Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 13


3.3.3. Hình tượng người phụ nữ

Hình tượng người phụ nữ trong thơ Bàn Tài Đoàn cũng đã thể hiện được những vẻ đẹp chung của người phụ nữ Việt Nam và cũng mang những nét đẹp riêng của người phụ nữ Dao. Những người phụ nữ xuất hiện trong thơ ông đó là những người mẹ chịu thương, chịu khó, người vợ thuỷ chung hết lòng thương yêu, chăm sóc chồng con và những cô gái Dao gan dạ dũng cảm… Thông qua hình tượng người phụ nữ nhà thơ gửi gắm trong đó những tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc của mình. Vì thế mà hình tượng người phụ nữ trong thơ ông luôn là những con người mộc mạc rất đáng yêu, đáng kính trọng - bởi sự hy sinh quên mình vì gia đình, vì Cách mạng của họ.

Hình tượng người mẹ dân tộc Dao được Bàn Tài Đoàn khắc hoạ một cách cụ thể, đầy xúc động với những phẩm chất tốt đẹp cao quí: yêu thương con, hy sinh vì con và có tấm lòng cực kỳ nhân hậu, luôn bồi đắp tình yêu con người cho con cái:

Chiều về con vác theo củi khô Mẹ sưởi ấm đêm có gió mùa Truyện cổ tích, con nghe mẹ kể Đoạn vui mẹ Páo rung” say sưa.

(Con của mẹ) [11,tr.156]

Cả cuộc đời của mẹ là sự hy sinh, tận tụy, vun xới cho sự sống, chở che cho con, nuôi dậy con nên người:

Đêm đêm mẹ thao thức năm canh, Lo sao đời con của mẹ,

Áo ấm thân mùa đông tháng giá, Bốn mùa cơm đầy bát con ăn.

(Chân trời sáng) [11,tr.135]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


Tình thương yêu con của người mẹ Dao ở đây còn là tình yêu thương của một người mẹ đã được giác ngộ Cách mạng, có những đóng góp cụ thể với đoàn thể, với Cách mạng, góp sức nhỏ bé của mình vào làm thay đổi cuộc sống của người Dao ngày càng tốt đẹp hơn:

Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 13

Con ở nhà cùng với bà,

Để mẹ đi cùng đoàn cùng tổ,

(Chân trời sáng) [11,tr.135]

Yêu chồng, thương con là đức tính cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam nói chung của những người phụ nữ Dao nói riêng. Những người mẹ, người vợ dân tộc Dao này luôn hết lòng hy sinh cho những người thân yêu của mình. Trong thơ Bàn Tài Đoàn chúng ta bắt gặp hình ảnh người vợ hết lòng lo lắng gánh vác công việc gia đình để cho ông có thời gian tham gia Cách mạng:

Một mình mình ở thay tôi nhé! Tạm xa nhau vì nước non.


Mẹ già con nhỏ gia đình túng Tôi biết mình gánh nặng hai vai Độc lập rồi ta sum họp lại Trăng lên, gà gáy đến ngày rồi!

(Đầu tôi vẫn còn) [11,tr.120]

Khi cả nước đang trong cuộc kháng chiến trường kỳ, tất cả mọi suy nghĩ hành động của mỗi con người đều hướng vào sự nghiệp chung của dân tộc. Vì thế, gánh nặng gia đình đã được đặt lên đôi vai bé nhỏ của người vợ, và người vợ đã thực sự hoà mình vào cuộc chiến đấu chống quân thù với các công việc cụ thể như: chăm lo cho gia đình, làm nhiệm vụ tiếp tế lương thực…:

Anh cứ yên lòng đi đánh Mỹ


Đừng lo vướng víu việc ở nhà Trăm việc có em lo liệu cả Sớm tối em chăm sóc mẹ già.

(Tiễn anh lên đường) [11,tr.159]

Họ là những người phụ nữ đã có nhiều đóng góp vào các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. Họ luôn có niềm tin vững chắc vào ngày chiến thắng của dân tộc ta.

Cách mạng càng ngày càng tiến gần đến ngày chiến thắng thì càng gặp phải vô vàn những khó khăn, đòi hỏi phải có nhiều người biết hy sinh cho Cách mạng. Vì thế thời điểm này đã xuất hiện những người mẹ, người vợ, người phụ nữ dám đứng lên trực diện đấu tranh chống quân thù. Do đó, hình tượng người phụ nữ trong thơ Bàn Tài Đoàn mang những phẩm chất mới: Không chịu khuất phục, cam chịu, trái lại còn có sức mạnh phi thường khi đấu tranh trực diện với quân thù.

Tóm lại, có thể thấy rất rò trong thơ của Bàn Tài Đoàn hình tượng người phụ nữ dân tộc thiểu số hiện lên với những phẩm chất cao quí: hết lòng vì Cách mạng, vì sự tiến bộ của dân tộc Dao, vì gia đình. Qua đó cũng thấy được tình cảm yêu thương , quí trọng và biết ơn sâu sắc của tác giả đối với người phụ nữ. Đây cũng là một nét đặc sắc trong thơ của nhà thơ dân tộc Dao tiêu biểu này.

Ngoài ra trong thơ ông – ta còn bắt gặp nhiều hình tượng khác. Tuy nhiên, nổi bật nhất vẫn là ba hình tượng thơ trên. Chính ba hình tượng thơ này đã góp phần tạo ra những nét riêng độc đáo trong thơ của Bàn Tài Đoàn cũng như tạo nên nét bản sắc dân tộc trong thơ ông. Và có lẽ vì thế chăng mà người Dao trên quê hương ông thường lấy thơ của ông để hát “Páo dung” trong những dịp lễ tết, hội hè.


PHẦN III: KẾT LUẬN

Thông qua việc khảo sát, nghiên cứu bản sắc Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1 - Bàn Tài Đoàn là một nhà thơ Dao xuất sắc trong đời sống thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại. Ông đã có những đóng góp rất to lớn cho thơ dân tộc Dao nói riêng và cho thơ ca các dân tộc thiểu số nói chung. Ông là một trong những cây bút chủ chốt đặt nền móng cho thơ ca các dân tộc thiểu số thời kỳ hiện đại phát triển sau Cách mạng tháng 8 năm 1945. Trong quá trình sáng tác, ông đã kế thừa được những tinh hoa của thơ ca dân ca, tục ngữ. . . của đồng bào dân tộc ông. Tìm hiểu những sáng tác của ông, chúng ta nhận thấy những nét bản sắc dân tộc thật đậm đà. Đó chính là những đóng góp rất đáng trân trọng của ông đối với thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại.

2 - Qua việc chỉ ra được đặc điểm nổi bật trong nội dung thơ của Bàn Tài Đoàn - một giọng thơ đậm chất Dao. Một trong những điều làm nên giá trị độc đáo, đặc sắc riêng cho những tác phẩm thơ Bàn Tài Đoàn đó chính là: những hình ảnh đẹp đẽ về thiên nhiên, cuộc sống, con người; là những phong tục tập quán phong phú của đồng bào Dao. . . Đọc thơ của ông - ta nhận thấy rò cách cảm, cách nghĩ, cách thể hiện rất đặc trưng của người miền núi.

Hình ảnh núi rừng Việt Bắc được hiện lên trong thơ Bàn Tài Đoàn là hình ảnh một thiên nhiên hùng vĩ nhưng rất đỗi thơ mộng. Thiên nhiên ấy được cảm nhận từ tình yêu thương, sự gắn bó, sự hoà nhập giữa con người với núi rừng của nhà thơ dân tộc thiểu số đầy nhân ái này.

Hình ảnh cuộc sống của dân tộc Dao cũng đã được nhà thơ Bàn Tài Đoàn đưa vào trong những sáng tác của mình với một tình cảm thiết tha đau


đáu, mang nhiều ý nghĩa lớn lao. Họ là những con người chất phác, thật thà chịu thương, chịu khó, giàu đức hy sinh và luôn một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ vĩ đại.

Một trong những điều làm nên giá trị độc đáo, đặc sắc cho những tác phẩm của nhà thơ Bàn Tài Đoàn - đó là việc nhà thơ đã phản ánh một cách trung thực, sinh động những phong tục, tập quán của dân tộc mình. Đó là những nét phong tục đẹp trong những ngày lễ tết, trong cuộc sống tâm linh, cuộc sống tình cảm của người Dao; đó cũng là một số hủ tục cần phải dỡ bỏ, vì nó chính là những rào cản khiến cho người Dao phải nghèo đói, vất vả trong suốt bao năm qua. Phải là một người con của dân tộc Dao đích thực – ông mới có một cái nhìn đầy trách nhiệm, đầy tin yêu như thế! và chính thái độ tình cảm này đã góp phần làm nên nét đặc sắc trong thơ ông.

Bản sắc văn hoá Dao còn được nhà thơ thể hiện qua các yếu tố nghệ thuật như: hình tượng thơ cùng với cách sử dụng các phương tiện ngữ nghĩa, tu từ. . . trong câu thơ, trong ngôn ngữ thơ và thể loại thơ. Ông là người luôn trung thành với thể thơ cổ phong (7 chữ) truyền thống của dân tộc mình, (hầu hết các sáng tác thơ của mình ông sử dụng thể thơ này) những hình tượng thơ nổi bật trong các sáng tác của ông chính là: hình tượng Bác Hồ, hình tượng người phụ nữ Dao và hình tượng thiên nhiên miền núi (với gió ngàn, với những ngọn núi cao vút, xanh thẳm). Qua các hình tượng thơ tiểu biểu này – nhà thơ Dao – Bàn Tài Đoàn đã bày tỏ và thể hiện được tình cảm yêu quí, kính trọng, biết ơn sâu sắc của người Dao đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại - người đã làm thay đổi cuộc đời của người Dao, người đã mang đến cho người Dao: cơm ăn, áo mặc, muối mặn, dầu thắp. . . và cao hơn thế là cho người Dao một cuộc sống làm người thực sự (chứ không phải là thân nô lệ, thân trâu ngựa như xưa).


Nhà thơ cũng đã bày tỏ được tình yêu thương, lòng kính phục, sự trân trọng và lòng biết ơn sâu nặng với những bà mẹ, những người vợ, những người con gái dân tộc Dao giầu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó, hết lòng, hết dạ vì chồng, vì con, vì Cách mạng. Những tình cảm chân thành, sâu nặng này của nhà thơ đối với Bác Hồ, đối với những người phụ nữ Dao cũng chính là những nguồn cảm hứng sâu sa và trực tiếp khiến cho nhà thơ viết nên những bài thơ đầy xúc động và độc đáo này.

3 - Với một lối viết thô mộc, giản dị, với một giọng thơ chân tình, tha thiết; với những hình tượng thơ gần gũi mà độc đáo, đầy bản sắc. . . Nhà thơ dân tộc Dao – Bàn Tài Đoàn đã có những đóng góp rất đáng trân trọng đối với sự vận động và phát triển của nền thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại. Thơ ông chính là tiếng nói tâm hồn của người dân tộc Dao, là tình cảm ý chí của người Dao đối với Bác Hồ, với sự nghiệp chống ngoại xâm và chống đói nghèo của dân tộc. Thơ ông là tiếng hát yêu đời, yêu người của đồng bào Dao; thơ ông là những bài hát dân ca “Páo dung” quen thuộc của người Dao; là dấu ấn Dao với những nét bản sắc Dao sâu đậm. Chính vì thế mà các thế hệ người Dao luôn biết ơn ông – trong đó có chúng tôi - những con cháu của dòng họ Bàn dân tộc Dao sinh sống trên mảnh đất núi rừng Việt Bắc.


PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bàn Tài Đoàn (1960), Muối cụ Hồ, Nxb Văn học.

2. Bàn Tài Đoàn (1979), Gửi đồng bào Dao, Nxb Văn hoá.

3. Bàn Tài Đoàn (1963), Xuân về trên núi, Nxb Việt Bắc.

4. Bàn Tài Đoàn (1968), Kể chuyện đời, Nxb Việt Bắc.

5. Bàn Tài Đoàn (1964), Có mắt thấy đường đi, Nxb Việt Bắc.

6. Bàn Tài Đoàn (1985), Bước đường tôi đi, Nxb Văn hoá.

7. Bàn Tài Đoàn (1971), Tháng tám đổi mới, Nxb Việt Bắc.

8. Bàn Tài Đoàn (1975), Sáng cả hai miền, Nxb văn học.

9. Bàn Tài Đoàn (1965), Một giấc mơ, Nxb Việt Bắc.

10. Bàn Tài Đoàn (1976), Đường sáng, Nxb Việt Bắc.

11. Bàn Tài Đoàn (1992), Tuyển tập Bàn Tài Đoàn, Nxb văn học.

12. Bàn Tài Đoàn (2001), Bàn Tài Đoàn thơ với tuổi thơ, Nxb Kinh Đô.

13. Bàn Tài Đoàn (2002), Bó đuốc sáng, Nxb văn hoá dân tộc.

14. Bàn Tài Đoàn (1990), Tìm bạn rừng, Nxb Văn hoá dân tộc.

15. Bàn Tài Đoàn (1973), Rừng xanh, Nxb Việt Bắc.

16. Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Lí luận văn học (in lần thứ tư), Nxb Giáo dục

17. Nguyễn Duy Bắc (1998), Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hoá dân tộc.

18. Nông Quốc Chấn (2000), Hành trang sang thế kỷ XXI, Nxb Văn hoá dân tộc.

19. Phạm Đăng Dư, Lê Lưu Oanh (1997), Giáo trình lý luận văn học, Nxb Giáo dục.


20. Tố Hữu, Câu chuyện về thơ – Nhà văn và tác phẩm trong trường phổ thông, Nxb Giáo dục.

21. Phương Lựu (2001), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.

22. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam (2004)(259)(262), lý luận văn học, Nxb văn học.

23. Phong Lê, (1989) Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hoá dân tộc.

24. Phong Lê ( chủ biên) (1984), Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội.

25. Đỗ Đức Lợi (2002), Tập tục chu kỳ đời người của các tộc người – ngôn ngữ Mông – Dao ở Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc.

26. Triệu Hữu Lý (1990), Dân ca ca dao, Nxb Văn hoá thể thao.

27. Đỗ Đức Lợi (2002), Tập tục chu kỳ đời người của các tộc người – ngôn ngữ Mông – Dao ở Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc.

28. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb văn hoá thông tin.

29. Phan Ngọc (1991), Thơ là gì, Tạp chí văn học số 1.

30. Nhiều tác giả (1997), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb văn hoá dân tộc.

31. Nhiều tác giả (1984), Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội.

32. Nhiều tác giả (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.

33. Nhiều tác giả (1985), 40 năm văn hoá nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (1945- 1985), Nxb Văn hoá.

34. Nhiều tác giả (2003), Bách khoa tri thức phổ thông, Nxb Văn hoá thông tin.

35. Nhiều tác giả (1969), Tập thơ Tày – Nùng, Nxb Dân tộc Việt Bắc.

36. Nhiều tác giả (1969), Tiếng hát trên nguồn nước, Nxb Văn hoá.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022