Cảm Hứng Trữ Tình Về Thiên Nhiên Miền Núi

ba bận vào những ngày lễ hội trên sân khấu nghèo nàn và hết sức giản đơn ở ngay trong đình chợ của phố huyện Cô Sầu. Chín chúa tranh vua kể về sự tranh giành quyền lực của chín chúa. Sự tranh giành đó lấy đi mạng sống người cha của Nàng Hơn công chúa. Người con trai thần rừng “vì nàng đã quên mình lao vào vòng binh lửa, đưa xác vua cha thoát khỏi vòng vây của chín chúa tham quyền. Cha chết, người tình tử trận, nàng đau đớn và tuyệt vọng bên hai nấm mồ, cho đến khi cỏ đã lên xanh nàng quyết định ở lại chốn rừng sâu núi thẳm sống chung với chim muông thú rừng. Khi chết nàng hóa thành bông hoa Kim Anh phủ trắng bên hai nấm mồ” [39,74]. Nội dung của vở tuồng Dá hai này đến đứa trẻ cũng thuộc lòng nhưng người kéo đến xem lúc nào cũng rất đông. Bởi chính họ đã có công nuôi giữ cái nền văn hóa cổ xưa ấy. “Trải qua bao thế kỷ họ vẫn không quên truyền lại cho nhau bằng miệng. Mặc bao phen binh đao chìm nổi, mặc cho bao đời bị giằng giật giày xéo, mặt đất bị biến dạng, con người như những hạt ngô bị nghiền nát trong cối đá, nhưng lời hát còn nguyên đó. Chẳng một văn bản để lại, chỉ là lời truyền lời, người truyền người, bền bỉ, dẻo dai. Vượt qua năm tháng, “Chín chúa tranh vua” vẫn không chết, cho dù tất cả đã hóa thành thiên cổ” [39,74]. Nhà văn đã khẳng định sức sống lâu bền của vở tuồng với một niềm tự hào vô tận. Không tự hào sao được khi người dân quê ông dù lam lũ nhưng không bao giờ để cho tâm hồn nghèo nàn. Họ đã vượt qua những khổ đau mất mát trong cuộc sống để lưu giữ cho dân tộc mình những giá trị văn hóa truyền thống.

Bước vào trang viết của Cao Duy Sơn, ta như đi lạc vào một thế giới với bao điều mới lạ và diệu kì. Sự mới lạ và diệu kì ấy được mở ra từ biết bao phong tục, tập quán đẹp của dân tộc Tày. Đến với người Tày vùng đất Cô Sầu ta còn được biết về tục làm dâu của những cô gái mới về nhà chồng. Nếu như ở miền xuôi, người con gái sẽ về ở nhà chồng bắt đầu từ ngày cưới. Nhưng ở vùng núi Cô Sầu, điều đặc biệt là “cưới xong con gái vẫn ở nhà cha mẹ đẻ, đến khi có thai, sắp ở cữ nhà chồng mới cho người sang đón về” [36,177]. Tục lệ

ấy “từ đời nào đã thế, bây giờ cũng thế”. Tuy nhiên, người con gái vẫn sang nhà chồng làm công làm việc. Tục lệ này như một điều kiện để người phụ nữ Tày thể hiện những đức tính tốt đẹp, sự đảm đang, chịu thương chịu khó của mình. Nhiều khi Lu (Song sinh) rất muốn ở lại bên chồng nhưng không hiểu sao nàng lại không thể. Nàng nhớ, trước ngày chuẩn bị về nhà chồng, mẹ đã thủ thỉ: “Phong tục người Tày mình là thế, chỉ khi nhà trai sang đón con dâu mới về…đến bữa không được ăn no, việc phải bỏ ra mười hai con sức ra làm cho khỏi mang tiếng dài tai, thu xếp gọn gàng công việc xong tìm đường mà trốn về. Chồng chạy theo kéo lại phải cháp mạ xuống mặt đường mà cự. Làm thế mới được nhận lời khen, nhà chồng càng yêu quý con dâu hơn” [36,183]. Kể lại tập tục ấy, Cao Duy Sơn không chỉ trân trọng nét riêng có của tộc mình mà qua đó còn gửi trọn niềm tự hào, tình thương yêu dành cho những người phụ nữ Tày tảo tần và giàu đức hy sinh.

Một nét sinh hoạt văn hóa mang màu sắc tâm linh của dân tộc Tày trong dịp xuân là tục tảo mộ. Ở một số địa phương vùng Đông Bắc, có những dòng họ không tiến hành tảo mộ vào ngày mồng ba tháng ba mà có thể chọn vào ngày khác. Nhưng tất cả tộc Tày ở Cô Sầu thì “ngày tảo mộ chỉ được chọn ngày mùng ba tháng ba” [38,55]. Gắn bó sâu nặng với mảnh đất Cô Sầu nên Cao Duy Sơn rất am hiểu tập tục mỗi năm chỉ có một lần vào đúng một ngày này. Ông đã giới thiệu tỉ mỉ quy trình chuẩn bị cúng tại mả cho người chết. Dưới ngòi bút của ông nó trang nghiêm và linh thiêng như một nghi lễ. Ngay từ sáng sớm, con cháu người đã chết “phải dậy đồ xôi xanh đỏ, chọn gà mổ phải thật béo” [38,55] rồi “gánh xôi gà và rượu cùng những bó hương ra mộ từ sớm” [36,112]. Khi tới mộ mọi người bắt đầu tiến hành việc dọn cỏ để quanh mộ được sạch sẽ và thông thoáng. Làm xong họ bầy đồ ăn thức uống ra trước mộ, “hương ngút khói gọi hồn lên ăn. Hồn ma ăn trước, người sống ăn sau. Ăn ngay chân mả, già trẻ lớn bé đều dùng tay bốc ăn [36,112]. Phải “ăn hết, không hết thì để lại” [38,56]. “Cỗ xong rồi thì đốt tiền, cắm cờ giấy (cờ bằng giấy bản

cắt hình tiền ma) lên mộ, nắm một nắm xôi xanh đỏ để ngay đầu mả cho hành khất, ăn mày đến nhặt lộc mả. Cuối cùng thì thắp thêm một tuần hương tiễn biệt. Hẹn với hồn ngày này năm sau sẽ quay lại” [36,113]. Với người Cô Sầu, “thanh minh tảo mộ là ngày trọng đại lắm” [38,56]. Chỉ có ngày này cửa mả mới mở để “kẻ âm người dương được gặp nhau. Trước và sau ngày đó không còn ý nghĩa gì nữa, có cúng cả con lợn quay, cả vò rượu men lá hồn ma người chết cũng không có lối lên ăn” [38,55]. Với cách miêu tả chi tiết việc hành lễ và ý nghĩa của phong tục tảo mộ, Cao Duy Sơn đã đã nhìn thấy ở đây một ý nghĩa đặc biệt linh thiêng đối với tâm hồn người Tày quê ông.

Đời sống tâm hồn người Tày miền Đông Cao Bằng thật phong phú. Sự phong phú ấy một phần được tạo nên bởi chính sự cộng hưởng của vô vàn những phong tục tập quán tốt đẹp mà họ đã và đang lưu giữ từ ngàn đời nay. Mỗi dịp tết đến xuân về người dân Cổ Lâu đều được đắm mình trong điệu hát Khai vài xuân

- “những lời hát chúc phúc cho thiên hạ sống hòa thuận, no ấm” [41,181]. Người đảm đương công việc ấy phải là người biết chữ Nôm Tày vì những lời chúc ấy được cấu thành từ lời thơ Nôm Tày được cất lên thành điệu như hát. Súc Hỷ (người Tày gọi chú là súc, ở đây là chú Hỷ) được người dân Cổ Lâu rất cung kính vì năm nào cũng vậy, trong ba ngày tết, lão “mặc bộ quần áo rách như gã ăn mày” [41,171] tự nguyện đến Khai vài xuân cho từng nhà một. Trông lão “giống như gã ăn mày mà không phải ăn mày. Không mở miệng, ngửa tay xin. Ai biếu đáp tiền, gạo cứ việc bỏ vào thu sáu. Hình hài của lão, nó nhắc người ta khi sung sướng nhớ lúc đói khổ, kẻ nghèo khó hy vọng no ấm ngày mai, khi được lão đến đứng cửa, xướng lên những câu thơ mềm như suối hát” [41,182]:

Bươn chiêng pi mấư khai vài xuân a…Ngần sèn khảu tu nả à, mò mả khảu tu lăng ơ…cần ké lục đếch khảu pi mấư à a…phù sần au khen slửa lòng dà…khảu nặm, ngần xèn tim rườn la…cung hỷ phát sòi…(Tháng giêng năm mới đến khai xuân…chúc cho tiền bạc như nước chảy vào cửa trước, ngựa bò

chen đầy cửa sau, trẻ già cùng bước vào năm mới, đều được tay áo thần tiên che chở…gạo, nước, tiền, bạc đầy nhà…vui vẻ phát tài) [41,188].

Sau khi xướng hết điệu khai vài xuân, người hát sẽ dán giấy đỏ lên cánh cửa gia chủ rồi khẽ lẩm nhẩm những lời cầu phúc, cầu an cho cả năm. Tiếp theo, chủ nhà sẽ bỏ tiền hoặc gạo vào chiếc thu sáu đeo bên hông người hát như một sự biết ơn rồi chắp tay choom bái. Tục lệ này có ý nghĩa lớn lao đối với đời sống tinh thần của người Tày. Đầu xuân năm mới, ai cũng mong được nghe những lời chúc an lành, hạnh phúc và giàu sang. Thế nên việc người hát khai vài xuân đến trước cửa từng nhà cất lên những lời hát chúc mừng tất cả những gì tốt đẹp sẽ tới với gia đình đã đem lại sức mạnh tâm linh cho người Cô Sầu. Những lời cầu chúc ấy như tiếp thêm nghị lực để họ sẵn sàng vượt qua những khó khăn vất vả của cuộc sống vốn đã rất nhiều những chông gai, tiếp thêm niềm tin để họ hướng về phía trước với những hy vọng mới, hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Tìm hiểu cảm hứng về phong tục tập quán trong sáng tác của Cao Duy Sơn mới thấy hết được tình yêu sâu nặng mà nhà văn đã gửi cho Cô Sầu, thấy được “những mạch nguồn văn hóa” của quê hương đã ngấm sâu vào máu thịt của ông. Vì thế ông viết về nó với tất cả niềm say mê, tự hào, với tất cả sự trân trọng linh thiêng. Việc làm đó góp phần không nhỏ để nhà văn có thể “gọi được tên quê hương” đúng như tâm nguyện của ông.

Trong sáng tác của mình, Cao Duy Sơn vẫn thẳng thắn nhìn vào thực tại của những giá trị văn hóa. Bên cạnh việc được bảo tồn và lưu giữ với niềm tự hào của cả tộc người thì một số tục lệ đẹp đang có nguy cơ rơi vào sự mất mát. Trong Ngôi nhà xưa bên suối, nhà văn đã say sưa giới thiệu tục hát Khai vài xuân của người Tày. Súc Hỷ, không biết từ khi nào, đã trở thành niềm mong mỏi của mọi nhà ở Cổ Lâu mỗi dịp tết đến xuân về. Lão đến từng nhà để cất lên những lời thơ chúc phúc người người sống thuận hòa, no ấm. Lão đã hát Khai vài xuân một cách tự nguyện. Ở Cổ Lâu, “kiếp nào, đời nào cũng có người như thế”. Nhưng giờ đây, vùng đất này chỉ còn duy nhất Súc Hỷ là người có ít chữ

Bản sắc văn hoá dân tộc trong sáng tác của Cao Duy Sơn - 8

nôm Tày để có thể làm được cái việc đi hát Khai vài xuân cho từng nhà. Vì vậy đã “nhiều lúc lão tự hỏi, sau lão liệu có còn ai? Chắc là không. Thế thì tiếc thật!”. Tâm trạng khắc khoải, âu lo, nỗi tiếc nuối về một tục lệ đẹp đang có nguy cơ rơi vào quên lãng không phải chỉ riêng của Súc Hỷ mà còn là của cả Cao Duy Sơn, cả những con người miền Đông Cao Bằng. Dự cảm về sự mất mát khiến cho những câu văn như trầm xuống trong những xúc cảm ngổn ngang: tiếc nuối, âu lo xen lẫn hi vọng về một sự bảo tồn trong tương lai.

Cái nôi văn hóa của quê hương Cao Bằng đã nuôi dưỡng những mạch nguồn xúc cảm trong con người Cao Duy Sơn. Để từ đó, ông có thể thông qua văn học mà lưu giữ lại những giá trị văn hóa truyền thống quê mình với toàn bộ tình yêu thương, niềm tự hào và cả những dự cảm lo âu cho số phận của những giá trị đó.

2.3. Cảm hứng trữ tình về thiên nhiên miền núi

Thiên nhiên Cô Sầu đi vào những trang viết của Cao Duy Sơn tự nhiên và chân thực như bản tính của người miền núi: không kiêu sa, đài các mà xù xì, giản dị nhưng khoáng đạt, mạnh mẽ vô cùng.

2.3.1. Thiên nhiên mang đậm dấu ấn miền núi

Bất cứ ai khi đến với miền núi, hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng mạnh với họ chính là đồi, là núi điệp điệp trùng trùng. Ở Cô Sầu, quả đồi cao nhất là Slam Quý Vì. Nó khiến cho nhiều người ngỡ ngàng vì “chưa từng thấy một ngọn đồi nào cao và to như thế…Cả quả đồi không một loài cây mọc. Càng lên cao gió càng mạnh” [40,145]. Khi đã lên đến đỉnh đồi thì gió bắc sẽ làm cho quần áo mặc trên người “căng phồng như cánh buồm no gió” [40,146]. Từ đỉnh Slam Quý Vì phóng tầm mắt ra xa là “những dãy đồi tầng tầng lớp lớp xanh mờ trong sương. Không một cây to, chỉ mênh mông cỏ xanh được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh xa tít tắp” [40,146]. Núi ở Cô Sầu thì nhiều vô kể. “Đâu đâu cũng núi”. Núi nhiều đến nỗi “mở mắt ra thấy núi, một bước ra cửa vượt đèo” [40,52] khiến người ta cứ ngỡ “núi non nước Việt đã chạy hết về

Cô Sầu ở rồi” [42,32]. Phải chăng vì thế mà núi hiện ra với tất cả sự hùng vĩ, uy nghiêm. Nhà văn đã ví núi ở đây như “những chàng khổng lồ khoác vai nhau giăng tận chân trời” [42,98]. Cảnh núi non hiện ra thật hùng vĩ. Nó đẹp một cách hoang sơ, đôi khi có phần dữ dội: “Dãy núi bên phải chạy từ đỉnh đèo xuống đến đây bị tách khỏi con đường, mở ra một khoảng vực rộng và sâu hút, phía bên trái con đường vẫn bám vào vách núi dựng đứng” [35,199]. Núi non vùng này không chỉ trải dài mà cao ngất như muốn chạm trời: “Ngọn núi Phjia Hoong sừng sững đang đội mặt trời như chiếc mâm đồng chói lóa” [42,82]. Khắc họa hai mặt nên thơ và hùng vĩ của rừng núi, nhà văn dường như để nói tới mối liên hệ ngầm giữa núi rừng với tính cách của con người quê ông. Không gian sống của họ được bao bọc bởi núi rừng nên rừng núi nên thơ thì con người hiền hòa, rừng núi hoang sơ, hùng vĩ thì con người cũng hết sức mộc mạc, rắn rỏi, mạnh mẽ và kiên cường.

Có lẽ chính cái sự bạt ngàn của đá núi ấy đã tạo cho Cô Sầu cái lạnh thật sâu mỗi độ đông về. Mùa đông vùng núi không chỉ lạnh mà còn buốt giá bởi gió bấc, sương mù và những cơn mưa phùn. Nó khiến cho mùa đông ở đây khác với miền xuôi và dường như dài hơn. Vào những buổi sớm, khí lạnh như tỏa ra từ những sườn núi cao ngất khiến “đá giá buốt và đục nhờ. Cái thứ mù lẫn nước là là bay thấp khiến mặt đất không sao hửng lên được” [36,112]. Cái lạnh tỏa khắp đất trời nên “đã hơn chín giờ mà nắng non chưa chịu ló” [41,171]. Những ngày nhiều mây thì cả ngày cũng không nhìn thấy mặt trời. “Cái lạnh làm bầu trời thấp xuống, như càng thấp hơn bởi những luồng gió bấc ù ù, lướt qua mái phố tựa đàn chim vội vã bay ngang. Thi thoảng tiếng ù ù đó bỗng ngừng bặt để lại một khung trời xám lạnh, trùm lên phố Cô Sầu những tơ mưa giăng màu sương khói” [35,193]. Có những chiều đông thật ảm đạm: “Bóng chiều buông xuống thật ảm đạm. Rừng bên kia sông Quy rào lên trong gió bấc. Những chiếc lá vàng bị gió thổi tung trên không rồi dồn tụ lại thành một đám lớn, nháo nhác bay như một đàn chim khổng lồ xô nhau bỏ trốn cái rét cắt

da, cắt thịt” [36,29]. Chiều đông Cô Sầu nhiều khi rét đến mức người ta “phải đốt đến hai chảo than hồng đặt trong phòng mà mười ngón chân vẫn như muốn rụng” [41,20]. Khi màn đêm buông xuống, cái rét khiến cho “nhà nào cũng đóng cửa im ỉm” mà “khí lạnh vẫn lọt vào trong nhà” [36,30]. Có lẽ không đâu đông lạnh như ở đây. Cái buốt giá như thử thách sức người và vạn vật. Thế mà hoa mận vẫn “trắng cả một vùng trời đất” [38,223], cây Mộc Vương vẫn khoe những bông hoa “cánh hồng nhạt dần về đài hoa vàng rực, long lanh như những giọt thủy tinh” [41,160] đang tỏa hương nhẹ nhàng, thanh khiết. Thế mà dân Cô Sầu vẫn dẻo người dai sức, vẫn kiên cường, nghị lực. Cái rét buốt của mùa đông qua ngòi bút của Cao Duy Sơn hiện ra thật đặc biệt. Nó cũng như một môi trường khắc nghiệt qua thử thách khẳng định sức sống của con người nơi đây.

Đến với Cô Sầu, núi vươn cao như muốn chạm trời mở ra không gian thẳng đứng theo chiều cao. Ở ngay chân núi là những cánh đồng. Ruộng đồng miền núi không mênh mông bát ngát để cò bay thẳng cánh như đồng bằng. Ở miền núi, “từng thửa ruộng bậc thang như vòng tay chồng lên nhau lớp lớp” [40,144] tạo nên “những thảm nương mươn mướt khi mùa đang xanh” [42,98]. Ở Cô Sầu, bên cạnh hình ảnh ruộng bậc thang thì những cánh đồng lúa mạch cũng tạo nên một nét độc đáo của thiên nhiên nơi đây: “những cánh đồng lúa mạch… mùa này… đang ra hoa, những chấm hoa li ti trắng muốt át cả màu xanh lục của lá, cứ bạt ngàn, bời bời trắng cả một vùng trời đất” [38,214]. Sắc trắng của hoa quyện vào màu xanh của lá tạo nên những sắc thái dịu dàng và trong sáng như tâm hồn thiếu nữ nơi đây. Còn những rẫy ngô vào mùa vụ mới thật là mơn mởn: “Cả một vạt xanh ngắt trải tận chân núi phía xa…mênh mông như biển” [42,82]. Diệu kì làm sao khi ở một nơi rét như cắt da cắt thịt, chỉ đá và đá, đá nhiều hơn đất mà mọi thứ cứ bời bời tốt! Cỏ cây như biết gạn lấy những gì đất mẹ tặng cho, dù là ít ỏi vô cùng, để vươn lên, để ngời sắc xanh của sức sống, của hy vọng. Điều đó khiến tôi nhớ đến câu thơ của Hoàng Trung Thông:

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Cây bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”.

Ngợi ca thiên nhiên để cảm phục người đồng mình. Việc làm ấy cho ta thấy được tình yêu thương của Cao Duy Sơn sâu sắc và nhân bản vô cùng.

Mùa xuân miền núi cũng rất đặc biệt. Cái lạnh cuối đông vẫn tràn sang cả mùa xuân nên cái rét không buốt nữa mà là rét ngọt: “Đã hai mươi lăm ngày sau tết, giờ xuân mới thật sự là xuân. Ở miền núi xuân dường như đậm đà và nét hơn mọi nơi. Mưa như bụi rắc xuống từ đỉnh núi lên khắp khe ngách, lối mòn, ken sươn sướt quanh những gốc cây già trổ bông như tuyết” [36,161]. Cái làm cho xuân miền núi đậm và nét hơn mọi nơi có lẽ chính là những cơn mưa phùn như được rắc xuống từ đỉnh núi. Mưa nhẹ đến mức không thành giọt mà chỉ như mù đặc bao phủ khắp núi rừng, bám trên tóc những hạt li ti nhưng cũng đủ để tạo thành những giọt ranh từ mái nhà rơi xuống. Mưa xuân không chỉ tạo cho xuân miền núi một nét riêng mà còn như một làn gió diệu kỳ xua đi cái cằn cỗi của mùa đông, đem đến những lộc, những mầm đầy sức sống cho muôn loài: “Sau tết Nguyên đán trời mưa phùn rả rích kéo dài hơn một tháng. Mùa đông như trút những luồng gió bấc cuối cùng rồi bỏ đi để lại mặt đất hanh khô chút ẩm ướt mưa bụi, một thứ mưa chỉ hơn những ngày sương mù đặc quánh nước giữa ngày đông giá lạnh nhưng cũng đủ để thúc cho cỏ cây hồi sinh” [38,118].

Mùa thu thường là mùa gợi nhiều cảm hứng cho thi sĩ nhưng đến với những trang văn xuôi của Cao Duy Sơn, ta vẫn ngỡ ngàng bởi cách cảm và cách tả cảnh thu trong sáng tác của nhà văn. Qua ngòi bút Cao Duy Sơn, thu miền núi hiện lên với cả hương và sắc: “Trưa mùa thu yên tĩnh, một làn gió nhẹ lướt qua bãi cúc dại nở vàng khắp chân đồi, lùa quanh thung lũng một mùi hương dịu dàng hoang dã…Cái hương vị ngầy ngậy đăng đắng đó len cả vào đồng cỏ đã bắt đầu se khô” [36,91]. Cái mùi hương ngai ngái đắng của cỏ cây phải tinh tế lắm mới có thể cảm nhận được. Hình ảnh hoa cúc đã khiến người đọc thấy được thu miền núi cũng mang sắc vàng của cúc, cũng dịu dàng như

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 17/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí