Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay - 5

Mô hình Ban kiểm soát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần Đức


Công ty cổ phần được quy định ở các nước bởi những đạo luật riêng ở Đức, ban hành từ năm 1933, sửa đổi đáng kể nhất năm 1965. Từ năm 1997, công ty ở Đức đã thay đổi về luật công ty. Và người Đức du nhập cái gọi là “Business Judgment Rule” của người Mỹ, rồi từ đó các án lệ ngày càng mở rộng nghĩa vụ cẩn trọng và trung thành cũng như hành xử giống của một thương nhân cho người quản lý các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Nguyên tắc này ngày càng được thể hiện rò hơn trong Đạo luật này về sau này có hiệu lực vào cuối năm 2005 .


Theo đó, công ty trong mô hình này có một tỷ lệ đáng kể cổ phần và được nắm giữ bởi các nhà đầu tư có mối quan hệ gần gũi với công ty. Các cổ đông có thể là nhà cung cấp, chủ nợ, các khách hàng, người lao động… Hay ngoài ra, còn hình thành nên một cơ cấu sở hữu chéo, tức một cơ cấu vốn chằng chịt giữa các công ty anh em với nhau. Trong mô hình này, các cổ đông sử dụng tối đa quyền sở hữu của mình trong việc quản trị công ty để hoạt động kinh doanh có hiệu quả tốt nhất.


Thay đổi đáng kể tiếp theo là tăng cường kiểm soát nội bộ trong công ty cổ phần. Phản ứng với hàng loạt vụ trộm cắp tài sản của công ty bởi những nhà quản trị, Nhà nước đã ban hành Luật kiểm tra và minh bạch doanh nghiệp. Trọng tâm là tăng quyền giám sát cho Hội đồng quản trị, đặc biệt là việc giao cho Hội đồng quản trị thuê kiểm toán để xem xét tình hình tài chính của công ty. Bên cạnh đó, người ta cũng quan tâm đến việc một người có thể tham gia quá nhiều Hội đồng quản trị của công ty; từ đó, tìm cách giám sát các xung đột lợi ích tiềm năng.


Cũng theo khuyến nghị của các Ủy ban châu Âu từ năm 2001, người ta dành quyền riêng cho các nước thành viên quyền lựa chọn mô hình quản trị nội bộ có một cấp, hai cấp hoặc nhiều hơn nữa theo mô hình của Pháp.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Ở Đức, Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý điều hành công ty. Nhưng xét về địa vị pháp lý thì đứng dưới Hội đồng giám sát (theo cách gọi của Ban kiểm soát

ở công ty của Việt Nam). Bởi vì theo quy định của Luật, Hội đồng giám sát có hai vai trò chính là: Chỉ định và bãi miễn các thành viên của Hội đồng quản lý; và Giám sát quản lý.

Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay - 5


Giám sát ở đây không phải chỉ giám sát các hoạt động kinh doanh hàng ngày mà giám sát những trường hợp theo Điều lệ công ty hoặc theo những quy định của pháp luật trao cho Hội đồng giám sát. Chẳng hạn, với một số giao dịch của công ty, nếu không có sự chấp thuận tham gia của Hội đồng giám sát thì vô hiệu. Dưới cơ chế vừa là cơ quan giám sát, đồng thời là cơ quan lãnh đạo của Hội đồng quản trị, Hội đồng giám sát có quyền lực rất lớn.


Ở các công ty cổ phần của người Đức, Hội đồng giám sát có quyền giám sát cũng như quyền quyết sách quản lý của công ty. Hội đồng giám sát giữ địa vị pháp lý đứng trên Hội đồng quản trị, có quyền miễn nhiệm các thành viên hội đồng. Bên cạnh đó, thành viên Hội đồng giám sát cùng nhau họp bàn, ra quyết định và chỉ thị cho Hội đồng quản trị, giám sát hoạt động kinh doanh của chính công ty. Trong khi đó, Hội đồng quản trị có trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng giám sát.


Mô hình Ban kiểm soát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần Nhật


Ở Nhật cũng gồm có một cơ cấu về quản trị nội bộ tương tự như ở Đức. Nhưng một điều hoàn toàn khác đó là Hội đồng quản trị và Hội đồng giám sát đều do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Do vậy, hai cơ quan này cùng có địa vị pháp lý như nhau và giữ những chức năng, nhiệm vụ riêng: quản lý, điều hành và giám sát.


Khi tái thiết lại nền kinh tế của mình sau Thế chiến thứ hai, người Nhật đã thiết lập những cơ cấu công ty độc đáo và:


- Công ty lúc này chịu sự tác động mạnh mẽ của Bộ Tài chính, Bộ này sẽ kiểm soát công ty trong nhiều lĩnh vực, kể cả đồng vốn ra và vào công ty.

- Một cơ cấu chằng chịt giữa các công ty anh em với nhau trong đó có sự

tham gia của nhà cung cấp và khách hàng. Thường thường có một cổ đông thống soái là Ngân hàng hay là một đối tác trong công ty có cơ cấu sở hữu chéo gọi là keiretsu.

- Giữa công ty và các cơ quan chính quyền có một mối giao tiếp chặt chẽ dễ dàng đưa đến hối lộ;

- Các ưu tiên của công ty được đặt vào sự tăng trưởng và tăng thị phần, không dựa vào sự sinh lợi của cổ đông.


Ở Nhật, cổ đông cá nhân tính theo đầu người khá đông nhưng họ lại là những người nắm giữ cổ phần tỉ lệ nhỏ. Vì cổ tức được trả theo mệnh giá chứ không phải theo giá thị trường của chứng khoán nên các cổ đông bền vững cũng quá quan tâm tới lợi nhuận cũng như không hề bị thúc ép phải bán cổ phần đi nếu như có một tin nào đó không hay trên thị trường chứng khoán. Việc giữ cổ phần như thế đã tạo ra một mối quan hệ bền vững của thị trường, giúp cho công ty Nhật Bản có một sự hoàn vốn rất lớn và cố hữu trong công ty, chống lại việc công ty bị bán đi vì tiền, hay bị công ty khác mua đứt nhờ vào các giao dịch ngầm hay nhờ vào bán cổ phần tích lũy. Các nhà đầu tư lớn họ luôn hướng tới lãi vốn lâu dài. Họ không tham gia vào việc điều hành công ty mà quan tâm đến sự tăng trưởng cùng sự vững mạnh của nó. Chủ nợ ngân hàng lâu lâu mới cử người xuống công ty để xem xét sổ sách.


Về mặt lý thuyết, Hội đồng quản trị đại diện quyền lợi cho các cổ đông, Hội đồng tách khỏi Ban giám đốc và Ban kiểm soát. Hai ban này chịu trách nhiệm trước Hội đồng về quản trị công ty. Kiểm soát và quản trị được cho là tách biệt nhau nhưng trên thực tế, chúng lại bị trộn lẫn. Đa số các công ty lớn có từ mười, hai mươi người trong Ban giám đốc sắp xếp theo một thứ bậc chặt chẽ, căn cứ theo thời gian đã phục vụ công ty và thành tích cá nhân. Ở dưới cùng là các công chức trung cấp của công ty; ở mức này việc kiểm soát của Hội đồng và việc quản trị công ty của Ban giám đốc bị lẫn lộn với nhau.


Pháp luật Nhật Bản cũng giống như pháp luật Việt Nam, đều quy định Ban

kiểm soát là tổ chức nội bộ do Đại hội đồng cổ đông bầu ra được pháp luật trao cho quyền giám sát hoạt động của người quản lý, điều hành công ty. Nhưng Luật công ty Nhật Bản khi quy định về bổ nhiệm thành viên Ban kiểm soát có một số điểm khác biệt so với Luật Doanh nghiệp Việt Nam, đó là: Trong công ty thiết lập Ban kiểm soát thì Ban kiểm soát có từ ba thành viên trở lên, trong đó bao gồm các kiểm soát viên bên ngoài (chiếm một nửa). Quy định như vậy tạo ra sự minh bạch, độc lập và trung lập trong công việc của Ban kiểm soát. Ngoài ra, trong Ban kiểm soát phải có kiểm soát viên thường trực.


Mặc dù, chế độ kiểm soát viên bên ngoài được du nhập vào Luật công ty, tuy nhiên, chế độ này được đánh giá là chưa hiệu quả bởi kiểm soát viên bên ngoài nếu so sánh với kiểm soát viên bên trong thì họ có ít hiểu biết về hoạt động của công ty; và thành viên này lại có khả năng kiêm nhiệm hoạt động của công ty khác nên không có nhiều thời gian giám sát. Ngoài ra, tuy sự giám sát của kiểm soát viên bên ngoài là cần thiết nhưng trên thực tế, thành viên Hội đồng quản trị và người lao động lại ít cung cấp các thông tin cho kiểm soát viên bên ngoài. Có nghĩa là, cho dù kiểm soát viên bên ngoài có sự trung lập nhưng có những hạn chế nhất định trong việc thực hiện quyền hạn .


Về quyền giám sát của hoạt động của người quản lý, điều hành công ty, theo Luật công ty Nhật Bản được giao những thiết chế khác nhau phụ thuộc vào từng loại hình công ty cổ phần. Đối với những công ty cổ phần bắt buộc phải thiết lập chế định Ban kiểm soát thì thẩm quyền này được giao cho Ban kiểm soát. Nhưng đối với công ty có thiết lập Ủy ban thì quyền giám sát được giao cho Ủy ban giám sát (Ủy ban giám sát là một trong ba Ủy ban của Hội đồng quản trị). Hoạt động giám sát của Hội đồng quản trị được giao cho Ủy ban giám sát. Theo Luật công ty thì Ủy ban giám sát có một số quyền sau:


- Quyền giám sát hoạt động điều hành của thành viên Hội đồng quản trị;

- Giám sát người điều hành như: thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc,

Tổng giám đốc và những người điều hành khác;

- Quyền soạn thảo báo cáo giám sát;

- Ngoài ra còn có quyền đề xuất, bổ nhiệm, bãi nhiệm người quản lý, điều hành được thuê.

- Khi phát hiện có hành vi vi phạm của người quản lý, điều hành, Ủy ban giám sát có quyền yêu cầu đình chỉ hành vi vi phạm này và có thể kiện thành viên Hội đồng quản trị đó.


Với mô hình có Ủy ban giám sát này và đặc biệt với những quy định trao cho Ủy ban kiểm soát những thẩm quyền rất lớn như (i) Quyền đề xuất, bổ nhiệm, bãi nhiệm người quản lý, điều hành; (ii) quyền kiện thành viên Hội đồng quản trị vi phạm pháp luật… đã làm cho cơ chế giám sát trong công ty cổ phần có thiết lập ủy ban đạt hiệu quả cao. Với những thực quyền mà pháp luật trao cho, Ủy ban giám sát có cơ hội phát huy hết những quyền năng của mình; làm cho hoạt động quản lý điều hành của công ty cổ phần được minh bạch. Ngoài ra, còn góp phần làm cho cổ đông tin tưởng vào Hội đồng quản trị, nhanh chóng phát hiện những vi phạm trong hoạt động quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Tránh tình trạng lạm quyền của Hội đồng quản trị, cũng như tình trạng quyền giám sát chỉ trên danh nghĩa của Ban kiểm soát.


Với những quy định về hoạt động giám sát tách bạch giữa hai loại hình công ty cổ phần, Luật Công ty Nhật Bản có nhiều quy định tiến bộ nhằm phát huy hết hiệu quả của cơ chế giám sát, phân quyền giữa những thiết chế trong một công ty. Đây cũng là những điểm mới nhà Luật Doanh nghiệp của Việt Nam nên học hỏi.


Mô hình Ban kiểm soát trong quản trị nội bộ công ty cổ phần Pháp


Khi chính quyền bắt tay tái thiết nền kinh tế đổ nát sau Thế chiến thứ II, giới trí thức tinh hoa Pháp – tiêu biểu là những quản trị viên trong giới công chức và công kỹ nghệ gia – đã liên hệ mật thiết với nhau trong việc tạo dựng lại nền công

nghiệp. Vai trò của công chức trong việc gây dựng các doanh nghiệp đã trở nên quan trọng.


Nước Pháp đã lập và mở rộng một hệ thống phức tạp trao đổi cổ phần giữa các công ty với nhau. Bằng cơ chế khác Nhật Bản, các công ty Pháp cũng có thể giữ cổ phần của mình và không bị ai thâu tóm.


Luật về tổ chức và điều hành công ty của Pháp khá phức tạp. Thoạt đầu, công ty có thể chọn một trong hai cách thiết lập cơ cấu: có một hội đồng quản trị duy nhất (cấu trúc đơn) theo kiểu Anh – Mỹ hay một cấu trúc hai tầng (cấu trúc kép) theo kiểu của Đức.


- Trong cấu trúc đơn (theo kiểu Anh – Mỹ), chỉ có một Hội đồng – được gọi là Hội đồng quản trị. Hội đồng này phải có ít nhất 3 người nhưng không quá 12 người. Trên nguyên tắc, những người này không được nắm giữ chức vụ trong Ban giám đốc; nhưng trên thực tế, người trong số họ có thể nằm trong Ban giám đốc và con số này không được vượt quá. Trong số thành viên của Hội đồng, có 2 người được cử vào, 1 đại diện cho Ban giám đốc, 1 đại diện cho người lao động; nhưng họ không phải là thành viên hình thức. Và ở cấu trúc đơn, dĩ nhiên không có Ban kiểm soát.

- Trong cấu trúc kép (theo kiểu Đức), công ty chỉ có một Ủy ban chấp hành và một Hội đồng giám sát cùng trông coi hoạt động của Ban giám đốc. Hội đồng giám sát có cổ đông công ty cùng những chuyên gia tư vấn (kế toán, luật sư), đại diện các ngân hàng và các công ty đối tác kinh doanh. Một phần lớn các thành viên của Hội đồng được bổ nhiệm theo quy định của luật pháp chứ không theo điều lệ. Hội đồng giám sát bổ nhiệm người làm Giám đốc hay thành viên cho Ban giám đốc. Khi đã được bổ nhiệm, Ban giám đốc có quyền tự trị trong việc quản trị công ty; chỉ những quyết định quan trọng mới phải thông qua. Trong cơ cấu mới, Ban giám đốc và Hội đồng giám sát này nhằm mong muốn tách bạch giữa việc điều hành,

được thực hiện bởi Ban giám đốc, và kiểm soát được dành cho Hội đồng giám sát.


Thành viên Hội đồng giám sát ở Pháp được chỉ định trong Điều lệ công ty và sau đó, được bầu bởi Đại hội đồng cổ đông. Số lượng thành viên Hội đồng giám sát do điều lệ công ty quy định, luật chỉ quy định mức tối thiểu là 3 và mức tối đa là 18. Số lượng tối này có thể tăng thêm trong trường hợp thành viên Hội đồng giám sát được bầu thêm bởi người lao đông cũng như người lao động là cổ đông công ty.


Tương tự như quy định đối với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng giám sát phải đáp ứng đủ các điều kiện :


- Phải là cổ đông ;

- Giới hạn về độ tuổi tương tự như thành viên của Hội đồng quản trị, tức là 65 tuổi;

- Việc Ban kiêm nhiệm các chức vụ phải tuân theo những hạn chế như đối với thành viên Hội đồng quản trị. Nghĩa là một người không thể thực hiện đồng thời hơn một chức vụ Tổng giám đốc hay thành viên Ban giám đốc của các công ty cổ phần có trụ sở trên lãnh thổ Pháp ;

- Không được là thành viên của Ban giám đốc;

- Một pháp nhân có thể có một ghế tại Hội đồng giám sát. Do vậy, pháp nhân này phải chỉ định một đại diện thường trực như đối với thành viên Hội đồng quản trị.


Nếu quy chế của thành viên Hội đồng giám sát gần giống với quy chế của Hội đồng quản trị thì ngược lại, chức năng của hai cơ quan này lại khác nhau. Hội đồng quản trị xác định phương hướng hoạt động của công ty và giám sát việc thực thi chúng. Nó giải quyết tất cả những vấn đề liên quan đến sự vận hành của công ty, tiến hành việc kiểm soát và xác minh các hoạt động của công ty khi nó thấy cần thiết. Ngược lại, Hội đồng giám sát, giống như tên gọi của mình, nó có chức năng kiểm soát và giám sát việc quản lý công ty .

Theo luật thực định của Việt Nam, cụ thể là Luật Doanh nghiệp 2005, thì cấu trúc quản trị nội bộ của công ty cổ phần ở Việt Nam, xét một cách toàn diện, không phải là cấu trúc hội đồng một tầng theo mô hình luật công ty Anh –Mỹ, cũng không phải cấu trúc hai tầng như mô hình của luật Đức. Nó có vẻ là cấu trúc mang tính pha trộn giữa hai mô hình nói trên. Mô hình quản trị công ty cổ phần của Việt Nam cũng không giống mô hình quản trị công ty cổ phần Nhật Bản, nơi mà cấu trúc quản trị cũng là sự pha trộn giữa hai mô hình Đức và Mỹ, nó được thể hiện trong Bộ luật Thương mại Nhật 1899 và gần đây là Đạo luật Công ty 2005 (the Company Code 2005).


Điều thú vị là, cấu trúc quản trị nội bộ của công ty cổ phần theo luật Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng với Luật Công ty 2005 của Trung Quốc (sửa đổi Luật Công ty 1993), nơi mà cấu trúc nội bộ của công ty cổ phần cũng gồm có các cơ quan: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, và Ban kiểm soát. Như đã phân tích ở trên, Hội đồng quản trị của công ty cổ phần trong luật công ty Việt Nam không giống với Hội đồng giám đốc trong luật công ty Anh–Mỹ, cũng không phải là Hội đồng giám sát hay Hội đồng quản trị theo mô hình luật công ty của Đức. Hội đồng quản trị trong luật công ty Việt Nam không có quyền hạn rộng lớn như Hội đồng giám đốc trong cấu trúc hội đồng đơn ở nhiều nước Common law. Song, nó có thẩm quyền rộng hơn so với Hội đồng quản trị của cấu trúc hội đồng kép theo luật công ty của một số nước châu Âu.


Chức năng giám sát trong các công ty cổ phần, đặc biệt là các công ty niêm yết, đã và đang là vấn đề được quan tâm trong giới nghiên cứu về luật công ty ở các nước phát triển và công nghiệp hóa. Có thể nói rằng, so với mô hình cơ quan giám sát trong cả hai cấu trúc quản trị phổ biến trên thế giới như đã nói ở trên, thì mô hình Ban kiểm soát độc lập từ Hội đồng quản trị và do Đại hội đồng cổ đông bầu trong các công ty cổ phần ở Việt Nam là cấu trúc khá độc đáo và hiệu quả, nếu Ban kiểm soát làm việc thực sự như được thiết kế trong luật. Sự hoài nghi về hiệu quả hoạt động của Ban kiểm soát trong các công ty cổ phần Việt Nam không phải là

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí