quản lý nội bộ công ty và tranh chấp xảy ra rất khó giải quyết. Còn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 12 thành viên trở lên thì Luật công ty quy định bộ máy quản lý công ty về cơ bản giống như công ty cổ phần, bao gồm Đại hội đồng, Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và Ban kiểm soát [2, Đ.27].
Luật doanh nghiệp đã có nhiều quy định mới khá cụ thể, khắc phục được những nhược điểm của Luật công ty về việc tổ chức bộ máy quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn. Về cơ bản, bộ máy quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn được thiết kế phụ thuộc vào số lượng thành viên, quy mô cũng như ngành nghề kinh doanh của công ty.
2.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nội bộ và sự phân chia quyền lực giữa các cơ quan quản lý, điều hành trong công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên
Ban kiểm soát (Bắt buộc đối với công ty có trên 11 thành viên)
Theo Điều 34 Luật doanh nghiệp, bộ máy quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên được thiết kế theo mô hình gồm có: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc). Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên, Luật doanh nghiệp quy định phải có Ban kiểm soát. Bộ máy quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên có thể minh hoạ bằng sơ đồ sau:
Giám đốc (Tổng giám đốc)
Chủ tịch
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nguồn Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Quản Lý Nội Bộ Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
- Những Quy Định Của Luật Doanh Nghiệp Về Quản Lý Nội Bộ Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
- Quyền Và Nghĩa Vụ Của Thành Viên Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên
- Chế độ pháp lý về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh nghiệp - 8
- Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Nội Bộ Và Sự Phân Chia Quyền Lực Giữa Các Cơ Quan Quản Lý, Điều Hành Trong Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên
- Nghĩa Vụ Và Trách Nhiệm Của Người Quản Lý Công Ty
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Hội đồng thành viên
Hội đồng thành viên
Về cơ bản, công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên được tổ chức quản lý theo cơ chế tách biệt giữa sở hữu với điều hành, nhưng lại chưa có sự tách biệt giữa sở hữu và quản lý. Quyền quản lý, điều hành công ty không dàn trải, phân bổ đều cho các thành viên mà được tập trung ở bộ máy quản lý, điều hành có tính chất chuyên nghiệp. Các thành viên góp vốn vào công ty nắm quyền sở hữu công ty, có quyền lập ra bộ máy quản lý nội bộ công ty và quy định cho các cơ quan trong bộ máy đó những thẩm quyền và thể thức hoạt động nhất định. Tuy nhiên, thẩm quyền và thể thức hoạt động mà các chủ sở hữu công ty quy định cho bộ máy quản lý nội bộ đó không được vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật.
Trên cả phương diện khoa học, quyền quản lý công ty có thể được chia thành ba nhóm quyền cơ bản sau [7]:
Thứ nhất là, quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến sự tồn tại của công ty. Ví dụ như quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty; quyết định việc tổ chức lại, giải thể công ty; quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tăng giảm vốn điều lệ, quyết định phương hướng phát triển, xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh của công ty, quyết định phương thức đầu tư, dự án đầu tư và hợp đồng có giá trị lớn của công ty .v.v.
Thứ hai là, quyền điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
Thứ ba là, quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động của công ty. Cụ thể là kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý, điều hành, hoạt động kinh doanh của công ty; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của cơ quan quản lý, điều hành trong công ty.v.v.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp, các nhóm quyền quản lý trên được phân chia cho các cơ quan khác nhau trong bộ máy quản lý nội bộ công ty đảm nhiệm. Sự phân chia thẩm quyền cụ thể như thế nào được xác định trong Điều lệ công ty trên cơ sở những quy định của pháp luật. Về nguyên tắc, chủ sở hữu công ty là người có thẩm quyền quyết định cao nhất trong công ty, có quyền tự ấn định trong Điều lệ công ty quyền hạn và thể thức hoạt động cho mình cũng như cho các cơ quan khác trong bộ máy quản lý nội bộ. Tuy nhiên, quyền tự quyết định về quản lý nội bộ công ty phải trong khuôn khổ của pháp luật. Những quy định ràng buộc của Luật doanh nghiệp về quyền, nhiệm vụ, thể thức hoạt động của các cơ quan trong bộ máy quản lý nội bộ công ty chính là khuôn khổ đó. Đối với những quy định ràng buộc của pháp luật, nếu Điều lệ công ty không đề cập tới thì mặc nhiên công ty phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Còn nếu Điều lệ công ty công ty có quy định cụ thể hoá cho phù hợp với công ty thì những quy định đó không được trái với các quy định của pháp luật. Luật doanh nghiệp đã đưa ra những quy định ràng buộc này để đảm bảo tính chặt chẽ trong tổ chức quản lý công ty, để ngăn chặn những trường hợp lạm quyền xâm hại đến lợi ích của công ty, của các thành viên khác, đặc biệt là thành viên có phần vốn góp thiểu số trong công ty.
Trong công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, với bộ máy quản lý bao gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) và Ban kiểm soát (khi số lượng thành viên công ty là trên 11 thành viên), thì Hội đồng thành viên là cơ quan nắm giữ nhóm quyền năng đầu tiên, đó là quyền quyết định các vấn đề quan trọng nhất của công ty, quyết định phương hướng và kế hoạch kinh doanh của công ty. Quyền điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty được trao cho Giám đốc (Tổng giám đốc). Còn Ban kiểm soát sẽ thực thi quyền giám sát trong công ty. Đối với những công ty không thành lập Ban kiểm soát, quyền giám sát sẽ thuộc về Hội đồng thành viên.
Luật doanh nghiệp quy định quyền hạn và thể thức hoạt động của các cơ quan đó như sau:
a. Hội đồng thành viên
* Cơ cấu và thẩm quyền của Hội đồng thành viên:
Theo quy định của Luật doanh nghiệp, Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, gồm tất cả thành viên của công ty. Nếu thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn là cá nhân thì người đó trực tiếp tham gia Hội đồng thành viên. Trường hợp cá nhân thành viên bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, bị kết án tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định của pháp luật thì thành viên đó uỷ quyền cho người khác tham gia Hội đồng thành viên quản lý công ty [4, Đ1.10]. Nếu thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn là tổ chức thì thành viên đó chỉ định đại diện của mình vào Hội đồng thành viên [1, Đ.35]. Nếu thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn là tổ chức nước ngoài, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì có quyền uỷ quyền cho công dân Việt Nam làm thành viên Hội đồng thành viên tương ứng với phần vốn góp [4, Đ1.4].
Như vậy, Hội đồng thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là cơ quan tập hợp ý chí của tất cả thành viên công ty, bao gồm các thành viên công ty hoặc những người được thành viên công ty uỷ quyền hợp pháp. Các thành viên công ty là những người chủ thực sự của công ty nhưng không thực thi quyền lực của chủ sở hữu một cách trực tiếp bằng hành vi của bản thân mình mà thông qua Hội đồng thành viên. Vì vậy, có quan điểm cho rằng Hội đồng thành viên là cơ quan “quyền lực” duy nhất trong công ty trách nhiệm hữu hạn, còn các cơ quan khác trong bộ máy quản lý nội bộ công
ty chỉ là những cơ quan thi hành và giám sát việc thi hành quyền lực đó trong công ty mà thôi [12].
Với cơ cấu bao gồm tất cả các thành viên công ty, pháp luật của hầu hết các nước đều trao cho (hay chính xác hơn là ghi nhận) Hội đồng thành viên những quyền năng nhất định xứng đáng với vị trí của nó, mà khái quát lại là quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty. Theo Luật doanh nghiệp 1999, Hội đồng thành viên có vị trí là cơ quan quyết định cao nhất của công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên. Với vị trí này, Luật doanh nghiệp đã ghi nhận Hội đồng thành viên có các quyền cơ bản như sau:
- Quyết định phương hướng phát triển công ty;
- Quyết định tăng hoặc giảm vốn Điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn;
- Quyết định phương thức đầu tư, dự án đầu tư, thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị lớn, cụ thể là có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
[Việc quyết định phương thức, dự án đầu tư và các hợp đồng nói trên thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên vì đây là những phương thức, dự án đầu tư, hợp đồng có quy mô lớn, thường chứa đựng trong đó rất nhiều rủi ro. Nếu rủi ro xảy ra thì công ty sẽ lâm vào nguy cơ phá sản. Vì thế, quy định như trên sẽ hạn chế được rủi ro trong kinh doanh, đồng thời ngăn ngừa được trường hợp Giám đốc (Tổng giám đốc) lạm dụng quyền hạn hoặc kém năng lực dẫn đến công ty bị phá sản].
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng giám đốc), kế toán trưởng và các cán bộ quản lý quan trọng khác quy định tại Điều lệ công ty;
- Quyết định mức lương, lợi ích khác đối với Giám đốc (Tổng giám đốc), kế toán trưởng và các cán bộ quản lý quan trọng khác quy định tại Điều lệ công ty;
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng, phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty;
- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty; quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
- Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.
Những vấn đề nêu trên là những vấn đề mang tính chất “sống còn” của một công ty, gắn liền với sự tồn tại và phát triển của công ty, quyết định những vấn đề đó chính là định đoạt số phận của công ty. Vì vậy, quyền quyết định những vấn đề quan trọng đó chỉ duy nhất thuộc về Hội đồng thành viên chứ không thể thuộc về bất kỳ một cá nhân hay một cơ quan nào khác.
Trong quá trình hoạt động, Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch với nhiệm kỳ không quá ba năm. Tuy nhiên, theo quy định của Luật doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên chủ yếu thực hiện những công việc có tính chất thủ tục như: chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên; chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến của các thành viên; triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc thực hiện việc lấy ý kiến của các thành viên; giám sát việc tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên; thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty. Chủ tịch Hội đồng thành viên cũng có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty nếu Điều lệ công ty quy định.
Với cơ chế làm việc không thường xuyên của Hội đồng thành viên, thì chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên được quy định trong Luật doanh nghiệp như là “thường trực” của Hội đồng thành viên. Nghiên cứu những quy định của Luật doanh nghiệp về quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên, chúng ta có thể thấy rõ ràng Chủ tịch Hội đồng thành viên nếu không kiêm nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc) thì chỉ như một chức danh “hành chính” trong công ty. Với vai trò như một cơ quan thường trực của Hội đồng thành viên, hoạt động chủ yếu của Chủ tịch Hội đồng thành viên là chuẩn bị các công việc cần thiết cho hoạt động của Hội đồng thành viên, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên chứ không có “thực quyền” trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của công ty. Thực quyền quyết định các vấn đề quan trọng nhất của công ty chỉ thuộc về một cơ quan duy nhất là Hội đồng thành viên. Song, trong thực tế, quyền lực của Chủ tịch Hội đồng thành viên lại thường rất lớn. Bởi vì, Chủ tịch Hội đồng thành viên là do các thành viên công ty thông qua Hội đồng thành viên lựa chọn trong số các thành viên của công ty, thường là thành viên có uy tín và sở hữu phần vốn góp lớn trong công ty. Chính vì vậy mà khả năng chi phối các hoạt động trong công ty của Chủ tịch Hội đồng thành viên trên thực tế là rất lớn.
* Chế độ làm việc của Hội đồng thành viên
Nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của Hội đồng thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, Luật doanh nghiệp đã có những quy định khá cụ thể về chế độ làm việc của Hội đồng thành viên.
Hội đồng thành viên hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của mình chủ yếu thông qua việc biểu quyết tại các cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản theo nguyên tắc quyết định đa số. Luật doanh nghiệp quy định Hội đồng thành viên phải họp định kỳ ít nhất mỗi năm một lần, do Chủ tịch Hội đồng thành viên triệu tập và chủ toạ. Ngoài ra,
Hội đồng thành viên có thể tiến hành các cuộc họp bất thường để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động của công ty. Theo quy định của Luật doanh nghiệp, cuộc họp bất thường của Hội đồng thành viên có thể được triệu tập bởi:
- Thứ nhất là Chủ tịch Hội đồng thành viên: Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể triệu tập họp Hội đồng thành viên bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết cho việc quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
- Thứ hai là theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên đại diện cho một tỷ lệ vốn nhất định. Hội đồng thành viên cũng có thể được triệu tập họp theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 35% vốn điều lệ hoặc tỉ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định [1, Đ.37]. Yêu cầu triệu tập này phải bằng văn bản và có nội dung theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp đặc biệt là có một hoặc một số thành viên sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ của công ty bị chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì các thành viên còn lại (mặc dù chỉ sở hữu phần vốn nhỏ hơn hoặc bằng 35% vốn điều lệ) có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để quyết định việc người thừa kế của thành viên bị chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết trở thành thành viên của công ty hoặc công ty mua lại hoặc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên bị chết theo quy định của pháp luật [4, Đ.1].
Để hướng tới bảo vệ quyền lợi của những thành viên thiểu số, Nghị định 125/2004/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 03/2000/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp đã quy định “Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có một thành viên sở hữu hơn 65% vốn điều lệ công ty, thì Điều lệ công ty phải quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn 35% vốn điều lệ mà thành viên, nhóm thành viên thiểu số phải có để có quyền