Vốn Tín Dụng Ngân Hàng Góp Phần Nâng Cao Tính Tự Chủ Cho Kinh Tế Htx Và Tạo Sự Bình Đẳng Trong Quan Hệ Tín Dụng Ngân Hàng Với Các Thành Phần Kinh Tế

130


- Dịch vụ tiêu thụ nông sản: HTX và đối trọng với tư thương nhằm bình ổn giá trên địa bàn, bảo vệ quyền lợi xã viên, tổ chức thu mua sản phẩm hàng hoá hàng năm từ 200-250 tấn, doanh thu đạt 450-500 triệu đồng.

- Dịch vụ điện, vật tư đIện và xăng dầu: Công trình lưới điện hạ thế được tu sửa, nâng cấp thường xuyên với chiều dài 5.420m. Toàn bộ lưới điện 3 pha, trụ bê tông, dây dẫn đạt qui cách chuẩn và trang bị đồng hồ cho xã viên. Mỗi năm tiêu thụ sản lượng điện gần 1 triệu KWh, doanh thu đạt 700 - 800 triệu đồng. HTX xây dựng một cửa hàng xăng dầu gần 500 triệu đồng bằng vốn vay Ngân hàng và một phần vốn tự có, doanh thu đạt 5,5 tỷ đồng/năm, một cửa hàng bán vật tư điện, nước và các dụng cụ khác với doanh thu 300 - 350 triệu đồng/năm.

- Dịch vụ xây dựng: nhận xây dựng các công trình kênh mương nội đồng, nhà ở cho xã viên, các công trình XDCB của HTX, doanh thu đạt 200- 250 triệu đồng /năm.

- Dịch vụ hỗ trợ: Mục đích dịch vụ này là phục vụ theo yêu cầu nguyện vọng của xã viên, mà khả năng từng hộ không thể thực hiện được hoặc thực hiện kém hiệu quả, chi phí cao. Do đó HTX đứng ra thành lập ký kết hợp đồng với các tổ chuyên khâu: tổ thuỷ nông, tổ nhận giống và xử lý chất lượng giống lúa, tổ tu sửa và bảo quản hệ thống kênh mương, đường nội đồng, tổ bảo quản nông sản cho xã viên… nhằm giúp xã viên thuận lợi trong việc sản xuất và sản xuất có chất lượng hiệu quả hơn. Cụ thể: dịch vụ nhân lúa giống và cung cấp lúa giống: hàng năm HTX chuẩn bị đủ vốn, tổ chức SX giống lúa trên diện tích thuê 10 ha đất dự phòng của xã và qui hoạch vùng, rộng của xã viên ký hợp đồng từ 15-20 ha để nhân giống chất lượng cao. Sản lượng giống từ 350-400 tấn doanh thu từ 900 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm. Đối với dịch vụ này, xã viên có nhu cầu rất cao và quyết tâm nhất vì tạo được công ăn việc làm, tăng thu nhập cho xã viên. Về giá cả, HTX luôn ưu đãi cho xã viên, nếu

131


thanh toán bằng tiền mặt sẽ giảm giá 5% còn hợp đồng để cuối vụ mới trả thì không phải tính lãi.

- Dịch vụ làm đất và tuốt lúa: HTX chủ động đại diện cho xã viên đứng ra ký hợp đồng với các chủ máy cày ở địa phương, cùng với máy cày sẵn có của HTX là đối trọng bình ổn giá. Nhờ vậy đã đảm bảo thực hiện đúng qui trình kỹ thuật thời gian gieo cấy và giá rẻ so với bên ngoài. HTX tham gia dịch vụ này thực hiện cạnh tranh lành mạnh với các thành phần kinh tế khác, đảm bảo lợi ích thuộc về xã viên, nhất là hộ nghèo thiếu vốn sản xuất. 100% xã viên tham gia dịch vụ này, doanh thu đạt 350 - 400 triệu đồng /năm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

- Dịch vụ bơm nước, thuỷ lợi tưới tiêu và uỷ nhiệm thu thuỷ lợi phí: HTX thành lập tổ chuyên khâu với 20 lao động có trách nhiệm nạo vét mương nội đồng điều tiết nước đến từng thửa ruộng theo sự điều hành của cán bộ HTX, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ đồng rộng, nông sản cho nhân dân. Bên cạnh đó, nhờ vốn tín dụng Ngân hàng và vốn tích luỹ, HTX đã xây dựng 2 trạm bơm công suất 120 KVA, vốn đầu tư 344 triệu đồng, chủ động tưới cho 160 ha, nâng sản xuất từ 1 vụ lên 3 vụ/năm, đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho sản xuất. Doanh thu dịch vụ này từ 200 - 250 triệu đồng/năm.

- Dịch vụ tu bổ và bảo quản đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi nội đồng. HTX thành lập tổ chuyên khâu với 10 lao động nhằm sửa,bảo quản, quản lý đường giao thông, các hệ thống kênh mương nhằm bảo đảm việc đI lại, sản xuất thu hoạch và điều tiết nước kịp thời, giảm chi phí vận chuyển cho xã viên. Hàng năm HTX tu bổ, bảo dưỡng gần 9 km đường giao thông, 20 km kênh mương nội đồng với kinh phí trên 30 triệu đồng. Ngoài ra, HTX nhận xây 5.000 km kênh mương cấp 3 với tổng giá trị 1,3 tỷ đồng bằng nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước, vay Ngân hàng và đóng góp của xã viên.

Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế hợp tác xã ở Việt Nam - 18

Bên cạnh đó, HTX luôn quan tâm chú trọng đến lịch thời vụ, cơ cấu giống thích hợp, qui hoạch từng vùng để trồng cây con thích hợp và có giá trị

132


kinh tế cao, phối hợp với trung tâm khuyến nông bảo vệ thực vật tổ chức các lớp tập huấn trình diễn mô hình thâm canh và truyền đạt kiến thức khoa học kỹ thuật mới cho nông dân. Kết quả diện tích gieo trồng năm 2004 đạt 853 ha, tăng 16% so với năm 2002 và tăng 12% so với năm 2003, các năm 2005 - 2007 vẫn duy trì ở mức 850 - 860 ha. Sản lượng năm 2004 đạt 4.362 tấn, tăng 18% so với năm 2002 tăng 14,5% so với năm 2003, các năm 2005 - 2007 đạt

4.400 tấn đến 4.800 tấn.

Nhờ chủ động về vốn, hoạt động dịch vụ của HTX mang lại hiệu quả tăng qua từng năm, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao rõ rệt. Năm 2004, doanh thu từ các dịch vụ đạt 10 tỷ đồng, tăng 35,3% so với năm 2002, tăng 25% so với năm 2003. Lãi thu được 600 triệu đồng, tăng 33%

so năm 2002 tăng 22% so với năm 2003. Doanh thu năm 2005 đạt 8,9 tỷ đồng, đạt 77% kế hoạch năm, năm 2006 đạt 12,1 tỷ đồng và năm 2007 đạt 16,12 tỷ đồng; giá thành từng khâu dịch vụ giảm dần với mục tiêu phục vụ xã viên là trọng tâm. [6].

c. Đối với mô hình HTX vừa sản xuất kinh doanh tập trung, vừa dịch vụ hỗ trợ:

Với mô hình này, HTX vừa đứng ra tổ chức SXKD tập trung đảm bảo hiệu quả và vừa làm các dịch vụ cho xã viên. Vì vậy, yêu cầu về vốn là rất lớn để mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh thích nghi trong cạnh tranh và luôn mở rộng , nâng cáo chất lượng các khâu dịch vụ,. Vốn của HTX có giới hạn, nên vốn tín dụng Ngân hàng với đặc tính ưu việt của mình đã khẳng định vai trò quan trọng, không thể thay thế ở các HTX dạng này.

HTX dịch vụ SXKD tổng hợp Duy Sơn II ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một đơn vị hình thành từ HTX nông nghiệp với sự góp vốn của 170 xã viên. Từ năm 1990 HTX chuyển đổi cơ cấu SXKD theo hướng nông- công nghiệp - dịch vụ. Năm 1997 HTX chuyển đổi hoạt động theo luật.

133


HTX vừa làm dịch vụ cho SX nông- lâm nghiệp, vừa phát triển các ngành nghề công nghiệp- TTCN ở nông thôn. [6].

- Sản xuất nông - Lâm nghiệp và dịch vụ: HTX luôn làm tốt các khâu dịch vụ cơ bản mà hộ xã viên nhu cầu như: Thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, giống, chăn nuôi thú y… riêng kinh phí tiêm phòng đàn gia súc, gia cầm HTX hỗ trợ 100% cho xã viên:

Do tập trung được vốn từ các nguồn kinh phí Nhà nước, vốn tín dụng Ngân hàng và vốn tự có HTX đã đầu tư xây dựng nhiều đập chứa, trạm bơm nước, kênh mương phục vụ thuỷ lợi cho nông dân, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm chuyển đổi cây trồng, con vật nuôi, thực hiện các chương trình IBM, ICM, BUCAP,…Cụ thể là phổ biến cho xã viên phòng trừ dịch hại tổng hợp, chọn lai tạo giống, không dùng thuốc trừ sâu đại trà, sản xuất giống cấp I nhằm tiết kiệm chi phí SX, bảo vệ môi trường sống của cộng đồng.[6].

Sản xuất nông nghiệp hàng năm HTX đạt từ 3.500-3.600 tấn qui thóc, HTX hỗ trợ chương trình trồng rừng 100kg thóc /1ha, nhằm khuyến khích hộ nông dân đầu tư mạnh vào lâm nghiệp nên đã tổ chức trồng, bảo vệ rừng tập trung và phân tán trên 230 ha diện tích đất trống đồi trọc. [6].

HTX đã xây dựng dự án nước sạch nông thôn trên 1 tỷ đồng và đưa vào sử dụng 40% số hộ trọng địa phương.

- Sản xuất CN-TTCN:

Sản xuất điện năng: HTX đã xây dựng 1 nhà máy thuỷ điện 1.200KW được hoà chung vào lưới điện quốc gia, hàng năm sản lượng đIện từ 2-2,5 triêu KWH, doanh thu từ 1,4 - 1,5 tỷ đồng.

Dệt vải: HTX không dệt tập trung mà hỗ trợ vốn cho hộ xã viên phát triển sản xuất dệt ở từng hộ gia đình với 630 khung dệt, làm ra 3-4 triệu mét vảI các loại/năm, doanh thu đạt 4 tỷ/năm, giải quyết việc làm cho 300 lao động.

134


Sản xuất hàng mây tre xuất khẩu: Mỗi năm SX được 3.000 sản phẩm các loại như: bàn ghế, hàng trang trí nội thất gia đình, nhà hàng, khách sạn, ghế trẻ em, giỏ báo,… và 70 tấn nguyên liệu sơ chế. Doanh thu đạt 3 - 4 tỷ đồng/ năm. HTX thực hiện sản xuất tập trung ở các khâu chế biến nguyên liệu và hoàn tất sản phẩm. Các công đoạn khác được đưa về hộ nông dân tự sản xuất ở gia đình. Ngoài ra HTX còn tạo tay nghề, kỹ thuật cho các địa phương trong và ngoài huyện để sản xuất hàng may tre, sau đó HTX thu nhận và tiêu thụ.

HTX giầy xuất khẩu: hàng năm sản xuất từ 200-300 ngàn đôi giầy thể thao xuất khẩu, doanh thu gia công từ 3,5 - 4 tỷ đồng/năm, giải quyết cho 300 lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập bình quân 600-700 ngàn đồng/người/tháng.

Lĩnh vực may mặc: HTX đã đầu tư dây truyền may 2,7 tỷ đồng từ nguồn tín dụng ngân hàng, hàng năm xuất khẩu từ 100-150 ngàn sản phẩm, doanh thu từ 2 - 2,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó HTX còn liên doanh với doanh nghiệp Đài loan hình thành công ty TNHH 2 thành viên chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Tổng trị giá công trình 8 tỷ đồng gồm: nhà xưởng và thiết bị, trong đó HTX bằng vốn tự có và vay Ngân hàng góp 60% vốn, phía Đài loan góp 40% vốn. Dự án liên doanh đã đi vào sản xuất, giải quyết gần 500 lao động dư thừa ở nông thôn và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho địa phương.

Dịch vụ thương mại, du lịch: HTX luôn chú trọng các khâu dịch vụ đầu vào, đầu ra của sản phẩm nông - lâm nghiệp và ngành nghề như: Lương thực, nguyên liệu sợi, sản phẩm dệt, hàng may mặc, một số hàng nông sản và cây lâm nghiệp khác. Để làm tốt các dịch vụ này HTX đã luôn chủ động về vốn. Khi cần thiết thiếu vốn, với uy tín sẵn có Ngân hàng luôn đáp ứng kịp thời bằng nguồn vốn tín dụng ngắn hạn. Vùng du lịch sinh thái trên 100 ha được

135


nhà nước hỗ trợ kinh phí qui hoạch đang đầu tư trong và ngoài nước. Khi có nhà liên kết đầu tư, HTX sẽ xây dựng phương án cụ thể để có sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của vốn tín dụng ngân và một phần vốn của HTX tham gia. Hiện tại đã có tuyến đường từ tỉnh lộ 610 vào khu du lịch được thi công hơn 4 km bê tông, thảm nhựa để phục vụ khách tham quan du lịch vùng sinh thái này.

Như vậy, tín dụng Ngân hàng không thể thiếu được đối với bất kỳ một HTX cụ thể nào hoặc kinh tế HTX nói chung, nếu muốn phát triển đi lên. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, TDNH tham gia tuỳ theo yêu cầu của từng HTX. TDNH đã thực sự quan trọng cho phát triển kinh tế HTX cả bề rộng lẫn chiều sâu và ở mọi mô hình kinh tế HTX để tín dụng ngân hàng tham gia từ sản xuất đến từng khâu dịch vụ, cần phải được tháo gỡ bằng một cơ chế cụ thể, thực tế, hiệu quả cả từ phía Ngân hàng và HTX.

2.3.1.4. Vốn tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao tính tự chủ cho kinh tế HTX và tạo sự bình đẳng trong quan hệ tín dụng ngân hàng với các thành phần kinh tế khác

Giai đoạn 2000-2007, nền kinh tế nước ta nói chung phát triển ổn định, tốc độ phát triển GDP bình quân đạt gần 7,6%/ năm, hành lang pháp luật cho phát triển kinh tế HTX tương đối hoàn thiện, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích HTX phát triển. Kinh tế HTX ở Việt Nam giai đoạn này là thời kỳ đã chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX. Qua phân loại, hầu hết cá HTX đã ra khỏi thời kỳ khó khăn để bước vào thời kỳ phát triển mới. Tuy nhiên, kinh tế HTX phát triển vẫn ở mức thấp (bình quân 3,74%/ năm), sức cạnh tranh yếu. Các xã viên, nhất là người nghèo còn chịu nhiều thua thiệt khi không có tổ chức HTX đủ mạnh để bảo vệ quyền lợi cho họ. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm trì trệ hoá quá trình phát triển là kinh tế HTX không tiếp cận được nhiều vốn ngân hàng. Vốn ngân hàng đã ít, phân bổ

136


dàn trải giữa các vùng, thiên lệch giữa các ngành càng làm cho nó kém phát huy hiệu quả. Phân tích thực trạng, tìm ra những nguyên nhân, bất cập trong mối quan hệ tín dụng ngân hàng với phát triển kinh tế HTX là rất cần thiết. Từ đó, có giải pháp hữu hiệu cho vốn tín dụng ngân hàng tham gia nhiều hơn nữa, thúc đẩy kinh tế HTX phát triển ngang tầm với vị trí, vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân.

2.3.2. Những hạn chế

2.3.2.1. Vốn tín dụng ngân hàng còn chiếm tỷ trọng thấp so với nhu cầu vốn của kinh tế hợp tác xã và hợp tác xã vẫn rất khó vay được vốn ngân hàng

Hai vấn đề trên có mối quan hệ mật thiết lẫn nhau. Chính vì khó vay được vốn NHTM, nên vốn tín dụng NHTM chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số vốn đầu tư của kinh tế hợp tác xã trong những năm gần đây. Mặc dù tỷ trọng vốn tín dụng ngân hàng trong tổng số vốn đi vay của kinh tế HTX có xu hướng tăng kể từ năm 2000 đến nay, từ tỷ lệ 5,8% tăng lên rất nhanh, đạt tỷ lệ 24,8% vào năm 2007, nhưng tỷ trọng vốn vay NHTM vẫn chỉ chiếm dưới 10% tổng số vốn đầu tư hàng năm của kinh tế HTX.

Bên cạnh đó tỷ trọng vốn cho vay kinh tế HTX so với tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế cũng chiếm tỷ trọng rất thấp. Nếu như đến hết năm 2007, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của hệ thống NHTM và các TCTD ở Việt Nam đạt trên 960.000 tỷ đồng, trong khi dư nợ cho vay kinh tế HTX chỉ đạt 1.063 tỷ đồng, chỉ chiếm trên 1%, đây là tỷ lệ quá thấp. Tình trạng này ít được cải thiện trong những năm qua. [6] ; [2].

2.3.2.2. Các HTX mới thành lập còn thiếu những điều kiện vay vốn và thiếu tính thuyết phục dự án xin vay đối với Ngân hàng thương mại

- Sự tách bạch giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội chưa rõ ràng. Những xã viên cùng ngành nghề muốn hợp tác với nhau, dựa vào nhau, tự nguyện góp tài sản, vốn để cùng SXKD. Khi thấy cần thiết thì gia nhập HTX,

137


thấy chưa có lợi (Kể cả lợi trước mắt) lại có thể xin ra khỏi HTX. Vì vậy, tổ chức HTX có những lỏng lẻo, thiếu ổn định, thiếu chủ động ở những mức độ khác nhau.

- Kinh nghiệm trong thương trường của các HTX mới thành lập chưa có nhiều, thương hiệu, uy tín chưa tạo lập được, đã hạn chế việc mở rộng SXKD, khẳng định vị thế trên thị trường còn yếu.

- Một số HTX mới thành lập vẫn còn theo phong trào, thành lập dưới sự chỉ đạo của các cấp chính quyền (nhất là đối với các HTX nông nghiệp) nên nặng về tính chất chính trị mà chưa phát huy được hiệu quả kinh tế.

- Uy tín của các HTX kiểu cũ bị đánh mất, đã đi vào tiềm thức của nhiều người nên rất khó xoá bỏ. Điều này vẫn còn ảnh hưởng đến hoạt động của HTX mới thành lập. Các thành phần kinh tế khác chưa thật sự yên tâm, tin tưởng khi cộng tác, liên kết kinh tế với các HTX này. Việc tiếp cận với các nguồn vốn khác nhau để phát triển còn gặp nhiều khó khăn.

2.3.2.3. Việc thành lập và hoạt động của các hợp tác xã chưa thực sự tuân thủ các giá trị và nguyên tắc, chưa đúng Luật hợp tác xã nên hiệu quả hoạt động còn thấp nên ngân hàng thương mại khó có thể đáp ứng được nhu cầu vốn vay

Dịch vụ hợp tác xã cung cấp cho xã viên chiếm tỷ trọng rất thấp trong kết quả kinh doanh của hợp tác xã, ước chỉ chiếm 0,21% trong tổng giá trị sản xuất của hợp tác xã năm 2005 và tỷ lệ tương ứng vào năm 2007. Như vậy, hoạt động của hợp tác xã chưa hướng chủ yếu vào xã viên hợp tác xã.

Không ít hợp tác xã chưa thực sự "mở" rộng rãi cho đông đảo thành viên tham gia, thậm chí có hợp tác xã hoạt động thực chất là doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp, phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông, dịch vụ điện. Tồn tại này xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, một mặt trong hệ thống pháp luật hợp tác xã các giá trị và nguyên tắc của hợp tác xã

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí