Con Người Trung Thực, Thủy Chung, Giàu Lòng Vị Tha

người dân tộc đạt đến một ý nghĩa sâu xa hơn - nỗi đau chung vẫn hằn trong tâm thức con người” [34]. Nhà văn không phản ánh đơn thuần, bề ngoài những bất hạnh đó mà xoáy sâu vào mỗi bi kịch cuộc đời để có thể đi đến tận cùng nỗi đau mà mỗi số phận gánh chịu và thể hiện thái độ cảm thông một cách sâu sắc và chân thành. Việc làm đó xuất phát từ tấm lòng nhân ái, từ trái tim nhạy cảm, giàu tình yêu thương con người của nhà văn cao Duy Sơn.

2.1.2. Con người dũng cảm, lạc quan, giàu sức sống

Dù trong tiểu thuyết hay truyện ngắn của Cao Duy Sơn, người đọc cũng bắt gặp hình ảnh những người con dân tộc thiểu số dũng cảm, lạc quan, luôn mang trong mình một khát khao được sống có ý nghĩa.

Môi trường miền núi với vô vàn những khó khăn, khắc nghiệt dường như đã tôi rèn cho con người nơi đây sức chịu đựng dẻo dai, mạnh mẽ, tinh thần lạc quan, nghị lực sống hơn người. Tất cả những điều đó được hình thành ngay từ khi con người còn nhỏ. Những đứa trẻ trong Chòm ba nhà bị lạc trong rừng nhưng chúng đã rất dũng cảm đối mặt với sự thật. “Màn đêm đã buông. Con đường mòn men chân núi có lúc bị nuốt chửng ở một eo khuất. Đi mãi cũng không gặp ánh lửa hay bóng người nào” [42,86] nhưng chúng không hề nao núng. Kinh nghiệm đi rừng thằng Lùng đã thuộc từ khi còn nhỏ: “Đi vào rừng mà không mang theo dao là mất tay, không mang theo lửa thì mất ăn. Không mang theo cả hai thứ đó thì coi như không còn đường đi, không còn là người miền núi nữa rồi” [42,86]. Vì thế màn đêm và thú dữ nơi rừng núi không khiến cho nó sợ. Nó bình tĩnh đốt lửa lên để Túng và San nướng ngô ăn cho đỡ đói. Khi con báo xuất hiện, nó thận trọng và dũng cảm trấn an, hướng dẫn hai thằng bạn cách đối phó. Không chỉ giúp bạn chạy vào hang, giữ cho đống lửa không tắt mà nó còn bảo mỗi người tìm cho mình một cây gậy để nếu con thú xông vào thì chúng sẽ cùng đánh. Nếu không mang trong mình lòng dũng cảm vô biên thì một đứa trẻ không thể làm được những điều đó. Hơn nữa, khi bạn tỏ ra sợ sệt thì Lùng luôn trấn an bạn bằng niềm lạc quan của mình: “Đừng lo, bọn

mình sẽ tìm được đường về”. Thỉnh thoảng nó lại nhắc câu mà người Tày vẫn thường nói khi lâm vào cảnh huống bất thuận: “Khác đi khác đến”. Lòng dũng cảm, niềm lạc quan của Lùng như một liều thuốc quý hé ra tia hy vọng và đem lại sự yên tâm cho những người xung quanh nó.

Con người miền núi ngay từ nhỏ đã rèn luyện cho mình tinh thần dũng cảm. Thế nên khi họ trưởng thành, trở thành trụ cột cho gia đình hay lúc tuổi đã cao, tinh thần ấy càng ăn sâu vào con người của họ. Tài Pẩu (Hoa mận đỏ) đã vô cùng dũng cảm khi xông lên đuổi đàn khỉ để cứu những nương ngô cho dân làng. Nhân vật Thim trong Người săn gấu là một chàng trai có lòng dũng cảm tuyệt vời. Anh đã không ngại gian lao, không chút sợ hãi khi chiến đấu với con gấu để cứu cô gái - sau đó anh mới phát hiện ra là Phón, người thương của anh. Ngay cả khi mũi giáo bị gãy gọn “để lộ ra một đường cắt rất nhỏ ngay sát chuôi mũi giáo” [36,20] anh vẫn bình tĩnh và tập trung mọi sức lực để giành chiến thắng. Những người đàn ông, trai tráng vùng cao xuất hiện trong tác phẩm của Cao Duy Sơn thường mang trong mình một sức vóc mạnh mẽ, một tinh thần dũng cảm vô song. Dù hiện thực nghiệt ngã, họ vẫn dũng cảm đối mặt với nó. Không chỉ vậy, rất nhiều nhân vật trong tác phẩm của Cao Duy Sơn còn dũng cảm đối mặt với những giằng xé tâm hồn. Hoán là một người đàn ông như vậy. Dù không trọn vẹn về hình hài nhưng anh mang trong mình một trái tim nhân hậu. Điều đó đã khiến Hoán có thể bỏ qua những lỗi lầm của vợ và yêu thương hết mực đứa con không phải dòng máu của mình. Thế rồi người đàn bà ấy bỏ đi. Ngày chị ta quay lại là ngày mà Hoán phải chịu biết bao đau đớn. Anh phải đối mặt với việc Làn Dì về đón đi đứa con trai. Đau đớn đến tận cùng nhưng Hoán đã không ích kỉ, giành giật đứa con mà để cho nó quyết định. Việc làm ấy không hề dễ dàng. Cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, thầy Hạc (Ngôi nhà xưa bên suối) thậm chí còn phải nói những lời khuyên đứa con thầy đã chăm sóc từ tấm bé hãy đi theo mẹ ruột. Nếu không dũng cảm đối mặt với

những thử thách trái ngang của số phận để cái “tào lị”(đạo lí) của người Tày dẫn dắt thì không dễ để làm những việc nhân ái ấy.

Dũng cảm đối mặt với khó khăn, lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống nên con người nơi đây cũng giàu lòng nhân áivà vị tha. Cuộc đời còn lắm những trái ngang nhưng tâm hồn cao đẹp đã nâng đỡ để họ có thể vượt qua và sống có ý nghĩa. Mảy Lìn (Hoa mận đỏ) từng là cô gái “đẹp nhất phố Cô Sầu”. Cái thời má hồng môi thắm Mảy Lìn có một tình yêu nặng tình thương nhớ với Chẩng - chàng trai cô gặp rồi yêu từ đêm hội pháo hoa ở Pác Gà. Tình yêu ấy bị chia lìa bởi sự sắp đặt nhân duyên của cha mẹ cô. Nhớ thương dần nguôi theo năm tháng. Tình yêu mới lại hé nở bởi tấm lòng và sự bao dung của Tài Pẩu - người chồng của cô. Nhung nỗi đau chia li lại ào đến như một cơn lốc, mang đi Tài Pẩu và để lại mất mát, đớn đau cho ba mẹ con Mảy Lìn. Những người thân yêu cũng lần lượt rời xa cô. Rồi mối tình đầu của cô đột ngột xuất hiện. Tưởng như Chẩng sẽ bù đắp lại những mất mát, khổ đau của cuộc đời Mảy Lìn. Nhưng không phải! Sự xuất hiện ấy lại làm cuộc đời cô thêm cay đắng, bẽ bàng. Liên tiếp những trận đòn roi, những lời chửi rủa của Chẩng cũng không quật ngã được nghị lực sống của người phụ nữ đáng thương ấy. Ý chí và niềm khát khao được sống, được bảo vệ con đã giúp Mảy Lìn vững vàng đi qua những bất hạnh để nuôi hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bất hạnh đã hun đúc cho con người một ham muốn sống, một khát vọng hạnh phúc. Líu (Góc trời Tây có cơn mưa đá) là một cô “con dâu rất mực hiền lành như con bướm rừng” [43,9] song phải chịu cảnh góa bụa đã “ba năm có lẻ. Buồn đã nguôi ngoai” nhưng “ngọn lửa lòng âm ỉ khao khát lại càng khao khát hơn” mỗi khi “cánh tay nàng lạnh buốt” chạm vào khoảng trống bên giường. Khát vọng sống để yêu và được yêu đã tiếp thêm sức mạnh và dũng khí để nàng đủ can đảm bước qua ngưỡng cửa của ngôi nhà có “những tờ giấy chứng nhận gia đình văn hóa treo khắp vách tường” [43,6] và ánh mắt luôn liếc theo, xét nét nàng như mật thám của mẹ

chồng. Mỗi lần ra khỏi nhà là mỗi lần nàng thực sự được sống. Sống để yêu thương, để dâng hiến và để biết mình vẫn khát khao sống đến mức nào!

Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc còn đem đến cho con người bản lĩnh, sức mạnh để có thể phá bỏ cả tục lệ của chòm. Chòm có bốn nhà và đã có lệ: “nếu nhà nào gây chuyện núi lở, đổ cây, nhà đó phải cuốn xéo khỏi chòm” [43,102]. Lão Mình (Lệ chòm) đã mắng ba người đàn ông trong chòm khi biết con gái lão đã mang bầu: “Con chúng mày đã làm hỏng con Din nhà tao rồi”. Và theo lệ thì hai nhà, nhà Din và nhà đứa con trai nào đã làm nên chuyện tày trời kia, sẽ phải bán xới ra khỏi chòm, toàn bộ của cải sẽ thuộc quyền sở hữu của hai nhà ở lại. Cao, cha của đứa bé trong bụng Din, đã dũng cảm nắm tay Din dắt ra phía cửa để thưa với người già: “Biết chuyện sẽ như thế này nên chúng tôi đã bàn với nhau trước rồi. Người nào làm người nấy chịu. Chúng tôi sẽ đưa nhau rời khỏi đây. Mọi người cứ ở lại chòm, không ai phải đi đâu hết” [43,107]. Khát vọng sống có ý nghĩa, sống hạnh phúc đã giúp cho đôi trẻ vượt qua được “lệ buộc con người ta vào những toan tính hơn thiệt” để cùng nhau xây dựng hạnh phúc ở một vùng đất mới. Nơi ấy “có ánh mặt trời óng vàng như tơ và nụ cười con trẻ vang khắp” [43,108].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Sự tinh tế, nhạy cảm đã khiến nhà văn Cao Duy Sơn nhận ra rằng: Ẩn sau những nỗi niềm đau xót, những bất hạnh tủi thân của mỗi cá thể là sự trọng thân, quý thân. Ý thức được giá trị của sự sống, của hạnh phúc và tình yêu nên họ vẫn rất thiết tha với cuộc đời dù đời còn nhiều lắm nỗi trái ngang. Dũng cảm vượt lên nỗi đau, lạc quan bước qua bất hạnh, các nhân vật của Cao Duy Sơn mang theo mình một nghị lực sống, một niềm tin mãnh liệt vào cuộc đời. Những điều đó đã làm nên sức sống vững vàng, bền bỉ như cây rừng, như đá núi của đồng bào dân tộc thiểu số.

2.1.3. Con người trung thực, thủy chung, giàu lòng vị tha

Bản sắc văn hoá dân tộc trong sáng tác của Cao Duy Sơn - 6

Cha ông ta đã nói: “Bách nhân bách tính”. Mỗi con người ngay từ khi được sinh ra đã mang trong mình một nét tính cách riêng biệt. Tuy nhiên bằng

con đường khái quát người ta có thể tìm ra được nét tính cách chung khá ổn định của từng tộc người, từng giới, từng lứa tuổi. Điều kiện tự nhiên cũng như quá trình lao động sản xuất vật chất và tinh thần có ảnh hưởng không nhỏ tới việc hình thành tính cách của một tộc người. Đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở vùng núi, cư trú rải rác, bị chia cắt thành các làng, bản nhỏ nằm dọc theo thung lũng hẹp. Điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, sản xuất vật chất theo cơ chế tự cung tự cấp là chủ yếu. Rừng, núi, cây, đá bao vây quanh bản, những hiểm họa từ thiên nhiên đe dọa, rình rập… Tất cả những yếu tố đó đã khiến đồng bào sớm hình thành ý thức về cộng đồng làng bản, họ tộc. Họ sẵn sàng cưu mang, sẻ chia nhau niềm vui cũng như hoạn nạn. Người Tày vẫn nói: “Rễ cây ngắn, rễ người dài” có lẽ là để khái quát thực tiễn đó. Vì vậy họ rất trung thực, thật thà, sống gắn bó, thủy chung, coi trọng nghĩa tình. Những năm tháng sống gắn bó với bản làng và con người quê hương đã giúp Cao Duy Sơn phản ánh chân thực và sinh động những đức tính tốt đẹp ấy trong sáng tác của mình.

Bản chất thật thà, trung thực của người miền núi được thể hiện rõ qua tính thống nhất cao trong suy nghĩ và hành động của nhân vật. Lão Noọng trong Người lang thang khi bị rơi vào tay toán cướp, bị chúng tra hỏi về sự có mặt của lão trên địa bàn hoạt động của chúng thì trong đầu lão đã xuất hiện ý nghĩ: “Không nên nói dối”. Và ngay sau đó lão đã kể cho chúng nghe toàn bộ lí do của sự có mặt của lão tại vùng đất này. Sự trung thực khiến cho con người miền núi yêu ghét phân minh, rạch ròi. Suy nghĩ cũng như lời nói của họ rất thẳng thắn, không hề có ẩn ý. Súc Hỷ vì giận Chương Chảo trước đây đã phá vỡ tình yêu của lão nên đã từng túm cổ Chương Chảo dìm xuống sông. Còn Chương Chảo, mặc dù đã làm điều sai nhưng vẫn rất thẳng thắn thú nhận: “Tao có lỗi với mày Hỷ à…! Tao cũng thích Dinh mà” [41,177]. Con người miền núi dù có lúc rơi vào hoàn cảnh biết mình đã gây tổn thương cho người khác nhưng không gian dối mà vẫn thẳng thắn nhìn nhận vấn đề. Người cha trong truyện ngắn Hoa Mộc vương đã trung thực thú nhận với vợ việc mình đã san sẻ

tình nghĩa vợ chồng với một người phụ nữ khác nữa: “Ta có lỗi với hai mẹ con em! Kiếp sau nếu có, xin làm trâu ngựa hầu hạ mọi người! Giờ có nói sao thì ta vẫn chỉ là kẻ bội tình…” [41,156]. Chính bản tính trung thực khiến nhân vật Thức (Đàn trời) không chấp nhận được hành vi rút ruột công trình giao thông của chủ tịch tỉnh. Từ đó anh và một số đồng nghiệp, với cương vị những nhà báo, đã đứng ra làm rõ sự thật để đòi lại sự công bằng, chân chính.

Sống đúng với bản thân, dám nhận trách nhiệm với những việc làm của mình, nhân vật trong văn xuôi Cao Duy Sơn là những con người trung thực, thật thà. Điều này có nét giống với tính cách của nhân vật trong sáng tác của Vi Hồng. Những con người đó có sao nói vậy, “thật thà như cục đá, cục đất. Ăn nói mỗi câu chỉ có một nghĩa như nước chui vào trong ống, vào bầu” [14,33]. Tuy nhiên, nhiều nhân vật trong văn xuôi Vi Hồng thật thà, trung thực đến mức xem tất cả mọi người xung quanh mình đều là người tốt, đều đáng tin tưởng. Dù bị người xấu hãm hại nhưng nhiều nhân vật vẫn tự bao biện cho họ, không dám để sự nghi ngờ của mình đi xa hơn. Điều này giống với hệ thống nhân vật người tốt trong nhiều câu chuyện cổ tích của văn học dân gian. Còn nhân vật trong sáng tác của Cao Duy Sơn không hoàn toàn như thế. Họ sống trung thực, thật thà nhưng không đến mức không biết nghi ngờ người xấu. Nhận thức của họ về con người và môi trường xung quanh dường như thật hơn, đời hơn. Có lẽ chính điều kiện thời gian và hoàn cảnh sống đã chi phối để tạo nên sự khác biệt này trong sáng tác của Vi Hồng và Cao Duy Sơn.

Cái nết thật thà, trung thực đã ăn sâu vào tâm hồn con người miền núi. Vì dám sống đúng với lời nói, việc làm…của mình mà nhân vật của Cao Duy Sơn sống thường mang nặng nghĩa thủy chung, tình nhân ái. Nhiều câu chuyện tình trong sáng tác của Cao Duy Sơn thường buồn vì dở dang, tiếc nuối vì muộn màng nhưng bao giờ cũng đọng lại dư ba trong lòng người đọc. Đó là những xúc cảm sâu sắc trước sức mạnh của tình yêu, sự vĩnh hằng của lòng chung thủy. Tình yêu muôn đời vẫn là khát khao lớn nhất của con người. Nó

mang đến cho những lứa đôi vị ngọt ngào lẫn đắng chát. Có những cuộc tình, vị ngọt mới khởi đầu mà chát đắng đã lan tỏa, bủa vây. Tuy nhiên, những nỗi đau mà tình yêu đem lại không thể đẩy lùi khao khát được có nhau của biết bao đôi lứa. Tình yêu của Thim và Phón (Người săn gấu) mới hé nở thì gặp phải sự ngáng trở của gia đình Phón - đại diện cho những hủ tục, cho thế lực, cho sự phân chia đẳng cấp của xã hội phong kiến miền núi trước Cách mạng. “Năm tháng qua đi, tuổi xuân của Thim đã gửi gắm ở khắp các chiến trường nhưng hình ảnh Phón vẫn không sao phai mờ trong tâm trí” [36,25]. Chàng đã “đóng chặt tất cả những cánh cửa của lòng mình và chỉ để ngỏ một lối duy nhất cho tình yêu ban đầu ấy vĩnh viễn tồn tại” [36,28]. Cho tới khi đã là ông già Thim với mái tóc điểm sương, ông vẫn không từ bỏ công cuộc tìm kiếm người xưa, người con gái đã nắm giữ cả cuộc đời ông. Ông từ chối chức tước để làm chân đưa thư lưu động cũng là vì lẽ đó. Tác phẩm khép lại với hình ảnh ngôi nhà hiện ra trước mắt già Thim, “cánh cửa khép hờ như suốt ba mươi năm nay vẫn khép hờ như vậy, chờ ai đó đến mở ra” [36,28]. Hình ảnh này có sức ám ảnh ghê gớm. Nó như đã trở thành biểu tượng cho sự kiên trì chờ đợi, cho sự thủy chung trọn đời của những tình yêu tan vỡ, dở dang.

Sáng tác của Cao Duy Sơn có rất nhiều câu chuyện tình như thế. Trái ngang, lỡ dở nhưng họ vẫn giữ mối tình ấy nơi góc khuất trái tim để mang theo suốt đời. Với họ, “chuyện tình đầu chẳng thể quên, nhắc lại lòng còn xót như dao xát muối cứa thịt” [41,18]. Bởi thế mà lão Khơ (Hoa bay cuối trời), khi biết rõ ngọn nguồn nguyên nhân tình đầu tan vỡ, nước mắt lão muốn trào và “không thể nói những lời có đầu có cuối”. Lão vô cùng xúc động khi biết người con gái lão đã yêu mến bao năm trước đây vẫn chỉ mang trong mình ước nguyện duy nhất là được ngồi trên chiếc xe ngựa hồng do chính tay chú rể đóng trong ngày cưới của mình. Chú rể đó là chàng Khơ của mấy mươi năm về trước. Và cỗ xe tình yêu ấy theo tháng năm lão vẫn gìn giữ cẩn thận, “thường xuyên được bôi dầu luyn nên màu gỗ lên nước sơn đỏ sẫm”. Không ngờ tới khi

tóc bạc rồi lão mới được tra nó vào cổ con ngựa Nước Hai và thì thầm vào tai chú ngựa: “Hôm nay là ngày trọng đại nhất trong đời tao đấy”. Đó là ngày được chở Dình trên cỗ xe hồng không cần tới phù dâu, phù rể. Ước nguyện thời trẻ mà phải mấy mươi năm sau mới thực hiện được trong hoàn cảnh éo le, thương cảm. Thời gian lấy đi của con người nhiều thứ nhưng vẫn để cho họ mang trọn niềm tin, sự thủy chung của mối tình đầu. Tiểu thuyết Cực lạc, Hoa mận đỏ, truyện ngắn Tượng trắng, Súc Hỷ, Chợ tình cũng đều là những câu chuyện đẹp về tình yêu vượt thời gian của những chàng trai cô gái sống thủy chung, tình nghĩa. Những tình yêu ấy đều chung nhau một kết cục buồn thương nhưng lại đọng sâu trong tâm trí người đọc bởi sự thủy chung vô hạn của con người. Đã ngoài tám mươi tuổi nhưng năm nào vào ngày hai mươi lăm tháng giêng lão Sinh (Chợ tình)cũng tới chợ tình Âu Lâm. Đến đây để được gặp mú Ếm, người mà lão nặng lòng thương nhớ cả cuộc đời nhưng không thể đến được bên nhau. Bên gốc cây sau sau già, “cái gốc cây lão đã độc quyền hơn nửa thế kỉ”, lão “vẫn thấy trong lòng dâng lên cảm giác ấm áp và êm ái lạ lùng” mỗi khi được nghe tiếng của mú Ếm. Nhưng cảm giác ấy rồi cũng có lúc được thay bằng nỗi buồn như ngọn gió thổi nhẹ bởi những lần mú Ếm không đến. Sự trống trải dâng ngập lòng khi điều lão linh cảm trở thành sự thật. Chợ từ nay sẽ không còn, bởi sự tồn tại của chợ chỉ trở nên có ý nghĩa với anh khi có mặt em. Như vậy sự thủy chung trong tình yêu đã trở thành một điểm nhấn để nhà văn hoàn thiện bức tranh tâm hồn của đồng bào dân tộc thiểu số.

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có những ca từ mang ý nghĩa sâu sắc:

“ Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng Để làm gì em biết không

Để gió cuốn đi! Để gió cuốn đi”

Một tấm lòng đôi khi dù chỉ “để gió cuốn đi” nhưng vẫn thật sự rất “cần” có trong cuộc đời này. Tấm lòng ấy có khi nâng đỡ được những cuộc đời đầy giông bão, có khi giúp con người tự xoa dịu nỗi đau, hóa giải những hận

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2023