VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN VĂN NHÀN
BẢN ĐỊA HÓA ĐỨC MẸ MARIA TẠI VIỆT NAM
Ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 9.22.90.40
Có thể bạn quan tâm!
- Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam - 2
- Nghiên Cứu Về Bản Địa Hóa Công Giáo
- Nghiên Cứu Về Đức Mẹ Maria Và Bản Địa Hóa Đức Mẹ Maria
Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học
PGS. TS. NGUYỄN THỊ YÊN
Hà Nội - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi và công trình này đảm bảo các nguyên tắc đạo đức trong việc trích dẫn tài liệu!
Nghiên cứu sinh
Trần Văn Nhàn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 9
1.1.1. Các nghiên cứu về bản địa hóa các tôn giáo tại Việt Nam 9
1.1.2. Nghiên cứu về bản địa hóa Công giáo 14
1.1.3. Nghiên cứu về Đức Mẹ Maria và bản địa hóa Đức Mẹ Maria 24
1.1.4. Nhận xét 33
1.2. Cơ sở lý luận 35
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản 35
1.2.2. Cơ sở lý luận về chủ trương hội nhập Công giáo và quan điểm về hội nhập Công giáo ở Việt Nam của các nhà nghiên cứu 39
1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 45
1.3.1. Giáo xứ Quy Chính (xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) 45
1.3.2. Giáo xứ Đức Mẹ Hằng cứu giúp (phường 9, quận 3 – Tp. Hồ Chí Minh) 46
1.3.3. Giáo xứ Vỉ Nhuế (thôn Nấp, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) 47
1.3.4. Giáo xứ La Vang 48
1.3.5. Giáo xứ Khmer Trung Bình – Sóc Trăng 48
Tiểu kết chương 1 49
CHƯƠNG 2. ĐẠO CÔNG GIÁO, ĐỨC MẸ MARIA VÀ QUÁ TRÌNH
DU NHẬP VÀO VIỆT NAM 50
2.1. Khái quát đạo Công giáo và sự du nhập vào Việt Nam 50
2.1.1 Khái quát về đạo Công giáo 50
2.1.2. Quá trình truyền nhập Công giáo tại Việt Nam 52
2.1.3. Thuận lợi, khó khăn khi hội nhập đạo Công giáo vào Việt Nam 57
2.2. Đức Maria trong đạo Công giáo và sự du nhập, thờ Kính Đức Maria trong Hội thánh Việt Nam 66
2.2.1. Đức Maria trong đạo Công giáo 66
2.2.2. Sự du nhập và thờ kính Đức Maria trong Hội thánh Việt Nam 70
Tiểu kết chương 2 80
CHƯƠNG 3. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA SỰ BẢN ĐỊA HÓA ĐỨC MẸ MARIA TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CÔNG GIÁO
Ở VIỆT NAM.. 81
3.1. Bản địa hóa hình tượng Đức Mẹ Maria qua tên gọi 81
3.2. Bản Địa hóa hình tượng Đức Mẹ Maria trong văn học Công giáo Việt Nam 84
3.3. Bản địa hóa hình tượng Đức Mẹ Maria trong nghệ thuật tạo hình 88
3.3.1. Bản địa hóa hình tượng hình tượng Đức Maria qua tranh, tượng 88
3.3.2. Bản địa hóa Đức Mẹ Maria qua kiến trúc tượng đài, đền thờ 94
3.4. Bản địa hóa quyền năng qua biểu tượng Đức Mẹ Maria 103
3.4.1. Bản địa hóa biểu tượng Đức Mẹ Maria qua truyền tụng sự hiển linh ... 103
3.4.2. Bản địa hóa biểu tượng Đức Mẹ Maria qua quyền năng của Đức Mẹ .. 106 3.5. Bản địa hóa thực hành thờ kính Đức Mẹ Maria 116
3.5.1. Bản địa hóa nghi thức dâng hoa, thắp hương 116
3.5.2. Bản địa hóa nghệ thuật trình diễn nghi thức thờ kính Đức Mẹ 119
Tiểu kết chương 3 127
CHƯƠNG 4. BẢN ĐỊA HÓA ĐỨC MẸ MARIA TRONG CỘNG ĐỒNG
NGƯỜI CÔNG GIÁO TẠI VIỆT NAM: MỘT SỐ VẤN ĐỀ BÀN LUẬN130
4.1. Nền tảng truyền thống văn hóa Việt – cơ sở của sự bản địa hóa Đức Mẹ Maria tại Việt Nam 130
4.1.1. Tâm thức thờ thánh trong văn hóa dân gian Việt Nam và sự “Thánh hóa” Đức Mẹ Maria ở Việt Nam 130
4.1.2. Truyền thống khoan dung tôn giáo – tinh thần nhân văn và hội nhập ... 135
4.1.3. Truyền thống văn hóa địa phương và tộc người 138
4.2. Bản địa hóa Đức Maria: Sự hội nhập và giao lưu tiếp biến
hình
tượng Đức Mẹ Maria với các thành tố văn hóa truyền thống Việt Nam... 140
4.2.1. Hội nhập và giao lưu tiếp biến với văn nghệ dân gian truyền thống Việt Nam 140
4.2.2. Hội nhập và giao lưu tiếp biến với mỹ thuật truyền thống Việt Nam 142
4.2.3. Hội nhập và giao lưu tiếp biến với phong tục thờ cúng của người Việt Nam 143
4.3. Bản địa hóa Đức Mẹ Maria: vai trò và sự ảnh hưởng tới đời sống
tinh thần của cộng đồng người Công giáo tại Việt Nam 147
4.3.1. Đức mẹ Maria– điểm tựa tinh thần và sự lan tỏa tình yêu thương bác ái147
4.3.2. Đức Mẹ Maria – biểu tượng của sự kết nối và đoàn kết cộng đồng 149
4.3.3. Bản địa hóa Đức Mẹ Maria góp phần củng cố và hun đúc các giá trị
văn hóa dân tộc 153
4.3.4. Bản địa hóa Đức Mẹ Maria với việc tạo động lực phát triển kinh tế văn hóa xã hội tại Việt Nam 155
Tiểu kết chương 4 156
KẾT LUẬN
158
TÀI LIỆU THAM KHẢO
162
MỤC LỤC PHỤ LỤC 171
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Công giáo được truyền vào Việt Nam vào năm 1533, ở thời kỳ đầu Công giáo có phần lạ lẫm với văn hóa tín ngưỡng truyền thống Việt nên gặp khá nhiều khó khăn trong việc truyền đạo. Trải qua quá trình du nhập, hòa nhập vào văn hóa Việt, Công giáo đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những tôn giáo lớn, có sức anh hưởng nhiều mặt trong xã hội Việt Nam. Đi cùng với sự du nhập của đạo Công giáo, các vị thánh Công giáo cũng được du nhập vào Việt Nam mà một trong những vị thánh nổi bật là Đức Mẹ Maria.Từ một người phụ nữ đến từ trời Tây với những đặc điểm có phần khác lạ so với văn hóa truyền thống Việt, Đức Mẹ Maria đã được hòa mình trong văn hóa Việt, trở thành người phụ nữ Việt, mang nhiều giá trị và biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Sự du nhập và hòa nhập của Đức Mẹ Maria trong văn hóa Việt là cả một quá trình dài, trong đó quá trình bồi đắp các giá trị và “thiêng hóa” Đức Mẹ Maria bằng nhiều con đường và nhiều dạng thức khác nhau, từ đó đã biến Đức Mẹ Maria dần trở thành người một vị thánh của tín đồ Việt, gần gũi như một người mẹ Việt Nam.
Đức Mẹ Maria hiện diện trong văn hóa Việt với nhiều tên gọi, nhiều quyền năng, nhiều huyền thoại và nhiều hình tượng khác nhau, gần gũi với văn hóa truyền thống, văn hóa địa phương, văn hóa tộc người tại Việt Nam… Đó chính là những biểu hiện của sự bản địa hóa Đức Mẹ Maria tại Việt Nam. Theo thời gian, Đức Mẹ Maria đã dần được bản địa hóa, uy quyền như các Thánh nữ, Thánh Mẫu, bà Chúa… như những vị thánh được thờ trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, vừa gần gũi thân thương, hiền hậu bao dung như người mẹ Việt, những cũng đầy quyền năng để luôn bảo vệ và chở che con dân của mình.
Kinh Thánh miêu tả Đức Maria là mẹ Chúa Giê Su, một người phụ nữ bình thường, không có quyền năng ban ơn. Tuy nhiên, trong tâm thức của các tín đồ Việt Nam, Đức Maria được tôn sùng với rất nhiều quyền năng gắn với nhiều huyền thoại cứu nhân độ thế từ Bắc vào Nam, điều này càng thể hiện rò sự tôn kính mạnh mẽ của tín đồ Việt dành cho Ngài.
Mẹ Thiên Chúa, Đức nữ đồng trinh, Cửa thiên đàng, mẹ Hội thánh, vv… đó là những danh hiệu dành cho Đức Maria, người Mẹ được yêu mến và có sức ảnh hưởng lớn lao trên thế giới. Tại Việt Nam, cùng với quá trình bản địa hóa, Đức Mẹ Maria ngày càng trở nên gần gũi và có sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống tâm linh của tín đồ Việt. Theo đó, Đức Mẹ Maria một nhân vật quan trọng trong đạo Công giáo đã hóa thân thành một hình tượng người mẹ và tên gọi thân thuộc với người Việt, cùng với nhiều quyền năng gần gũi với tâm thức thờ thánh của người Việt Nam. Việc tín đồ và giáo hội Công giáo Việt Nam tôn sùng và yêu mến đặc biệt với Đức Mẹ Maria, việc Đức Mẹ Maria hòa nhập trong văn hóa Việt, đặc biệt là có nhiều biểu hiện tương đồng với tín ngưỡng thờ thánh trong văn hóa truyến thống dân tộc đã tạo nên một hiện tượng văn hóa độc đáo chứa đựng nhiều giá trị.
Tại Việt Nam, sự xuất hiện và phát triển của các linh địa Đức Mẹ Maria trải dài từ Bắc - Trung - Nam, trở thành các trung tâm hành hương, thu hút hàng triệu tín đồ tìm về hàng năm, biến những vùng này trở thành các trung tâm du lịch tâm linh và cùng với lòng sùng kính có phần cuồng nhiệt đôi khi lấn át cả sự sùng kính và Đức Chúa mà các tín đồ dành cho Bà là một vấn đề rất cần được nghiên cứu để thấy được quá trình bản địa hóa một vị thánh ngoại sinh được du nhập vào Việt Nam.
Việc nghiên cứu bản địa hóa Đức Maria chính là để làm rò quá trình bồi đắp, quá trình thiêng hóa Đức Mẹ Maria đặc biệt là những biểu hiện của việc bản địa hóa này tại Việt Nam, qua đó cung cấp thêm một góc nhìn khác về sự bản địa hóa một nhân vật tôn giáo dưới góc nhìn văn hóa, khẳng định sức mạnh văn hóa dân tộc và những đóng góp của đạo Công giáo dưới góc nhìn văn hóa.
Với những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Bản địa hóa Đức Mẹ Maria tại Việt Nam” làm đề tài luận án Tiến sĩ văn hóa học của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Thông qua hiện tượng bản địa hóa Đức Mẹ Maria để bàn luận về quá trình bản địa hóa tôn giáo ở Việt Nam, cụ thể là bản địa hóa Công giáo tại Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài sẽ tập trung vào những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Tập hợp thông tin và tư liệu về sự du nhập Đức Maria vào Việt Nam.
- Tập hợp thông tin và tư liệu về quá trình hóa Đức Mẹ Maria tại Việt Nam ở một số điểm nghiên cứu.
- Khảo sát những biểu hiện của bản địa hóa Đức Mẹ Maria tại Việt Nam thông qua tên gọi, biểu tượng, điện thờ, quyền năng và các nghi thức, nghi lễ…
- Phân tích các yếu tố tác động đến sự bản địa hóa Đức Mẹ Maria ở Việt Nam.
- Bàn luận về sự bản địa hóa Đức Mẹ Maria ở Việt Nam.
Dưới đây là các câu hỏi nghiên cứu chính đặt ra cho đề tài:
1. Đức Mẹ Maria là ai ? Vai trò vị trí Đức Mẹ Maria trong Giáo hội Công giáo?
2. Quá trình du nhập Đức Mẹ Maria trong văn hóa Việt diễn ra như thế nào? thuận lợi và khó khăn?
3. Vì sao Đức Mẹ Maria lại được tín đồ Việt yêu kính cách cuồng nhiệt?
4. Những biểu hiện cụ thể như thế nào của việc bản địa hóa Đức Mẹ Maria trong cộng đồng Công giáo tại Việt Nam tại các địa bàn khảo sát?
5. Cơ sở và những yếu tố nào tác động đến sự bản địa hóa Đức Mẹ Maria ở Việt Nam? Sự bản địa hóa việc tôn thờ Đức Mẹ Maria trong mối liên hệ với truyền thống văn hóa và đặc trưng văn hóa vùng miền và tộc người ở Việt Nam thể hiện như thế nào?
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Bản địa hóa Đức Mẹ Maria ở Việt Nam là vấn đề nghiên cứu lớn. Trong đề tài này, chúng tôi giới hạn tập trung nghiên cứu về hai khía cạnh chính là bản địa hóa hình tượng Đức Mẹ Maria và bản địa hóa cách tôn thờ Đức Maria trong cộng đồng người Công giáo Việt Nam (gọi tắt là “Bản địa hóa Đức Mẹ Maria tại Việt Nam”), xuất phát từ các lý do sau:
Một là, tôn giáo tín ngưỡng nói chung và Công giáo nói riêng vốn có tính biểu tượng cao, thể hiện qua văn học, nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật hội họa, điêu khắc, kiến trúc… Nghiên cứu hình tượng Đức Mẹ Maria là để thấy được cảm quan