Các Vật Liệu Lọc, Dụng Cụ Lọc Và Phương Pháp Lọc

Dược chất được rắc lên mặt thoáng của dung môi hoặc cho vào 1 túi vải treo ngập trong bề mặt dung môi. Do tiếp xúc với lớp dung môi ở bề mặt, dược chất sẽ tan và tạo thành 1 lớp dung dịch bão hòa. Lớp dung dịch này có tỷ trọng lớn nên chuyển động xuống đáy bình, để đẩy lớp dung môi mới có tỷ trọng nhỏ lên bề mặt, tiếp xúc hòa tan một lượng chất tan mới (Hình 3.7)

Phương pháp này thường được sử dụng để hòa tan các chất bạc keo hoặc để điều chế siro đường đơn.

3.2.3. Các phương pháp hòa tan đặc biệt

Danh từ trợ tan hoặc làm cho tan được dùng để chỉ quá trình phân tán các phân tử của chất khó tan hoặc ít tan trong dung môi, nhờ sự trung gian của chất gọi là chất làm tan. Để hòa tan các chất khó tan, có thể dùng phương pháp đặc biệt như tạo chất dẫn dễ tan, dùng hỗn hợp các dung môi, dùng các chất trung gian thân nước, dùng chất diện hoạt.

Phương pháp tạo dẫn chất dễ tan

Đối với một số chất khó tan trong dung môi, có thể sử dụng chất có khả năng tạo thành dẫn chất dễ tan với dược chất. Điển hình loại này là dung dịch lugol. Trong đó, KI có vai trò tạo với I2 (chất khó tan trong nước độ tan 1:2000) thành chất dẫn KI3, rất dễ tan trong nước.

I2 + KI → KI3

Tốc độ hòa tan được quyết định bởi tốc độ phản ứng tạo ra KI3, nồng độ KI càng đậm đặc, tốc độ phản ứng càng nhanh. Do đó, để dễ dàng hòa tan I2, chỉ cần lượng nước tối thiểu tạo dung dịch KI bão hòa. Không được dùng nhiều nước trong giai đoạn này, làm quá trình hòa tan vô cùng chậm, do giảm tốc độ tạo chất KI3 dễ tan. Khi I2 đã chuyển thành KI3 và hòa tan hết mới thêm nươc pha loãng tới đủ thể tích.

Tương tự, để hòa tan thủy ngân II iodid trong nước, KI kết hợp với HgI2 tạo phức kali tetraiodomercuriat.

HgI2 + KI → K2(HgI4)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 298 trang tài liệu này.

Phương pháp hòa tan dùng hỗn hợp dung môi

Phương pháp hòa tan này bao gồm việc sử dụng một hỗn hợp nước và những dung môi thân nước khác (ethanol, glycerin, propylen glycol,…) làm cho hỗn hợp dung môi có độ phân cực gần với độ phân cực của dược chất khó tan trong nước, từ đó hòa tan dược chất dễ dàng.

Bào chế - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - 6

Các dung môi thường dùng là:

- Các monoalcol như ethanol, isopropanol, alcol benzylic…

- Các polyalcol như glycerin, propylen glycol…

- Các dẫn chất như amin như ethylendiamin, diethykaminoethanol…

Trong thực hành bào chế, người ta thường sủa dụng hỗn hợp nước- alcol để hòa tan camphor; hỗn hợp glycerin-alcol-nước để hòa tan một số alcaloid, glycosid.

Một số dung dịch sử dụng hỗn hợp dung môi, ngoài vai trò làm tăng độ tan, còn tăng độ ổn định và sinh khả dụng của thuốc đã được ghi trong Dược điển Anh như: Dung dịch phenobarbital 0,3% (hỗn hợp dung môi ethanol – glycerin – nước. Dung dịch paracetamol 2,4% (hỗn hợp dung môi ethanol – propylen glycol – nước).

Phương pháp hòa tan dùng các chất trung gian thân nước

Có thể sử dụng một số chất hữu cơ thân nước để hòa tan một số chất khó tan. Những chất trung gian hòa tan này thường là những chất thân nước. Phân tử của chúng mang nhiều nhóm –COOH, -OH, nhóm amin, sulfat…, là các nhóm phân cực, phần còn lại không phân cực là những gốc hydrocarbon mạch thẳng hoặc mạch vòng. Trong thực hành bào chế, thường dùng các acid hữu cơ như acid lactic, acid tartric, natri salicylat,…

Vai trò trung gian hòa tan của các chất này là do một mặt chúng có phần hữu cơ có ái lực với phần sợ nước của chất khó tan, mặt khác chúng có những nhóm chức thân nước, có ái lực đối với phân tử nước. Tương tác tĩnh điện của các phân tử chất trung gian hòa tan với cả hai loại phân tử chất tan và dung môi, phân tán phân tử các chất ít tan vào dung môi nhiều hơn, làm tăng độ tan.

Trong bào chế, từ lâu người ta đã biết dùng natri benzoat để hòa tan cafein, dùng acid citric để hòa tan calci glycerophosphat,…người ta cũng nhận thấy hiện tượng trung gian hòa tan trong thiên nhiên. Aglycon của các glucosid thường khó tan trong nước nhưng các glucosid tương ứng, trong đó có aglycon được kết hợp với các đường (manitol, sorbitol, fructose, glucose…) là các chất dễ tan.

Bằng phương pháp này, có thể thu được kết quả hòa tan tốt, nhưng đôi khi cần phải sử dụng các chất trung gian hòa tan với tỷ lệ lớn hơn cả lượng chất cần hòa tan.

Phương pháp hòa tan dùng các chất diện hoạt (chất hoạt động bề mặt)

Trong kỹ thuật bào chế hiện đại, người ta còn hay dùng các chất diện hoạt làm chất trung gian hòa tan. Chất diện hoạt là những chất khi tan trong dung môi, có khả năng làm giảm sức căng bề mặt phân cách pha. Đặc điểm cấu tạo của các chất diện hoạt là phân tử của chúng gồm hai phần: phần thân nước và thân dầu. Ở nồng độ thấp, các chất diện hoạt có thể phân tán dưới dạng phân tử trong nước để tạo thành các dung dịch thật. Nếu nồng độ tăng lên đến một giới hạn nào đó, các phân tử chất diện hoạt tập hợp thành micell và dung dịch trở thành dung dịch keo. Nồng độ này được gọi là nồng độ micell tới hạn. Trong micell, các phân tử chất diện hoạt có thể được sắp xếp thành hình cầu, thành các lớp song song hoặc thành hình trụ. Các phân tử hoặc tiểu phân chất tan được phân tán, hấp phụ vào trong cấu trúc của các micell hoặc vào giữa các lớp micell. Các phân tử chất tan được giữ lại trong micell không tham gia vào cân bằng của dung dịch ở trạng thái bão hòa, do đó nồng độ của chất tan trong dung dịch tăng lên. Độ thâm nhập của các tiểu phân dược chất vào trong micell chất diện hoạt phụ thuộc vào tính phân cực của các phân tử dược chất.

Như vậy, điều kiện của chất diện hoạt có tác dụng làm tăng độ tan của một chất khác là cần được dùng với lượng vừa đủ, tạo nồng độ lớn hơn nồng độ micell tới hạn. Cơ chế làm tăng độ tăng của chất diện hoạt là hấp phụ chất tan vào micelll. Dung dịch thu được ngoài cấu trúc là dung dịch thật còn là dung dịch keo.

Trong thực hành bào chế, các tween là những chất diện hoạt hay dùng làm chất trung gian hòa tan. Dung dịch tween 20 (5%) trong nước có thể làm tan một số chất khó tan hoặc không tan trong nước. Tween có thể hòa tan trong nước các chất sát khuẩn dẫn chất của phenol, các hormon steroid, các vitamin tan trong dầu, các kháng sinh (cloramphenicol), các sulfamid, các barbituric…Tween còn được dùng hòa tan tinh dầu

trong nước để điều chế nước thơm. Với một lượng tween gấp 5 lần lượng tinh dầu, có thể điều chế dung dịch tinh dầu 1 – 2 % trong nước, trong suốt và ổn định lâu dài. Điều cần chú ý là trong các dung dịch thuốc uống, không nên dùng quá 3% tween vì chế phẩm có vị khó chịu. Mặt khác, chất diện hoạt cũng có thể làm giảm hiệu lực của một số dược chất (kháng sinh và chất kháng khuẩn).

3.3. Lọc dung dịch

Là quá trình loại tiểu phân chất rắn không tan trong dung dịch, bằng cách cho dung dịch đi qua vật liệu lọc để thu được dung dịch trong.

3.3.1. Quá trình lọc

Quá trình lọc xảy ra được là do khả năng của các vật liệu lọc, thường là những màng chắn có lỗ nhỏ, cho phép chất lỏng đi qua và giữ lại các tiểu phân chất rắn. Người ta thường so sánh quá trình lọc với quá trình cơ học khác là quá trình rây. Những tiểu phân có kích thước lớn hơn lỗ xốp của vật liệu lọc bị giữ lại trên màng lọc.


Hình 3 8 Sơ đồ lọc các tiểu phân Lọc các tiểu phân có kích thước lớn hơn 1


Hình 3.8 Sơ đồ lọc các tiểu phân

Lọc các tiểu phân có kích thước lớn hơn lỗ xốp b và c. Tác dụng hấp thu của lỗ xốp


Tuy nhiên, nhiều trường hợp tấm vật liệu lọc có khả năng giữ lại màng lọc. Tuy nhiên, nhiều trường hợp tấm vật liệu lọc có khả năng giữ lại cả những tiểu phân có kích thước nhỏ hơn kích thước lỗ xốp của màng lọc. Trong những trường hợp này quá trình lọc không còn là một quá trình cơ học đơn giản, được giải thích bằng một số hiện tượng phức tạp như hiện tượng hấp phụ, hiện tượng mao dẫn. Việc giữ lại trên màng lọc những tiểu phân bé có kích thước lỗ xốp, còn nhờ các lỗ xốp có hình dạng khúc khuỷu. Mặt khác các tiểu phân chất rắn tụ tập trên tấm vật liệu lọc cũng đóng vai trò một màng lọc thứ hai.

Tốc độ lọc phụ thuộc nhiều yếu tố:

Có thể biểu diễn tốc dộ lọc của một chất lỏng qua màng lọc theo phương trình Hagen Poiseuille:

πSr4 ( P – p )

V = 8l

Trong đó: r là bán kính trung bình lỗ xốp của màng lọc. P-p là hiệu số ái lực tác dụng lên hai phía của màng lọc. S diện tích bề mặt lọc. là độ nhớt của chất lỏng cần lọc. l chiều dài lỗ xốp.

Tốc độ lọc tỷ lệ thuận với diện tích bề mặt lọc, với lũy thừa bậc 4 của bán kính lỗ xốp, vơi shieeuj suất tác dụng lên 2 mặt của màng lọc; tỷ lệ nghịch với chiều dài của các mao quản trong màng lọc và độ nhớt của dung dịch cần lọc.

3.3.2. Các vật liệu lọc, dụng cụ lọc và phương pháp lọc

Để quá trình lọc xảy ra nhanh chóng và thu được dịch lọc trong, khi lựa chọn vật liệu lọc, cần chú ý những điều kiện sau.

- Vật liệu lọc phải có những lỗ lọc có kích thước nhất định và đồng nhất.

- Phải bền vững về mặt cơ học và hóa học với chất đem lọc.

- Phải dễ rửa và dễ phục hồi khả năng lọc.

- Có thể áp dụng những phương pháp lọc thích hợp.

Các vật liệu và dụng cụ làm từ sợi cellulose

Giấy lọc: giấy dùng để lọc là giấy không hồ cấu tạo từ cellulose nguyên chất, ép thành màng. Giấy lọc trong bào chế được chia thành hai loại:

- Loại xám: còn chứa nhiều tạp chất như Si2O3, Fe2O3, các muối clorid, carbonat, trong quá trình lọc sẽ chuyển một phần sang dung dịch, làm bẩn và làm biến chất dịch lọc. Khi dùng loại giấy này, phải rửa kỹ bằng nước cất đun sôi.

- Loại trắng: có độ tinh khiết cao, không chứa các tạp chất nhưng có nhược điểm là ít thấm nên lọc chậm hơn loại xám. Loại này phân biệt 3 loại khác nhau:

+ Giấy lọc dày nhưng có thớ thưa (lỗ lọc lớn) dùng để lọc các dung dịch sánh như siro, dung dịch dầu…

+ Giấy lọc có độ dày trung bình thường dùng để lọc các dung dịch thuốc. Đường kính của các lỗ lọc trong khoảng 3 – 7 micromet.

+ Giấy lọc không tro có phẩm chất cao nên dùng để định lượng. Có đường kính lỗ lọc khoảng 1 – 1,5 micromet.

Bông: thường dùng bông để lọc các dung dịch thuốc dùng ngoài và thuốc uống… Bông dùng để lọc phải đạt các tiêu chuẩn sau: không có mỡ, có sợi dài từ 14 – 20

mm, không chứa acid, kiềm, chất khử và các tạp chất khác, có độ ẩm tối đa 9%; phải thấm nước sau 10 giây.

Các vật liệu lọc vải, len, dạ: có ưu điểm là bền về mặt cơ học và hóa học. Nhược điểm chủ yếu là không cho dịch lọc có độ nhớt cao. Thường để lọc những khối lượng lớn các chất lỏng sánh như các siro thuốc.

Các vật liệu lọc làm từ thủy tinh xốp, sứ xốp

Các phễu lọc thủy tinh xốp có ưu điểm là trơ về mặt hóa học và có lỗ lọc rất bé thường dùng để lọc các dung dịch thuốc tiêm và thuốc nhỏ mắt. Phễu lọc thủy tinh xốp không hấp thu các chất trong dung dịch lọc, do đó rất thích hợp với các dung dịch alcaloid, enzym…

Các màng lọc polyme tổng hợp

Màng lọc được chế từ ester của cellulose, như cellulose acetat, cellulose nitrat có kích thước lỗ lọc từ 0,05 – 10micromet, thường dùng loại có lỗ lọc 0,45 micromet để lọc trong các dung dịch thuốc và màng lọc có lỗ lọc 0,22 micromet để vô khuẩn bằng cách lọc (loại bỏ vi khuẩn). Một số màng lọc còn được chế tạo từ nguyên liệu polyme như

teflon, polyvinylclorid, polypropylen…Các màng lọc polyme có mật độ lọc cao (108 lỗ/cm2) đảm bảo hiệu suất lọc cao.

3.3.3. Các phương pháp lọc

- Lọc dưới áp suất thủy tĩnh

- Lọc dưới áp suất giảm

- Lọc với áp suất cao

Trong trường hợp lọc dưới áp suất thủy tĩnh chất lỏng đi qua màng lọc dưới áp lực tỷ lệ thuận với chiều cao cột chất lỏng. Để tăng tốc lọc qua các dung dịch sánh nhớt có thể dùng biện pháp lọc nóng với những phễu có thành đôi. Ở giữa hai thành phễu có nước nóng hoặc hơi nước nóng lưu thông, hoặc đốt nóng bằng dòng điện. Trong phương pháp lọc dưới áp suất giảm người ta tăng hiệu số áp lực giữa hai bề mặt của màng lọc bằng cách thực hiện trong chân không ở phía dưới của màng lọc nhờ các loại bơm chân không hoặc sức hút của vòi nước. Khi lọc các dung dịch nóng tránh làm chân không cao vì có thể làm sôi dung dịch. Để lọc dưới áp suất giảm, thường dùng phễu lọc thủy tinh xốp, sứ xốp, lọc Buchner.

Khi lọc dưới chân không, hiệu số áp suất ở trên và dưới màng lọc chỉ có thể đạt đến trị số tối đa 1 atm. Áp lực này trong một số trường hợp (khi lỗ của tấm vật liệu lọc hết sức nhỏ) không đủ để tạo tốc độ lọc lớn. Muốn có tốc độ lớn hơn, phải dùng phương pháp lọc dưới áp suất cao của khí nén có thể đến vài atm để đẩy dung dich qua màng lọc. Thông thường người ta dùng không khí nén. Đối với các chất dễ oxy hóa nên dùng khí nén trơ như nitơ.

3.4. Hoàn chỉnh, đóng gói và kiểm nghiệm thành phẩm

Dung dịch thuốc trước khi đóng gói thành phẩm phải được kiểm tra chất lượng, phải đạt tiêu chuẩn chất lượng đề ra về các chỉ tiêu lý hóa như độ trong, tỷ trọng, định tính, định lượng các thành phần dược chất, dung môi…

Dung dịch thuốc thường được đóng lọ thủy tinh hoặc lọ chất dẻo. Lọ thủy tinh và lọ chất dẻo phải đạt yêu cầu chất lượng theo Dược điển như về độ trung tính, không tương kỵ với dược chất, dung môi…

Các nắp, nút cao su không được hấp thụ dược chất cũng như đưa tạp chất (có trong thành phân cao su) vào dung dịch thuốc.

3.5. Pha chế dung dịch thuốc theo đơn

Như đã nêu ở phần trên, các thành phẩm bào chế nói chung và dung dịch thuốc nói riêng theo nguồn gốc công thức thuốc được chia làm hai loại:

- Thuốc sản xuất theo lô mẻ với số lượng lớn theo quy trình sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng đã được đăng ký với Cục quản lý Dược.

- Thuốc bào chế theo đơn của bác sĩ.

Thuốc sản xuất theo lô, có ưu điểm là cung ứng được số lượng lớn thuốc cho người bệnh, chất lượng của thuốc được kiểm soát chặt chẽ theo lô sản xuất, nhưng có nhược điểm là không thể hoàn toàn phù hợp cho việc điều trị từng bệnh nhân do có thể trạng khác nhau.

Thuốc bào chế theo đơn của bác sĩ, do thành phần và liều lượng các dược chất được thay đổi tùy theo thể trạng từng bệnh nhân, nên đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn.

Tuy nhiên, việc bào chế theo đơn đòi hỏi người dược sĩ phải có kiến thức và kỹ thuật bào chế cũng như ý thức trách nhiệm cao để bảo đảm chất lượng thành phẩm.

3.5.1. Nguyên tắc cần phải thực hiện khi pha chế theo đơn

Kiểm tra đơn thuốc đảm bảo đúng các quy chế và không sai sót về chuyên môn với các nội dung sau:

- Trong đơn thuốc cần ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ bệnh, lưu ý tháng tuổi của bệnh nhân trẻ em.

- Tên dược chất, khối lượng chỉ định pha chế (nồng độ, hàm lượng trong đơn thuốc).

- Liều lượng chỉ định, đường dùng, cách dùng bảo đảm an toàn hợp lý.

- Thành phần và chỉ định của đơn thuốc có vi phạm các vấn đề tương kỵ, tương tác thuốc hay không.

- Chức danh, địa chỉ và chữ ký người kê đơn.

- Ngày kê đơn

- Mẫu đơn thuốc có đảm bảo tính hợp pháp theo quy chế hiện hành hay không.

- Người pha chế theo đơn cần thực hiện đúng kỹ thuật bào chế, chú ý đảm bảo đúng quy chế về nhãn và vật liệu bao gói.

- Lưu đơn thuốc, vào sổ theo dõi để đảm bảo công tác theo dõi quản lý, thanh tra của cơ sở pha chế cũng như của các cơ quan chức năng quản lý của ngành.

3.5.2. Các dung dịch mẹ, dung dịch gốc có nồng độ đậm đặc dùng trong pha chế theo đơn

Các dung dịch thuốc thường được kê với số lượng lớn ít, do đó khi pha chế, phải mất nhiều thì giờ cho việc cân đong từng lượng nhỏ dược chất và rửa dụng cụ. Mặt khác, cân, đong nhỏ dược chất thường đưa đến những sai số lớn.

Để hợp lý hóa các động tác bào chế, rút ngắn thời gian pha chế và nâng cao độ chính xác cũng như chất lượng chế phẩm, thường dùng những dung dịch mẹ có nồng độ nhất định được pha chế sẵn, khi điều chế một đơn thuốc không phải cân dược chất nguyên chất mà chỉ dùng các dụng cụ đong để lấy một thể tích dung dịch mẹ tương đương với lượng dược chất.

Các dung dịch mẹ của các hóa chất bền vững có thể bảo quản tối đa trong 1 tháng. Những chất kém bền vững như cloral hydrat chỉ pha dung dịch mẹ để trong 3 – 4 ngày, protargol, colargol chỉ pha chế dùng trong 1 – 2 ngày. Không nên pha chế các muối alcaloid thành dung dịch mẹ vì rất nhanh hỏng.

Các dung dịch mẹ có thể là môi trường rất tốt cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, vì vậy phải điều chế trong điều kiện vệ sinh vô khuẩn. Các chai đựng và dụng cụ phải được tiệt khuẩn trước. Dung dịch mẹ sau khi điều chế bắt buộc phải lọc. Sau đó phải định tính và định lượng để điều chỉnh nồng độ đến qui định nếu cần.

Người ta đã cải tiến việc sử dụng các dung dịch mẹ trong pha chế bằng cách nối liền các bình đựng trong dung dịch thuốc với hệ thống buret hoặc ống hút. Những dung dịch dùng với số lượng ít, được cho vào chai có cắm sẵn ống hút có chia độ mắc vào các giá quay, các chai nhỏ được đặt trong tủ kính. Các tủ này có thể quay tròn được để thuận tiện lấy dung dịch thuốc khi pha chế. Nhờ áp dụng những phương pháp này hiệu suất pha chế tăng lên nhiều lần.

4. Một số dung dịch thuốc dùng ngoài và thuốc uống

Một số dung dịch thuốc uống và dùng ngoài có thành phần và kỹ thuật bào chế như

sau:

4.1. Dung dịch thuốc nước

4.1.1. Định nghĩa, phân loại

Dung dịch thuốc nước (gọi tắt là thuốc nước) là dạng thuốc được điều chế bằng cách hoà tan một hoặc nhiều dược chất trong dung dịch thuốc.

Thuốc nước còn có một số tên gọi riêng để chỉ cách dùng thuốc và mục đích điều trị như: thuốc súc miệng, thuốc rà miệng, thuốc nhỏ tai, thuốc nhỏ mũi, thuốc thụt trực tràng, thuốc nhỏ mắt…

4.1.2. Kỹ thuật điều chế

Dùng phương pháp hoà tan thông thường

Phương pháp hoà tan thông thường được áp dụng khi điều chế các dung dịch thuốc có dược chất dễ tan: chất ít tan, có thể đun nóng nước để hoà tan nhanh.

Một số ví dụ:

Dung dịch kiềm kép

Công thức: Natri hydrocarbonat 0,6 g Natri hydrophosphat 0,6 g

Natri sulfat 0,6 g

Nước cất vđ 200 ml

Cách điều chế: hoà tan các dược chất trong nước cất, lọc.

Dùng phương pháp hoà tan đặc biệt

Các phương pháp hoà tan đặc biệt được áp dụng như đã nêu trong mục kỹ thuật

chung.

Một số ví dụ:

Dùng phương pháp tạo chất dẫn dễ tan: Dung dịch iod 1% (dung dịch Lugol) Công thức: Iod 1 g

Kali iodid 2 g Nước cất vđ 100 ml

Cách điều chế: Hoà tan kali iodid trong 2 – 3 ml nước cất, rồi hoà tan tiếp iod cho đến khi tan hoàn toàn, thêm nước vừa đủ 100ml, lọc nhanh qua bông.

Dùng chất diện hoạt làm tăng độ tan:

Dung dịch Lixusine 5% Công thức:

Thymol 1,10 g

Eucalyptol 0,17 g

Menthol 0,50 g

Methyl salicylat 1,00 g Natri lauryl sulfat 3,00 g Saccharin 0,40 g

Sorbitol 4,50 g

Màu xanh Green # 31,5 ml Cồn tinh dầu tế tân 0,60 ml Cồn 94o 350 ml

Nước cất vđ 1500 ml

Đóng chai 300 ml.

Natri lauryl sulfat trong công thức có vai trò làm chất diện hoạt làm tăng độ tan của dược chất trong công thức.

Cách điều chế:

(1). Pha dung dịch mẹ:

* Pha 1600ml dung dịch mẹ:

- Cân, đong, nguyên liệu và chuẩn bị dụng cụ pha chế .

- Đong cồn cao độ trong bình pha chế. Sau đó cho menthol, eucalyptol, thylmol, tinh dầu tế tân, methyl salicylate vào bình cồn cao độ, khuấy cho tan hết.

- Cho vào thùng 500 ml nước cất, cho natrylauryl sulfat, sacharin vào khuấy cho tan hết(1). Đổ 100 ml cồn vào (1) khuấy đều(2).

- Hoà tan 400 ml dung dịch mẹ trong 1,5 lít cồn (3).

- Đổ từ từ (3) vào (2), vừa đổ vừa khuất mạnh một chiều cho tới khi tan hết được (4).Dùng lượng cồn còn lại tráng dụng cụ ở dung dịch mẹ sau đó cho vào (4) khuấy đều (5).

- Hoà 450 gam dung dịch sorbitol và 150 ml dung dịch màu xanh green #3 vào (5) sau đó khuấy đều(6).Thêm dần nước cất vào (6) vừa thêm vừa khuấy đủ 150 lít. Để ổn định 60 phút sau đó lọc trong.

Trường hợp dung dịch thuốc có các chất phản ứng với nhau tạo ra chất mới có tác dụng dược lý

Có một số dung dịch thuốc không đi từ dược chất có sẵn để pha chế mà dược chất được tạo ra trong quá trình pha chế.

Một số ví dụ:

Dung dịch chì acetat base:

Chì acetat 30 g

Chì oxyd 10 g

Nước 7 g

Chì acetat base được tạo thành theo phản ứng sau đây: Pb(CH3COO)2.3H2O + PbO → Pb(CH3COO)2.Pb(OH)2 + 2H2O

Phản ứng này xảy ra rất chậm ở nhiệt độ thường, vì vậy phải điều chế dung dịch ở nhiệt độ cao theo phương pháp sau đây:

Hoà tan chì acetat với 80ml nước cất trong một bát sứ. Thêm chì oxyd đã tán mịn và đun, đồng thời khuấy liên tục đến khi hỗn hợp mất mầu. Đậy bát, để lắng một lát, sau đó lọc vào chai. Trong khi lọc chú ý đậy phễu.

Khi dịch lọc đã nguội, thêm nước cất vừa đủ 100g hoặc cho đến khi đạt tỷ trọng 1,30 – 1,32.

Khi điều chế dung dịnh chì acetat base cần dùng nước không có CO2 vì chì acetat base phản ứng với CO2 tạo chì carbonat không tan.

Xem tất cả 298 trang.

Ngày đăng: 30/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí