Quan Niệm Nghệ Thuật Của Nhà Thơ Nguyễn Duy

lòng chân thật, bộc bạch hết mình cái tôi chân quê. Trong thơ Nguyễn Duy, vừa đậm dấu ấn truyền thống lại vừa thể hiện những cách tân đáng ghi nhớ. Tác giả đã kết hợp hai giá trị này trong thơ mình một cách nhuần nhị khiến cho mỗi dòng thơ là một hơi thở tự nhiên và chân tình đến gan ruột. Đó là yếu tố quan trọng bậc nhất để thơ Nguyễn Duy đến được và “kết kén” được trong tâm tình của người đọc.

Sau hơn ba mươi năm với hơn mười tập thơ, Nguyễn Duy tuyên bố không làm thơ nữa. Nguyễn Duy chân thành bộc bạch: “thơ bỏ tôi chứ tôi không bỏ thơ”. Ông nhận ra rằng mình cứ lặp đi lặp lại mình nên không làm thơ nữa. Tuy vậy, cái nghĩa vụ của một người công dân yêu nước vẫn theo đuổi ông. Những năm gần đây, Nguyễn Duy làm lịch bằng thơ, làm thơ bằng lịch với những minh họa của gồng gánh, thúng mủng, nong nia, giành mẹt, rổ rá, dần sàng, chum vại, cái nồi đất, cái điếu cày… như để bày tỏ cái tông tích, cái cội rễ của thơ mình. Có lẽ ông là người đầu tiên đưa thơ đi triển lãm. Bởi thế, khi Nguyễn Duy tuyên bố gác thơ, ngừng thơ thì chúng ta chỉ nên hiểu là ngừng làm thơ chứ không ngừng sống với thơ. Năm 2010, ông đã cho ra đời tuyển tập thơ Nguyễn Duy.

1.2.1.2. Quan niệm nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Duy

Đến với thơ Nguyễn Duy gần như không rõ một tuyên ngôn nghệ thuật nào. Thơ Nguyễn Duy đem đến cho người đọc cảm giác dường như nhà thơ làm thơ như một nhu cầu tự tại để giãi bày những gì đang diễn ra trong hồn cốt mình, có cái hăm hở, có cái lắng sâu, có cả cái “tào lao” như chuyện phiếm… thơ chính là mình, là mình không chút gọt rũa. Chính vì vậy, nếu đi tìm một tuyên ngôn nghệ thuật trong thơ Nguyễn Duy quả thật không dễ dàng. Nhưng hãy lắng nghe lời thú nhận chân thực của ông về “cái nghề thiên phú” này, ta sẽ hiểu được sâu sắc hơn thiên chức của một nghệ sĩ - một nhà thơ trong quan niệm của Nguyễn Duy.

Nguyễn Duy nói: “Có đụng chạm xã hội mới ra cái thần hồn văn chương… Còn nhà văn… thật? Ở anh nhà văn thật ấy có một nhà hiền triết, một nhà văn hóa, một nghệ sĩ. Thực ra cái lõi của văn chương là triết. Từ cả những chuyện tầm phào nhất cũng có thể phả triết học vào, có thế mới dội lại được cuộc đời. Chỉ khác nhà triết học trình bày triết học của mình bằng lí lẽ, khoa học, còn nhà văn bằng cảm xúc. Thời buổi hiện đại rồi đâu phải ai cũng thành nhà thơ được. Làm thơ phải đọc, phải đi đó đi đây, không có kiến thức tổng hợp xã hội sao làm thơ ra cái thời hôm nay? Để thành một nhà văn lớn ở nước mình khó lắm, phải là một nhà văn hóa lớn, không thâu tóm được tinh hoa văn hóa dân tộc vào một cá thể không thể trở thành một nhà văn hóa lớn!...”. Chỉ bằng từng ấy ngôn từ ta đã hiểu khá trọn vẹn về quan niệm nghệ thuật của nhà thơ. Nguyễn Duy đặt ra cái trách nhiệm tất yếu của người làm thơ là phải đi, phải tìm hiểu - phải dấn thân mới tìm được bản sắc cuộc sống, nhất là cuộc sống đầy biến động của hiện tại. Nhưng không phải là bản chất nông cạn ai tìm cũng thấy, mà phải là bản chất chứa trong đó triết lí của cuộc sống, triết lí của cảm xúc. Thơ Nguyễn Duy giàu triết lí, những triết lí không thuần túy lí lẽ mà được tạo nên từ cách lí giải hiện tượng cuộc sống rất tinh tế và thông minh, chen lẫn cảm xúc chân thành như “Cơm bụi ca”, “Tháp Chàm”, “Tiếng hát hòa bình”, “Gặp một người lính trẻ”… Có khi triết lí từ những đối tượng tưởng như không thể triết lí: Ti vi, Sida, ly hôn, chứng khoán, cơm bụi… Thơ Nguyễn Duy bắt kịp với thời đại, nói được nỗi niềm của con người thời đại bởi trong quan niệm của nhà thơ luôn đề cao ý thức về thời đại mình đang sống. Không thể chạy theo lối thoát li riêng mình, thơ phải gắn với cuộc sống, dù cuộc sống ấy thế nào nhà thơ cũng phải đứng vững trên mảnh đất hiện tại. Nguyễn Duy đã ý thức rất rõ thời cuộc, chính vì vậy nhận ra rất rõ nhiệm vụ của một người nghệ sĩ trong thời cuộc hiện tại. Nhà thơ trân trọng và yêu mến truyền thống, song đi vào những giá trị hiện đại lại cũng là một thế mạnh của nhà thơ, nó làm cho thơ ông vừa có cái mềm mại,

ngọt ngào của truyền thống, vừa có cái linh hoạt, mới mẻ của hiện đại. Chính vì có cái linh hoạt của hiện đại mà trong quan niệm của nhà thơ, nhà văn “có năm bảy loại” và có một loại nhà văn… thật. Nhà văn Thật phải song hành cùng với nhà văn “năm bảy” kia trong một cộng đồng, và có thể ngay trong một con người. Điều quan trọng là giữa hai loại nhà văn này có tồn tại đấu tranh? Và nhà văn Thật có khẳng định được giá trị của mình hay không? Nhà văn Thật – đó là nhà văn trước hết phải có sự chủ động trong việc nhập cuộc, vào đời. Nhưng nhà văn – giống như một giá trị tinh thần cao khiết, không thể làm việc dưới sự hối thúc của đồng tiền. Có cực đoan quá chăng khi xem yếu tố tài chính là một động lực không xứng đáng để sáng tạo trong thời hiện đại này? Từ xưa, các cụ đã coi cái tài văn chương là cái tài thiên bẩm, và để xứng với cái thiên bẩm ấy phải là đạo làm người cao khiết, một cốt cách thanh cao, nho nhã… Nguyễn Duy là người “phục cổ” thì chẳng lý gì lại có thể phủ nhận một quan niệm đẹp và giàu tính nhân văn của cha ông mình. Một nhà văn phải là một nhà văn hóa lớn! Nguyễn Duy đặt ra nhiệm vụ cho người nghệ sĩ

– một nhiệm vụ cả cuộc đời chứ không phải ngày một ngày hai. Và chính ông trên con đường sáng tạo của mình cũng không ngừng trau dồi vốn văn hóa, không chỉ riêng văn hóa dân tộc mình mà văn hóa nhân loại để làm giàu thêm cho tâm hồn và đẹp thêm mỗi trang thơ. Nguyễn Duy luôn tạo nên cái mới trong thơ bởi ông nhận thức một cách sâu sắc về sự sáng tạo và trách nhiệm của nhà thơ trong thời đại, của một duyên kiếp nặng nợ với văn chương, với cuộc đời. Trong thơ Nguyễn Duy, giá trị nào cũng được thể hiện trong sự kết hợp nhuần nhị giữa cái hiện đại và cái truyền thống, nó đã trả lời thực tế hơn cả cho quan niệm nghệ thuật của nhà thơ. Đó là thơ – sự kết hợp giữa những nỗ lực giữ gìn và tìm kiếm. Đọc thơ Nguyễn Duy người ta luôn có cảm giác như được gặp gỡ hai con người, mới mẻ và truyền thống, nhưng ở tâm hồn nào cũng cuốn hút và gợi suy ngẫm. Đó là cái riêng mà không phải nhà thơ nào cũng tạo dựng được trong thơ mình. Nguyễn Duy với quan niệm nghệ

thuật gan ruột này và bằng những trang thơ đã chứng minh cho lối suy nghĩ nghiêm túc và đầy trách nhiệm về người nghệ sĩ, và Nguyễn Duy đã khẳng định được vị thế của mình trong tâm thế của những người từng đọc thơ ông.

Ngay từ những ngày đầu làm thơ, quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Duy đã khá rõ và càng về sau càng sâu sắc hơn “Ta là dân vậy thì ta tồn tại”. Đây không hẳn là quan điểm nghệ thuật mà đúng hơn là một nhận thức, một chiêm nghiệm về cuộc đời của Nguyễn Duy, mà ở đó thơ ca đã là một phần

máu thịt. Ý thức được điều đó, Nguyên Duy đã tìm về với văn hóa, văn học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

dân gian, tiếp tuc

phát huy hồn cốt của văn học dân gian trong thơ ca bởi theo

Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 5

ông văn chương không nhất thiết phải khác la ̣ . Cái mới nằm ngay trong cái tưởng chừng như đã xưa cũ. Ông từ ng phát biểu:

Nghìn năm trên dải đất nà y Cũ sao được cánh cò bay la đà Cũ sao được sắc mây xa

Cũ sao được khúc dân ca quê mình

(Khúc dân ca)

Bám chặt vào cội rễ dân gian, thơ ông luôn hiển hiện cái chất môc

mac̣ ,

ngọt ngào của những làn điêu

dân ca . Từng là nhà thơ khoác áo lính xông pha

trên nhiều chiến trường khốc liệt, Nguyễn Duy có cách nhìn, cách thể hiện riêng về chiến tranh. Ông nhìn chiến tranh bằng cái nhìn của một thi sĩ thảo dân. Một thảo dân đích thực bao giờ cũng vừa thiết tha với số phận đất nước, vừa lo âu cho thân phận chúng sinh. Trong cái nhìn ấy, phần trăn trở nhất của chiến tranh vẫn là thân phận người, thân phận lương dân [46, tr. 7]. Vì vậy quan niệm nhân sinh bao trùm trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Duy là “Nghĩ cho cùng mọi cuộc chiến tranh/ Phe nào thắng thì nhân dân đều bại”.

Có lẽ ảnh hưởng từ nét văn hóa làng quê xứ Thanh - một vùng quê nghèo nên cái tôi trong thơ Nguyễn Duy không phải là cái tôi cao đạo, ngông ngạo với đời, mà là một cái tôi giản dị, giàu lòng yêu nước “Dù ở đâu cũng

Tổ quốc trong lòng/ Cột biên giới đóng từ thương đến nhớ”. Thơ Nguyễn Duy cũng thường nói về cái khổ, điều mà ông hiểu sâu sắc trong những ngày còn thơ ấu. Nguyễn Duy nhạy cảm với cái khổ "Tôi trót sinh ra nơi làng quê nghèo/ quen cái thói hay nói về gian khổ/ dễ chạnh lòng trước cảnh thương tâm". Điều đó không có nghĩa là Nguyễn Duy than nghèo kể khổ. Xu hướng của ông là tìm cái đẹp trong cái khổ. Đứng trong cái khổ, Nguyễn Duy vẫn giàu tinh thần lạc quan yêu đời, không ngừng vươn mình, vượt khổ. Quan điểm này của ông thể hiện rất phổ biến trong các sáng tác. Vì vậy mà cái đẹp bao trùm trong sáng tác của nhà thơ đó là cái đẹp đơn sơ. Có thể nói quan niệm nghệ thuật này của Nguyễn Duy đã tiếp thu từ quan niệm về cái đẹp trong văn hóa của người Việt. Cái đẹp không phải là cái cao sáng, mĩ miều mà là cái đơn sơ, bình dị. Quan niệm nghệ thuật này đã giúp nhà thơ vững vàng trong suốt hành trình sáng tạo thơ.

1.2.2. Thơ Đồng Đức Bốn

1.2.2.1. Hành trình sáng tạo

Đồng Đức Bốn sinh ngày 30/3/1948, ở xóm Lê Lác, thôn Song Mai (tức làng Moi), xã An Hồng, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng. Theo lời kể lại của chính Đồng Đức Bốn, tuổi thơ của thi sĩ gắn liền với những buổi chiều lang thang trên đồng cỏ hoe vàng, bắt châu chấu về nướng ăn hoặc tát cá đồng mang ra chợ bán. Mẹ Đồng Đức Bốn là người phụ nữ chân quê, lam lũ nhưng bà thuộc nhiều ca dao tục ngữ và những khúc hát ru trong lành. Còn người cha lại có tư chất nghệ sĩ, hồi trẻ cũng đã từng khát vọng thơ ca nhưng bất đắc chí, mộng văn chương không thành. Đồng Đức Bốn khi sinh ra đã hội tụ cả hai yếu tố: tiếp tục mang khát vọng của người cha và lại được hấp thu nguồn văn học dân gian từ người mẹ.

Để đến với nghệ thuật, với thơ ca, Đồng Đức Bốn đã phải vật lộn với những thử thách khắc nghiệt của cuộc sống. Có lẽ, chính cuộc đời - trường đại học chân chính của mọi thiên tài - đã giúp nhà thơ có nhân sinh quan sâu sắc

ngay từ lúc bắt đầu cầm bút cũng như luyện rèn cho ông cái bản lĩnh kiên gan bước vào mảnh đất thơ lục bát, mảnh đất đã trồng nên nhiều cây cổ thụ lớp trước như Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Bính,… mà nếu không khéo, ông sẽ bị chết rợp dưới tán các cây cổ thụ đó. Tâm huyết, tài năng, sự khổ luyện đã giúp con thuyền thơ Đồng Đức Bốn vượt qua mọi thử thách để vượt trùng dương trên hành trình chinh phục độc giả thơ của thời đại mới.

Thuở hàn vi, chàng thanh niên chân chất làng Moi “đã từng là thanh niên xung phong. Giải ngũ, Đồng Đức Bốn về làm việc tại Xí nghiệp sửa chữa ô tô Hải Phòng làm thợ gò bậc 6/7”, sau đó về làm việc tại Xí nghiệp xuất nhập khẩu gia cầm Hải Phòng, anh giữ chân đại diện cho Xí nghiệp ở Hà Nội… (Nguyễn Huy Thiệp). Những tháng ngày ấy, có ai ngờ Đồng Đức Bốn đã ấp ủ tấm lòng tri ân với thơ ca.

Từ những ngày đầu sáng tác, Đồng Đức Bốn có viết thơ lục bát và cả những thể thơ khác. Tập thơ xuất bản năm 1992, Con ngựa trắng và rừng quả đắng, “chen lẫn với một số bài thơ lục bát khá độc đáo là rất nhiều bài thơ tự do, ỡm ờ, nửa dơi, nửa chuột, lúc cao giọng chính trị, lúc học đòi cung cách trí thức lả lơi…” [10, tr. 535] và chính sau bước thể nghiệm “ném đá dò đường” ấy, nhà thơ đã phát hiện ra lục bát mới hợp tạng với mình nhất. Với định hướng này, Đồng Đức Bốn không bơ vơ giữa muôn nẻo lộ trình đến với thơ nữa mà rẽ vào một con đường cụ thể - thơ lục bát và thể thơ dân tộc này đã gắn bó, góp phần định hình phong cách sáng tạo của nhà thơ.

Đồng Đức Bốn đến với thơ không phải là sớm, sau phút ngỡ ngàng ban đầu, ông đã định vị ngay được sở trường của mình – thơ lục bát. Với giọng thơ lạ trên lãnh địa này, tác giả dần khẳng định được vị trí vững chắc của mình trong lòng độc giả yêu mến thơ. Cái lạ ở thơ Đồng Đức Bốn, không phải do những cách tân cầu kì về hình thức hay câu chữ, mà chính ở khả năng phát hiện cái sâu sắc, tinh tế trong cái giản đơn thường ngày, lồng trong một giọng điệu thơ chua xót, đặc trưng và nhất là ở năng lực kết nối hình ảnh, tạo ra

những biểu tượng lạ lẫm mà đầy quyến rũ, kiểu như: “Mải mê đuổi một con diều/ Củ khoai nướng để cả chiều thành tro” (Chăn trâu đốt lửa). Nói cách khác, “sự hiện đại trong thơ Đồng Đức Bốn chính là ở nội lực bên trong của từng câu thơ”[10, tr. 547].

Theo Nguyễn Huy Thiệp, Đồng Đức Bốn làm thơ như một định mệnh thiêng liêng của trời đất dành cho ông, vị trí thơ Đồng Đức Bốn do vậy cũng vô cùng đặc biệt – vị cứu tinh của thơ lục bát: “Đồng Đức Bốn là một nhà thơ khai sáng và sáng tạo ra những cái mới trong thơ lục bát. Anh thuộc diện nhà thơ bảo tồn, bảo lưu các giá trị thơ ca truyền thống”. Quả thật, “đây là một điều khá đặc biệt trong chợ trời lẫn lộn trắng, đen, thật giả, lẫn lộn chuyên nghiệp và nghiệp dư hôm nay” [10, tr. 546].

Như đã hoàn thành sứ mệnh được giao phó, sau khoảng 15 năm cầm bút sáng tác, Đồng Đức Bốn rời cõi người, cõi thơ: “Chăn trâu đốt lửa xong rồi/ Thì ta trả bút cho trời làm hoa” (Trả bút cho trời), để lại một gia tài thơ gồm sáu tập thơ dầy dặn mà có đến gần 80% là thơ lục bát: Con ngựa trắng và rừng quả đắng (1992), Chăn trâu đốt lửa (1993), Trở về với mẹ ta thôi (2000), Cuối cùng vẫn còn dòng sông (2000), Chuông chùa kêu trong mưa (2002) Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc (2006).

Hành trình thơ Đồng Đức Bốn phát triển khá nhanh, khi đã bén duyên lục bát, ông viết liên tục, khỏe và đều tay. Những mạch nguồn lớn trong thơ Đồng Đức Bốn không mấy thay đổi qua các tập thơ. Ấy là những nguồn cảm hứng mạnh mẽ bắt nguồn từ quê hương, làng mạc, từ cuộc sống, từ đời tư, từ chính hình ảnh cái tôi ngạo nghễ “Hiểu tôi là ngọn núi cao/ Thương tôi có một ngôi sao cuối trời”… cùng lối viết tự nhiên, giọng điệu vừa chua xót vừa kiêu bạc, hình ảnh thơ quen thuộc nhưng đầy ấn tượng: dòng sông, con đò, con đường, mưa, nắng, gió, bão, con ngựa, gai, chùa chiền…

Trong thơ Đồng Đức Bốn có quê hương, có làng mạc, có những bức tranh quê êm ả và dữ dội, còn có cả hương bồ kết đặc sệt quê mùa phả vào

thơ… Thơ Đồng Đức Bốn bàn đến chuyện tình yêu, thất tình, tình đơn phương, tình yêu nở muộn… và bàn đến phố phường, chuyện nhân sinh – cuộc sống… với những triết lí sâu sắc đến bất ngờ. Đặc biệt giai đoạn nhà thơ trên giường bệnh, khát vọng cuộc sống, ý thức dâng hiến đã khiến cho Đồng Đức Bốn sáng tác được nhiều bài thơ, nhiều câu thơ “thánh” như bắt được của Trời vậy. Ý thơ ám ảnh, dư ba… những tình cảm vốn chân thật, mạnh mẽ lại thiết tha, da diết của một người ham sống, yêu sống.

1.2.2.2. Quan niệm nghệ thuật của Đồng Đức Bốn

Mỗi nghệ sĩ đến với thơ ca đều mang theo những quan niệm nghệ thuật của riêng mình dù nói hay không nói trực tiếp bằng lời. Đồng Đức Bốn đã nhiều lần trực tiếp bộc lộ quan niệm thơ trong thực tiễn sáng tác và cả khi trả lời phỏng vấn của độc giả. Ông không ngần ngại đưa ra những ý kiến đầy tâm huyết: “…mỗi ngày tôi đều nghiệm ra rằng thơ là thứ tôi tâm huyết”[10, tr. 681], “Thơ hay là sự thăng hoa Trời cho cộng với những trải nghiệm khổ hạnh của một đời người”[10, tr. 682], “Thơ là lộc của Trời, cũng là cái Tội trời đày” [10, tr. 687]. Đặc biệt, Đồng Đức Bốn ý thức: “thơ phải đạt đến độ giản dị. Không có nghĩa có sao nói vậy, mà giản dị chính là cách tiếp cận để đến với bản chất cuộc đời cũng như cõi sâu xa của tâm hồn. Lối nói giản dị là lối nói của dân gian. Tri thức kinh nghiệm dân gian, chính là phần tiềm thức trong mỗi con người hiện đại” [10, tr. 690]. Những quan niệm này nhất quán và càng ngày càng sâu sắc hơn trong hành trình sáng tác của nhà thơ Đồng Đức Bốn.

*Trời cho được chút lộc thơ

Với Đồng Đức Bốn làm thơ là một cái duyên và là ân huệ mà ông Trời đã dành riêng cho mình:

Trời cho được cái lộc thơ Cứ leo núi Tản Tây hồ lội sương

(Tôi viết tặng tôi)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023