để triển khai cây chuyển dịch trong đồng bào Khmer. Tính về hiệu quả nói chung là tốt, nhưng khi trồng thì lúc đầu khá tốt, giá tốt, nhưng chỉ được 1 vụ, nhưng sau đó nhà thu mua người ta chạy người ta bỏ cuối cùng mình phải dùng tiền mình để mua về. Sau này mình cũng không dám đưa vào để làm nữa, nói chung kể cả anh nông nghiệp và mình cũng bị hố.

Xin cảm ơn anh!


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

------------------

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

Đề tài “Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay”

Họ và tên Người trả lời phỏng vấn: Lê Thanh Long Cơ quan công tác: Báo Cần Thơ

Chức vụ: Biên tập viên

Số điện thoại: 0938. 55 27 28

Năm sinh: 1979

Trình độ học vấn: Đại học

Số năm công tác trong lĩnh vực bảo chí: 17 năm

Thời gian: trả lời qua mail (văn bản), lúc 10 giờ 15 phút, ngày 9.8.2018

NỘI DUNG (Trích lược) 1/Theo bạn thì đề tài TCCNNN là mãng đề tài như thế nào?

TCCNN luôn là mãng đề tài nóng. Bởi lẽ, nước ta, đặc biệt là ĐBSCL là còn đông dân số sống nhờ nông nghiệp. Dù đã trở thành nước đứng TOP đầu thế giới về xuất khẩu gạo, thủy sản…nhưng nông dân vẫn còn nghèo. Ngoài ra, những câu chuyện về “đồng đất” thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 là những đề tài dễ đi vào lòng người, sát thực tiễn cuộc sống của đại bộ phận người dân ĐBSCL.

2/ Bạn có thể cho biết những thuận lợi, khó khăn khi tiếp cận với đề tài TCCNNN?

Thuận lợi: “Trong quá trình tác nghiệp phóng viên dễ tìm đề tài, đối tượng tiếp xúc là ngành nông nghiệp, nhà khoa học, nông dân… khá gần gũi và sẵn sàng cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan để minh họa cho tác phẩm đạt hiệu quả về mặt tuyên truyền. Khó khăn: Đôi khi chưa nắm và bám sát chủ trương của ngành chức năng về TCCNNN nên chưa có những nhận định thấu đáo, kịp thời. Chưa có kiến thức chuyên môn, nhất là mảng kiến thức về khoa học kỹ thuật để có thể trao đổi, khai thác thông tin từ nông dân và có những đề xuất hiệu quả.

4/ Bạn có thường gặp phải những lỗi nào khi truyền thông về TCCNNN không? Nguyên nhân của lỗi này và cách khắc phục?

Ít khi xảy ra lỗi. Nếu có chỉ là chưa giải thích các cụm từ chuyên ngành, như: “1 phải, 5 giảm”, bón phân theo nguyên tắc “4 đúng”… Nguyên nhân chủ yếu do chủ quan, thiếu cẩn trọng. Cách khắc phục: đọc kỹ tác phẩn trước khi trình lãnh đạo.

5/ Theo bạn, những đề tài phản biện về TCCNN cần được đẩy mạnh để phát huy vai trò của báo chí?


Phản biện là một trong những mãng đề tài của báo chí. Nhiệm vụ lớn hơn của báo chí truyền tải thông tin về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận của người dân góp phần ổn định an ninh trật tự trong cuộc sống.

6/ Khi tiếp cận và phản ánh mô hình, hoặc phản biện về những mô hình về TCCNNN thì bạn tiếp cận như thế nào và kết quả mang lại ra sao?

Đi thẳng vào vấn đề, phản ánh trực tiếp thực tiễn; nêu thuận lợi, khó khăn, lý giải nguyên nhân và đề xuất giải pháp. Có ý kiến lý giải, phân tích của các nhà chuyên môn, nhà khoa học cho những vấn đề đề cập. Hiệu quả tuyên truyền cao và tác phẩn thường được BBT đánh giá “tác phẩm hay”.

7/ Nhà báo đang có khó khăn gì khi viết về TCCNNN

Nhà báo đang thiếu những thông tin phản biện đa chiều từ nhà khoa học, ngành chức năng. Kiến thức của nhà báo về TCCNNN có hạn, do đó nếu có nhiều thông tin từ các nhà khoa học sẽ thuận lợi hơn, viết sâu hơn.

8/ Nhà báo khi viết về TCCNNN có cần thiết phải là những người chuyên ngành nông nghiệp hay chỉ cần nghiệp vụ báo chí giỏi?

Có cả hai vấn đề trên càng tốt. Tuy nhiên, nhà báo có nghiệp vụ báo chí giỏi sẽ biết tự tìm hiểu vấn đề mình quan tâm, ví dụ như TCCNNN từ đó chắc chắn sẽ biết cách tìm thông tin, phân tích tư liệu để có được bài viết chuyên sâu.

9/ Nhà báo cần được tạo điều kiện để đi tham quan nhiều mô hình hay ở trong và ngoài nước không? Vì sao?

Cần. Vì qua đó có những bài viết phản ảnh, giới thiệu về những mô hình mới, hiệu quả: cách làm, kinh nghiệm… giới thiệu đến độc giả, nhất là nông dân để tìm hiểu, học hỏi.

10/ Cơ quan báo chí cần làm gì để Nhà báo nâng cao chất lượng truyền thông về TCCNNN? Định hướng nội dung tuyên truyền có chủ điểm, chủ đích. Tạo điều kiện hơn nữa về mặt thời gian, nâng nhuận bút đối với những bài viết đạt hiệu quả tuyên truyền, bài viết chất lượng cao.

11/ Nhà báo mong muốn gì ở các ngành chức năng để Nhà báo in về TCCNNN được thuận lợi hơn?

Sẵn sàng cung cấp thông tin khi có yêu cầu.

13/ Nhà báo cần đang thiếu những thông tin gì khi viết về TCCNNN?

Những thông tin phản biện đa chiều từ nhà khoa học, ngành chức năng.

14/ Theo bạn thì Cơ quan báo chí cần kết nối với các chuyên gia như thế nào để Nhà báo có thêm thông tin và cơ sở để viết về các đề tài TCCNNN?

Tổ chức hội thảo chuyên đề, mời các chuyên gia nói chuyện với các nhà báo. Thông qua đó, tạo mối quan hệ tốt đẹp về sau.

Cảm ơn bạn!


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

------------------


Phụ lục 4

BIÊN BẢN TỌA ĐÀM


Đề tài “Báo chí với Nông nghiệp, TCCNNN”

Những người tham gia tọa đàm:

1. Bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan

2. Ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc Sở NN và PTNT Đồng Tháp

3. Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Đài PT - TH Đồng Tháp, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp

4. 20 Nhà báo của Hội Nhà Báo tỉnh Đồng Tháp

5. Dẫn chương trình Hồng Lê, Đài PT - TH Đồng Tháp Thời điểm Tọa đàm: Lúc 14 giờ, ngày 19/6/2016

Địa điểm Tọa đàm: Phim trường Đài PT - TH Đồng Tháp (số 16, Đường Trần Phú, Phường 1, TP. Cao Lãnh - Tỉnh Đồng Tháp)

Thời lượng tọa đàm: 45 phút


NỘI DUNG TỌA ĐÀM (Trích lược)

DCT: Hồng Lê:

Thưa quý vị và các bạn! báo chí đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước nói chung cũng như là của tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Trong đó bao gồm cả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và đề án TCCNNN mà Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh ta đã ra sức thực hiện. Kết quả cụ thể như thế nào chúng tôi sẽ dành thời gian để những người trong cuộc chia sẻ về những nội dung này.


1. Ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp:

Khi xây dựng đề án TCCNNN, chúng ta chưa định hình rò chúng ta đi bằng cách đó để hướng tới mục tiêu là nâng cao thu nhập cho người nông dân và phát triển bền vững. bản thân xây dựng Đề án TCCNNN là đề án mở nên chúng ta vừa đi vừa lắng nghe nhiều kênh thông tin để rồi chúng ta định hướng dần mục tiêu trong đó. Tôi đánh giá cao vai trò báo chí trong quá trình chuyển tải thông tin, tác nghiệp nhà báo góp phần, gợi ý, hiến kế để cho các ngành, lãnh đạo tỉnh triển khai với nhiều mô hình, ý tưởng mới ngay cả từ đầu đề án chưa có đề cập đến.


2. Ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Đồng Tháp:

Trong lĩnh vực TCCNNN có thể nói rằng trong cái tình hình chung đặc biệt năm 2016 này nếu như cái ngành NN gặp khó khăn ngoài Bắc thì bị lạnh, miền Trung, miền Nam thì bị hạn mặn thì Đồng Tháp chúng ta là 1 trong những tỉnh hiếm hoi tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp và ấn tượng nữa là trong vụ đông xuân rồi thì chúng ta đã giảm chi phí trên cây lúa được 500 - 600 đ/kg. Điều đó thật sự có ý nghĩa đối với chúng ta. Có được thành tích này có thể nói cái công thì của cả hệ thống chính trị của chúng ta mà trước hết đó là các đoàn thể chính trị đã làm rất tốt cái này bên cạnh đó có công sức rất lớn của phóng viên, nhà báo đã tham gia tuyên truyền, nếu không có sự tham gia của các đ/c có thể nói trong cái thành tựu xây dựng nông thôn mới và TCCNNN không có được thành tích như ngày hôm nay.

DCT Hồng Lê:

Thưa Nhà báo Bùi Thanh Hồng, giám đốc đài PTTH Đồng Tháp, cũng là chủ tịch Hội nhà báo tỉnh cũng rất muốn lắng nghe những ý kiến, những đánh giá của ông đối với đội ngũ nhà báo của tỉnh nhà trong tác nghiệp về mảng nông nghiệp

3. Nhà báo Bùi Thanh Hồng, Giám đốc Đài PT - TH Đồng Tháp, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp:

Qua theo dòi thì tôi co một số cái nhận xét thứ nhất là các cơ quan báo chí trong tỉnh đều có chuyên trang, chuyên mục, đều tăng thời lượng, tăng trang để tập trung tuyên truyền về NN, nông thôn trong đó có TCCNNN, cũng như chương trình quốc gia xây dựng NTM. Trên báo, đài của tỉnh Đồng Tháp hầu như mảng đề tài đó chiếm phần lớn thời lượng cũng như là số trang trên báo trong thời gian qua chúng ta cũng làm được nhiều việc cũng như đồng chí Bí thư tỉnh ủy, đồng chí GĐ sở NN đánh giá chúng ta rất là cao. Tuy nhiên theo chúng tôi thì những tác phẩm báo chí truyền thông về TCCNNN còn hạn chế: là nhà báo phản ánh và phản ánh lại là chính, còn những tác phẩm phân tích sâu và những tác phẩm phát hiện những cái mới thì chưa nhiều, còn tác phẩm phản biện cũng còn ít. Như chúng ta đã nói TCCNNN là “Dò đá qua sông” vì thế nhà báo cần phải cố gắng phát hiện những cái mới, những cái phát sinh….

DCT Hồng Lê:

Quý vị và các bạn thân mến!

Bên cạnh đó thì chính những cái nhiệt huyết, những cái vấn thân đó, những nhà báo của chúng ta có những trăn trở riêng đối với mảng đề tài này và sau đây mời quý vị và các bạn theo dòi phóng sự nhà báo trăn trở với NN, nông dân, nông thôn.

Phát phóng sự chèn: ghi nhận các cơ quan báo chí trong tỉnh tác nghiệp tuyên truyền về TCCNNN.

DCT Hồng Lê: Chúng ta vừa được nghe những trăn trở của các nhà báo đến từ những đơn vị khác nhau trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp chia sẻ có lẻ đối với họ sau những bài viết về mảng NN,


TCCNNN bên cạnh sự tìm tòi, tìm hiểu về đề tài của mình có rất nhiều điều họ trăn trở lo lắng và muốn làm sao để những quyết sách của tỉnh nhà đến gần hơn với bà con nông dân và đề bà con nông dân có cuộc sống tốt đẹp hơn chính từ thửa vườn, mảnh ruộng của mình và có lẻ đối với họ viết về mảng NN, ND, NT đã trở thành cái nghiệp rồi, không đơn giản chỉ là cái nghề để viết để có bài để có nhuận bút mà thôi. Trong phim trường ngày hôm nay cũng có sự hiện diện của những nhà báo và chúng tôi mời những nhà báo này chia sẻ những tâm tư, những suy nghĩ của mình, trước tiên xin mời nhà báo Phạm Thị Toán đến từ báo Văn nghệ Đồng Tháp.

4. Nhà báo Phạm Thị Toán, Kỹ sư thủy sản, Phóng viên Báo Văn nghệ Đồng Tháp:

Tôi xuất phát từ ngành nông nghiệp mấy chục năm, kỹ sư thủy sản nên khi viết về TCCNNN, NTM thì có một số thuận lợi nhất định thế nhưng nếu mà nói mình hiểu hết chưa thì mình cũng chưa dám khẳng định thế nào mà nói hết được viết hết được những cái trăn trở của mình đối với đề án TCCNNN cũng như là chương trình NTM bởi vì đề án TCCNNN như có lần nhà báo Hữu Nhân cũng có nói là TCCNNN như nhà tiền chế, đưa ra cái khung và nó có những cái mở. Khi mà biên tập về TCCNN cái này rất là khó.

DCT Hồng Lê:

Là nhà báo Nông nghiệp gắn bó với NN cũng khá lâu tuyên truyền cho cái mảng TCCNNN cũng khá lâu bản thân chị cũng đã thấy sự đổi mới trên cái vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và đời sống của bà con nông dân nữa, không biết chị có những cái định hướng gì cho mình trong công tác tuyên truyền trong thời gian tới hay không?

5. Nhà báo Phạm Thị Toán, Kỹ sư thủy sản, Phóng viên Báo Văn nghệ Đồng Tháp:

Vai trò mình là Nhà báo mình phải đắm đắm mình vào dân để viết về những cái bức xúc, trăn trở của nông nghiệp, nông dân những cái trăn trở những cái đạt được của ngành nông nghiệp của tỉnh mình. Nói chung tôi thích viết đụng tới NN tôi viết thì nó rất là thoải mái và mình có những cái thuận lợi nhất định.

DCT Hồng Lê:

Xin được cảm ơn, còn bây giờ xin được lắng nghe chia sẻ của nhà báo Mỹ Nhân đến từ báo Đồng Tháp.

6. Nhà báo Mỹ Nhân, phóng viên mảng kinh tế - Báo Đồng Tháp:

Qua viết cái mảng về NN mình cũng có tiếp xúc với Nông dân hiểu được cái trăn trở của họ để mà mình phản ánh những cái bài viết của mình. Bên cạnh đó Nông dân người ta cũng còn mơ hồ về cái đề án này lắm cho nên cách cung cấp thông tin họ cũng còn e dè. Những kiến nghị, đề xuất của nông dân chưa mạnh dạn…Một số địa phương, cán bộ chưa cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng các tác phẩm truyền thông về TCCNNN. Do đó mong rằng thời gian tới tỉnh có sự chỉ đạo để các ngành, các cấp có sự phối hợp tốt để tuyên truyền về TCCNNN.


DCT Hồng Lê:

Thêm một ý kiến nữa của nhà báo Minh Trường đến từ đài PTTH Đồng Tháp.

1. Nhà báo Minh Trường, phóng viên Đài PT - TH Đồng Tháp:

Vào nghề cũng hơn 6 năm, tham gia vào cái mảng NN, TCCNN ban đầu thì mình rất là bở ngỡ. Phải nói rằng mình còn rất là non kém hơn những nông dân họ cung cấp thông tin do đó qua những cái lần mình được tiếp cận, mình được tra đổi ý kiến mình tiếp thu những cái kinh nghiệm rất là nhiều từ những người nông dân cũng như mình chia sẻ mình trăn trở về độ tiếp cận thông tin của Người nông dân bởi vì hiện nay có cái chuyện anh em ở đây ai cũng đã từng chứng kiến đó là khi báo chí xuống tiếp cận với nông dân thì người nông dân cho rằng, mấy ông nhà báo đi đến đâu thì mô hình sập đến đó làm cho mình cảm thấy như mình bị ức chế về tâm lý.

DCT Hồng Lê:

Vừa rồi chúng ta được nghe ý kiến của các nhà báo cũng như là những trăn trở của nhà báo tham gia viết về mảng đề tài NN, NT và TCCNNN còn bây giờ là phản hồi của các diễn giả tham gia chương trình ngày hôm nay.

Ông Lê Minh Hoan, Bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp:

Các nhà báo vừa trình bày, cái ray rứt, tôi muốn nói TCCNNN chúng ta nó đi về kinh tế hay là về kỹ thuật. Nó không hẳn là kinh tế hay kỹ thuật mà nhiều khi có vấn đề về XH như vậy tôi muốn nói như thế này. Ngày xưa nói về nông nghiệp la muốn nói về kỹ thuật, khi đi vào thị trường phải xác định yếu tố thị trường đầu tiên viết mảng NN nó mang tính chất kinh tế thị trường chớ nó không phải ngành kỹ thuật, trồng cây gì nuôi con gì?...Vì thế Nhà báo đừng bao giờ tác nghiệp lũi thủi một mình, mà đi theo nhóm..có chiều sâu hơn... và vào cuộc với tư cách là nông dân, với tư cách là chính quyền, với tư cách là nhà báo. Từ đó mình mới phân tích ra được những vấn đề nông dân người ta còn boăn khoăn, còn trăn trở…

Ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc sở NN và PTNT Tỉnh Đồng Tháp:

Một số nhà báo nói nông dân còn mù mờ về TCCNNN thực ra kiếm 1 người nói bài bản về TCCNNN thì cũng khó...

Nhà báo Bùi Thanh Hồng, Giám đốc Đài PTTH Đồng Tháp, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh:

Các nhà báo đi tác nghiệp có trăn trở thì cũng khó tránh khỏi do có chung ta có biện pháp, mỗi Nhà báo có cách tiếp cận riêng, đó là nghệ thuật của từng nhà báo. Và từng Nhà báo phải biết trang bị những kỹ năng để tác nghiệp. về phía Hội Nhà báo, như đ/c Bí thư Tỉnh ủy hứa là chỉ đạo cho các cơ ngành tạo điều kiện hơn nữa cho các nhà báo tiếp cận nên rất là hoan nghênh.

DCT Hồng Lê:

Thưa nhà báo Bùi Thanh Hồng, có 1 vấn đề là các nhà báo in về mảng nông nghiệp - nông thôn rất là ít được đào tạo bài bản từ nông nghiệp nên chưa có nền tảng cơ bản về mảng đề tài này khi

Xem tất cả 289 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí