Cơ Cấu Quản Trị Nội Bộ Của Công Ty Cổ Phần


thành nghĩa vụ của họ đối với cổ đông và công ty; đảm bảo chế độ hoạt động thường xuyên minh bạch của Hội đồng quản trị; tách bạch quyền, nghĩa vụ của Hội đồng quản trị và giám đốc. Trên cơ sở đó Luật doanh nghiệp 1999 đã quy định Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty quyến định các vấn đề quan trọng của công ty. Để đảm bảo Hội đồng quản trị thực hiện được quyền của mình, Luật đã đưa ra các quy định về cơ chế hoạt động của Hội đồng quản trị, quyền hạn quản lý và giám sát của hội đông; xây dựng mối quan hệ giữa nó với Đại hội đồng cổ đông và Giám đốc. Bên cạnh đó, Luật doanh nghiệp 1999 cũng quy định rõ nghĩa vụ thành viên Hội đồng quản trị và trách nhiệm khi không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ đó.

Như vậy, về cơ bản Luật doanh nghiệp 1999 đã tạo ra khung pháp lý để hình thành một khung pháp lý để hình thành cơ chế quản trị công ty cổ phần có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Luật doanh nghiệp đã xác định nền tảng cơ bản cho cơ chế quản trị doanh nghiệp. So với Luật công ty 1990, Luật doanh nghiệp 1999 quy định đầy đủ, toàn diện hơn đối với cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty, đảm bảo quyền lợi hợp lý hơn cho các thành viên, cổ đông thiểu số, xác định rõ thẩm quyền của các chủ thể. Tuy nhiên, theo đánh giá chung của các nhà đầu tư, Luật doanh nghiệp 1999 đưa ra các yêu cầu khá cụ thể về quản trị công ty nhưng việc theo dõi, thi hành lại ít được chú ý. Một điểm dễ thấy trong Luật doanh nghiệp là quyền của cổ đông thiểu số chưa được đảm bảo. Các tỷ lệ xác định trong cuộc họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông thấp hơn so với các nước khác, ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông thiểu số và lợi ích của các chủ nợ. Quyền tiếp cận thông tin đầy đủ và kịp thời của các cổ đông cũng không được đảm bảo, vai trò của Hội đồng quản trị quá cụ thể, cơ chế xử lý, kiểm soát vấn đề uỷ quyền chưa đảm bảo hiệu quả [12]. Tất cả những điểm này cần được sửa


đổi để có một cơ chế quản trị công ty thích hợp với nguyên tắc của kinh tế thị trường, và thông lệ quốc tế. Điều đó phần nào dẫn đến sự thay thế, những sửa đổi, bổ sung trong chế định quản trị công ty nói chung và quản trị công ty cổ phần nói riêng trong Luật doanh nghiệp năm 2005.

2.2.1 Cơ cấu quản trị nội bộ của công ty cổ phần


Cơ cấu quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2005 bao gồm: Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị và Giám đốc; đối với những công ty có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có thêm Ban kiểm soát, còn đối với công ty không có một trong hai điều kiện nêu trên thì có thể lựa chọn việc thành lập Ban kiểm soát hoặc không lập tuỳ thuộc nhà đầu tư.

Đại hội đồng cổ đông là công cụ để cổ đông thực hiện các quyền quản lý của họ đối với công ty, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Xét về thẩm quyền thì sau Đại hội đồng cổ đông là Hội đồng quản trị, có toàn quyền quản lý công ty trừ các quyền thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị ra quyết định quản lý, chỉ đạo và giám sát Giám đốc (Tổng giám đốc) trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Ban kiểm soát là “cơ quan” của Đại hội đồng, được uỷ quyền giám sát Hội đồng quản trị và Giám đốc trong hoạt động quản lý điều hành công ty. Như vậy, có thể nói cơ cấu quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp có phần khác so với mô hình “đơn hội đồng” của Anh-Mỹ và cả mô hình lưỡng hội đồng áp dụng ở một số nước Châu Âu.

Để làm rõ cơ cấu quản trị nội bộ của công ty cổ phần ở Việt Nam, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu mô hình quản trị công ty cổ phần với đầy đủ các cơ quan: Đại hội đồng cổ đông; Ban kiểm soát; Hội đồng quản trị và Giám đốc vì đây là mô hình điển hình của công ty cổ phần.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.


2.2.1.1 Đại hội đồng cổ đông

Chế độ pháp lý về quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp - 8


Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết (điều 96 LDN 2005). Về cơ bản LDN 1999 đã quy định hợp lý thẩm quyền, cách thức, trình tự triệu tập họp ĐHĐCĐ, quyền dự họp, điều kiện, thể thức họp và thông qua quyết định của ĐHĐCĐ. Tuy nhiên từ thực tế quản trị công ty cổ phần trong thời gian qua cho thấy LDN 1999 đã bộc lộ một số hạn chế nhất định, vì vậy trên cơ sở kế thừa các quy định về quản trị công ty cổ phần trong LDN1999, LDN 2005 đã phát triển và hoàn thiện thêm chế định đó về Đại hội đồng cổ đông. Cụ thể là:

* Triệu tập Đại hội đồng cổ đông


Theo quy định tại điều 71 LDN 1999 thì ĐHĐCĐ họp ít nhất mỗi năm một lần. HĐQT có thẩm quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ; nếu HĐQT không triệu tập thì BKS hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục là 6 tháng hoặc một tỷ lệ thấp hơn theo quy định tại điều lệ có quyền triệu tập họp. Quy định này, xét về tổng thể là hoàn toàn hợp lý nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số chống lại sự lạm dụng quyền lực của cổ đông đa số và những người quản lý công ty. Tuy nhiên trên thực tế đã phát sinh một số vướng mắc về mặt kỹ thuật.

Thứ nhất: Luật doanh nghiệp năm 1999 không phân biệt giữa cuộc họp thường niên và cuộc họp bất thường của Đại hội đồng cổ đông mà chỉ quy định ĐHĐCĐ họp mỗi năm ít nhất là một lần và nêu ra các trường hợp triệu tập ĐHĐCĐ tại điều 71 LDN 1999. Với cách quy định như vậy đã làm mất đi ranh giới của pháp lý của cuộc họp thường niên, cũng như tính chất của cuộc họp bất thường. Kỳ họp thường niên là kỳ họp mà nội dung của nó đã được ấn định sẵn thường được quy định trong văn bản luật hay điều lệ của công ty và


thường xuyên lặp lại, không thay đổi và thời gian họp thông thường được ấn định vào một thời điểm nhất định. Người có thẩm quyền triệu tập không được tuỳ ý thay đổi thời gian hoặc nội dung chương trình cuộc họp. Ngược lại, đối với cuộc họp bất thường chỉ được tổ chức khi có những sự kiện nào đó xảy ra có ảnh hưởng tới lợi ích và khả năng hoạt động của công ty, chính vì vậy mà nội dung, chương trình họp; thời gian diễn ra hoàn toàn phụ thuộc vào những sự kiện đã xảy ra (số lượng thành viên HĐQT giảm quá một phần ba; HĐQT vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ…). Chính vì sự không rõ ràng này, làm cho không ít công ty cho rằng Luật chỉ điều chỉnh những cuộc họp bất thường tuỳ theo tình hình của công ty và theo quyết định của những đối tượng có quyền triệu tập, do vậy có nhiều công ty không tiến hành ĐHĐCĐ thường niên như quy định.


Bỏ trắng quyền lợi của cổ đông


VietNamNet - 05/10/2005


Công ty CP Ăn uống Dịch vụ (AUDV) Du lịch Ba Đình có trụ sở tại 168 Quán Thánh (Hà Nội), chính thức CPH theo Quyết định 5659/QĐ-UB của UBND TP Hà Nội, kể từ ngày 1/1/1999. Tại thời điểm đó, vốn điều lệ của công ty là gần 2,65 tỷ đồng. Vốn của Nhà nước chiếm gần 43%, số còn lại là vốn của các cổ đông trong và ngoài công ty.


Theo quy định của điều lệ công ty, Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) sẽ được tiến hành mỗi năm một lần. Song, kể từ lần đại hội đầu tiên (4/2002) đến tận tháng 9/2005, công ty mới tiến hành đại hội. Lý do được Chủ tịch HĐQT, bà Nguyễn Thanh Hà, đại diện cho phần vốn Nhà nước, đưa ra hôm 5/9 vừa qua là "hoạt động kinh doanh của công ty chưa thu được nhiều lợi nhuận, một số phương án kinh doanh còn khó khăn về thủ tục chưa triển khai được nên chưa có nhiều nội dung để báo cáo với cổ đông, mà tổ chức đại hội lại tốn kém kinh phí" (??!).


Do vậy, đến tận 23/9/2005, sau 3 năm hoạt động, trước sự phản ứng gay gắt của các cổ đông, công ty mới tiến hành ĐHCĐ lần hai. Song, đã hai ngày trôi qua, mọi việc vẫn không được giải quyết. ĐHCĐ bất thành. Căng thẳng bùng lên khi cổ đông đồng loạt bỏ về giữa chừng đại hội, trong khi các vấn đề bức xúc còn nguyên. Trưa 26/9/2005, phần lớn các cổ đông của công ty đã kéo nhau lên kiến nghị UBND quận Ba Đình và lãnh đạo TP Hà Nội.


Cũng chính vì không tổ chức ĐHCĐ thường niên, nên trong suốt hơn 3 năm sau kỳ đại hội thứ nhất, Công ty CP AUDV Du lịch Ba Đình hàng năm không có báo cáo tài chính, không có phương án kinh doanh. Đến khi chuẩn bị tiến hành đại hội lần hai, HĐQT và lãnh đạo công ty mới đưa ra bản báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh nhiệm kỳ II (2002-2005) và phương hướng nhiệm kỳ tới (2005-2008).


Song, do không có chữ ký của Chủ tịch HĐQT cũng như con dấu pháp lý của công ty nên các cổ đông không chấp nhận. Theo như bản báo cáo này, trong 3 năm qua, tổng doanh thu của công ty là trên 2,24 tỷ đồng và tổng lợi nhuận sau thuế là gần 111,9 triệu đồng. Tổng số tiền để chia cổ tức cho cổ đông trong 3 năm là 113,2 triệu đồng. Nhưng trên thực tế, cổ đông không được chia một đồng cổ tức nào.


Như vậy, quyền lợi của người lao động và cổ đông đang bị vi phạm. Từ hàng trăm lao động thời điểm trước CPH, đến nay, công ty chỉ còn 6 người (3 người làm văn phòng, 2 người bán hàng tại số 3 Quán Thánh và 1 bảo vệ). Số lao động còn lại hết việc, bỏ ra làm riêng, tự bươn chải cho cuộc và tự đóng bảo hiểm xã hội. Cổ đông thì vẫn "trắng tay".


Do những cách hiểu sai lệch về từ sự quy định không rõ ràng này đã dẫn đến nhiều xung đột, mâu thuẫn trong nội bộ công ty, tạo điều kiện cho người quản lý có lý do để xâm hại đến lợi ích của cổ đông. Những vướng mắc này đã được giải quyết với những hướng dẫn rõ ràng tại điều 12, 13 của bản Điều lệ mẫu dành cho các công ty niêm yết, được ban hành kèm theo Quyết định 07/2002/QĐ-VPCP ngày 19/11/2002. Còn đối với những công ty không niêm yết thì vướng mắc này vẫn còn tiếp tục khi Luật doanh nghiệp 2005 ra đời và có hiệu lực. Theo quy định tại Điều 97 LDN 2005 thì “Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính”, ngoài ra thì còn có thể được họp bất thường theo quyết định của HĐQT hoặc theo yêu cầu của những người có quyền yêu cầu khác. Đồng thời, tại điểm 2 Điều 97 LDN 2005 cũng đưa ra những vấn đề cần thảo luận và thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên của công ty.

Thứ hai: Việc tập hợp nhóm cổ đông sở hữu trên 10% cổ phần phổ thông là rất khó khăn đối với các cổ đông thiểu số, khi mà danh sách cổ đông có


quyền dự họp không được công bố một cách công khai đầy đủ với mọi cổ đông. Các cổ đông có chỉ được cung cấp những thông tin có liên quan đến mình được ghi trong Danh sách cổ đông có quyền dự họp và chỉ những cổ đông sở hữu một lượng cổ phần trên 10% mới được xem cả Danh sách cổ đông có quyền dự họp. Hơn nữa, tại Khoản 4 Điều71 LDN1999 yêu cầu người triệu tập cuộc họp phải lập danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ, cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông có quyền dự họp, chuẩn bị tài liệu và gửi giấy mời họp. Tất cả những quy định này rất khó thực hiện vì trên thực tế, HĐQT quản lý con dấu, sổ đăng ký cổ đông, sổ sách và tất cả các thiết bị, công cụ khác; quản lý đội ngũ nhân viên trong công ty. Do đó nếu HĐQT không sẵn sàng hoặc không bị bắt buộc phải chia sẻ với Ban kiểm soát và cổ đông yêu cầu triệu tập thì việc tập Đại hội đồng cổ đông của Ban kiểm soát và nhóm cổ đông yêu cầu không thể thực hiện được.

Bên cạnh đó, Luật doanh nghiệp 1999 cũng không quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của HĐQT, mối quan hệ giữa HĐQT với Ban kiểm soát hoặc với nhóm cổ đông yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ trong trường hợp HĐQT không triệu tập ĐHĐCĐ. Điều này dẫn tới, HĐQT của nhiều công ty đưa ra nhiều lý do khác nhau để không thực hiện yêu cầu triệu tập của nhóm cổ đông có quyền yêu cầu, ngay cả trong trường hợp nhóm cổ đông đó có thể chi phối được việc ra quyết định công ty thông qua việc nắm giữ trên 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Tại Công ty Bạch Đằng, ngày 4/5/2005 nhóm cổ đông nắm giữ 53,04% cổ phần gửi đơn yêu cầu HĐQT triệu tập ĐHĐCĐ bất thường tuy nhiên đòi hỏi này không được đáp ứng. Ngày 19/5/2005 nhóm cổ đông này tiếp tục gửi văn bản đề nghị Ban kiểm soát triệu tập ĐHĐCĐ bất thường nhưng vẫn chỉ


nhận được câu trả lời “ không đủ yếu tố tổ chức đại hội”. (Nguồn www.mof.gov.vn)

Các vướng mắc nêu trên đã được cơ bản giải quyết trong Luật doanh nghiệp 2005. Cụ thể là tại điểm đ khoản 1 Điều 79 và khoản 3 Điều 86 cho phép cổ đông có quyền tra cứu, trích lục, sao chép nội dung sổ đăng ký cổ đông, danh sách cổ đông có quyền biểu quyết tại trụ sở chính của công ty hoặc ở Trung tâm đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Đồng thời tại khoản 4, khoản 5 Điều 97 Luật doanh nghiệp 2005 quy định trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch HĐQT và Trưởng Ban kiểm soát trong trường hợp họ không triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ theo yêu cầu. Đây chính là điểm tiến bộ vượt bậc của Luật doanh nghiệp 2005.

Thứ ba: Về cách thức thông báo triệu tập họp, LDN 1999 quy định người triệu tập phải gửi giấy thông báo đến cho cổ đông có quyền dự họp. LDN 2005 thì tiến bộ hơn, đưa ra một số quy định nhằm đảm bảo thông báo triệu tập đến được cổ đông. Bên cạnh việc gửi thông báo bằng phương thức bảo đảm đến địa chỉ thường trú của cổ đông thì LDN 2005 cũng cho phép thông báo triệu tập lên trang thông tin điện tử của công ty (nếu có)

Ngoài ra, cùng với việc gửi thông báo Luật quy định các loại giấy tờ phải gửi kèm theo, làm căn cứ để cổ đông ra quyết định. Trong số giấy tờ đó có bổ sung Mẫu chỉ định uỷ quyền dự họp và phiếu biểu quyết, điều này cho phép cổ đông mặc dù không trực tiếp tham gia cuộc họp ĐHĐCĐ nhưng vẫn có thể biểu quyết các vấn đề và được tính như hiện diện trong cuộc họp.

*Thể thức tiến hành họp và thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông

Theo quy định tại điều 76 và 77 LDN 1999, việc thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông có thể được thực hiện bằng hình thức biểu quyết


tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản, đồng thời quy định các “định túc số” (số cổ đông tối thiểu để đại hội có giá trị được gọi là túc số). Các định túc số đều “mở” chặn dưới; tức là Luật doanh nghiệp 1999 chỉ giới hạn mức tối thiểu, còn Điều lệ của công ty có quyền đặt ra mức giới hạn cao hơn. Mục đích là tạo điều kiện cho tất cả các cổ đông có thể thoả thuận, cùng nhau xác định các “định túc số’ phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của họ, thoả mãn được một cách tốt nhất quyền và lợi ích của họ. Tuy vậy, trên thực tế rất ít (thậm chí chưa có) “tập thể” cổ đông sử dụng quyền và cơ hội để thoả thuận điều lệ khác hơn so với Luật, hầu hết các công ty cổ phần đều sử dụng “định túc số” được quy định sẵn trong luật để áp dụng vào công ty mình. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 1999 thì điều kiện tối thiểu để cuộc họp Đại hội đồng cổ đông có hiệu lực là có sự hiện diện của số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Để thông qua quyết định bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp thì phải được ít nhất 51% tổng số lá phiếu của các cổ đông dự họp tán thành đối với các quyết định thường, còn đối với các quyết định quan trọng thì tỷ lệ này là 65% (điều 77 Luật Doanh nghiệp 1999); để thông qua quyết định bằng văn bản thì tỷ lệ thông qua là 51% tổng số lá phiếu biểu quyết. So với một số nước trong khu vực thì tỷ lệ thông qua các quyết định, đặc biệt là các quyết định quan trọng ở mức thấp nhất so với các nước trong khu vực (Bangladesh 75%; Trung Quốc 66,6%; Hôngkong 75%; ấn Độ 75%; Malaixia 75%; Philipines 66,6%; Singapore 75%; Hàn quốc 66,6%; Thái lan 75% [62,tr.64] ). Tỷ lệ thấp đối với việc thông qua các quyết định quan trọng đã ngăn cản, thậm chí loại bỏ ảnh hưởng của các cổ đông thiểu số trong việc ra quyết định, trong khi đó chính các quyết định quan trọng này thường ảnh hưởng đến vị thế và lợi ích của cổ đông thiểu số. Chính vì vậy, các quy định về “túc số” trong Luật doanh nghiệp 2005 đã được nâng lên cho phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời bảo vệ các cổ đông thiểu số

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 15/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí