Đức Mẹ Maria – Biểu Tượng Của Sự Kết Nối Và Đoàn Kết Cộng Đồng

tình yêu thương lòng vị tha, theo chị N.T.H. 57 tuổi một Giáo dân Quy Chính cho rằng: “Trong cuộc sống không thể tránh khỏi những lúc va chạm, những lần hiểu lầm, nhưng tôi thường học theo Đức Mẹ để sống yêu thương mọi người hơn…” (Pv ngày 28/7/2018). Đức Mẹ Maria được Thiên Chúa tuyển lựa trong rất nhiều người nữ và điều đặc biệt là Mẹ không hề do dự khi biết mục đích mình được chọn nên ngài đã nhanh chóng thưa “Xin Vâng” tức là đồng ý ngay. Với mong muốn góp công trong công cuộc cứu thế, chuộc tội nhân loại, ngài chấp nhận đương đầu với nhiều thử thách gian khổ để thực hiện sứ mệnh cao quý là cứu chuộc loài người, từ đó Mẹ trở thành biểu tượng của tình yêu và cái đẹp.

Vì Đức Maria vốn là một người vợ, một người mẹ mẫu mực nên các Giáo dân đã lấy gương gia đình của nhân vật này để noi theo, các bà mẹ đã học tập theo gương của Đức Mẹ để chăm sóc gia đình và nuôi dưỡng con cái. Con cái vốn được sinh ra và nuôi dưỡng trong tình yêu thương và giáo dục của bố mẹ, đặc biệt là vai trò của người mẹ. Đức Mẹ Maria sinh Chúa Giê su trong hoàn cảnh rất khó khăn thiếu thốn và nuôi dưỡng Chúa Giê su trong điều kiện gian truân bất trắc, nhưng Mẹ đã chu toàn bổn phận của mình. Kinh thánh ghi nhận những sự kiện về việc Đức Mẹ Maria đã thực hiện chu toàn bổn phận của một người mẹ như: dẫn con trốn sang Ai Cập khi con có nguy cơ bị giết hại để bảo vệ con, dâng con trong đền thánh khi con trưởng thành theo giáo luật, dạy con biết yêu thương chia sẻ trong tiệc cưới Ca Na… Đức Mẹ Maria luôn chu toàn vai trò của một người mẹ và một người vợ luôn ân cần, đầy yêu thương và trách nhiệm với gia đình.

Giáo dân Quy Chính xem gia đình của Đức mẹ Maria là gia đình thánh để noi theo. Gia đình thánh gồm cha là thánh Giuse, một người chồng người cha mẫu mực, Đức Mẹ Maria một người mẹ chu toàn đảm đang, hết lòng vì chồng con và là người được Chúa Cha chọn để sinh hạ đấng cứu thế, con là Chúa Giêsu một người con hiếu thảo và quyền năng. Trong gia đình của Giáo dân Quy Chính, mỗi thành viên đều lấy thánh gương của gia đình Đức Mẹ để noi theo từ người chồng, người vợ cho đến con cái. Người vợ trong gia đình luôn yêu kính Đức Mẹ một cách đặc biệt và xem Đức Mẹ là tấm gương, câu cửa miệng của họ khi nói tới sự

hiện diện của Đức Mẹ Maria trong gia đình là: “Có Mẹ thì gia đình bình an, có Mẹ gia đình phát triển v.v”

Với các Giáo dân Việt Nam, ở một đất nước vốn trọng nghĩa tình thì phẩm cách cao quý của Đức Mẹ đó là sự hy sinh, sự mẫu mực, sự tinh tuyền đã được tín đồ đón nhận một cách chân thành nhất. Chúng tôi có dịp được chứng kiến trực tiếp hoặc qua các video clip ghi lại hình ảnh và tình cảm của những Giáo dân với Đức Mẹ mới thấy được niềm tin và tình yêu dành cho Mẹ như một điều thiêng liêng tuyệt đối nhiều khi sự tin yêu này có phần vượt trội hơn sự tin yêu mà tín đồ thể hiện với Chúa. Họ yêu thương mẹ một cách toàn vẹn và cũng mong cầu nhận lại được sự yêu thương từ Mẹ một cách trọn vẹn. Tín đồ sẵn sàng dâng hiến tất cả cho Đức Mẹ, được Mẹ đón nhận như ở Giáo xứ Quy Chính, Giáo xứ Vỉ Nhuế, Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã trình bày ở trên…. Có thể nói, Đức Mẹ Maria đã có sự hội tụ và lan tỏa tình yêu thương một cách tự nhiên, tự nhiên đến thánh thiện trong đời sống tâm linh sùng kính của những người Công giáo Việt Nam.

Trong vai trò tuyệt vời của người mẹ, người vợ Đức Mẹ Maria đã trở thành biểu tượng của cội nguồn sự sống khi mỗi sinh linh được chào đời sau những lời cầu xin và được Mẹ bảo vệ, Đức Mẹ Maria là biểu tượng, nhưng đó không phải là biểu tượng vô hình, vô năng, mà biểu tượng đó có sức mạnh của sự tác động, sức mạnh thông công, sức mạnh hiệp đồng…

4.3.2. Đức Mẹ Maria – biểu tượng của sự kết nối và đoàn kết cộng đồng

Bên cạnh đó, Đức Mẹ Maria còn là sợi dây kết nối cộng đồng, quy tụ tình huynh đệ bác ái giữa người với người, bất kể lương giáo, sắc tộc… Bắt đầu từ những huyền thoại về sự hiển linh dẫu mang đậm chất huyền thoại nhưng đã được Giáo dân, và cả những Lương dân coi trọng như một sự kiện đặc biệt. Từ sự kiện ấy, như một tiếng gọi vô hình, con người đã tìm đến nơi có sự hiển linh của mẹ, tìm đến với nhau trong tình yêu thương, và tính cộng đồng cũng được hun đúc từ đó. Các trung tâm hành hương, đền thờ, linh địa Đức Mẹ được xây dựng là công sức và tình đoàn kết của nhiều thành phần trong xã hội Việt Nam bất kể lương giáo, những ngày lễ hội Đức Mẹ là những ngày hội của người Việt nói chung và những trung tâm Đức Mẹ là nơi dung dưỡng và phát triển tình bác ái huynh đệ

giúp nối kết cộng đồng. Nhiều hoạt động thiện nguyện được tổ chức tại các trung tâm hành hương Đức Mẹ đã tạo điều kiện hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn cũng như phát triển các hoạt động bác ái, là những truyền thống tốt đẹp của người Việt. Cùng với sự phát triển của những trung tâm này là sự ra đời và phát triển của nhiều hội đoàn Đức Mẹ càng tạo thêm động lực để phát triển các hoạt động cộng đồng, hỗ trợ hội viên cũng như các hoạt động tại địa phương ngày càng phát triển. Có thể thấy những trung tâm hành hương Đức Mẹ tại Việt Nam đã trở thành những trung tâm văn hóa cộng đồng, những địa chỉ quen thuộc để quy tụ và phát huy sức mạnh cộng đồng lương giáo nói chung.

Ở Thành phố Hồ Chí Minh, một vùng đất được hình thành từ sự du nhập người dân ở nhiều địa phương nên xét về truyền thống, ở đây tính cộng đồng, hay nói đúng hơn là văn hóa làng không có được sự cố kết như miền Bắc. Thậm chí, trong những buổi đầu hình thành Giáo phận, còn xuất hiện những mâu thuẫn, tranh chấp giữa Giáo dân và lương dân. Tuy nhiên, khi xứ đạo đã được ổn định, các hoạt động tôn giáo được tổ chức bài bản, tính giao lưu cộng đồng ngày càng được bền chặt, ngày lễ Noel không chỉ dành riêng cho Công giáo mà đã trở thành sinh hoạt chung cho tất cả mọi người, kể cả những người ở xa. Không chỉ ngày lễ Noel hàng năm và cả các ngày lễ Đức Mẹ đều quy tụ rất nhiều tín đồ và người dân đến tham dự, ví dụ như lễ quan thầy Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Tp.HCM hàng năm quy tụ hàng ngàn tín đồ. Trong những ngày này bất kể lương hay giáo mọi người đều cùng chung niềm vui tham gia các hoạt động mừng lễ quan thầy Đức Mẹ, từ những hoạt động có tính giải trí cho đến những hoạt động nghi thức nghi lễ tôn giáo, người dân đều tích cưc tham gia, tạo nên một không khí lễ hội vui tươi và nối kết cồng đồng rất cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Trong cộng đồng người Công giáo, Đức Mẹ là mối dây liên hệ các thành phần trong Giáo xứ, cả cộng đồng Giáo xứ tôn xưng Đức Mẹ Maria là đấng bảo trợ của họ và là sự nối kết các thành viên trong Giáo xứ. Có nhiều hội đoàn Đức Mẹ tại Giáo xứ Quy Chính thu hút rất đông Giáo dân tham gia, có những hội đoàn với số lượng hội viên gần cả trăm người, có thể kể đến như: Hội Mân Côi, Hội Hiền mẫu, Hội Các bà mẹ trợ tá v.v… Nổi bật và lâu đời nhất chính là Hội Mân

Côi, chủ yếu quy tụ các chị em là những nữ Giáo dân đã có gia đình tham gia, họ đọc kinh lần chuỗi mân côi thường xuyên. Hội này cũng chính là nơi chia sẻ nâng đỡ trong cuộc sống của chị em Giáo dân với các hoạt động cụ thể như: Tham gia các giờ kinh Mân Côi theo quy định của hội, hỗ trợ các hoạt động tôn giáo trong Giáo xứ, thăm viếng động viên các hội viên gặp khó khăn trong cuộc sống, hỗ trợ các công việc thường ngày khi cần…Một hội viên Hội Mân Côi cho biết: “Tôi tham gia hội Mân Côi cũng khá lâu rồi, tôi tìm được nhiều niềm vui và bình an trong cuộc sống khi tham gia hội Mân Hôi, nhờ tham gia hội Mân Côi, tôi được các chị em nâng đỡ chia sẻ trong cuộc sống, cũng nhờ tham gia hội Mân Côi mà tôi và gia đình được nhiều ơn lành Đức Mẹ Maria…” (pv sâu chị H.T.H, ngày 30/8/2019). Các hội đoàn Đức Mẹ trong Giáo xứ Quy Chính được cha xứ Hoàng Sỹ Hướng và ban hành giáo ủng hộ hoạt động và nằm dưới quyền của cha xứ vì vậy mà các hội đoàn này ngày càng phát triển và có nhiều đóng góp cho Giáo xứ trên nhiều mặt. Giáo dân Quy Chính luôn có niềm tin vào sự đồng hành, bảo trợ của Đức Mẹ đối với cộng đồng Giáo xứ, họ coi đây chính là vị thánh của họ, là sợi dây liên kết cộng đồng, làm cho Giáo xứ ngày càng phát triển. Ở góc độ này, Đức Mẹ Maria như là vị Thành hoàng làng của Giáo dân Quy Chính, có vai trò bảo vệ người dân khỏi mọi tai ương trong cuộc sống, nối kết cộng đồng Quy Chính và là trung tâm cố kết sức mạnh của cộng đồng Giáo xứ.

Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam - 20

Các hoạt động thờ phụng Đức Mẹ cũng có vai trò gắn kết cộng đồng rất rò rệt. “Trước đây vào ngày lễ Đức Mẹ lên trời, Giáo dân sẽ tổ chức rước kiệu Đức Mẹ một vòng quanh làng, sau đó sẽ rước vào nhà thờ và dâng lễ trọng thể, vào ngày này, Giáo dân sẽ nghỉ làm việc và tham gia vào các hoạt động mừng lễ Mẹ lên trời trong không khí tươi vui hào hứng..” (pv ông T. V. D 84 tuổi, ngày 30/7/2019). Hiện nay, theo xu thế chung, các hoạt động nghi thức nghi lễ đã giảm bớt nhưng việc tổ chức ngày lễ này vẫn rất hoành tráng, công phu và thành kính. Nếu ngày xưa, ngoài hoạt động lễ tiến hành như giáo luật quy định thì các hoạt động hội thường sôi nổi với các nội dung như hát múa, rước kiệu, Giáo dân tổ chức tiệc mừng, ngày nay, các hoạt động hội xứ phần giảm bớt nhưng các nghi thức nghi lễ vẫn được tiến hành long trọng. Theo đó, trước và sau thánh lễ đều có

các nghi thức nghi lễ dâng kính Đức Mẹ, giữa thánh lễ là hoạt động dâng lễ cách trọng thể, các hoạt động múa hát, ăn mừng trong ngày lễ này vẫn được tổ chức. Đây là dịp để mọi thành viên trong Giáo xứ tụ họp gặp gỡ và nối kết tình làng nghĩa xóm, thắt chặt tính cộng đồng, mọi người cùng tham gia các hoạt động tổ chức cho ngày lễ, mỗi người một công việc tạo nên tinh thần phấn khởi vui vẻ. Vào ngày lễ này Giáo dân thường noi theo gương Đức Mẹ Maria đi thăm viếng người ốm đau bệnh tật và làm việc bác ái giúp đỡ người nghèo, trước hết là chia sẻ hỗ trợ Giáo dân trong Giáo xứ, sau đó đến những người dân không theo Công giáo, từ đó mối quan hệ cộng đồng ngày càng được thắt chặt.

Ở các Giáo xứ Vỉ Nhuế (Nam Định) và Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Tp. Hồ Chí Minh), chúng tôi cũng nhận thấy những biểu hiện tương tự trong tính cố kết cộng đồng. Ngoài việc đọc kinh lễ tại nhà, hằng tuần các Giáo dân vẫn đến nhà thờ làm lễ như một luật lệ. Nhưng điều quan trọng là trong nhà thờ là không gian thánh lễ, nhất tâm hướng Chúa, hướng tới Đức Mẹ. Khi ra ngoài, mọi người vẫn dành cho nhau những chia sẻ cuộc sống, công việc, dù rất khẩn trương, nhưng cũng đủ để họ giải tỏa nỗi lòng. Chúng tôi may mắn được chứng kiến chương trình rước kiệu Đức mẹ Maria tại Giáo xứ Vỉ Nhuế ngày 1/5/2019. Trong cái nóng ngột ngạt của tháng Năm, các Giáo dân Vỉ Nhuế - Nam Định vẫn kết đoàn dự lễ, tạo thành những đoàn người dài cả mấy cây số. Tất cả đều đi trong tâm thế hướng trọn đến Mẹ, cầu mong đến với thánh đường, nơi Mẹ Maria sẽ ngự giáo. Vừa đi, họ vừa lầm nhẩm hát những thánh ca về mẹ và đọc các kinh nguyện về Đức Mẹ Maria. Từng đoàn người, không cần ai nhắc nhở, tự giác đi theo hàng lối, không nhiều lời bàn tán chuyện trò, mà tất cả đều nhất tâm hướng tới Đức Mẹ. Chính sự nhất tâm này đã giúp mỗi người gần nhau hơn như anh N.T. V. (56 tuổi) tâm sự: “Khi mỗi người đến với nhau và đến với Chúa bằng lòng thương xót, thì tất cả đều gặp nhau trong cộng đồng, tạo thành cộng đoàn Giáo phận. Như thế, ở gần nhau, cùng Giáo phận chỉ là một điều kiện cần, còn cái đủ để gắn kết cộng đồng, chính là niềm tin yêu, thương xót thánh thiện từ Chúa, từ Đức Mẹ”. Đoàn người cứ đi, cho đến khi kiệu Đưc Mẹ đến thánh đường, những ca khúc, những điệu múa dâng hoa cất lên.

Ngoài ra, nhờ đọc kinh chung trong gia đình mà tình thân ái và đoàn kết yêu thương nhau trong mỗi gia đình đã được bền vững hơn, tinh thần tương ái trong chòm xóm lại có dịp được củng cố. Từ ngữ quen thuộc “xóm đạo” (như “Tha La xóm đạo”) không những để chỉ những người trong xóm đó toàn là người Công giáo, mà là còn để chỉ một tập thể tương thân tương ái, một nếp sống mang một nét văn hóa tinh thần riêng của xóm có đông người là Giáo dân.

4.3.3. Bản địa hóa Đức Mẹ Maria góp phần củng cố và hun đúc các giá trị văn hóa dân tộc

Như đã trình bày, với khả năng tiếp biến đa dạng các loại hình văn hóa, tôn giáo ngoại lai, Việt Nam đã tạo cho mình một diện mạo văn hóa đặc thù: đa dạng mà thống nhất. Vì thế, việc tiếp nhận và bản địa hóa Đức Mẹ Maria ở nước ta cũng hướng tới làm phong phú thêm tính đa dạng của văn hóa, đồng thời càng khẳng định tình vững bền của bản sắc văn hóa dân tộc. Bởi khi đứng trước những đối sánh, xung đột, bản sắc văn hóa mới thật sự bộc lộ được sức mạnh của mình.

Mỗi địa phương, Giáo xứ sẽ có những hình thức bản địa hóa cụ thể và điều đó là nên sự phong phú của chính Công giáo. Khi sự phong phú phù hợp với cuộc sống Giáo dân ở mỗi địa phương cũng là cách để Đức Mẹ sống trọn vẹn trong tâm thức con người. Không ít người khẳng định: Trên thế gian này không có ai bằng mẹ. Mẹ thương yêu tất cả, bao dung tất cả, bảo vệ tất cả, luôn ban ơn, phước lành đối với chúng sinh…

Nhận thức sâu sắc về tính đa dạng mà thống nhất của tôn giáo Việt Nam cũng là một cách giáo dục về những giá trị bản sắc văn hóa, cũng như quá trình làm giàu vốn văn hóa dân tộc. Nếu như bản sắc văn hóa là cái nét trội của dân tộc này phân biệt với dân tộc khác, là cái riêng độc lập thì giao lưu, làm giàu văn hóa chính là ý thức phát triển vốn văn hóa dân tộc mình. Đặc biệt, giao lưu để hội nhập với nền văn hóa lớn của nhân loại cũng là cách để khẳng định và nâng tầm của dân tộc ta trên trường quốc tế.

Bản thân hình tượng Đức Mẹ, đấng sinh thành Chúa Trời, cũng là hình tượng người mẹ của nhân loại, đứng trước Mẹ như đứng trước sự hi sinh và tình thương yêu cao cả. Mỗi Giáo dân Việt Nam đến với mẹ bằng tình yêu thương và cầu mong

được yêu thương và lan tỏa tình yêu thương. Khi mối quan hệ giữa người với được duy trì tốt đẹp, bằng tình yêu thương và lòng vị tha, cũng là dấu hiệu của sự hòa đồng, hướng tới những giá trị nhân bản nhất mà con người có được. Đây chính là ý nghĩa giáo dục vô cùng lớn lao mà Công giáo hướng tới qua hình tượng Chúa Giê- su và Đức Mẹ Maria.

Một ý nghĩa quan trọng nữa mang tính chung đối với mọi tôn giáo, chính là đức tin. “Đức tin là cội nguồn và khởi đầu cho mỗi người và là lời kêu gọi đầu tiên mà Mẹ gửi đến nhân loại tại Fatima” [112]. Đức tin chính là cơ sở duy trì một tín ngưỡng, tôn giáo, vì vậy mọi tôn giáo đều hướng tới những giá trị đích thực, liên quan trực tiếp đến con người. Giáo lí Công giáo hướng con người đến niềm tin với Chúa Trời, với Đức Mẹ như niềm tin với đấng sáng tạo, vô cùng, vô tận; niềm tin với sự bất diệt, thường hằng. Niềm tin vào đấng cứu thế, sẽ cứu giúp con người khỏi khổ đau, bệnh tật; sẵn sàng dang tay nâng đỡ những tâm hồn đau khổ và tội lỗi để cải đạo, rửa tội cho họ, con người cần đức tin thực sự để tin tưởng vào một điều gì đó, tin vào Thiên Chúa để nhận ra những giá trị căn bản nơi cuộc sống. Tin vào Thiên Chúa để nhận ra mỗi chúng ta là anh em của nhau và là con cái của Thiên Chúa. Đức tin hướng dẫn con người đến với những giá trị chân – thiện – mỹ. Đức tin đưa ta về với Chúa là cội nguồn của tình yêu. Và cũng chính đức tin đưa ta về với nhau trong tình nghĩa anh em con cùng một Chúa.

Tất cả những biểu hiện ấy, khi sang Việt Nam, nó vẫn được giữ nguyên nhưng với một không gian khác. Những Giáo dân tin vào Chúa, vào Đức Mẹ với một sự gần gũi, bình dị và thân thiện. Chính sự thay đổi khoảng cách tâm linh này sẽ làm cho Đức Mẹ vừa thiêng liêng, vừa linh nghiệm trong đời sống tâm linh của con người. [111].

Bản địa hóa Đức Mẹ Maria làm phong phú thêm hình thức đạo Mẫu tại Việt Nam, từ văn hóa Việt Nam qua sự dung hợp và tiếp biến một giá trị văn hóa ngoại sinh tạo thêm một giá trị văn hóa độc đáo cho văn hóa Việt. Việc các công trình kiến trúc, đền đài, nhà thờ Đức Mẹ tại Việt Nam được xây dựng theo kiến trúc mang dấu ấn văn hóa Việt, những hoạt động lễ hội Đức Mẹ, các nghi thức nghi lễ thờ kính Đức Mẹ nổi bật như hoạt động rước kiệu Đức Mẹ, dâng hoa Đức Mẹ theo

lối văn hóa truyền thống Việt Nam, giúp lữu giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, góp phần bảo vệ và làm giàu cho văn hoa dân tộc.

4.3.4. Bản địa hóa Đức Mẹ Maria với việc tạo động lực phát triển kinh tế văn hóa xã hội tại Việt Nam

Việc bản địa hóa Đức Mẹ Maria góp phần tạo ra và phát triển các trung tâm hành hương Đức Mẹ, các linh địa Đức Mẹ như tại: La Vang - Quảng Trị, Tà Pao - Bình Thuận, Măng Đen - Đăk Lắk… Những địa điểm này trước đây là những vùng đồi núi hoang vắng, điều kiện kinh tế nhiều khó khăn, nhưng từ khi hình thành các trung tâm hành hương Đức Mẹ, với hàng triệu tín đồ về hành hương hàng năm đã góp phần rất lớn để phát triển kinh tế địa phương, nổi bật là các hoạt động du lịch tâm linh, loại hình du lịch đang bùng nổ tại Việt Nam cũng như trên thế giới trong nhiều năm qua. Tại La Vang - Quảng Trị nhờ sự phát triển của các hoạt động hành hương của tín đồ đổ về tại đây mỗi năm càng đông thêm mà đã tạo điều kiện cho các ngành nghề của địa phương phát triển, như các ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn, các dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận tải, buôn bán các sản vật địa phương … Từ đó đã làm thay da đổi thịt vùng quê nghèo như làng Cổ Vựu, huyện Hải Lăng - Tỉnh Quảng Trị, đặc biệt những dịp cao điểm trong các ngày lễ Đức Mẹ tại đây đã tạo ra hàng ngàn việc làm cho người dân tại đây cũng như thu hút lao động từ nhiều vùng khác đổ về.

Theo Giảng Viên N.V.T 41 tuổi đang giảng dạy tại khoa du lịch trường Đại Học Văn Lang cho biết: “Du lịch tâm linh hiện đang là lĩnh vực du lịch được chú trọng và quan tâm, những năm gần đây các hoạt động du lịch tâm linh thực sự bùng nổ, dưới hình thức các hoạt động hành hương tới các địa điểm tôn giáo, thu hút hàng triệu tín đồ tham gia là một mạnh đất màu mỡ được nhiều doanh nghiệp và các nhà quản lý hoat động du lịch không thể bỏ qua… Trong đó các địa điểm hành hương Đức Mẹ được các doanh nghiệp du lịch thiết kế tour và chào bán sản phẩm du lịch này ngày nhiều. Trước đây Giáo dân tự tổ chức các hoạt động này mang tính tự phát, nhưng hiện nay các doanh nghiệp du lịch đã đứng ra tổ chức quy củ và chuyên nghiệp hơn… làm cho hoạt động du lịch tâm linh tại Việt Nam ngày càng phát triển và chuyên nghiệp, đóng góp rất lớn cho ngành công nghiệp không khói

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022