Nếu muốn điều chế nước thơm, trộn 3ml dung dịch trên với 97ml nước cất, khuấy kỹ và lọc.
Một phương pháp điều chế khác là dùng chất trung gian để phân tán tinh dầu trong nước. Các chất trung gian thường dùng là: bột talc, kaolin, bột giấy lọc…
Tinh dầu 1g
Nước cất vđ 1000ml
Bột talc 10g
Nghiền bột talc với tinh dầu. Sau đó thêm nước và khuấy lắc kỹ. Để yên 24h, thỉnh thoảng khuấy. Sau đó lọc dung dịch qua giấy lọc đã thấm nước.
Hệ số hoà tan các tinh dầu trong nước là 0,05 tương ứng với nồng độ 0,5g/l. Trong công thức trên phải dùng thừa tinh dầu vì nước chỉ hoà tan các phần thân nước mà rất ít hoà tan các phần sợ nước và các hydrocarbon kiểu terpen có mặt trong tinh dầu. Ở đây, bột talc đóng vai trò chất gây phân tán. Nước thơm điều chế bằng phương pháp này thường không được trong do các tiểu phân tinh dầu hoặc bột talc lọt qua giấy lọc, gặp trường hợp này cần phải lọc lại chế phẩm. Nhược điểm của phương pháp này là bột talc hấp thu 1 lượng lớn tinh dầu.
Mặc dù nước thơm điều chế bằng phương pháp này không có mùi thơm dễ chịu như những chế phẩm thu được bằng phương pháp cất, nhiều Dược điển vẫn quy định dùng phương pháp này vì bảo đảm được nồng độ tinh dầu xác định và cho phép điều chế được từng lượng nhỏ nước thơm.
Trong những năm gần đây, những chất diện hoạt kiểu tween được dùng ngày càng nhiều để hoà tan tinh dầu trong nước khi điều chế nước thơm. Công thức nước thơm đi từ tinh dầu như sau:
Tinh dầu 2g
Tween 20 20g
Ethanol 200ml
Nước cất vđ 1000ml
Các thành phẩm điều chế với tween làm chất trung gian hoà tan có mùi thơm mạnh hơn, nồng độ tinh dầu xác định và có thể bảo quản được lâu hơn.
4.4.3. Kiểm soát chất lượng và bảo quản nước thơm
Nước thơm thường trong, không màu, có mùi đặc biệt của dược liệu hoặc tinh dầu dùng để điều chế. Tỷ trọng của nước thơm xấp xỉ tỷ trọng của nước cất, pH trung tính hoặc hơi acid.
Trừ nước lá đào và nước cất quế có hoạt chất xác định, đa số các nước thơm khác chứa khoảng 0,03% tinh dầu. Định lượng tinh dầu bằng phương pháp chiết hoặc cất.
Những yếu tố phân huỷ nước thơm là nhiệt độ, ánh sáng, không khí và vi khuẩn, nấm mốc. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, một phần tinh dầu có thể bay hơi, ánh sáng và không khí oxy hoá tinh dầu làm nước thơm có mùi khét và trở nên acid hơn. Vi khuẩn, nấm mốc phát triển trong nước thơm làm chế phẩm thay đổi mùi,vị, màu sắc.
Cần đựng nước thơm trong lọ thuỷ tinh màu, nút kín, để ở chỗ mát. Có thể thêm nipagin, tỷ lệ 0,05% để bảo quản.
4.4.4. Một số ví dụ
Nước thơm bạc hà
Công thức: Ngọn bạc hà tươi 100g
Nước cất vđ
Cắt nhỏ ngọn bạc hà. Cất kéo với hơi nước. Hứng lấy 100g thành phẩm. Nếu không có bạc hà tươi, dùng bạc hà khô, 20g bạc hà khô ứng với 100g bạc hà tươi.
Thành phẩm là chất lỏng hơi đục, mùi bạc hà, vị mát dễ chịu. 100ml nước thơm bạc hà chứa 0,03 – 0,04 tinh dầu.
Có thể điều chế nước thơm bạc hà bằng phương pháp hoà tan tinh dầu như sau: Tinh dầu bạc hà 1,5g
Nước cất vđ 100ml
Bột talc 15g
Nghiền tinh dầu bạc hà với bột talc, sau đó lắc mạnh với nước cất đun sôi để nguội đến 40 – 500C. Để yên trong 24 giờ. Thỉnh thoảng khuấy. Sau đó lọc qua giấy lọc đã thấm nước. Dung dịch trong hoặc hơi đục, không màu, có mùi vị bạc hà.
4.5. Potio
4.5.1. Định nghĩa, phân loại
Potio là dạng thuốc nước ngọt, chứa một hay nhiều dược chất, thường pha theo đơn và uống từng thìa (10 – 15ml).
Các potio thường hay gặp trong pha chế theo đơn, tuy vậy các Dược điển cũng có một số quy định về công thức potio như: potio cồn quế, potio chống nôn…
Có thể phân potio thành 3 loại:
- Potio chính tên (potio dung dịch)
- Potio hỗn dịch
- Potio nhũ dịch
Dung môi và chất dẫn của potio là nước và nước cất thơm, nước hãm hoặc nước sắc từ dược liệu. Cũng có trường hợp dùng cồn thấp độ (potio cồn quế).
Dược chất tham gia vào thành phần của các potio rất đa dạng. Có thể là các cồn thuốc, cao thuốc, các hoá chất dễ tan trong nước hoặc ít tan trong nước, các hoá chất dễ bay hơi (ether, ethanol, tinh dầu…).
Ngoài ra trong thành phần các potio còn có các chất làm ngọt (siro đơn, siro thuốc, hoặc hỗn hợp các siro).
Như đã nêu, trong công thức của potio có thể có các chất không tan trong nước phải phân tán dưới dạng hỗn dịch mịn hoặc nhũ tương (potio nhũ dịch).
Potio hỗn dịch, potio nhũ dịch áp dụng các phương pháp điều chế hỗn dịch, nhũ tương sẽ được nêu trong chương hỗn dịch, nhũ tương.
4.5.2. Kỹ thuật điều chế
Vì thành phần của các dược chất phức tạp nên khó có thể đề ra một phương pháp điều chế chung. Sau đây chỉ nêu lên 1 số điểm cần chú ý trong khi điều chế các dạng thuốc potio này.
- Nếu trong potio có cồn thuốc, cao lỏng, phải trộn kỹ cồn thuốc, cao lỏng với lượng siro có trong đơn trước khi thêm các dược chất khác và chất dẫn. Nếu lượng cồn
thuốc dưới 2g, có thể lấy theo giọt, bằng ống đếm giọt hợp thức. Nếu lượng cồn không quá 2g, phải dùng cân.
- Các cao mềm và cao đặc thường được hoà tan trong siro nóng hoặc glycerin.
- Những dược chất tan được trong dung môi và chất dẫn thường được hòa tan trước rồi lọc vào chai
- Đối với các potio có dược liệu, phải đun sôi nước để sắc hoặc hãm dược liệu. Nếu không có chỉ dẫn đặc biệt, tỷ lệ dược liệu, thường dùng để chế nước sắc hay nước hãm là 2% (dược liệu là lá hoa) và 4% (dược liệu là gỗ, thân, rễ).
- Nếu trong potio có tinh dầu, phải nghiền mịn tinh dầu với một ít đường để phân tán tinh dầu, rồi trộn với lượng siro có trong công thức.
Khi điều chế potio cần chú ý tránh các tương kỵ có thể xảy ra, nhất là các tương kỵ hóa học.
Do chứa một lượng nhỏ đường, các potio là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc. Chỉ nên điều chế khi dùng hoặc để dùng trong 1 – 2 ngày, đóng vào chai 60 – 125ml. Nên bảo quản các potio trong chai nút kín, để ở chỗ mát.
4.5.3. Một số ví dụ
4.5.3.1. Potio cồn quế
Công thức: Cồn quế 4ml
Ethanol 20ml
Siro đơn 20ml
Nước cất vừa đủ 100ml
Hoà tan cồn quế với ethanol. Thêm siro, khuấy đều. Thêm nước vừa đủ 100ml, trộn đều.
Dung dịch màu da cam, mùi quế, vị ngọt và cay. Bảo quản trong chai kín.
4.5.3.2. Potio gôm
Công thức: Bột gôm arabic 10g
Siro đơn 10ml
Nước cất vđ 150ml
Nghiền gôm với siro, thêm nước hoa cam, rồi thêm nước cất vừa đủ 150ml. Chất lỏng trong hoặc hơi đục, màu vàng nhạt, vị ngọt mùi hoa cam.
Có thể điều chế potio gôm theo công thức sau: Dịch nhầy gôm arabic 25% 20g
Siro cam 20g
Nước cất vừa đủ 100ml
Potio gôm thường dùng để làm chất dẫn cho các potio có dược chất rắn không tan trong nước.
4.6. Elixir
4.6.1. Định nghĩa - kỹ thuật điều chế
Elixir là những chế phẩm thuốc lỏng, chứa một hay nhiều dược chất, thường chứa tỷ lệ lớn ethanol và saccharose hoặc polyalcol (như glycerin) cùng một số chất phụ thích hợp (như chất bảo quản chống nấm mốc…).
Elixir thường được bào chế sao cho liều dùng được tính bằng số thìa cafe (5ml). Elixir có thể được điều chế dưới dạng gói bột, cốm khô trước khi sử dụng mới hoà tan cốm hoặc bột trong nước. Kỹ thuật điều chế elixir cơ bản giống như điều chế dung dịch thuốc nước, siro thuốc. Do thành phần có ethanol, glycerin, propylen glycol nên elixir có ổn định và SKD tốt hơn, bảo quản được lâu hơn.
4.6.2. Một số thí dụ
4.6.2.1. Elixir paracetamol
Công thức: Paracetamol 24g
Ethanol 960 100ml Propylen glycol 100ml
Cồn cloroform 20ml
Siro đơn 275ml
Chất màu, chất làm thơm vđ
Glycerin 1000ml
Hoà tan paracetamol vào trong hỗn hợp ethanol, propylen glycol, cồn cloroform, thêm chất màu, chất làm thơm, siro đơn, rồi thêm glycerin vừa đủ, khuấy đều.
4.6.2.2. Elixir phenobarbital
3g | ||
Ethanol 900 Glycerin Chất màu, chất làm thơm | vđ | 400g 400g |
Nước tinh khiết vđ. | 1000ml |
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Đồ Kiểu Nối Cất Có Bộ Phận Ngưng Tụ Cạnh Bộ Phận Bốc Hơi
- Các Vật Liệu Lọc, Dụng Cụ Lọc Và Phương Pháp Lọc
- Tỷ Trọng Của Siro Đơn Và Nồng Độ Đường Ở 150C
- Trình Bày Được Định Nghĩa, Cách Phân Loại, Ưu Nhược Điểm Và Thành Phần Thuốc Tiêm, Thuốc Tiêm Truyền
- Một Số Hệ Đệm Hay Dùng Trong Pha Chế Thuốc Tiêm
- Cơ Sở, Thiết Bị Dùng Pha Chế - Sản Xuất Thuốc Tiêm
Xem toàn bộ 298 trang tài liệu này.
Hoà tan phenobarbital trong ethanol. Thêm các chất còn lại rồi thêm nước vừa đủ, khuấy đều.
4.7. Dung dịch cồn (ethanol) thuốc
4.7.1 Định nghĩa - kỹ thuật điều chế
Dung dịch cồn là những chế phẩm lỏng dùng trong hoặc dùng ngoài, gồm có một hoặc nhiều dược chất hoà tan hoàn toàn trong ethanol.
Dung môi để điều chế dung dịch cồn là ethanol và các hỗn hợp ethanol - nước, có thể hoà tan được các chất nhựa, tinh dầu, alcaloid base, và một số chất hữu cơ khác (resorcin, Long não, menthol, acid salicylic …)
Độ tan của các hoá chất trong ethanol phụ thuộc vào nồng độ ethanol.
Thường điều chế dung dịch bằng cách hoà tan hoàn toàn dược chất trong dung môi. Các dung dịch ethanol có tính chất cảm quan, lý hoá tính riêng, đặc trưng cho các thành phần có trong dung dịch.
Để kiểm nghiệm các dung dịch cồn thường tiến hành định tính, định lượng hoạt chất, xác định hàm lượng ethanol và đo tỷ trọng của dung dịch.
4.7.2. Một số ví dụ
4.7.2.1. Cồn iod 5%
Công thức: Iod 5 g
Kali iodid 2 g
Ethanol 700 vđ. 100 ml
Hoà tan 2g kali iodid trong 10ml ethanol 700, cho thêm iod đã nghiền nhỏ rồi thêm ethanol 700 cho đủ 100ml, khuấy cho đến khi tan hoàn toàn.
Dung dịch trong, màu đỏ nâu, mùi đặc trưng. Chế phẩm phải có ít nhất 70% ethanol.
Trong công thức này kali iodid vừa là chất trung gian hoà tan vừa là chất ổn định. I2 + H2O HI + HOI
HI + CH3 - CH2OH CH3 - CH2I + H2O
HOI + CH3 - CH2OH CH3 - CHO + H2O + HI CH3 - CHO + HOI CH3 - COOH + HI
CH3 - CH2OH + CH3 - COOH CH3 - CH2 - OOC - CH3 + H2O
Những phản ứng này đưa đến sự thay đổi màu sắc, tăng độ acid và giảm nồng độ iod của chế phẩm. Nếu trong ethanol có vết methanol, methyliodid tạo thành sẽ gây kích ứng da và niêm mạc. Nếu trong ethanol có vết aceton, acton sẽ bị halogen hoá tạo triiodoaceton CH3 – CO – CI3. Chất này có tính chất kích ứng niêm mạc.
Khi có mặt kali iodid, các phản ứng sẽ xảy ra như sau: I2 + H2O HI + HOI
HI + HOI + KI KI3 + H2O.
Do đó nồng độ iod tự do không bị biến đổi và chế phẩm không có tính chất kích
ứng.
Bảo quản cồn iod trong bình có nút thuỷ tinh mài, ở chỗ mát.
4.7.2.2. Cồn Long não 10%
Công thức: Long não thiên nhiên hay tổng hợp 20g Ethanol 900 vđ. 200ml
Hoà tan Long não trong 80ml ethanol. Thêm ethanol vừa đủ 100ml.
4.7.2.3. Cồn bạc hà
Công thức: Tinh dầu bạc hà 20g
Ethanol 900 vđ. 1000ml
Cho tinh dầu bạc hà và ethanol 900 vào một chai có nút kín. Đậy nút và lắc cho tan.
Dung dịch trong, không màu, có mùi vị bạc hà.
4.8. Dung dịch cao phân tử và dung dịch keo
4.8.1. Dung dịch cao phân tử:
Dung dịch cao phân tử là những dung dịch chứa chất tan là các hợp chất cao phân tử, có khối lượng phân tử vài chục nghìn đến hàng triệu, chiều dài phân tử có thể bằng 10 lần kích thước micell trong dung dịch keo. Các hợp chất cao phân tử có thể có cấu trúc mạch thẳng hoặc cấu trúc phức tạp bất đẳng hướng. Khi hoà tan trong dung môi các cao phân tử cũng tạo hệ phân tán và là hệ đồng thể. Tuy nhiên các chất cao phân tử không có khả năng đi qua màng bán thấm. Ở những nồng độ và nhiệt độ nhất định dung dịch cao phân tử có thể chuyển từ thể sol (thể dung dịch các phân tử phân tán tự do trong dung môi lỏng) sang thể gel (các phân tử đan xen tạo mạng lưới định hình giam giữ các chất lỏng dung môi vào trong cấu trúc mạng lưới), thể gel là thể chất định hình không bị chảy lỏng.
Do quá trình hoà tan cao phân tử qua 3 giai đoạn: cao phân tử trương nở do solvat hoá, tiếp tục trương nở do dung môi khuếch tán một chiều vào cao phân tử, cuối cùng là
giai đoạn hoà tan. Do đó kỹ thuật pha chế dung dịch cao phân tử cần có thời gian ngâm trong dung môi cho trương nở, sau đó mới hoà tan.
Ví dụ:
Dung dịch gelatin dược dụng
Thành phần: Gelatin dược dụng 10g
Nước cất 180ml
Cách điều chế: Ngâm gelatin trong nước cho trương nở hoàn toàn (khoảng 30 phút), sau đó đun cách thuỷ dưới 600C, khuấy cho đến khi hoà tan hoàn toàn, thu được dung dịch đồng nhất.
Chỉ định: Dùng một thìa canh trong trường hợp chảy máu dạ dày.
4.8.2. Dung dịch keo
Dung dịch keo là hệ siêu vi dị thể, trong đó các phân tử tập hợp thành các micell (tiểu phân keo), có kích thước từ nanomet đến 0,1 micromet. Đặc điểm dung dịch keo rất không bền vững, cần có các chất bảo vệ keo. Các chất bảo vệ keo thường dùng là các cao phân tử, trong dung dịch có vai trò làm tăng độ nhớt, tạo lớp áo bảo vệ các hạt keo, tránh sự keo tụ đông vón do tập hợp các micell.
Ví dụ: Dung dịch Protargol
Thành phần: Protargol 1g
Nước cất vđ 200ml
Protargol ở dạng bột vàng nâu hoặc nâu không mùi, vị hơi đắng. Protargon là một chế phẩm phức hợp bạc oxyd và protein, trong đó protein đóng vai trò chất bảo vệ keo bạc oxyd. Protargon chứa 8% bạc, thường pha dung dịch 1% để làm thuốc nhỏ mắt. Dung dịch 0,5% để thụt rửa bàng quang.
Cách pha chế: Cho một lượng nước cất khoảng 150 ml vào cốc có bề mặt lớn. Rắc nhẹ nhàng một lớp mỏng protargon lên bề mặt của nước và để yên cho đến khi protargon hút nước, trương nở và hoà tan hoàn toàn vào dung dịch. Không nên khuấy khi protargon chưa tan hoàn toàn, vì sẽ làm protargon dính lại thành cục, và trong khối vón cục có bọt khí, cản trở quá trình tan. Sau khi protargon tan hoàn toàn khuấy đều, lọc dung dịch qua bông vào lọ, rửa bông với nước cất và bổ sung cho đến thể tích quy định.
Dung dịch protargol rất nhạy cảm với ánh sáng. Dưới tác dụng của ánh sáng, bạc oxyd có trong protargon sẽ bị phân huỷ, chuyển thành bạc kim loại. Bảo quản dung dịch trong lọ thuỷ tinh màu.
LƯỢNG GIÁ
I. Chọn đúng sai:
1. Dung dịch protargol rất nhạy cảm với ánh sáng. Đ/S
2. Dung dịch keo là hệ vi dị thể. Đ/S
3. Nước rất mềm chứa 0,5 – 1,5mg đương lượng ion Ca2+ và Mg2+ trong 1 lít Đ/S 4.Dược chất ở dạng khan dễ tan hơn ở dạng ngậm nước. Đ/S 5.Nước acid hóa là dung môi hòa tan tốt các hợp chất hữu cơ có chứa acid. Đ/S
6. Có thể chuyển dạng thuốc nước chanh thành các chế phẩm sủi bọt. Đ/S
7. Các chất diện hoạt có thể làm thay đổi tác dụng dược lý của dược chất. Đ/S
8. Thuốc nước chanh có hơi CO2 không nên lọc sau khi pha. Đ/S
9. Siro thuốc khi bảo quản đường có thể bị kết tinh lại làm siro trở nên loãng hơn, dễ hỏng hơn. Đ/S
10.Dược chất là base yếu sẽ tan tốt hơn khi tăng pH của dung dịch nước. Đ/S
II. Chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Khi phân loại các dạng bào chế theo hệ phân tán các dung dịch thuốc được xếp vào hệ phân tán:
a. Dị thể b. siêu dị thể
c. Đồng thể d. Dị thể và vi dị thể
2. Ưu điểm chính về mặt sinh khả dụng của dung dịch thuốc uống là:
a. Sự hấp thu dược chất không phụ thuộc vào thức ăn.
b. Thời gian lưu thuốc ở đầy ngắn.
c. Dược chất ít bị chuyển hóa qua gan lần đầu
d. Dược chất được hấp thu nhanh
3. Dung môi đồng tan với nước có độ phân cực lớn nhất trong số 4 dung môi sau là:
a. Ethanol b. Glycerin
c. Propylenglycol d. Polyethylen glycol 400
4. Độ tan của dược chất trong dung môi là:
a. Tỷ lệ giữa chất tan và lượng dung môi trong dung dịch ở trạng thái cân bằng.
b. Tỷ lệ giữa chất tan và lượng dung môi trong dung dịch
c.Tỷ lệ giữa chất tan và lượng dung môi trong dung dịch bão hòa ở nhiệt độ nhất định.
d. Tỷ lệ giữa chất tan và lượng dung môi trong dung dịch quá bão hòa ở nhiệt độ nhất định.
5.Alcol không dùng để pha dung dịch thuốc uống là:
a. Ethanol b. Methanol
c. Isopropan d. Propylen glycol
6. Nước khử khoáng không thể dùng thay cho nước cất trong dạng bào chế nào:
a. DD thuốc tiêm. b. DD thuốc uống
c. DD dùng ngoài. D. DD thuốc điều chế bằng phương pháp chiết xuất.
7. Điểm khác nhau cơ bản giữa Elixir và Potio là:
a. Có độ ổn định cao. b. Có tỷ lệ lớn Alcol
c. Có thể pha chế hàng loạt d. Có sinh khả dụng tốt
8. Khi pha dung dịch cồn Iod 5% phải cho thêm KI để:
a. Làm tăng độ tan của Iod b. Làm cho dung dịch ổn định
c. Làm giảm tính thăng hoa của Iod d. Lám tăng tác dụng của Iod
9. Muốn điều chế nước thơm có hàm lượng tinh dầu cao phải:
a. Cất kéo dược liệu có chứa tinh dầu với nước
b. Dùng bột Talc để phân tán tinh dầu vào nước
c. Dùng chất diện hoạt như TW 20 để hòa tan tinh dầu.
d. Dùng dung dịch cồn tinh dầu.
10. Dung môi để pha dung dịch Bromoform là:
a. Glycerin
b. Hỗn hợp Ethanol – nước
c. Hỗn hợp Glycerin – Ethanol
d. Hỗn hợp Glycerin – gôm
III. Điền vào chỗ trống:
1. Viết hai thành phần chính của dung dịch thuốc là: a. ............ b. ...............
2. Dầu thực vật là dung môi hòa tan các Vitamin tan trong dầu như: a. ............... b. ........................
c. Vitamin E
3. Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của dược chất trong chất lỏng là:
a. Bản chất của chất tan và dung môi. b. .....................................
c. ....................................
c. Hiện tượng đa hình và Solvat hóa d. .....................................
4. Lọc là quá trình loại .....(A)........ không tan trong dung dịch bằng cách cho dung dịch đi qua....(B)........ thích hợp.
5. Dung dịch cồn là những chế phẩm lỏng dùng trong hoặ....(A)...... gồm có một hay nhiều dược chất được hòa tan hoàn toàn trong......(B).......
6. Muốn hòa tan nhanh dược chất trong dầu, có thể dùng ....(A)....trộn lẫn được với dầu để
..(B).......
7. Khi hòa tan các dung dịch cao phân tử cần phải đẻ cho chất tan..(a)...., ....(B)..., sau đó mới dễ dàng hòa tan trong nước.
8. Đối với dược chất khó tan trong dầu, có thể dùng........ hòa tan.
9. Nếu trong potio có cồn thuốc, cao lỏng, phải ..(A).... cồn thuốc, cao lỏng với ...(B)..... có trong đơn trước khi ...(C).... khác và chất dẫn.
10. Trong công thức điều chế cồn Iod 5% kali iodid vừa là ...(A)..., vừa ....(B).....
IV.Trả lời các câu hỏi sau:
1. Chọn trình tự pha chế đúng cho các dung dịch sau:
a. Phenolbarbital 0,3g
Ethanol 900 40g
Glycerin 40g
Nước cất vừa đủ 100ml
b. Digitalin Mười centigam Ethanol 900 46g
Glycerin 40g
Nước cất vừa đủ 100ml
2. So sánh siro thuốc và Potio thuốc?
3. Trình bày các phương pháp lọc dùng trong bào chế dung dịch thuốc?
4. Trình bày về các phương pháp hòa tan đặc biệt dùng trong bào chế dung dịch thuốc
5. Trình bày quy trình bào chế siro thuốc?
6. Liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của dược chất?