Về Khái Niệm Bản Sắc Dân Tộc Và Hành Trình Sáng Tạo Của Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn

Đức Bốn với thơ lục bát: “cái tình cảm của Bốn với thơ lục bát nhìn bề ngoài giống như tình cảm của người nông dân với con trâu”.

Nguyễn Đăng Điệp cũng đánh giá rất cao thơ lục bát Đồng Đức Bốn: “Từ lục bát của ca dao, Nguyễn Du đã tạo nên một đột biến: “Khi Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn” (Chế Lan Viên). Thể thơ dân tộc này hiện hình một cách tài hoa qua “khối tình lớn – khối tình con” (Tản Đà) rồi chia thành hai ngả trong Thơ mới: Cái chân quê trong sáu – tám của Nguyễn Bính và cái hàm súc cổ điển trong thơ Huy Cận. Hiện giờ, ngoài cái “thượng thừa” của Bùi Giáng, lục bát sống trong hồn Nguyễn Duy, rồi Đồng Đức Bốn… Làm được lục bát hóa ra là việc khó khăn… Là một thể loại ai cũng quen mặt, ai cũng thuộc tên, nếu không có cái mới, lập tức kẻ làm thơ sẽ bị đuổi khỏi chiếu. May thay, Đồng Đức Bốn đã trụ lại được”. Rõ ràng Đồng Đức Bốn được đánh giá là một trong những tên tuổi sáng giá nhất trong làng thơ lục bát Việt Nam. Ở phần cuối bài viết, tác giả còn nhấn mạnh, Đồng Đức Bốn rồi cuối cùng cũng trở về với ca dao, với tình đời dù cay đắng nhưng vẫn ngọt ngào. Cái chất dân gian trong thơ Đồng Đức Bốn vẫn là cầu nối anh với thế hệ độc giả bây giờ. Dù có thế nào đi chăng nữa thì khuynh hướng sáng tác của Đồng Đức Bốn vẫn là trở về với cội nguồn.

Trong phần đầu của bài viết Những câu thơ tình tang quê mùa, Đoàn Hương đề cập đến chất dân ca, ca dao trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn. Bài viết đã có những phân tích khá kĩ về chất quê trong thơ Đồng Đức Bốn – mạch nguồn cảm hứng chủ đạo của nhà thơ. Đọc thơ lục bát của Đ ồng Đức Bốn, Đoàn Hương cảm nhận “như một kẻ đánh mất quê được trở về quê”. Đọc thơ Đồng Đức Bốn để ta tìm thấy quê, trở về với quê hương trong tâm tưởng của ta.

Với giọng điệu tự nhiên pha chút ngang tàng trong bài Đóng gạch nơi nao, Phạm Tiến Duật đã khẳng định: “Một mình Đồng Đức Bốn tự làm một

cuộc trường chinh. Gã xông thẳng vào trận địa lục bát và chỉ một thời gian ngắn Đồng Đức Bốn trở thành ông vua trẻ của thể loại này”.

Nhà văn Trần Huy Quang trong bài Đồng Đức Bốn – Nhàu nát và trau chuốt đánh giá về chất đồng quê trong thơ Đồng Đức Bốn từ góc độ câu thơ: “Thơ Đồng Đức Bốn đấy, mỗi câu giống như lời nói của các bà nông dân lam lũ, yếm trễ ngực, váy xắn quai cồng, đòn gánh oằn vai”.

Trong Tựa bão để sống làm người, Anh Quân thấy được nhạc tính giàu chất dân gian trong thơ lục bát nói chung và thơ Đồng Đức Bốn nói riêng: “Thực ra trong thơ ca, lục bát là thể thơ mang tính nhạc đậm nhất, ở thơ Đồng Đức Bốn càng thấy rõ điều này. Bất kì một bài nào của anh đều như những bài hát dân ca, điệu hò câu ví thuở xưa”.

Băng Sơn trong bài Đồng Đức Bốn – Thi sĩ đồng quê đã nhận định khá sâu sắc về hồn quê mùa trong thơ Đồng Đức Bốn, coi ông là “Một nhà thơ kiệt xuất trong lục bát, có lẽ là hồn Việt chắt lọc ngàn năm để ứ dồn vào tâm hồn thi sĩ làm ta nghiêng ngả mê say những vần thơ như từ ca dao đi ra, như từ thơ đi vào ca dao, cứ ngọt lịm và ở lại”.

Trong Vài ý nghĩ tản mạn về thơ Đồng Đức Bốn, Nguyễn Thanh Toàn cũng nhận xét: “Thế mạnh thơ Đồng Đức Bốn là thể thơ đồng quê, ngôn ngữ đồng quê, cảm hứng đồng quê… Đặc biệt là tình ý tư tưởng đồng quê”.

Ngoài ra một số bài viết của Nguyễn Ánh Ngân, Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Việt Hà, Văn Chinh… cũng đã có những ý kiến đánh giá khá sâu sắc, xác đáng về thơ Đồng Đức Bốn .

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Qua những bài viết, nghiên cứu về Đồng Đức Bốn có thể thấy, anh được đánh giá là nhà thơ xuất sắc của dòng thơ lục bát Việt Nam đương đại. Thơ lục bát của Đồng Đức Bốn khẳng định lại một lần nữa thể thơ lục bát ưu thế của thơ Việt. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng, thơ lục bát của Đồng Đức Bốn còn gai góc, thô mộc, còn có vẻ gì chất phác, ngô nghê. Nhìn

chung, Đồng Đức Bốn xứng đáng được coi là người tiếp nối dòng chảy dân gian trong thơ ca Việt Nam và có những đóng góp không nhỏ trên thi đàn.

Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 3

Tóm lại, qua lịch sử tìm hiểu nghiên cứu về thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn, chúng tôi thấy trong một số bài viết về thơ của hai tác giả ít nhiều đã đề cập đến vấn đề bản sắc dân tộc trong thơ của từng cây bút. Tuy nhiên, qua khảo sát, có thể thấy những bài viết này mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh hoặc một vài yếu tố dân gian trong thơ của từng tác giả riêng biệt, chưa đề cập một cách trực tiếp, chưa khảo sát vấn đề một cách hệ thống, toàn diện. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn nhằm đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về bản sắc dân tộc trong thơ của hai cây bút đặc sắc này, từ đó góp phần nhận diện, khẳng định một hướng tìm tòi, đổi mới thành công của thơ đương đại Việt Nam.

3. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, người viết sử dụng các pháp nghiên cứu chủ yếu như:

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp tổng hợp

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp thống kê, phân loại

4. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu bản sắc dân tộc trong sáng tác của hai tác giả Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn. Phạm vi khảo sát là các tập thơ chính của Nguyễn Duy và toàn bộ thơ Đồng Đức Bốn.

* Nguyễn Duy

- Cát trắng (Thơ, 1973)

- Ánh trăng (Thơ, 1984)

- Mẹ và em (Thơ, 1987)

- Đường xa (Thơ, 1989)

- Qùa tặng (Thơ, 1990)

- Về (Thơ, 1994)

- Sáu và Tám (Thơ, 1994)

- Bụi (Thơ, 1997)

* Đồng Đức Bốn

- Con ngựa trắng và rừng quả đắng (1992)

- Chăn trâu đốt lửa (Thơ, 1993)

- Trở về với mẹ ta thôi (2000)

- Cuối cùng vẫn còn dòng sông (2000)

- Chuông chùa kêu trong mưa (2002)

- Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc (2006)

Ngoài ra, để có điều kiện so sánh, chúng tôi cũng mở rộng khảo sát thơ của một số tác giả khác.

5. Đóng góp của luận văn

- Từ khảo sát, phân tích thơ của hai tác giả, luận văn nhận diện, đúc kết những nét đặc sắc của các cây bút về phương diện kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống trong việc hiện đại hóa thơ; khẳng định nỗ lực đổi mới thơ của hai tác giả.

- Luận văn cũng khảo sát và nhận diện một trong những khuynh hướng tìm tòi sáng tạo có hiệu quả của thơ đương đại Việt Nam.

- Ở một phạm vi nhất định, luận văn góp phần tổng kết, đánh giá về tiến trình vận động, đổi mới của thơ đương đại Việt Nam và sự vận động của thơ lục bát trong thơ Việt Nam hiện đại.

6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Về khái niệm bản sắc dân tộc và hành trình sáng tạo của Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn

- Chương 2: Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn nhìn từ góc độ nội dung cảm hứng

- Chương 3: Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn nhìn từ góc độ nghệ thuật thể hiện

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: VỀ KHÁI NIỆM BẢN SẮC DÂN TỘC VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN DUY, ĐỒNG ĐỨC BỐN

1.1 Về khái niệm bản sắc dân tộc

Ngày nay, khi sự giao lưu trên thế giới đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, thì vấn đề văn hóa dân tộc trở thành mối quan tâm hàng đầu, là tâm điểm chú ý của các bộ môn khoa học xã hội và khoa học nhân văn. Để có thể giải quyết được nhiệm vụ của đề tài, trước hết chúng tôi thấy cần làm rõ về khái niệm bản sắc dân tộc.

Theo Từ điển văn học (Bộ mới) [39]: “Bản sắc dân tộc tính dân tộc là những thuật ngữ gần như tương đương nhau, biểu thị một số thuộc tính dân tộc học văn hóa nhất định. “Tính (hoặc bản sắc) dân tộc của văn học” - chỉ là những đặc tính mà một nền văn học dân tộc có được do sự liên hệ mật thiết của nó với đời sống văn hóa – lịch sử của chính dân tộc ấy”. Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học [38] cũng định nghĩa tính dân tộc là khái niệm thuộc phạm trù tư tưởng - thẩm mĩ chỉ mối liên hệ khăng khít giữa văn học và dân tộc, thể hiện qua tổng thể những đặc điểm độc đáo tương đối bền vững chung cho các sáng tác của một dân tộc, được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử phân biệt với văn học của các dân tộc khác. Nói như vậy, văn học và văn hóa của một dân tộc có mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời. Và không thể hiểu đúng văn học nếu không tìm hiểu bình diện văn hóa của nó.

Truyền thống văn hóa là một trong những loại hình tồn tại của xã hội đương đại. Nó “Ghi dấu ấn lịch sử đã qua của chính bản thân nó, nhưng còn kéo dài một cách cực kì dai dẳng trong hiện tại và luôn có tham vọng xác lập truyền thống mới” [27]. Thật vậy, truyền thống văn hóa không chỉ thu hẹp ở việc duy trì hay truyền lại các thành quả văn hóa ngày trước, mà còn tích hợp trong diễn trình lịch sử những truyền thống mới bằng cách đem thích nghi cái

mới này với các truyền thống cũ. Vì thế, truyền thống văn hóa có vai trò và ảnh hưởng to lớn đối với đời sống xã hội và con người. Đặc biệt đối với sáng tạo nghệ thuật thì truyền thống văn hóa càng giữ vị trí quan trọng. Nó đóng vai trò là cơ sở, nền tảng của mọi sự sáng tạo, nó quy định mọi cảm nhận và sự miêu tả của các nhà văn về đối tượng.

Tóm lại: “Việc nghiên cứu truyền thống văn hóa cũng tức là nghiên cứu tính dân tộc, bản sắc dân tộc. Bởi vì tính dân tộc của văn học không chỉ là một phạm trù tư tưởng xã hội và nghệ thuật mà còn là một phạm trù văn hóa, là kết tinh của văn hóa dân tộc trong sáng tác văn học nghệ thuật” [3, tr. 6-7]. Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã từng nhấn mạnh: “Vấn đề dân tộc là vấn đề văn hóa, đừng tìm vấn đề dân tộc ở chỗ khác” [22, tr. 155]. Sau này, nhà nghiên cứu Hồ Sĩ Vịnh cũng tiếp tục khẳng định: “Nói đến văn hóa là nói đến dân tộc. Văn hóa là gương mặt của dân tộc. Một dân tộc đánh mất truyền thống văn hóa (…) thì dân tộc ấy sẽ mất tất cả” [54, tr. 6].

Khái niệm “dân tộc” ở tiếng Việt hiện đại có hai nghĩa chính: 1) “dân tộc – quốc gia”, tức là một cộng đồng xã hội người, được tạo nên do quá trình hình thành tính cộng đồng về lãnh thổ, về quan hệ kinh tế, về ngôn ngữ văn học, về một số đặc điểm văn hóa và tính cách; 2) các cộng đồng chủng tộc người – bộ lạc, bộ tộc, sắc tộc… nằm trong và hợp thành dân tộc – quốc gia. Văn học, nghệ thuật là một trong những phương diện hoạt động về tinh thần của cộng đồng dân tộc trong quá trình lịch sử, gắn bó với đời sống lịch sử của dân tộc. Nó là một bộ phận của lịch sử dân tộc. Tính dân tộc có mặt ổn định nếu nhìn nó trong sự tương quan giữa các dân tộc với nhau. Đọc một bài thơ Việt Nam và một bài thơ Trung Quốc, người ta vẫn phân biệt được bài thơ này với bài thơ kia. Bài thơ Việt Nam vẫn có cái gì Việt Nam có thể trong tứ thơ, trong giai điệu… Những cái đó cho phép người nghiên cứu rút ra tính dân tộc trong thơ. Nhưng nói rằng tính dân tộc có mặt ổn định không có nghĩa là tính dân tộc là cố định nhất thành bất biến. Bài viết “Tính dân tộc trong văn

học hiện nay”, trích từ cuốn “Tìm hiểu bản sắc dân tộc trong thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh” [36] giải thích: “Dân tộc là một cộng đồng người hình thành trong quá trình lịch sử. Các dân tộc không phải là bao giờ cũng có, nó ra đời trong một giai đoạn tiến hóa lịch sử nhất định và khi đã hình thành dân tộc rồi thì dân tộc không ngừng tiến hóa. Vì vậy những bản sắc dân tộc cũng luôn luôn tiến hóa, tính dân tộc không phải cứ như thế mãi từ thời kì này qua thời kì lịch sử khác […] Dân tộc có những truyền thống, truyền thống dân tộc là bản sắc, là đặc tính, là nét sinh hoạt của dân tộc được phát huy đến trình độ rất cao, có một hiệu lực rất lớn ở một thời kì lịch sử và từ đó về sau trở thành một bài học, một tấm gương cho đời sau tiếp tục noi theo. Thí dụ truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm thời Trần, truyền thống kiên trì chịu khổ, chịu khó đánh giặc của quân dân Lam Sơn chống quân Minh. Như thế những truyền thống của dân tộc có nguồn gốc lịch sử của nó…” [3, tr. 11-12].

Riêng về văn học, khác với một số loại hình nghệ thuật khác, văn học dân tộc gắn với chất liệu của nó là ngôn ngữ dân tộc; văn học là một bộ phận hợp thành quan trọng của văn hóa ngôn từ dân tộc. Lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của các nền văn học dân tộc đều gắn (ở mức khác nhau) với quá trình hình thành, sinh tồn và phát triển của xã hội – dân tộc. Trên cơ sở này tác giả cuốn Từ điển văn học đưa ra những biểu hiện của bản sắc dân tộc trong văn học: Bản sắc dân tộc của văn học thể hiện ở ngôn ngữ dân tộc (bản ngữ), tức là cái chất liệu đặc thù, phân biệt một nền văn hóa ngôn từ này với những nền văn hóa ngôn từ khác. (Ở những bộ phận hoặc giai đoạn văn học viết bằng ngôn ngữ chung của khu vực hoặc bằng một ngôn ngữ quốc tế hóa nào đó, tính dân tộc ở chất liệu ngôn ngữ sẽ bộc lộ gián tiếp, kết hợp các yếu tố khác). Sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ (bản ngữ) là bộ phận văn học bộc lộ rõ nhất những tiềm năng văn hóa (nhất là những ký ức lịch sử dân tộc đã in sâu vào bản ngữ) và khả năng nghệ thuật của ngôn ngữ dân tộc, bảo toàn, phát triển và làm giàu cho nó. Bản sắc dân tộc được bộc lộ khá rõ ở nội dung đời

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí