Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Nội Bộ Và Sự Phân Chia Quyền Lực Giữa Các Cơ Quan Quản Lý, Điều Hành Trong Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên


ngăn chặn những hành vi xâm hại đến lợi ích của công ty và của các thành viên trong công ty.

Với quan niệm rằng, những công ty có ít thành viên, quy mô nhỏ thì các thành viên dễ dàng kiểm soát được hoạt động của nhau cũng như của người điều hành, còn những công ty có quy mô hoạt động và số lượng thành viên lớn thì tính chất càng phức tạp, khả năng giám sát lẫn nhau giữa các thành viên trong quản lý và điều hành các hoạt động của công ty càng giảm sút, các hoạt động trong công ty càng khó kiểm soát được. Chính vì vậy, các nhà lập pháp Việt Nam đã không đưa ra quy định bắt buộc tất cả các công ty cổ phần cũng như công ty trách nhiệm hữu hạn phải thành lập Ban kiểm soát, mà Ban kiểm soát chỉ bắt buộc phải thành lập trong các công ty có số lượng thành viên nhất định.

Theo quy định của Luật doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên trở lên bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát [1, Đ.34]. Con số “trên mười một thành viên” này chỉ là ý chí của các nhà làm luật. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, quy định này không có nghĩa là những công ty trách nhiệm hữu hạn có dưới mười hai thành viên thì không được thành lập Ban kiểm soát. Đối với những công ty trách nhiệm hữu hạn có dưới mười hai thành viên thì pháp luật không bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát, nhưng cũng không ngăn cấm việc thành lập Ban kiểm soát, mà việc có thành lập hay không thành lập Ban kiểm soát ở các công ty này là hoàn toàn phụ thuộc vào ý nguyện của các thành viên công ty.

Trước đây, theo Luật công ty (1990), quyền hạn, nhiệm vụ và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát, kiểm soát viên của công ty trách nhiệm hữu hạn cũng giống như công ty cổ phần. Nghĩa là Ban kiểm soát phải có ít nhất hai kiểm soát viên, trong đó phải có ít nhất một kiểm soát viên có chuyên môn về kế toán. Các kiểm soát viên không thể đồng thời là thành viên


Hội đồng quản trị, không phải là bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty [2, Đ. 41].

Nhưng đến Luật doanh nghiệp thì quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát hoàn toàn do Điều lệ công ty quy định. Như vậy, đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, Luật doanh nghiệp đã dành quyền rộng rãi cho các thành viên thông qua Hội đồng thành viên để quyết định cơ cấu, quyền, nghĩa vụ, chế độ làm việc của Ban kiểm soát căn cứ vào tình hình cụ thể của công ty mình. Tuy nhiên, trên thực tiễn áp dụng Luật doanh nghiệp cho thấy, nếu dành quyền rộng rãi và thông thoáng cho công ty trong việc tổ chức hoạt động Ban kiểm soát như quy định của Luật doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đạt được hiệu quả tối ưu.

2.1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nội bộ và sự phân chia quyền lực giữa các cơ quan quản lý, điều hành trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Mặc dù công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có một thành viên duy nhất, nhưng với tư cách là một pháp nhân độc lập thì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cũng phải có cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ, mọi hoạt động của công ty được quản lý, điều hành bằng một bộ máy quản lý, điều hành tập trung. Tuy nhiên, cũng chính vì tính đặc thù của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn này là chỉ có một thành viên duy nhất, mà thành viên này theo quy định của pháp luật Việt Nam thì phải là một tổ chức có tư cách pháp nhân, nên Luật doanh nghiệp cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được lựa chọn một trong hai mô hình tổ chức quản lý được quy định trong luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.


Theo quy định tại Điều 49 Luật doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào quy mô và ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức theo một trong hai mô hình sau:

Chế độ pháp lý về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh nghiệp - 9

Mô hình thứ nhất gồm Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc), gọi là mô hình Hội đồng quản trị. Mô hình này được áp dụng trong trường hợp công ty có quy mô kinh doanh lớn, ngành, nghề kinh doanh đa dạng.

Mô hình thứ hai gồm Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc), gọi là mô hình Chủ tịch công ty. Mô hình này thích hợp với những công ty có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ, ngành, nghề kinh doanh không đa dạng nhằm tiết kiệm chi phí quản lý.

Hai mô hình này cho thấy, mặc dù công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có một chủ sở hữu duy nhất, song Luật doanh nghiệp hướng tới sự tách biệt giữa sở hữu và điều hành trong quản lý nội bộ của công ty. Chủ sở hữu công ty không trực tiếp điều hành hoạt động của công ty, mà mọi hoạt động của công ty được điều hành bởi một bộ máy quản lý điều hành trung gian, đó là Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) (trong mô hình Hội đồng quản trị) hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc) (trong mô hình Chủ tịch công ty).

70

Chủ sở hữu công ty


Hội đồng quản trị

Trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng quản trị, mối quan hệ giữa chủ sở hữu công ty với bộ máy quản lý, điều hành được thể hiện bằng sơ đồ sau:


Theo đó, Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu tại công ty. Hội đồng quản trị gồm những thành viên do chủ sở hữu bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị do chủ sở hữu công ty quyết định và ghi trong Điều lệ công ty. Với tư cách là cơ quan đại diện chủ sở hữu tại công ty, Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quản lý và hoạt động của công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu công ty), bao gồm [3, Đ17.3]:

- Quyết định chiến lược phát triển của công ty;


- Quyết định dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty;

- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ công ty;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng giám đốc) và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty; quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó;


- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý công ty, quyết định lập chi nhánh, văn phòng đại diện;

Ngoài ra, đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu công ty, thì Hội đồng quản trị với tư cách là cơ quan đại diện chủ sở hữu có quyền kiến nghị với chủ sở hữu công ty để chủ sở hữu công ty quyết định. Chẳng hạn như: trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên chủ sở hữu công ty; kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận của công ty; kiến nghị các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu công ty; kiến nghị điều chỉnh vốn điều lệ công ty; kiến nghị bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty; kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty [3, Đ17.3].

Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu ra trong số thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ như: lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu cuộc họp, triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị; theo dõi, giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị... Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty. Các vấn đề khác liên quan đến Hội đồng quản trị như: điều kiện, thể thức tiến hành cuộc họp Hội đồng quản trị, thông qua quyết định của Hội đồng quản trị, miễn nhiệm, bãi nhiệm và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị, nghĩa vụ của người quản lý công ty, và các hợp đồng phải được Hội đồng quản trị chấp thuận... được áp dụng theo các quy định tương ứng trong Luật doanh nghiệp đối với công ty cổ phần [3, Đ17.3].

Như vậy, trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức theo mô hình Hội đồng quản trị thì chủ sở hữu công ty và Hội đồng quản trị chia sẻ với nhau quyền quyết định các vấn đề quan trọng nhất trong quá


trình hoạt động của công ty. Còn Giám đốc (Tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị và kế hoạch kinh doanh, phương án đầu tư của công ty. Giám đốc (Tổng giám đốc) do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Vì vậy, Giám đốc (Tổng giám đốc) chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Trong mô hình Hội đồng quản trị, Luật doanh nghiệp và các văn bản quy định chi tiết thi hành không quy định cụ thể ai là người có thẩm quyền đại diện theo pháp luật của công ty.

Đối với mô hình Chủ tịch công ty, mối quan hệ giữa chủ sở hữu công ty và bộ máy quản lý, điều hành được thể hiện bằng sơ đồ sau:



Chủ sở hữu công ty


chủ sở hữu công ty v

ông ty khác hẳn với


Chủ tịch công ty

Sơ đồ này cho thấy, mối quan hệ giữa quản lý điều hành trong mô hình Chủ tịch c

Giám đốc (Tổng giám đốc)

à các thiết chế trong mô hình

Hội đồng quản trị đã nói ở trên. Nếu như trong mô hình Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện chủ sở hữu tại công ty, do đó Hội đồng quản trị cùng với chủ sở hữu công ty chia sẻ quyền lực trong công ty, chia sẻ với nhau quyền quyết định các vấn đề quan trọng nhất liên quan đến sự “sống còn”


của công ty, chủ sở hữu công ty giám sát hoạt động của công ty thông qua một cơ quan trung gian là Hội đồng quản trị. Thì trong mô hình Chủ tịch công ty, theo quy định của Nghị định 03/2000/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành Luật doanh nghiệp, Chủ tịch công ty không phải là người đại diện chủ sở hữu tại công ty. Chủ tịch công ty là một cá nhân do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, chỉ có vai trò là người trực tiếp giúp chủ sở hữu công ty trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật [3, Đ.18]. Chính vì vậy, quyền của chủ sở hữu công ty trong mô hình Chủ tịch công ty được mở rộng hơn so với quyền của chủ sở hữu công ty trong mô hình Hội đồng quản trị. Quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty trong mô hình Hội đồng quản trị được chia sẻ giữa hai thiết chế là chủ sở hữu công ty và Hội đồng quản trị, thì trong mô hình Chủ tịch công ty, quyền quyết định các vấn đề quan trọng nhất của công ty thuộc về chủ sở hữu công ty. Còn Chủ tịch công ty, với tư cách là người trực tiếp giúp chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty, thì có các quyền và nghĩa vụ như: kiến nghị với chủ sở hữu công ty quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu; kiến nghị với chủ sở hữu công ty về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng giám đốc) và các chức danh quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty; về mức lương và các lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó; tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của chủ sở hữu công ty; báo cáo chủ sở hữu công ty kết quả và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty [3, Đ.18].

Quy định trên của Nghị định 03/2000/NĐ-CP cho thấy chủ sở hữu công ty chủ yếu làm nhiệm vụ của người trợ lý, giúp việc cho chủ sở hữu công ty, giám sát hoạt động của Giám đốc (Tổng giám đốc) và các bộ phận khác trong công ty. Chủ tịch công ty chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Còn vai trò của Giám đốc (Tổng giám đốc) trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức theo


mô hình Chủ tịch công ty không có gì khác so với trong mô hình Hội đồng quản trị. Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và là người đại diện theo pháp luật của công ty. Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty do chính chủ sở hữu công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo kiến nghị của Chủ tịch công ty. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động, Giám đốc (Tổng giám đốc) chịu trách nhiệm trực tiếp trước chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Tuy nhiên, theo Nghị định 63/2001/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, quyền của Chủ tịch công ty trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thành lập theo hình thức chuyển đổi này được mở rộng hơn rất nhiều, Chủ tịch công ty thực sự là người đại diện cho chủ sở hữu để thực hiện chức năng quản lý công ty, có quyền quyết định các vấn đề của công ty theo sự phân cấp của chủ sở hữu công ty như: quyết định kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc công ty sau khi có chấp thuận của chủ sở hữu công ty; quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định dự án đầu tư và các hợp đồng có giá trị lớn của công ty theo phân cấp của chủ sở hữu; kiểm tra, giám sát hoạt động của Giám đốc...[5, Đ.24]. Điều này cho thấy có sự “khập khiễng” trong quy định của pháp luật về quản lý nội bộ của những công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thành lập mới theo Luật doanh nghiệp và của những công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đoàn thể theo Nghị định số 63/2001/NĐ-CP. Chủ tịch công ty trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành lập theo Luật doanh nghiệp chỉ là người “giúp” chủ sở hữu công ty, có quyền “kiến nghị” với chủ sở hữu công ty về các vấn đề

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí