Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam - 21

này tại Việt Nam, tạo ra nhiều việc làm và thúc đẩy sự phát triển chung của địa phương và đất nước…” (Pv ngày 27/9/2020).

Tại linh địa Đức Mẹ Tà Pao - Bình Thuận, từ khi xuất hiện và phát triển trở thành một trong những trung tâm hành hương Đức Mẹ nổi bật tại miền Nam cũng như tại Việt Nam hiện nay, vốn là vùng đất đồi núi heo hút dân cư thưa thớt chủ yếu là đồng bào K‟Ho, từ sau khi trung tâm Thánh Mẫu Tà Pao được khánh thành năm 1959 và dần thu hút tín đồ đổ về đây hành hương để trở thành một trung tâm hành hương Đức Mẹ lớn như hiện nay đã tạo điều kiện cho vùng đất này được phát triển, hàng loạt các công trình giao thông, hệ thống đường điện, các công trình phù trợ khác đã làm thay đổi cả một huyện nghèo trước đây, nhiều nghề truyền thống tại địa phương được hồi sinh đặc biệc là một số nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số được phát triển trở lại nhằm tạo ra các mặt hàng đặc sản phục vụ du khách và tín đồ về hành hương đổ về , taoh ra hàng ngàn công ăn việc làm cho người dân nơi đây, vốn quen với đồng ruộng nương rẫy, nay biết kinh doanh và làm dịch vụ.

Như vậy ở khía cạnh kinh tế, việc bản địa hóa Đức Mẹ Maria đã mang lại ý nghĩa thiết thực, góp phần làm thay đổi đời sống kinh tế của người dân và địa phương, tạo động lực cho sự phát triển chung của đất nước. Theo đó, các linh địa Đức Mẹ không chỉ góp phần trong việc giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống mà còn góp phần khai thác các tiềm năng kinh tế địa phương đặc biệt là hoạt động du lịch tâm linh, thúc đẩy các ngành nghề truyền thống và sản vật địa phương.

Tiểu kết chương 4

Công giáo vốn là một tôn giáo độc thần với những tín lí rất khắt khe, nhưng khi truyền vào Việt Nam, nó bị sức mạnh của văn hóa Việt tiếp biến, được người Việt tiếp nhận và bản địa hóa trở thành một tôn giáo gần gũi với văn hóa Việt.

Trên nền tảng của văn hóa Việt Nam như tâm thức thờ thánh, sự linh hoạt và tinh thần khoan dung tôn giáo tín đồ Việt Nam đã có những phương thức tiếp nhận và bản địa hóa Công giáo, trong đó nổi bật là sự bản địa hóa Đức Mẹ Maria như bản địa hóa tên gọi, hình tượng, bản địa hóa niềm tin, kiến trúc điện thờ, bản địa hóa thực hành nghi thức nghi lễ thờ kính Đức Mẹ Maria…Sự linh hoạt này đã nên

một vị Thánh Mẫu ngoại sinh nhưng mang đậm đặc trưng của người phụ nữ Việt, đặc trưng của một vị thánh Mẫu Việt - chính là Đức Mẹ Maria.

Sự gia tăng các vai trò, ý nghĩa của biểu tượng Đức Mẹ như vừa trình bày ở trên đã cho thấy phần nào sự bản địa hóa Đức Maria ở Việt Nam đã diễn ra sâu rộng và có nhiều ảnh hưởng đối với văn hóa Việt Nam. Đức Maria trong tín lý Công giáo chỉ là một người phụ nữ bình thường, không có quyền ban ơn nhưng tín đồ Việt Nam đã bản địa hóa ngài với sức mạnh, quyền năng của nữ vương, bà chúa, thánh mẫu của một vị thánh uy quyền như những vị thánh trong văn hóa dân gian Việt Nam. Chính vì vậy mà Đức Mẹ Maria đã trở phành một phần quan trọng trong cuộc đời của tín đồ Việt Nam, là điểm tựa vững chắc giúp Giáo dân vượt qua nhiều sóng gió trong cuộc sống, là đấng bảo trợ trong suốt vòng đời của họ. Mẹ cũng là tấm gương và là biểu tượng mà mọi tín đồ tôn kính và đều muốn noi theo đặc biệt là nữ tín đồ, luôn muốn học theo Đức Mẹ Maria để trở thành người phụ nữ toàn vẹn, người Mẹ mẫu mực, đồng thời nương nhờ sự bảo trợ của Ngài để được bình an trong cuộc sống. Mẹ là cái cớ và là động lực để mọi người đến gần với nhau hơn, là sợi dây giúp cố kết cộng đồng và là sức mạnh của cộng đồng Giáo dân, Giáo xứ, Giáo hạt, Giáo phận… Và xa hơn là những cộng đồng tín đồ Việt Nam, tín đồ khi đến với Đức Mẹ sẽ bỏ qua mọi ranh giới mọi rào cản để chung một một đich đến là tìm đến một giá trị chung của chân thiện mỹ là Đức Mẹ Maria, một người mẹ đại diện của vẻ đẹp tinh tuyền, của tình yêu bác ái và của tình mẫu tử thiêng liêng.

KẾT LUẬN

1. Các công trình viết về Công giáo rất đồ sộ và các công trình viết về Đức Mẹ Maria cũng rất phong phú đa dạng, nhưng nhìn chung các công trình này đều viết dưới góc độ truyền giáo, trên tinh thần ca ngợi của tín đồ, số ít nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa qua góc độ hội nhập văn hóa, giao lưu tiếp biến văn hóa. Khi nghiên cứu về bản địa hóa Đức Mẹ Maria ở Việt Nam một số công trình đã khái quát được những biểu hiện của việc bản địa hóa Đức Mẹ Maria tuy nhiên còn nằm ở mức độ khái quát và đều xem hiện tượng này có mối liên hệ với tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam. Hiện chưa có một công trình nghiên cứu một cách hệ thống về bản địa hóa Công giáo Việt Nam hoặc bản địa hóa Đức Mẹ Maria tại Việt Nam, qua công trình nghiên cứu này chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu việc bản địa hóa Đức Mẹ Maria qua các biểu hiện thực hành thờ kính, hệ thống điện thờ, biểu tượng Đức Mẹ Maria trong đời sống của tín đồ….

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

2. Vận dụng lý thuyết giao lưu tiếp biến, hội nhập văn hóa và kế thừa kinh nghiệm nghiên cứu của các công trình đi trước, chúng tôi tập trung nghiên cứu sự bản địa hóa Đức Mẹ Maria trên cơ sở hội nhập và giao lưu tiếp biến với văn hóa truyền thống Việt Nam. Sự hội nhập văn hóa đến từ hai góc độ quan phương và phi quan phương, đặc biệt là tín đồ Việt đã chủ động tiếp nhận và hội nhập Đức Mẹ Maria vào văn hóa Việt Nam. Có thể thấy, từ sự chủ động tiếp nhận và linh hoạt hội nhập trên nền tảng văn hóa truyền thống Việt Nam, dựa trên nền tảng tâm thức thờ thánh và truyền thống coi trọng Mẫu…, tín đồ Việt đã tiếp biến một nhận một nhân vật ngoại sinh trở thành một giá trị mang màu sắc văn hóa nội sinh. Cũng từ cơ sở lý luận về giao lưu tiếp biến và hội nhập văn hóa, chúng tôi tập trung tìm hiểu những phương thức và bối cảnh bản địa hóa hình tượng Đức Maria ở Việt Nam tại các địa bàn cụ thể, coi đây như là một nghiên cứu tiêu biểu cho sự bản địa hóa Công giáo tại Việt Nam trong mối liên hệ với sự bản địa hóa tôn giáo Việt Nam nói chung.

3. Năm điểm nghiên cứu chính mà chúng tôi chọn khảo sát có thể xem là năm điểm nghiên cứu tiêu biểu có thể đại diện tính vùng miền và tộc người là: Miền Bắc với Giáo xứ Vỉ Nhuế trọng tâm là làng Vỉ Nhuế, một ngôi làng chứa đựng nhiều đặc trưng văn hóa vùng Bắc Bộ, đặc biệt nơi tập trung nhiều loại hình tôn giáo tín ngưỡng như nhà thờ Vỉ Nhuế, đình làng Vỉ Nhuế, phủ Quảng Cung … là vùng đất được xem là linh địa của Mẫu Liễu Hạnh. Giáo xứ Quy Chính trọng tâm là làng

Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam - 21

Quy Chính, một làng nghề và làm nông nghiệp lúa nước thuộc vùng đất Nam Đàn, nơi được xem là vùng đất địa linh nhân kiệt nơi sinh ra nhiều người con ưu tú cho đất nước và là một vùng đặc trưng tiêu biểu cho văn hóa xứ Nghệ, với các phong tục tập quán truyền thống của mảnh đất xứ Nghệ, cùng với Giáo xứ La Vang - Quảng Trị vùng đất đậm văn hóa cung đình Huế là đại diện tiêu biểu văn hóa vùng miền Trung. Việc chọn Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp làm điểm nghiên cứu tại Tp. HCM vì nơi đây là trung tâm hành hương Đức Mẹ tiêu biểu nhất tại Tp. HCM và là một trong những điểm hành hương Đức Mẹ nổi bật tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Giáo xứ Khmer Trung Bình – Sóc Trăng lại là nơi còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, đặc biệt là sự linh hoạt trong việc thực hành các nghi thức nghi lễ Công giáo vừa mang dấu ấn của văn hóa truyền thống đồng bào Khmer vừa mang dấu ấn của văn hóa dân tộc nói chung…

4. Công giáo truyền vào Việt Nam năm 1533 trong bối cảnh lịch sử đất nước có nhiều biến động, với sự cấm đoán của nhà nước phong kiến cộng với sự khắt khe trong giáo lý, giáo luật của Công giáo tạo đã nên nhiều khó khăn cho công cuộc truyền đạo tại Việt Nam. Tuy nhiên, do có nhiều điều kiện thuận lợi như vị trí địa lý, tinh thần khoan dung và linh hoạt của người Việt Nam, cộng với sự nhiệt huyết truyền đạo của các Giáo sĩ, Công giáo dần dần được chấp nhận và hòa nhập vào xã hội Việt Nam. Trải qua quá trình du nhập và hội nhập của Công giáo Việt Nam, hiện nay Công giáo đã trở thành một trong những tôn giáo lớn và có ảnh hưởng nhiều mặt đối với đất nước, số lượng tín đồ, chức sắc, các cơ sở thờ tự… ngày càng lớn, cùng với sự phát triển của đất nước, Công giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, góp phần trong công cuộc xây dựng bảo vệ và phát triển đất nước.

5. Nhìn lại quá trình truyền nhập của đạo Công giáo vào Việt Nam, chúng ta nhận thấy đó là một quá trình đầy thăng trầm theo dòng lịch sử, từ những ngày đầu bị cấm cản, bách hại, trục xuất, cho đến những thời kỳ thuận lợi để Công giáo Việt Nam phát triển. Quá trình truyền nhập đạo Công giáo vào Việt Nam đặc biệt là sự truyền nhập vào văn hóa Việt có thể nhận thấy rò ở hai khía cạnh, đó là sự chủ động hòa nhập vào văn hóa Việt của Công giáo Việt Nam và sự ảnh hưởng của văn hóa Việt tạo nên sự linh hoạt trong quá trình truyền nhập vào Việt Nam. Trong đó sức mạnh của văn hóa truyền thống dân tộc đã thể hiện rò trong việc biến các giá trị văn hóa ngoại sinh cụ thể ở đây là đạo Công giáo, trở thành một tôn giáo mang đậm văn

hóa Việt Nam, nổi bật là sự bản địa hóa Đức Mẹ Maria, tạo nên một giá trị văn hóa vừa mang tính dân tộc vừa mang tính thời đại.

6. Đức Mẹ Maria được truyền nhập vào Việt Nam cùng với sự truyền nhập Công giáo, trên nền tảng truyền thống văn hóa coi trọng Mẫu, Đức Mẹ Maria với nhiều giá trị tốt đẹp được miêu tả trong Kinh Thánh và gắn vơi nhiều hoạt động trong phụng vụ Công giáo, dần dần được tín đồ Việt chấp nhận và yêu kính cách đặc biệt mà sự xuất hiện của các nhà thờ và hội đoàn Đức Mẹ là minh chứng cho sự hội nhập Đức Mẹ tại Việt Nam. Đức Mẹ Maria trở thành một giá trị quan trọng trong đời sống của tín đồ Việt, Đức Maria được, tín đồ Việt Nam tôn sùng cuồng nhiệt, ngoài các nghi thức nghi lễ thờ kính theo giáo luật, tín đồ Việt còn có những sinh hoạt, những nghi thức nghi lễ thờ kính theo truyền thống văn hóa dân tộc và trở thành điểm tựa tinh thần cho mọi tín đồ.

7. Từ kết quả khảo sát thực tế cho thấy tín đồ Việt Nam đã bản địa hóa Đức Mẹ Maria bằng nhiều phương thức khác nhau, đặc biệt là đã bồi đắp thêm các giá trị thiêng cho Đức Mẹ Maria bằng những câu chuyện về hiển linh, những câu chuyện về quyền năng, bằng việc xây dựng và phổ biến các linh địa Đức Mẹ, trung tâm hành hương Đức Mẹ, trung tâm Thánh Mẫu… tại Việt Nam. Theo đó, người Việt đã bản địa hóa một hình tượng có phần xa lạ từ văn hóa phương Tây trở nên gần gũi, trở thành Mẹ của tín đồ Việt, sức mạnh của văn hóa Việt đã thể hiện vai trò của mình trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa. Theo đó, với sự hội nhập Đức Mẹ Maria, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc không những không bị mai một hay mất đi mà nó càng được hun đúc và bồi đắp các giá trị mới làm giàu cho bản sắc văn hóa Việt Nam. Đức Mẹ Maria vừa là Mẹ của toàn thể tín đồ Công giáo thế giới nhưng đặc biệt là Mẹ của tín đồ Việt, gọi chung với tên gọi thân thương là Mẹ Việt Nam với hình ảnh áo dài khăn đóng hay những hình ảnh gần gũi với những tộc người mang biểu tượng văn hóa vùng miền, tộc người cùng với sự hiếu kính mang đậm sắc thái văn hóa Việt chính là những biểu hiện sinh động của sự bản địa hóa Đức Mẹ Maria trong văn hóa Việt Nam.

8. Trên nền tảng tâm thức thờ Thánh, với truyền thống thờ các vị thánh, đặc biệt là tục thờ Thánh Mẫu, tiêu biểu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh với các quyền năng cứu khổ cứu nạn có thể coi là điểm tương đồng và là tiền đề cho sự bản địa hóa Đức Mẹ Maria tại Việt Nam. Theo đó, tín đồ Việt đã “Thánh hóa” Đức Mẹ Maria, cùng

với các yếu tố văn hóa truyền thống dân tộc mà góp phần vào sự bản địa hóa hình tượng Đức Mẹ Maria tại Việt Nam. Sự hội nhập giao lưu tiếp biến Công giáo nói chung và hình tượng Đức Mẹ Maria nói riêng qua các phương thức: Ngôn ngữ, chữ viết, nghệ thuật dân gian, kiến trúc điện thờ, nghi thức nghi lễ thờ kính…là những biểu hiện sinh động cho sự hội nhập Đức Mẹ Maria tại Việt Nam. Trong đó đáng chú ý là sự hội nhập Đức Mẹ Maria với tục hiếu kính tổ tiên của người Việt thông qua việc phối thờ Đức Mẹ hoặc gia đình Đức Mẹ với bàn thờ gia tiên cùng các hình thức bày biện bàn thờ và các thực hành nghi thức thờ kính liên quan…Qua đó cho thấy sự độc đáo và linh hoạt của tín đồ Việt Nam trong việc thờ phụng Đức Mẹ cũng như giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc.

9. Hiện nay, nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân ngày càng mở rộng, mỗi người dân Việt Nam đều có quyền tin theo một tôn giáo, tín ngưỡng nào đó. Do đó, cần khai thác các giá trị, nhân tố tích cực trong các tín ngưỡng, tôn giáo và đặc biệt là giá trị nhân văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu vào xây dựng môi trường văn hoá, trong đó có việc phát huy vai trò của Đức Mẹ Maria trong đời sống của Giáo dân nói riêng và của người dân Việt Nam nói riêng. Việc bản địa hóa Đức Mẹ Maria có ảnh hưởng tích cực đến tâm lý xã hội, giúp đoàn kết cộng đồng, làm chỗ dựa tinh thần cho tín đồ, nâng đỡ và thỏa mãn tinh thần cho tín đồ trong những thời khắc khủng hoảng của cuộc sống,..Việc bản địa hóa Đức Mẹ Maria đã góp phần hình thành các trung tâm hành hương, các linh địa Đức Mẹ… kéo theo nhiều hoạt động tôn giáo văn hóa, tác động đến các hoạt động kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội và đất nước. Bên cạnh đó, thông qua các phương thức bản địa hóa Đức Mẹ, đặc biệt là những nghi thức nghi lễ thờ kính đã góp phần lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Có thể thấy, trong bối cảnh toàn cầu hóa, Đức Mẹ Maria đã trở thành một biểu tượng văn hóa, làm cầu nối cho văn hóa đông tây, trở thành một giá trị phổ quát, vừa mang yếu tố dân tộc vừa mang yếu tố thời đại, nối kết những yếu tố khác biệt trở nên gần gũi và nhân văn, tạo nên tình bác ái rộng khắp, đóng góp những giá trị nhân bản, nhân văn cho nhân loại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Alexandre Rhodes (1994), Hành trình và truyền giáo, Uỷ ban đoàn kết công giáo, Thành phố Hồ Chí Minh Đào Duy Anh(1992), Việt Nam văn hóa sử

cương, Nxb TP. Hồ Chí Minh.

2 Mai Diệu Anh (2015) Ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở Giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay, luận án tiến sĩ tại học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

3 Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb TP. Hồ Chí Minh.

4 Phan Kế Bính (1988), Nam hải dị nhân, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh

5 Tôn Diệc Bình(2019), Bàn về sự truyền bá và giao thoa Đạo giáo ở Đông Nam Á(Lấy Đạo giáo Nam truyền vào Việt Nam làm ví dụ), Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 8 (185),2019,102-103.

6 Thiện Cẩm (2004), Hội nhập văn hóa và toàn cầu hóa kinh tế dưới góc độ thần học, Lưu hành nội bộ tại Giáo xứ Đa Minh, TP. Hồ Chí Minh

7 Đại học sư phạm Hà Nội trung tâm Trung Quốc học (2000) Đạo gia và văn hóa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội

8 Công đồng Vatian II (1965) Hiến chế, sắc lệnh và tuyên ngôn, Lưu hành nội bộ tại nhà sách Đức Bà hòa bình, TP. Hồ Chí Minh.

9 Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào Công giáo (2004), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10 Trần Văn Chánh – Bùi Thanh Hải (chủ biên) (2017), Phật Giáo Hòa Hảo một tôn giáo cận nhân tình trong lòng dân tộc, Nxb Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh.

11 Bùi Khiêm Cường (2016), Lòng sùng kính Đức Mẹ trong bối cảnh Giáo phận Vinh, Khóa luận tốt nghiệp tại Đại chủng viện Vinh Thanh – Nghệ An, lưu hành nội bộ tại Đại chủng viện Vinh Thanh- Nghệ An.

12 Đỗ Quang Chính SJ (2005), Tản mạn lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam,

nhà sách Đức Bà hòa bình, TP. Hồ Chí Minh

13 Đỗ Quang Chính SJ (2008), Hoà mình vào xã hội Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội

14 Nguyễn Đổng Chi (1980), Truyện tàng Nam cổ tích Việt kho, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

15 Phạm Văn Đức, Hwang Eui Dong, Kim Sea Jeong (đồng chủ biên)(2017), Trách nhiệm xã hội của Nho Giáo Trong lịch sự Việt Nam và Hàn Quốc , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

16 Đoàn Thị Điểm(1962), Truyền kỳ tân phả, Nxb Giáo Dục, Hà Nội

17 Trịnh Hoài Đức (1971), Gia Định thành thống chí, Nxb Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh

18 Nguyễn Văn Dân (2009), Con người và văn hoá Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, Nxb khoa học xà hội, Hà Nội.

19 Trần Anh Dũng, Hàng giáo phẩm Công giáo Việt Nam 1960 – 1995, Đắc Lộ trung thư, Paris, Công đồng Vatian Iin. Lưu hành nội bộ tại nhà sách Đức Bà hòa bình, TP. Hồ Chí Minh

20 Nguyễn Hồng Dương (2001), Công giáo trong văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội

21 Nguyễn Hồng Dương (2011), Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hoá Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

22 Nguyễn Hồng Dương (2016), Những nẻo đường phúc âm hóa công giáo tại Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội

23 Nguyễn Hồng Dương (1997) Làng Công giáo Lưu Phượng (Ninh Bình) từ năm 1829 đến 1945, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

24 Nguyễn Hồng Dương (2012), “Hệ quả của quá trình tiếp xúc với tín ngưỡng bản địa của người việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ của công giáo ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 12, tr.16-18.

25 Nguyễn Hồng Dương (2020), Hình tượng Thiên Chúa và Thánh Nữ Maria ( Qua đại tự, câu đối hán nôm nhà thờ Công giáo Việt Nam), tạp chí nghiên cứu văn học, số 7, tháng 7/2020.

26 Giáo hội Công giáo Việt Nam (2005), Niên giám 2005, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

27 Hội đồng giám mục Việt Nam (2007), Bộ giáo luật 1983, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội.

28 Hội đồng giám mục Việt Nam, Thư chung 1980, Lưu hành nội bộ tại Giáo xứ Đa Minh – Tp. Hồ Chí Minh

29 Kỷ yếu sinh viên giáo phận vinh tại Hà Nội (2010), Lưu hành nội bộ tại Giáo xứ Thái Hà, Hạ Nội

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí