Bản Địa Hóa Một Số Nghi Thức Trong Và Ngoài Nhà Thờ

thờ Đức Mẹ. Họ sẽ chuẩn bị hoa và nến làm lễ vật, có nơi còn chuẩn bị mâm ngũ quả. Khi vào lễ họ sẽ đọc các bài kinh, các bài thánh ca về Mẹ, đội dâng hoa vừa hát vừa nhảy múa, tín đồ vây quanh sẽ hát theo.

Múa hát dâng hoa được hiểu là một nghi lễ của tín đồ đối với Thánh Mẫu. Nghi lễ này có cả múa và hát. Lời hát là những văn hoa ca ngợi công lao, đức độ Thánh Nữ. Giai điệu hát vãn được cải biên từ những làn điệu dân ca truyền thống; chèo, trống quân, hát xoan, hát quan họ, kể cả hát ca trù. Khi hát kèm theo các động tác múa như hái hoa, quì lạy dâng hoa. Cũng có khi vừa hát vừa xếp hình: mỏ neo (Đức Mẹ là niềm trông cậy), ngôi sao (Đức Mẹ là ngôi sao biển), AV (chữ đầu của Ave Maria - kính mừng Maria). Thực hiện múa hát dâng hoa là hội con hoa, mỗi hội thường ít nhất có 12 em và một em đánh trống chầu cầm nhịp. Các em là con gái tuổi từ 9 đến 16, có thân hình cân đối, khuôn mặt dễ coi, biết hát và múa. Cũng có thể chọn mỗi hội 14, 15, 16, 17 em tuỳ theo đội hình được sắp xếp.

Ở một vài xứ, họ đạo thuộc về dòng Đa Minh, trước cách mạng còn có nghi lễ tế hoa trong tháng 5. Khác với múa hát dâng hoa do các em gái thực hiện, tế hoa do các ông thực thiện. Đoàn tế thường gồm 15 người: 1 chủ tế, 2 bồi tế và 12 tế viên. Chủ tế là người cao tuổi có đức hạnh, hai bồi tế là hai huynh trưởng gương mẫu. Mười hai tế viên thường là những nam giới trung niên, thành viên sốt sắng của xứ, họ đạo. Chúc văn trong tế hoa tháng năm ca ngợi hạnh tích của Đức Maria. Hình thức thể hiện lời chúc bằng ngâm ngợi; giai điệu tựa như ngâm sổng trong chèo cổ. Hoa được dâng theo cặp đôi (hai người một lần dâng cùng một loại hoa). Cuối lễ là lời chúc phúc của chủ tế.

Nghi lễ múa hát dâng hoa nơi nhà thờ Công giáo khiến chúng ta liên tưởng tới nghi lễ lục cúng hoa đăng của Phật giáo, đến hát thờ thánh thờ mẫu ở đền phủ. Rò ràng là nghi lễ múa hát dâng hoa đã ảnh hưởng bởi nghi lễ của Phật giáo, Đạo giáo. Còn các hình thức xếp hình, xếp chữ là ảnh hưởng bởi trò diễn xếp hình, xếp chữ trong lễ hội dân gian của người Việt. Những hình thức này đặt ra một vấn đề liên quan đến không gian tập luyện và diễn xướng. Theo giáo lí, nhà thờ, đặc biệt là khu vực thánh lễ là nơi tuyệt đối tĩnh lặng và thánh hiến. Tuy nhiên, trong những điều kiện cụ thể, các nhà thờ ở Việt Nam vẫn cho phép các tín hữu tập luyện văn

nghệ, múa hát dâng hoa để dâng lên Đức Mẹ. Tại Giáo xứ Quy Chính, Giáo xứ Vỉ Nhuế, Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và nhiều Giáo xứ ở Việt Nam đều tổ chức các hoạt đông dâng hoa sôi nổi, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, hàng năm hoạt động dâng hoa lại càng được tổ chức quy mô và công phu hơn.

Ngoài ra, hình thức rước kiệu, múa hát dâng hoa trong tháng Đức Bà còn có sự tương đồng với hình thức lễ hội “Tháng ba giỗ Mẹ” ở Phủ Dày, Phủ Nấp với các hoạt động rước đuốc, rước kiệu Mẫu, nghệ thuật hát văn, hầu đồng, hội xếp chữ… Lễ rước kiệu Đức Maria ở Vỉ Nhuế vào tháng Năm có nhiều điểm tương đồng với lễ rước kiệu Mẫu ở Phủ Nấp (cùng thôn Vỉ Nhuế) trong lễ hội tháng 3 âm lịch.

Với các tộc người thiểu số thì các ngày lễ hội này lại mang đậm sắc thái văn hóa tộc người. Tại Giáo xứ Khmer Trung Bình, nhiều hoạt động thờ kính Đức Mẹ mang sắc thái văn hóa Khmer như mặc trang phục truyền thống Khơ me khi dâng hoa Đức Mẹ, dùng các bài hát điệu múa Khơ me trong hoạt động thờ kính Đức Mẹ. Tại các tỉnh Tây Nguyên hình tượng Đức Mẹ trong trang phục của các đồng bào dân tộc như Ê Đê, Ba Na… được tín đồ tại đây thờ kính, múa hát và sử dụng cồng chiêng Tây Nguyên trong các hoạt động dâng hoa Đức Mẹ, rước kiệu Đức Mẹ tại nhiều Giáo xứ ở Đắk lắc, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng… Có thể coi đó là những biểu hiện tiêu biểu cho sự hòa nhập của Đức Mẹ Maria trong văn hóa tộc người và tại địa phương đó.

3.5.3. Bản địa hóa một số nghi thức trong và ngoài nhà thờ

Tại một số nước Âu Mỹ nghi thức nghi lễ thờ kính Đức Mẹ Maria đều theo giáo luật và thường rất đơn giản. Theo linh mục T.V.P 40 tuổi đang phục vụ tại Pháp thì Giáo dân tại Pháp ít đọc kinh hoặc hát thánh ca Đức Mẹ trong nhà thờ, thường họ chỉ hát một bài cuối lễ hoặc đọc một kinh Đức Mẹ, ít có sinh hoạt đọc kinh rầm rộ như tại Việt Nam, việc đốt nến hoặc dâng hoa cũng rất hạn chế… Bên ngoài nhà thờ nổi bật nhất là hoạt động diễu hành Đức Mẹ trong một số ngày lễ Đức Mẹ, họ thường cho tượng ảnh Đức Mẹ lên các loại xe ô tô, xe tải diễu hành qua một số tuyến phố, một số khu vực, ít các hoạt động rước kiệu như ở Việt Nam…” (Pv ngày 15/4/2021). Còn theo tu sinh M.V.V 27 tuổi tại Mỹ cho biết các hoạt động bên trong nhà thờ mà Giáo dân kính Đức Mẹ qua việc đọc kinh, hát thánh ca, dâng hoa

Đức Mẹ, trong các giờ lễ họ chỉ đọc kinh kính mừng là phổ biến nhất và họ cũng chỉ thường hát 1 bài thánh ca trong các giờ lễ, việc dâng hoa rất ít và ngày càng hạn chế, không có việc làm các bảng tạ ơn Đức Mẹ như ở Việt Nam, các hoạt động đọc kinh Đức Mẹ tại các gia đình cũng không nhiều, thường là cá nhân riêng lẻ hơn là các thành viên trong gia đình cùng đọc …” (Pv sâu ngày 28/4/2021)…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Ở Việt Nam, sự đều đặn trong các sinh hoạt tôn giáo tại nhà thờ như đọc kinh dâng lễ vào ngày Chúa nhật hằng tuần, như một quy định trong các lễ buộc của Công giáo cũng có thể được “linh động” theo hoàn cảnh cụ thể của mỗi Giáo dân. Giáo lý hướng tới cái tuyệt đối, hoàn thiện, nhưng con người cùng muôn vàn điều lo toan nên trong những sinh hoạt tôn giáo, Đức Mẹ vẫn luôn mở rộng bàn tay đón nhận những người con dù chưa có điều kiện chắp lễ thường hằng. Những nghi thức chào hỏi, hay làm dấu, đọc kinh trước khi ăn cũng được các Giáo dân “lược bớt”. Điều này hiển nhiên do tác động của môi trường đa văn hóa, sự linh hoạt của chính những Giáo dân trong các sinh hoạt. Điều cốt yếu là cái tâm trong sáng khi hướng đến Chúa, hướng đến Đức Mẹ. Tinh thần này cũng đồng tình với quan niệm “Phật tại tâm” của người Việt Nam.

Tại nhiều nhà thờ của Giáo xứ hiện nay, sau thánh lễ, Giáo dân thường hát một bài về Đức Mẹ trước khi ra về. Đặc biệt tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Hà Nội, được coi như là một trung tâm hành hương của miền Bắc, các linh mục phụ trách ở đây dành hẳn một buổi chiều thứ bảy hằng tuần cho việc sùng kính Đức Mẹ. Trong buổi dành riêng sùng kính Đức Mẹ này, không khí diễn ra hết sức nghiêm trang và thánh thiện, cha điều khiển buổi cầu nguyện đã làm cho hết mọi người tham dự tin tưởng vào lòng từ bi nhân hậu của Mẹ để tìm ra cho mình một cách sống phù hợp với niềm tin Công giáo và sống thánh thiện hơn.

Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam - 17

Ở Quy Chính, Giáo dân thường tụ tập dưới chân tượng Đức Mẹ để thờ kính và cầu nguyện, các hội đoàn Đức Mẹ như hội Mân Côi, hội Đồng Công thường dành hàng tiếng đồng hồ để lần chuỗi Mân Côi và đọc kinh cầu nguyện, hát các bài thánh ca về Đức Mẹ… Giáo dân Quy Chính có thói quen đến trước đền thờ Đức Mẹ cầu nguyện và bái lạy trước khi vào nhà thờ. Sau khi dự lễ trong nhà thờ xong, Giáo dân lại ra hành lễ trước đền thờ Đức Mẹ rồi mới ra về. Mỗi khi có

chuyện gì bất an trong cuộc sống, nhiều Giáo dân đều chạy tới đền Đức Mẹ, quỳ dưới tượng Đức Mẹ và cầu xin. Ngoài ra có một hoạt động rất độc đáo mà giáo dân Quy Chính thường tổ chức trong mỗi dịp tháng hoa là lên núi tìm một loại hoa dại có tên “hoa mồng trang” để về dâng Mẹ, đây là loại hoa dại mọc hoang rất nhiều tại các khu đồi núi, thường mọc nơi sạch và mang vẻ đẹp đơn giản thuần khiết, hoạt động này được giới trẻ tổ thực hiện khá rầm rộ và theo phong trào.

Tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp các hoạt động lần chuỗi Mân Côi, hoạt động đọc kinh và cầu nguyện với Đức Mẹ diễn ra rất sôi nổi. Các hội đoàn Đức Mẹ thường tổ chức các giờ kinh tại nhà thờ ngoài các giờ thánh lễ, quy tụ rất nhiều hội viên và Giáo dân tham gia. Ngoài ra tại đền thờ Đức Mẹ cũng có nhiều hoạt động kinh nguyện, hát thánh ca, dâng hoa nến của Giáo dân…

Giáo dân Vỉ Nhuế ngoài các hoạt động thờ kính Đức Mẹ bên trong bên ngoài nhà thờ còn có một hoạt động tiêu biểu tà tụ họp tại nhà Giáo dân và lần chuỗi Mân Côi, đọc kinh hát thánh ca Đức Mẹ, đặc biệt trong các dịp lễ hoặc giáo dân có hiếu hỉ, tang ma…

Như vậy các nghi thức thờ kính Đức Mẹ rất phong phú và đa dạng, tín đồ Việt đã thực hành các nghi thức nghi lễ thờ kính Đức Mẹ Maria dựa trên nền tảng văn hóa Việt Nam, các nghi thức dâng hoa dâng hương, nghi thức rước kiệu Đức Mẹ làm chúng ta liên tưởng đến những nghi thức thường được thực hiện trong các hoạt động tín ngưỡng, hoạt động lễ hội dân gian Việt Nam. Đây chính là điểm khác biệt trong thực hành nghi thức nghi lễ thờ kính Đức Mẹ Maria của tín đồ Việt Nam so với tín đồ Công giáo ở các quốc gia khác trên thế giới.

Tiểu kết chương 3

Đức Maria, một người mẹ từ ở phương trời xa xôi đã đến Việt Nam và được đón nhận như một người gần gũi, thân quen, đầy kính mến. Một người mẹ của nhân loại, của đấng tạo hóa, của Chúa Trời đã trở thành người mẹ mang đặc tính người mẹ Việt Nam, là điểm tựa tinh thần không thể thay thế của những tín đồ Việt Nam, là nơi gửi gắm mọi tâm tư xúc cảm của kiếp người mà con dân tìm tới Mẹ. Mẹ được tín đồ Việt gọi với những danh xưng gần gũi thân yêu những

cũng đầy kính trọng, Mẹ hiển linh như một nữ vương, thánh mẫu, bà chúa đầy uy quyền mạnh mẽ để che chở và bảo vệ con cái cái của Mẹ.

Như thế, vượt qua những rào cản khắt khe của giáo lý giáo luật, vượt qua những ý niệm truyền thống, vượt qua sự nghi ngờ của văn hóa bản địa, Đức Mẹ đã khẳng định được vị trí của mình trong đời sống tâm linh của Giáo dân Việt Nam. Và với khả năng bản địa hóa linh hoạt, Đức Mẹ đã có sức sống ở phạm vi rộng hơn, ngoài cộng đồng Công giáo để hướng tới đại chúng trong tình yêu thương bao la của mẹ, trước hết là người mẹ của Giáo dân, người mẹ của tín đồ và sau đến là người mẹ của con dân Việt Nam, một người mẹ vừa gần gũi dịu dàng tinh tuyền luôn gần gũi với con cái mình để chở che ủi an và cũng sẵn sàng ra tay bảo vệ con cái bằng quyền năng vô song của bật nữ vương, thánh mẫu.

Đức mẹ Maria đã được tín đồ Việt “Thiêng hóa” và bồi đắp thêm các giá trị khác trong quá trình được du nhập vào văn hóa Việt và có một chỗ đứng vững chắc trong niềm tin của tín đồ Việt Nam như hiện nay. Quá trình thiêng hóa trải dài theo quá trình nhu nhập và quá trình thiêng hóa diễn ra ở phạm vi rộng, sự thiêng hóa Đức Mẹ Maria qua các truyền thuyết về sự hiển linh, về quyền năng cứu khổ cứu nạn … đã tạo nên một hiệu ứng mạnh mẽ lan tỏa rộng khắp làm cho Đức Mẹ Maria càng huyền nhiệm, linh thiêng và có sức hút lớn lao đối với tín đồ Việt.

Đức Mẹ Maria đã trở thành một phận trong văn hóa Việt, hàng loạt trung tâm hành hương các linh địa Đức Mẹ gắn với từng địa phương, từng vùng miền cụ thể tại Việt Nam, phải chăng đã cho thấy sự bản địa hóa mạnh mẽ Đức Mẹ Maria tại Việt Nam. Hàng ngàn nhà thờ Công giáo tại Việt Nam mang tước hiệu Đức Mẹ, sự bùng nổ của các hội đoàn Đức Mẹ, nhiều địa điểm thờ kính Đức Mẹ kèm theo cách gọi tên gắn liền với những địa danh là những vùng đất nào đó tại Việt Nam càng làm cho Đức Mẹ Maria trở nên gần gũi với cuộc sống và tâm thức của tín đồ.

Giáo dân và tín đồ Việt Nam đã thờ kính Đức Mẹ Maria trong bối cảnh văn hóa truyền thống của dân tộc, theo cách truyền thống của Văn hóa dân tộc, qua các loại hình văn học dân gian Việt Nam như thơ ca hò vè, đại tự, câu đối Đức Mẹ Maria đã được phác họa đầy dung dị như một biểu tượng cao đẹp của người phụ nữ Việt. Những điện thờ, đền thờ Đức Mẹ Maria được xây dựng trên nền tảng tâm

thức văn hóa của người Việt, với nhiều loại hình khác nhau đặc biệt biệt là sự bày biện, sắp xếp điện thờ với những điểm vô cùng thân quen với người Việt như lư lương, mâm ngủ quả và những lễ vật dâng cúng. Từ tín lý khắt khe của Công giáo, tín đồ Việt đã chuyển hóa niềm tin vào quyền năng ban ơn, quyền năng chữa bệnh, quyền năng bảo trợ của Đức Mẹ Maria theo cách của mình. Cũng như vậy, các thực hành nghi thức nghi lễ mang đậm văn hóa dân tộc như những cuộc rước kiệu, những buổi dâng hoa, những giờ hành đậm màu sắc văn hóa địa phương, tộc người là những biểu hiện sinh động của sự bản địa hóa Đức Mẹ Maria tại Việt Nam. Tất cả đã cho thấy sự hòa nhập của Đức Mẹ Maria trong văn hóa Việt cũng như sự linh hoạt, khôn khéo của tín đồ Việt Nam trong việc tiếp nhận và biến đổi một giá trị văn hóa ngoại sinh để trở thành một giá trị văn hóa dân tộc.

CHƯƠNG 4

BẢN ĐỊA HÓA ĐỨC MẸ MARIA TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CÔNG GIÁO TẠI VIỆT NAM: MỘT SỐ VẤN ĐỀ BÀN LUẬN

4.1. Nền tảng truyền thống văn hóa Việt – cơ sở của sự bản địa hóa Đức Mẹ Maria tại Việt Nam

4.1.1. Tâm thức thờ thánh trong văn hóa dân gian Việt Nam và sự “Thánh hóa” Đức Mẹ Maria ở Việt Nam

4.1.1.1. Về tâm thức thờ thánh của người Việt Nam

Người Việt vốn có truyền thống thờ các vị thánh, thường những vị thánh trong dân gian là những người có công với dân với nước hoặc đôi khi là những vị thánh từ sự ngưỡng mộ các yếu tố tự nhiên mà thiêng hóa, dần dần trở thành những vị thánh trong tín ngưỡng dân gian. Tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Trong nhà người Việt thờ gia tiên, trong làng thờ Thành hoàng, trong nước người Việt thờ vua tổ - vua Hùng…người Việt còn có một tín ngưỡng đặc biệt là thờ Tứ bất tử (bốn người không chết): Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh…” [67, tr 141]. Nếu nhìn dưới góc độ này cho thấy tâm thức thờ thánh sẵn có trong văn hóa truyền thống dân gian đã tạo điều kiện thuận lợi để du nhập và bản địa hóa Đức Mẹ Maria.

Các vị thánh trong văn hóa dân gian Việt Nam, nổi bật là Tứ bất tử có vai trò rất quan trọng trong tâm thức người Việt. Với mỗi vị thánh tương ứng với những quyền năng nổi bật như: Tản Viên và Thánh Gióng biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết của cộng đồng cư dân nông nghiệp để một bên là ứng phó với môi trường tự nhiên chống lụt thiên tai và, mặt khác là ứng phó với môi trường xã hội là chống giặc ngoại xâm…; Chử Đồng Tử người nông dân nghèo với hai bàn tay trắng đã cùng vợ tạo dựng nên cơ nghiệp với phố xá sầm uất, mang vàng ra biển buôn bán với khách thương nước ngoài…; Liễu Hạnh từ bỏ cuộc sống đầy đủ trên thiên đàng, xin vua cha cho xuống trần gian để sống cuộc đời một người phụ nữ bình dị với khát vọng của tự do hạnh phúc… Là biểu tượng của hạnh phúc tinh thần, Liễu Hạnh được nhân dân tôn sùng cách thành kính là Thánh Mẫu, một cách dân dã là Bà Chúa Liễu, một cách gần gũi thân thương là Mẹ…[67, tr 141,142]. Như vậy các vị thánh trong văn hóa dân gian có vai trò rất lớn trong tâm thức của người dân Việt Nam,

mỗi vị thánh đều có những quyền năng và sức mạnh riêng, cụ thể là bốn vị tứ bất tử tương ứng với những quyền năng như: Thánh Gióng với quyền năng đánh giặc, Thánh Tản quyền năng dạy dân làm ăn, thánh Mẫu Liễu Hạnh với quyền năng cứu khổ cứu nạn, quyền năng bảo trợ…So với các vị thánh dân gian Việt Nam thì các vị thánh của Công giáo cũng được bản địa hóa và có nhiều điểm tương đồng về quyền năng như Thánh An tôn (Bồ Đào Nha) hay thương giúp người nghèo, bảo vệ người dân khỏi quân địch…; thánh Martino (Tây Ban Nha) với quyền năng chữa bệnh và bắt cướp; thánh Giêrađô (Ý) với quyền năng bảo trợ sinh nở; thánh Vicente với quyền năng cứu khổ cứu nạn, bảo trợ tín đồ vv…

Trong tâm thức thờ thánh của người Việt, có lẽ việc thờ Thánh Mẫu có phần nổi bật hơn so với thờ các vị thánh khác. Văn hóa nông nghiệp vốn coi trong yếu tố nữ, coi trọng Mẹ và vị trí người Mẹ giữ vai trò rất lớn trong đời sống của cư dân nông nghiệp. Sự trọng nữ, trọng Mẹ trong văn hóa Việt biểu hiện rất rò ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ trong sinh hoạt, cho đến đời sống tín ngưỡng. Chính tâm thức thờ Thánh Mẫu này phải chăng đã tạo thuận lợi cho việc bản địa hóa Đức Mẹ tại Việt Nam?

Thực tế cho thấy, khoác lên mình hình ảnh người phụ nữ Việt, Đức Mẹ Maria với nhiều quyền năng, đặc biệt là quyền năng ban sự sinh nở và bảo trợ các bà mẹ đã tìm thấy điểm chung trong niềm tin của con dân Việt. Đức Mẹ Maria trong trang phục áo dài truyền thống, trên tay bồng bế chúa hài đồng là một hình tượng sống động của tình mẫu tử rất gần gũi trong văn hóa truyền thống Việt Nam. Qua các truyền thuyết, huyền thoại của tín đồ truyền tụng về quyền năng bảo trợ sinh nở, Đức Mẹ Maria tại Việt Nam càng trở nên linh thiêng, uy quyền trong tâm thức của tín đồ Việt. Có thể thấy Đức Mẹ Maria trong đạo Công Giáo, đặc biệt là so với Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong văn hóa dân gian Việt Nam có một số điểm tương đồng như: Xuất thân danh giá, đều là dòng dòi đế vương cao quý. Đức Mẹ Maria theo Kinh thánh miêu tả có xuất thân từ dòng dòi vua Đa Vít [30] nhưng lại chấp nhận làm người bình thường, sống cuộc đời giản dị để giúp đỡ nhân dân. Đức Mẹ Maria và Thánh Mẫu Liễu Hạnh đều có nhiều truyền thuyết huyền hoại về sự hiển linh, có hệ thống điện thờ số lượng lớn, và điểm tương đồng nổi bật giữa Đức Mẹ Maria và Thánh Mẫu Liễu Hạnh được tín đồ thờ kính chính là quyền năng cứu khổ

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí