Thời Gian Quý Vị Tiếp Cận Báo Chí Để Nắm Bắt Thông Tin? 17206


B3. Thời gian quý vị tiếp cận báo chí để nắm bắt thông tin?

Biểu đồ 8: Thời gian quý vị tiếp cận báo chí để nắm bắt thông tin?


Nhận xét Đa số 40 4 người được hỏi đều cho rằng tiếp cận báo chí 1

Nhận xét: Đa số (40.4%) người được hỏi đều cho rằng tiếp cận báo chí từ 30 phút đến 1 giờ/ngày. Kế đến là số người dành thời gian từ 2 đến 6 giờ/ngày để tiếp cận báo chí nắm bắt thông tin cũng có mức độ (chiếm 25.3%). Còn số người tiếp cận từ 1 đến 2 giờ/ngày thì ít hơn một chút (chiếm 24.9%). Đối với số người tiếp cận trên 6 giờ đến 8 giờ/ngày thì ít (chiếm 5.6%). Và số người tiếp cận hơn 8 giờ/ngày rất ít (chiếm 2.3%). Kết quả câu hỏi này đã nói lên rằng trong cuộc sống hiện đại, con người có rất ít thời gian để tiếp cận báo chí và phần lớn trong số họ chỉ dành từ 30 phút đến 1 giờ tiếp cận báo chí để nắm bắt thông tin phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của của họ.

B4. Thời điểm quý vị thường tiếp cận báo chí?

Biểu đồ 9: Thời điểm quý vị thường tiếp cận báo chí?


Nhận xét Đa số người được hỏi chiếm 33 53 thường tiếp cận báo chí 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.

Nhận xét: Đa số người được hỏi (chiếm 33.53%) thường tiếp cận báo chí từ 17 giờ đến 24 giờ; 23.65% người được hỏi cho rằng thường tiếp cận báo chí từ 7 giờ 30 - 11 giờ 30; 18.86% người được hỏi tiếp cận báo chí từ 5 giờ - 7 giờ 30; 15.57% tiếp cận từ 13 giờ 30 - 17 giờ; 8.38% người

được hỏi tiếp cận 11 giờ 30 - 13 giờ 30.


C. Nhận diện về “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”

C1. Quý vị thường tiếp cận thông tin về “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” qua loại hình báo chí nào?

Biểu đồ 10: Quý vị thường tiếp cận thông tin về TCCNN qua loại hình báo chí nào?


Nhận xét Trong số 12 loại hình báo chí ở 3 tỉnh được chọn khảo sát thì 3

Nhận xét: Trong số 12 loại hình báo chí ở 3 tỉnh được chọn khảo sát thì tỷ lệ người tiếp cận thông tin TCCNN từ Truyền hình Đồng Tháp(THĐT) chiếm cao nhất (16.45%). Kế đến là chương trình phát thanh của đài THĐT(12.4%) và Truyền hình thành phố Cần Thơ (TPCT 43)(12.4%). Báo Cần Thơ mặc dù là báo in nhưng số người tiếp cận thông tin TCCNN trên báo Cần Thơ chiếm khá cao (10.6%). Còn số người tiếp cận thông tin TCCNN trên truyền hình Trà Vinh (10.3%). Tiếp theo là phát thanh thành phố Cần Thơ (8.7%); báo Đồng Tháp (8.6%); báo mạng điện tử Đồng Tháp (6.7%); báo mạng điện tử Cần Thơ (5%); phát thanh Trà Vinh (5%). Còn đối với tỷ lệ người tiếp cận TCCNN trên báo Trà Vinh Khmer ngữ khá ít (1.6%) và trên báo Trà Vình Việt ngữ (1.3%)

C2. Quý vị thường tiếp cận thông tin “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” qua dạng chương trình nào?

Biểu đồ 11: Quý vị thường tiếp cận thông tin TCCNN qua dạng chương trình nào?

Nhận xét Đa số người được hỏi cho rằng tiếp cận thông tin TCCNN trong các 4


Nhận xét: Đa số người được hỏi cho rằng tiếp cận thông tin TCCNN trong các chương trình tin tức thời sự (chiếm 51.1%). Còn số người tiếp cận thông tin TCCNN từ chuyên trang, chuyên đề, chuyên mục, tạp chí (19.1%). Tiếp theo đó là các chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp (16.7%). Còn các tiểu mục, tiết mục (8%). Câu chuyện truyền thanh (5.2%). Đây là cơ sở để các cơ quan báo chí nghiên cứu đẩy mạnh các chương trình truyền thông TCCNN trong các chương trình phù hợp.

D. Đánh giá về công tác truyền thông “tái cơ cấu ngành nông nghiệp” của báo chí ĐBSCL D1.Tần suất các tin, bài truyền thông “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” trên báo chí ở ĐBSCL như thế nào?

Biểu đồ 12: Tần suất các tin, bài truyền thông TCCNN trên báo chí ĐBSCL như thế nào?


Nhận xét Đa số người được hỏi cho tần suất các tin bài truyền thông 5

Nhận xét: Đa số người được hỏi cho tần suất các tin, bài truyền thông TCCNN trên báo chí ở ĐBSCL còn ít (chiếm 53.5%). Còn số người cho là ở mức nhiều (chiếm 39.3%). Số người cho là rất ít (7%). Số người cho là rất nhiều (6.5%). Kết quả của câu hỏi này cho thấy báo chí ĐBSCL chưa có nhiều tin, bài về TCCNN và chưa làm thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng.

D2. Nội dung truyền thông “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” trên báo chí ĐBSCL ra sao?

Biểu đồ 13: Nội dung truyền thông TCCNN trên báo chí ĐBSCL ra sao?

Nhận xét Đa số người được hỏi cho rằng nội dung truyền thông TCCNN trên 6


Nhận xét:Đa số người được hỏi cho rằng nội dung truyền thông TCCNN trên báo chí ĐBSCL là bình thường (chiếm 67%). Còn số người cho là phong phú chỉ (chiếm 28.1%). Số người cho rằng đơn điệu là 4.9%. Điều đó cho thấy công chúng đang cần báo chí thông tin về TCCNN nhiều hơn, phong phú hơn.

D3. Quý vị tiếp cận những nội dung liên quan đến “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” nào trên báo chí ĐBSCL nhiều nhất?

Biểu đồ 14: Quý vị tiếp cận những nội dung liên quan đến TCCNN nào trên báo chí ĐBSCL nhiều nhất?


Nhận xét Đa số người được hỏi cho rằng tiếp cận thông tin về chủ 7

Nhận xét: Đa số người được hỏi cho rằng tiếp cận thông tin về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên báo chí ĐBSCL nhiều nhất (chiếm 33.4%). Còn thông tin mô hình mới về TCCNN (chiếm 27.9%). Kế đến là thông tin về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nông sản, hạ giá thành sản xuất (chiếm 11.5%). Thông tin về qui hoạch sản xuất và tiêu thụ nông sản 8.4%. Thông tin về phản biện những chủ trương, chính sách trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp rất ít chỉ 8.4%. Vấn đề đặt ra trong câu hỏi này là báo chí ĐBSCL chỉ thông tin về TCCNN chớ chưa có nhiều tin, bài phản biện, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của đề án TCCNN. Điều này rất dễ dẫn đến tuyên truyền theo quy trình một chiều, tức là tuyên truyền chủ trương từ trên xuống chớ báo chí ĐBSCL chưa thực hiện hết chức năng truyền thông TCCNN là trao đổi và tạo diễn đàn để cả các ngành chuyên môn và người dân cùng tham gia xây dựng, góp ý và cùng quyết tâm thực hiện thành công đề án TCCNN.


D4. Theo quý vị, báo chí ĐBSCL truyền thông về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở mức độ nào?

Biểu đồ 15: Theo quý vị, báo chí ĐBSCL truyền thông về TCCNN ở mức độ nào?


Nhận xét Đa số người được hỏi cho rằng báo chí ĐBSCL truyền thông về 8


Nhận xét: Đa số người được hỏi cho rằng báo chí ĐBSCL truyền thông về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở mức độ bình thường (chiếm 61.8%). Còn số người đánh giá ở mức độ sâu là 32.8%. Rất sâu chỉ 5.1%. Từ kết quả của câu hỏi này đặt ra yêu cầu cho báo chí ĐBSCL cần truyền thông về TCCNN sâu hơn nữa.

D5. Hình thức truyền thông nào của báo chí ĐBĐCL về “tái cơ cấu ngành nông nghiệp” mà quý vị được tiếp cận nhiều nhất?

Biểu đồ 16: Hình thức truyền thông nào của báo chí ĐBĐCL về TCCNN mà quý vị được tiếp cận nhiều nhất?


Nhận xét Đa số người được hỏi đều cho rằng báo chí ĐBSCL truyền thông 9

Nhận xét: Đa số người được hỏi đều cho rằng báo chí ĐBSCL truyền thông về TCCNN bằng các sản phẩm báo chí về TCCNN (tin, bài) chiếm 59%. Còn các hình thức truyền thông khác


ngoài các sản phẩm báo chí thì chưa nhiều, cụ thể như: Hội thảo, hội nghị, tọa đàm, tờ rơi, phát hành sách (chiếm 23%), Sự kiện truyền thông về TCCNN (chiếm 13%), chiến dịch truyền thông về TCCNN (5%). Từ kết quả này cho thấy, báo chí ĐBSCL chủ yếu là truyền thông TCCNN bằng các sản phẩm báo chí còn các hình thức truyền thông khác thì chưa được quan tâm. Nguyên nhân của vấn đề này do đâu?

D6. Hình thức thể hiện các sản phẩm của báo chí ĐBSCL có hấp dẫn không?

Biểu đồ 17: Hình thức thể hiện các sản phẩm của báo chí ĐBSCL có hấp dẫn không?


Nhận xét Đa số người được hỏi cho rằng hình thức truyền thông về TCCNN 10

Nhận xét: Đa số người được hỏi cho rằng hình thức truyền thông về TCCNN của báo chí ĐBSCL là trung bình (72.96%). Chỉ có (19.9%) cho là hấp dẫn. Còn 7.14% thì đánh giá kém hấp dẫn. Qua nhận xét của công chúng cho thấy mức độ quan tâm của báo chí về hình thức truyền thông TCCNN của báo chí ĐBSCL ở mức trung bình.

D7. Quý vị đã tương tác với báo chí ĐBSCL và nhận được phản hồi bằng hình thức nào? Biểu đồ 18: Quý vị đã tương tác với báo chí ĐBSCL và nhận được phản hồi bằng hình thức nào?


Nhận xét Đa số người được hỏi cho rằng chưa bao giờ tương tác và nhận 11


Nhận xét: Đa số người được hỏi cho rằng chưa bao giờ tương tác và nhận được phản hồi từ báo chí (60.2%). Nếu công chúng có tương tác thì tương tác bằng cách gọi điện thoại (10.7%) hay qua máy vi tính (10.7%). Còn các hình thức khác cũng ít phổ biến, cụ thể như: Gửi thư (7.2%), gặp trực tiếp đại diện cơ quan báo chí (5.9%), qua điện thoại di động (5.4%). Điều đó cho thấy báo chí ĐBSCL chưa quan tâm nhiều đến hình thức tương tác giữa báo chí với công chúng. Trong khi cơ chế truyền thông trong xu thế tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thì báo chí cần phải lắng nghe phản hồi từ phía công chúng mới có thể đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng một cách hiệu quả nhất.

D8. Dung lượng, thời lượng của các chương trình truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp của báo chí ĐBSCL như thế nào?

Biểu đồ 19: Dung lượng, thời lượng của các chương trình truyền thông TCCNN của báo chí ĐBSCL như thế nào?


Nhận xét Cũng giống như câu D7 Tần suất các tin bài truyền thông Tái cơ 12

Nhận xét: Cũng giống như câu D7 (Tần suất các tin, bài truyền thông “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” trên báo chí ở ĐBSCL như thế nào?). Đa số người được hỏi đều cho rằng dung lượng, thời lượng của các chương trình truyền thông TCCNN của báo chí ĐBSCL còn ít (62.2%). 34.45% người được hỏi cho rằng nhiều. Chỉ có 1.91% cho rằng quá nhiều và 1.44% cho rằng quá ít. Điều đó cho thấy báo chí ĐBSCL chưa đáp ứng nhu cầu của công chúng khi truyền thông về TCCNN.

D9. Thời điểm phát hành, đăng tải, phát sóng các chương trình liên quan đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp của báo chí ĐBSCL có phù hợp không?


Biểu đồ 20: Thời điểm phát hành, đăng tải, phát sóng các chương trình liên quan đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp của báo chí ĐBSCL có phù hợp không?

Nhận xét S ố người được hỏi thời điểm phát hành đăng tải phát sóng 13

Nhận xét: Số người được hỏi thời điểm phát hành, đăng tải, phát sóng các chương trình liên quan đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp của báo chí ĐBSCL cho là phù hợp (chiếm 54.39%). Tuy nhiên số người cho rằng chưa phù hợp chiếm tỷ lệ cũng khá cao (45.61%). Vấn đề đặt ra từ câu hỏi này là báo chí ĐBSCL cũng nên rà soát lại chương trình nào truyền thông về TCCNN được công chúng quan tâm và chương trình nào cần phải được bố trí, sắp xếp lại cho phù hợp hơn.

E. Hiệu quả của báo chí ĐBSCL trong truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp

E1. Mức độ thông tin của báo chí ĐBSCL về những nội dung liên quan đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Biểu đồ 21: báo chí truyền thông về “Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp?”

Lối chính sách của Đảng Nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp 14

Xem tất cả 289 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí