Tìm hiểu ngôn ngữ trong thơ Bàn Tài Đoàn chúng ta cảm nhận được ngôn ngữ trong thơ ông mang tính hướng nội; với một lối nói, lối kể mộc mạc, dung dị - nhà thơ đã nói, đã kể với bạn đọc gần xa về cuộc sống sinh hoạt, đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Dao với sắc thái biểu cảm sâu sắc, thông qua những lối nói đậm chất Dao và những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc.
Bàn Tài Đoàn chủ yếu viết thơ cho đồng bào của mình và đồng bào cũng thường lấy thơ ông để làm lời bài hát (hát Páo dung). Thông qua những bài thơ, bài hát này - người Dao đã thể hiện được tình cảm yêu thương, kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với Đảng, Bác Hồ, Cách mạng. Vì thế có thể nói: thơ ông chính là tiếng nói tâm hồn đích thực của người Dao.
3.2. Vận dụng lối thơ cổ phong một cách phù hợp và sáng tạo
Thể thơ mà Bàn Tài Đoàn hay sử dụng trong hầu hết các sáng tác của mình là lối thơ cổ phong 7 chữ ( thể thơ truyền thống của dân tộc Dao). Trong thơ cổ phong người ta chia ra làm hai loại - đó là cổ phong ngũ ngôn (năm lời) và cổ phong thất ngôn (bẩy lời). Vì vậy, mà thơ cổ phong có thể dài, ngắn khác nhau, có những bài thơ ngắn người ta gọi là đoản thiên nhưng cũng có những bài được viết dài được gọi là trường thiên. Số câu trong thể thơ cổ phong cũng không tuân theo qui định cụ thể, đoản thiên có thể là bốn câu, sáu câu, tám câu cũng có khi trên mười câu; còn trường thiên là những bài thơ dài nghiêng về trần thuật, hoặc biểu cảm trước một đề tài dài, diễn biến liên tục; vì thế thường được sắp xếp thành từng phần có cấu trúc mạch lạc, rò ràng, hợp lý.
Vần trong thơ cổ phong cũng được viết một cách tự do hơn thơ Đường luật, có những bài người viết chỉ sử dụng duy nhất một vần (gọi là độc vận) trong một bài, nhưng cũng có khi người viết dùng nhiều vần (gọi là hoán vận) trong lúc viết. Vần bằng và vần trắc có khi được người viết
dùng kết hợp cả hai trong bài viết nhưng cũng có lúc nó được dùng riêng từng loại một.
Thể thơ cổ phong 7 chữ thường được dùng để viết các bài thơ dài mang tính trần thuật, do vậy trong bài thơ thường được người viết xây dựng thành các mạch đoạn cho rò ràng, thoát ý. Vì thế, thơ cổ phong phóng túng, hàm súc, cô đọng hơn, ít bị gò bó ràng buộc trong niêm luật, số câu, số chữ, nên nó không bị những đòi hỏi khắt khe về đối ngẫu, luật thơ, âm nhạc như thơ Đường luật.
Bàn Tài Đoàn là một người con của dân tộc Dao, ngay từ nhỏ ông đã đắm mình trong những điệu hát, câu ca của dân tộc mình. Chính vì thế, ông đã tự học chữ Nôm Dao để có thể đọc được những bài cúng, bài hát dân ca của dân tộc mình. Vì có khiếu làm thơ nên ông thường sáng tác thơ theo thể thơ truyền thống (trong tập trường ca Bàn Hộ) hoặc theo những làn điệu “Páo dung” cổ truyền, của dân tộc.
Có thể bạn quan tâm!
- Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 8
- Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 9
- Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 10
- Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 12
- Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 13
- Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 14
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Hầu hết thơ Bàn Tài Đoàn đều được sáng tác theo thể 7 chữ. Trong tập thơ Đường sáng, Sáng cả hai miền, Tìm bạn rừng, Bước đường tôi đi, Kể chuyện đời được sáng tác hoàn toàn bằng thể thơ 7 chữ. Đặc biệt, trong hai tập thơ Đường sáng, Kể chuyện đời nhà thơ đã sử dụng loại trường thiên trong thơ cổ phong 7 chữ để kể về cuộc đời của các vị lãnh tụ như Lê – Nin, Hồ Chí Minh đồng thời còn tự thuật với bạn đọc về cuộc đời của chính nhà thơ. Trong hai tập thơ đó nhà thơ đã xây dựng nội dung các bài thơ đó thành từng phần có một bố cục khá mạch lạc, hợp lý và sử dụng nhiều vần (liên vận), gieo vần gián cách (chữ cuối của hai câu chẵn kế tiếp vần với nhau). Ví dụ như các câu thơ:
Chỉ còn một cái vòng cổ ấy Ngày xưa xuất giá mẹ mang theo
Hay:
Nghĩ mà muốn cởi, không đành cởi Cởi rồi con cháu lấy gì đeo
(Kể chuyện đời) [4,tr.8]
Lê – nin ra sức học lấy chữ
Sách của Các Mác học cho thông Sách của Các Mác chăm học lấy Học rồi làm theo cho thành công
(Lê – nin) [10,tr.101]
Trong Tuyển tập thơ Bàn Tài Đoàn, qua khảo sát chúng tôi thấy có đến 56/59 bài thơ được nhà thơ sáng tác bằng thể thơ cổ phong 7 chữ.
Chúng ta bắt gặp lối thơ 7 chữ trong tập Trường ca Bàn Hộ, trong dân ca Dao - Bàn Tài Đoàn thường vận dụng lối thơ ca cổ truyền đó để sáng tác thơ, vì thế thơ của ông gần với những lời ca trong trường ca Bàn Hộ, trong dân ca Dao.
Chẳng hạn, trong phần khởi đầu của Trường ca Bàn Hộ có đoạn:
Một đôi chim xanh cất lời ca Chim xanh hót trên ngọn cành đa
Còn tôi - khởi xướng hát trong nhà Đêm Tuất, Hợi khởi đầu xướng Ngày mai Thìn, Tỵ hết lời ca
Thì trong bài thơ Gà trống vỗ cánh in trong tập thơ Tìm bạn rừng Bàn Tài Đoàn cũng đã vận dụng triệt để lối kết cấu, hình ảnh, cách xướng của Trường ca Bàn Hộ:
Trong nhà nuôi con gà trống
Trên đầu mang có một bông hoa hồng Một bông hoa hồng trên đầu nở
…
Ba canh qua rồi bốn canh đến Bốn con gà trống vỗ cánh ngay Vỗ cánh gáy cho mọi người biết Gọi cho mọi người đừng ngủ say
(Gà trống vỗ cánh) [11,tr.415]
Hoặc trong Trường ca Bàn Hộ người đọc bắt gặp những đoạn ở chương Thời đại hạn, Ước được mùa như:
Cây chuối trên rừng cháy thành củi Rêu xanh dưới suối cháy thành tro Cây chuối trên rừng lửa đốt cháy Rêu xanh dưới biển đốt nấu cơm
(Chương “Thời đại hạn”)
Khi đi được thấy vầng trăng khuyết Lúc về đã thấy bóng trăng tròn
Khi đi nhìn thấy người cầy cấy Lúc về đã thấy lúa đầy đồng.
(Chương “Ước được mùa”)
Dựa trên lối kết cấu, cách gieo vần mang tính truyền thống của hai chương Trường ca Bàn Hộ nhà thơ đã vận dụng một cách có sáng tạo lối kết cấu, cách gieo vần liền, vần cách, của thể thơ cổ phong vào bài thơ Lịch sử nước Việt Nam của mình như:
Nước nhà Việt Nam thật nhỏ bé Bé bé quân giặc cũng đến mò Giặc nào mò đến cũng thất bại Giặc đến bao nhiêu đều thua to
Ngày xưa phương Bắc giặc mò đến Ba lần giặc Nguyên đến Việt Nam Ba lần đến gặp Trần Hưng Đạo
Bạch Đằng sông nước nhấn cho chìm
(Lịch sử nước Việt Nam) [13,tr.14]
Chúng ta có thể nhận thấy rò một điều là: Bàn Tài Đoàn không chỉ kế thừa cái hay cái đẹp trong Trường ca Bàn Hộ - mà ông còn biết tiếp thu một cách có sáng tạo những cái hay cái đẹp của thể thơ cổ phong trong Trường ca Bàn Hộ để làm phong phú và phù hợp hơn với điều kiện thời đại mới trong các sáng tác của mình.
Ông không chỉ kế thừa cái hay cái đẹp của thể thơ 7 chữ trong Trường ca Bàn Hộ mà ông còn biết kế thừa những tinh hoa từ trong dân ca Dao. Đọc các bài dân ca này chúng ta nhận thấy chất hiện thực giàu có, phản ánh cuộc sống, tâm tư, tình cảm của đồng bào dân tộc Dao. Và đằng sau những lời ca ấy người đọc như thấy được một niềm tin của những người dân lao động miền núi vào khả năng của bản thân họ có thể vượt qua được số mệnh của chính mình.
Trong các bài hát đối của người Dao thường có những câu hát như:
Xin hỏi em:
Từ đâu em lạc đường tới đây
Cây gì đóng thuyền vượt qua biển Vượt bao trùng sóng dữ tới đây?
Không nên hỏi:
Em từ rừng hoang vắng vô đây
Sa mộc đóng thuyền vượt qua biển Vượt qua ngàn trùng sóng dữ tìm anh
Bàn Tài Đoàn đã tiếp thu được những tinh hoa quí báu đó từ dân ca Dao, nên thơ ông đã đạt tới mức chân thực như thơ ca truyền thống, như tâm hồn cùng những đức tính quí báu của người dân tộc Dao. Nếu trong những lời hát đối của dân ca Dao đã thể hiện được niềm tin, tình yêu thương, sự chân thực giữa con người với con người, thì ở trong các bài thơ (như bài thơ Đẽo cày) cũng có những lời đối đáp của nam, nữ dựa trên những lời dân ca truyền thống để thể hiện tình yêu, niềm tin vào cuộc sống của thanh niên nam nữ thời nay. Chính vì vậy, mà các bài thơ của ông thường được đồng bào Dao xin để hát “Páo dung” trong những dịp lễ tết, để nam nữ hát “Páo dung” trao duyên cho nhau:
Nam hỏi:
Nữ đáp:
Trên rừng có cây là vô khối Vác búa lên chặt lấy một cây Chặt lấy một cây về đẽo lấy Thắng vào trâu mộng đi ầm ầm
Em là con gái không biết đẽo Nhờ người đẽo thì phải tiền công
Không tiền không dám nhờ người đẽo Nhà em nghèo khổ chỉ nhìn không
(Đẽo cày) [13,tr.143]
Nếu trong bài ca Can chi có đoạn:
Mậu thân Kỷ Dậu: đất trên núi Núi đất chưa khô ước yêu em
Khe nước xanh xanh rồng vàng hiện Thôn cô đất quí mọc tiền vàng …
Thì trong bài thơ Pha chè đãi khách nhà thơ Bàn Tài Đoàn cũng có đoạn thơ tương tự để cho trai gái người Dao hát đối đáp với nhau:
Mỗi năm hái được nhiều chè lắm Đem ra chợ bán cũng được tiền Có tiền mua dầu và mua muối
Còn thừa một đống hơn trăm nghìn
(Pha chè đãi khách) [11,tr.430]
Ngay từ khi mới sáng tác và cho đến tận sau này - nhà thơ Bàn Tài Đoàn vẫn sáng tác thơ bằng chữ Nôm Dao; khi viết thơ bằng tiếng Nôm Dao ông đã viết theo đúng niêm luật chặt chẽ của thể thơ cổ phong (7 chữ ) truyền thống của dân tộc. Hầu hết các bài thơ đều được ông sáng tác bằng tiếng Nôm Dao rồi mới dịch sang tiếng Kinh; trong quá trình dịch từ tiếng Nôm Dao sang tiếng Kinh chắc chắn không thể tránh khỏi việc mất đi ít nhiều cái chất thơ thuần Dao trong thơ ông. Bên cạnh đó cũng có một số bài khi dịch từ tiếng Nôm Dao sang tiếng Kinh nhà thơ đã dịch thanh thoát hơn để có thể diễn tả được hết một câu truyện dài hoặc một vấn đề thời sự lớn cho người đọc dễ hiểu.
Bài thơ viết theo thể thơ cổ phong 7 chữ là những bài thơ tuân thủ đúng niêm luật chặt chẽ trong từng câu thơ. Các từ thứ nhất, thứ ba, thứ năm có thể viết tự do không tuân thủ theo luật bằng, trắc (nhất, tam, ngũ bất luận), nhưng các từ thứ hai, thứ tư, thứ sáu phải được viết theo đúng luật
bằng, trắc (có nghĩa tiếng thứ hai là trắc thì tiếng thứ tư là bằng, tiếng thứ sáu lại là trắc và ngược lại), chẳng hạn:
Nghe giọng chàng trai vang đỉnh núi Đàn chim ngơ ngẩn cánh dừng bay Nghe âm sắc chảy theo dòng suối Nhạc ngựa vẫn im – tình vẫn say!
(Muốn tìm bạn) [11,tr.197]
Bên cạnh đó cũng có những đoạn thơ, bài thơ dịch ra thanh thoát theo một vần điệu mới để diễn tả được tâm sự của nhà thơ gửi đến đồng bào người Dao máu thịt của mình:
Đọc xong Cụ Hồ mừng phấn khởi Như bắt được cái kim chỉ nam
Có kim chỉ nam chỉ phương hướng Thấy phương thấy hướng biết đi theo
(Hồ Chí Minh) [10,tr.127]
Có thể thấy, trong những sáng tác của mình trước Cách mạng và sau Cách mạng ông đặc biệt chung thuỷ với thể thơ 7 chữ trong quá trình sáng tác của mình. Điều này cho thấy ông là người trung thành với thể loại thơ truyền thống ( tuy nội dung thơ là mới) chính điều đó đã thể hiện rất rò bản sắc Dao trong thơ ông. Mặt khác cũng cho thấy sự “không chịu đổi mới” về mặt thể loại thơ của ông.
3.3. Thế giới hình tượng thơ độc đáo
Như chúng ta đã biết, hình tượng là một phương tiện đặc thù của nghệ thuật nhằm phản ánh, khái quát tính qui luật của hiện thực qua hình thức cá