Bản Địa Hóa Nghệ Thuật Trình Diễn Nghi Thức Thờ Kính Đức Mẹ

màu và súc vật, vào những năm thiên tai dịch bệnh cây trồng và vật nuôi kém phát triển họ thường cầu nguyện Đức Mẹ và được như ý họ xin.

Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp – TP. Hồ Chí Minh cũng nổi tiếng bởi các hoạt động xin ơn, tạ ơn về sinh nở. Tại đây, rất nhiều câu chuyện sinh nở có phần ly kỳ được tín đồ truyền tụng. Chẳng hạn, chị N.T.M 42 tuổi cho biết chị lấy chồng đã 13 năm, bị đa nang buồng trứng, đi khám và điều trị nhiều bệnh viện mà không kết quả, bác sĩ kết luận bị vô sinh, theo lời hướng dẫn của một người bạn chị đã đến đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để xin ơn và hiện đã mang thai. Tương tự, anh T.V.L (39 tuổi) cho biết anh lập gia đình từ lúc 23 tuổi, bác sĩ chẩn đoán bị vô sinh vì không có tinh trùng... Trong lúc chán nản và tuyệt vọng anh được một linh mục hướng dẫn mà đến cầu xin tại đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, kết quả là nay vợ anh cũng đã mang thai được gần 4 tháng trong sự ngạc nhiên sửng sốt của bác sĩ “. (Pv ngày 2/7/2020). Còn Linh mục T.B.K (58 tuổi, hiện đang phục vụ tại Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp) thì kể rằng có một nữ Giáo dân kết hôn gần 10 năm mà không có con vì bị khối u ở cổ. Một đêm kia chị được Đức Mẹ Maria báo mộng nếu chị tham gia đội dâng hoa và hội Đức Mẹ, chăm chỉ lần chuỗi, đọc kinh trước đền thờ Mẹ thì sẽ được như ý. Chị làm theo, sau 1 năm chị mang bầu rồi sinh được một bé gái khỏe mạnh, cái u trên cổ cũng tiêu luôn (Pv ngày 17/5/2020). Những câu chuyện này lập tức trở thành những dẫn chứng mà Giáo dân hay nói với nhau về quyền năng của Đức Mẹ, từ đó dòng người đổ về xin ơn ngày càng nhiều. Theo thời gian, rất nhiều câu chuyện tương tự được kể và truyền lại, làm cho Đức Mẹ Maria ngày càng linh thiêng, đặc biệt là quyền năng ban sự sinh nở.

Nhìn chung các tín đồ tin vào quyền năng nổi bật này của Đức Mẹ, họ cho rằng bản thân ngài cũng là một người mẹ rất thấu hiểu những khó khăn trong chuyện sinh nở và nuôi dưỡng con cái, hơn nữa ngài là một người mẹ vừa quyền năng vừa đầy yêu thương nên tín đồ rất tôn sùng ngài và đặc biệt tin tưởng vào quyền năng ban sự sinh sôi.

3.5. Bản địa hóa thực hành thờ kính Đức Mẹ Maria

3.5.1. Bản địa hóa nghi thức dâng hoa, thắp hương

- Nghi thức, nghi lễ nơi công cộng

Các tín đồ Âu Mỹ không thắp hương và không cúng bái nhiều như tín đồ Việt, thường họ chỉ chắp tay cầu nguyện hoặc cúi đầu một lần rất đơn giản. Tại Việt nam hầu hết các cơ sở thờ tự Đức Mẹ đều có bát hương, lư hương cộng thêm hoa nến, ngoài ra còn có đặt hòm công đức, tín đồ Việt Việt thường mang theo lễ vật khi đến các cơ sở thờ tự Đức Mẹ, điều này không có ở Châu Âu.

Trước đền thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Tp. Hồ Chí Minh) có đặt một lư hương lớn bằng đá với nhiều nén nhang được tín đồ cắm vào nghi ngút khói suốt ngày đêm, số cây nhang được đốt lên tùy vào tín đồ, có người đốt 1 cây có người 2,3 cây cũng có người đốt cả bó hương… Theo chị N.T.M 49 tuổi quê tại TP. Hồ Chí Minh cho biết: “Mỗi lần đến cầu nguyện Đức Mẹ tôi thường thắp 1 cây nhang trước khi cầu nguyện, tôi nghĩ chỉ cần thắp 1 cây là đủ và tiết kiệm cũng như không làm ô nhiễm môi trường...” (Pv ngày 18/5/2020). Với chị T.T.L 38 tuổi là một lương dân lại cho biết: “Mỗi lần đến cầu nguyện với Đức Mẹ, tôi lại thắp 3 nén nhang, tôi có thói quen thắp 3 nén khi đến với thần thánh kể cả Đức Mẹ…(pv ngày 18/5/2020). Việc thắp nhang khi cầu nguyện không được khuyến khích ở nơi đây cũng như các tín đồ Công giáo nói chung mặc dù không cấm. Tuy nhiên hầu hết tín đồ khi đến đây cầu nguyện đều thắp nhang, nhiều tín đồ cho rằng họ thấy sốt sắng và linh thiêng hơn khi thắp nhang trong lúc cầu nguyện! Đặc biệt, Giáo dân cũng như tín đồ đến cầu nguyện tại đây đều có thể mang theo một số lễ cúng như: hoa, nến, nhang và một ít tiền để bỏ vào hòm công đức. Sau khi thắp một nén nhang, họ cầu nguyện, bái lạy rồi cắm nhang vào lư hương, mỗi khi cầu nguyện, tín đồ sẽ đọc các kinh nguyện ghi trong sách kinh và hát các bài thánh ca về Đức Mẹ. Họ tin vào quyền năng của Đức Mẹ Hằng cứu giúp, họ thường đến cầu nguyện bất cứ lúc nào khi có nhu cầu, nhiều câu chuyện về quyền năng Đức Mẹ tại ngôi đền này được truyền tụng.

Hình thức này tương ứng hình thức các con nhang đệ tử đi lễ bái tại các đền phủ thờ Mẫu vào các dịp đầu năm hoặc rằm, mồng một để cầu xin các vị thánh phù hộ độ trì về phúc, lộc, thọ.

Người Công giáo thường dùng các loại hoa để trang điểm nơi thờ tự, hóa được dùng để trang hoàng cung thánh, bàn thờ hay để tỏ lòng tôn kính với các vị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

thánh, đặc biệt là Đức Mẹ. Tức là hoa được dùng vào vị trí trang trọng trong đời sống phụng vụ của Giáo Hội. Mẹ Maria được ví như bông hoa đẹp nhất và tại nơi thờ tự Đức Mẹ luôn được trang trí nhiều loại hoa tươi tại đền thờ Đức Mẹ Hằng cứu giúp - Tp. HCM Giáo dân luôn trang trí nhiều loại hoa ở phía trước đền thờ, bên trong đền thờ và cả xung quanh đền thờ, các loại hoa thường được dùng để trang trí là: Hương cúc huệ, hoa Ly, hoa hồng, lan, hoa huệ, hoa loa kèn… Giáo dân thường chọn những màu hoa có màu rực rỡ và tỏa mùi hương để trang trí, theo chị T.T.K cho rằng: “Mỗi lần đến đền thờ Đức Mẹ Hằng cứu giúp cầu nguyện tôi thường mang theo một bó hoa tươi, tôi chọn loại hoa theo mùa và ưu tiên những loại hoa có thể trưng được lâu, màu sắc đẹp và có mùi hương để kính Mẹ…”(Pv ngày 18/5/2020). Tại Giáo xứ Quy Chính Giáo dân lại ưa chuộng những loại hoa mọc tự nhiên và tự trồng được trong vườn, một trong những loại hoa Giáo dân hay dâng kính Đức Mẹ là hoa mồng trang, một loại hoa dại mọc hoang trên đồi, núi có màu sắc đẹp mùi thơm nhẹ và đặc biệt là để được khá lâu…

Ta biết rằng, dâng hoa tươi ban thờ cũng là hình thức phổ biến tại các điện, đền, phủ của thờ mẫu Tứ phủ.

Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam - 16

- Nghi thức, nghi lễ trong gia đình

Bàn thờ Chúa Mẹ trong gia đình Giáo dân được xem là trung tâm của thực hành nghi thức nghi lễ Công giáo, Giáo dân thường có thói quen thực hành các giờ kinh sáng tối trước bàn thờ Chúa Mẹ, gia đình tón đồ sẽ tụ họp trước bàn thờ và thực hành nghi thức kinh nguyện này. Nổi bật là hoạt động lần chuỗi Mân Côi, đọc các kinh về Đức Mẹ và hát các bài thánh ca Đức Mẹ... Mỗi vùng miền sẽ có những ngữ điệu đọc kinh mang màu sắc ngữ điệu địa phương riêng, ví dụ như tại Giáo xứ Quy Chính – Nghệ An Giáo dân sẽ đọc kinh theo ngữ điệu xứ Nghệ hoặc tại Giáo xứ Vỉ Nhuế - Nam Định Giáo dân sẽ đọc kinh với ngữ điệu Băc Bộ và tương tự tại Nam Bộ cũng vậy, đây cũng là nét văn hóa độc đáo mang tính vùng miền của Công giáo Việt Nam, ngoài ra việc hát các bài thánh ca Đức Mẹ mang âm hưởng dân ca địa phương cũng là biểu hiện của việc giao lưu và tiếp biển văn hóa.

Trong các dịp lễ tết như lễ giáng sinh, lễ quan thầy, lễ tang, lễ mừng thọ... Giáo dân thường trang hoàng bàn thờ Chúa Mẹ bằng hoa nến và một số loại đèn

,Giáo dân cũng chưng mâm ngũ quả hoặc một số loại trái cây trong vườn nhà trồng được, một số gia đình còn thắp hương và đốt nến trong các giờ kinh nguyện. Vào dịp lễ tết đặc biệt là tết nguyên đán, Giáo dân đặc biệt coi trọng việc trang hoàng bàn thờ Chúa Mẹ, trong đêm giao thừa thường giáo dân sẽ quây quần thực hành giờ kinh gia đình rồi mở tiệc giao thừa đón năm mới, mọi người sẽ dâng gia đình và bản thân cho Chúa Mẹ bảo trợ bình an trong năm mới.

Việc thực hành nghi lễ thờ phụng bàn thờ Chúa Mẹ vào các dịp lễ tết có những điểm chung và điểm riêng so với thờ cúng gia tiên của người Việt. Điểm chung dễ nhìn thấy là sự bày biện bát hương trên bàn thờ và thắp hương cầu nguyện mà một số vùng miền tín đồ vẫn thực hành tiêu biểu như tại miền Nam, ngoài ra việc đặt bát hương và thắp hương cũng như trưng bày mâm ngũ quả trong các dịp lễ tết như tang gia, hiếu hỉ, tết nguyên đán … Chúng tôi ghi nhận có thực bàn hành này cả Bắc- Trung – Nam, cụ thể tại Giáo xứ Quy Chính – Nghệ An, Giáo xứ Vỉ Nhuế - Nam Định, Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp – TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, khi thắp nhang hoặc trước và sau giờ kinh tín đồ cũng chắp tay bái lạy trước bàn thờ, tuy nhiên thường chỉ thực hiện một lạy…Điểm khác nhau so với thờ cúng gia tiên của đồng bào lương dân chính là thực hiện các giờ kinh nguyện gia đình hoặc cá nhân trước bàn thờ, việc đặt lư hương chỉ phổ biến ở một số vùng miền và tín đồ chỉ thực hiện chủ yếu trong các dịp lễ tết, hiếu hỉ, trung tâm bàn thờ vẫn là Chúa Mẹ nên việc dành vị trí trung tâm hoặc bày biện lễ vật cũng tập trung cho vị trí này…

Nhìn chung nghi thức thờ kính bàn thờ Chúa Mẹ trong gia đình Công giáo Việt Nam nổi bật là hoạt động thực hành giờ kinh nguyện sáng tối, đọc kinh Mân Côi và hát thánh ca, bên cạnh đó là những hoạt động bày biện hoa nến, mâm ngũ quả trên bàn thờ, đó là những truyền thống văn hóa dân tộc được tín đồ lưu giữ và thực hiên.

3.5.2. Bản địa hóa nghệ thuật trình diễn nghi thức thờ kính Đức Mẹ

Theo một số tu sĩ và linh mục hiện đang tu học tại một số nước Âu Mỹ cho biết ở các nước Âu Mỹ cũng có nghi thức dâng hoa, rước kiệu nhưng tổ chức rất đơn giản, ví dụ dâng hoa thường là hoa do linh mục hoặc hội đồng ban hành giáo chuẩn bị sẵn, tín đồ đi lễ chỉ việc cầm một bông hoa đặt trước nhà thờ và dâng lên Đức Mẹ, kiệu rước thường là một mô hình đơn giản gồm tượng ảnh Đức Mẹ có giá đỡ bốn người khiêng.

Ở Việt Nam, rước kiệu và dâng hoa là hai hình thức nổi bật làm nên nghệ thuật trình diễn trong nghi thức thờ kính Đức Mẹ. Vì vậy mà dân gian mới có câu: “Một năm hai tháng Đức Bà/ Một là Hoa Phượng hai là Mân Côi”. Có thể coi rước kiệu và múa hát dâng hoa Đức Maria là hai nghi thức nổi bật trong tháng Hoa.

+ Rước kiệu

Kiệu rước là hình thức tôn sùng phổ biến ở nhiều Giáo xứ, đặc biệt là các Giáo xứ miền Bắc hay gốc Bắc. Cuộc rước kiệu thường có mặt đầy đủ các hội ban với những bộ đồng phục rất đa dạng và rực rỡ. Nhiều nơi, cỗ kiệu được sơn son thếp vàng và trang hoàng rất lộng lẫy. Cuộc rước kiệu Đức Mẹ thường kết hợp với việc lần chuỗi Mân Côi và hát Thánh ca kính mừng Đức Mẹ. Rước kiệu Đức Mẹ thường tổ chức ở những dịp lễ trọng của đạo Công giáo, đặc biệt là những ngày lễ kính Mẹ như: Lễ Đức Mẹ truyền tin (25/3), Lễ mân côi (7/10), Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời (15/8), đặc biệt là vào tháng Hoa (tháng 5), tháng được dành kính riêng Đức Mẹ, việc rước kiệu được thực hiện thường xuyên.

Tại Giáo xứ Quy Chính hàng năm tổ chức rất nhiều lần hoạt động rước kiệu Đức Mẹ vào những ngày lễ Đức Mẹ, theo nhiều bậc cao niên tại đây cho biết, trước đây đoàn rước sẽ đi một vòng quanh làng, đoàn rước dài hàng km, nhưng sau này do nhiều điều kiện thay đổi nên đoàn rước chỉ đi một vòng quanh nhà thờ. Giáo xứ Quy Chính có ít nhất 3 kiệu rước to nhỏ khác khác nhau, tùy vào ngày lễ và lịch trình đoàn rước kiệu xa gần để chọn kiệu rước phù hợp, loại kiệu thường được sử dụng nhiều nhất là kiệu gỗ tám người khiêng được chạm trổ rồng phượng và sơn son thếp vàng. Nếu đoàn rước đi quãng đường xa thì kiệu rước sẽ được đặt trên một chiếc ô tô phù hợp chạy với vận tốc chậm, theo sau là đội dâng hoa khoảng 10- 20 em thiếu nhi tuổi từ 10 - 14 tuổi mặc trang phục thiên thần màu trắng hoặc màu vàng có đính kim tuyến lấp lánh, một vài em mang đôi cánh mô hình cánh thiên thần có đính lông màu trắng ở sau lưng, vừa đi vừa tung hoa (hoa là những cánh hoa tươi hoặc những cánh hoa bằng chất liệu giấy màu, ni lông màu mỏng được cắt nhỏ, hoa được đựng trong một cái giỏ mây tre đan nhỏ có trang trí đẹp mắt). Tiếp đến là hội dòng Mến Thánh Giá (một dòng tu nữ tại Giáo xứ Quy Chính), theo sau là hội dòng Bác Ái (đây cũng là một dòng tu nữ đặt trụ sở tại Giáo xứ Quy Chính), sau đó

là các hội đoàn trong Giáo xứ như: hội đồng ban hành giáo, hội người cao tuổi hội mân côi, hội đồng công, hội thánh tâm… Tiếp theo là Giáo dân, nam một hàng riêng và nữ một hàng riêng, mọi người đi trong tinh thần trang nghiêm sốt sắng, vừa đọc kinh hoặc hát các bài thánh ca về Chúa về Đức Mẹ Maria. Hầu hết các Giáo dân trong Giáo xứ dù thuộc hội đoàn hay không đều tham gia đoàn rước và ai cũng nhập vào đoàn rước theo hai thàng thẳng, nam một bên nữ một bên đi nghiêm trang tạo thành một đoàn dài hàng trăm mét, một không khí vừa náo nhiệt bởi tiếng trống, tiếng kèn tây và tiếng ca hát. Bên cạnh sự trang nghiêm linh thiêng bởi sự nghiêm túc của Giáo dân trong đoàn rước và những lời kinh nguyện liên tục được đọc luân phiên tạo nên một không khí lễ hội vui tươi và tôn nghiêm khiến ai cũng cảm thấy hồ hởi và an bình khi tham gia lễ rước kiệu này.

Kiệu rước tại Vỉ Nhuế là loại kiệu gỗ 8 người khiêng, kiệu được chạm khắc hoa văn, rồng phượng tinh tế độc đáo, dùng trong những lễ rước quan trọng đặc biệt là những ngày lễ Đức Mẹ như lễ Đức Mẹ lên trời, lễ quan thầy Đức Mẹ. Trong nhiều điểm khảo sát, tôi thấy kiệu rước tại Giáo Xứ Vỉ Nhuế là công phu và độc đáo nhất, đặc biệt kiệu có nhiều nét tương đồng với kiệu rước mẫu Liễu Hạnh tại phủ Quảng Cung tại làng Vỉ Nhuế từ chất liệu gỗ quý, chạm trổ hoa văn rồng phượng đến số người khiêng và tạo hình của kiệu.

Lễ rước kiệu Đức Mẹ ở Vỉ Nhuế được tổ chức tương tự như lễ rước kiệu trong lễ hội truyền thống của người Việt, có nhiều nét tương đồng với tục rước kiệu Mẫu Liễu trong lễ hội phủ Quảng Cung của làng Vỉ Nhuế. Thứ tự đoàn rước kiệu Đức Mẹ như sau: đi đầu là đội kèn Tây khoảng hơn 30 người tấu các bài hát về Đức Mẹ, theo sau là đội trống khoảng hơn 20 em nam khoảng từ 12- 16 tuổi; tiếp đến là ông từ (người đàn ông giữ chìa khóa nhà thờ và thực hiện nhiệm vụ coi sóc nhà thờ, khoảng gần 70 tuổi) cầm cây thánh giá, hai bên là hai cậu bé cầm hai cây nến dài có chân đế; tiếp nữa là 4 thanh niên giúp lễ (phụ giúp linh mục trong giờ hành lễ) trên tay cầm cây nên dài có chân nến. Đi theo sau là các lớp giáo lý của học sinh tùy theo lứa tuổi, theo thứ tự lớp nhỏ tuổi đi trước, theo sau là linh mục quản xứ trên tay cầm bánh thánh đặt trong bình thánh (một chiếc bánh hình tròn nhỏ, được đặt trong bình thánh là biểu tượng hóa thân của Chúa Giê Su), sau đó mới đến kiệu rước.

Có lẽ văn hóa truyền thống vùng miền đã ảnh hưởng đến tục rước kiệu như văn hóa Bắc Bộ đã ảnh hưởng đến tục rước kiệu tạo nên những đặc trưng trong các nghi thức nghi lễ thờ kính Đức Mẹ tại Giáo xứ Vỉ Nhuế- Nam Định, văn hóa Xứ Nghệ đã ảnh hưởng đến tục rước kiệu tại Giáo xứ Quy Chính – Nghệ An…

+ Múa hát dâng hoa

Theo tác giả Nguyễn Khắc Minh trong sách Đức Mẹ khắp nơi cho biết thì Giáo hội Phương Tây dành để kính Đức Mẹ không gắn với một lễ phụng vụ, nhưng dựa trên thói tục dân gian mà Giáo hội muốn cải biến. Bên Châu Âu trùng với mùa xuân, nhiều nơi có thói tục tổ chức lễ hội hoa, với những trò chơi, triển lãm dâng kính thần Hoa. Vào dịp ấy, có những cuộc thi đua sắc đẹp giữa các thiếu nữ, những dịp để các cô các cậu kết bạn, tháng năm là tâm tình mùa xuân thiên nhiên đầy những hoa nở với hương thơm ngào ngạt, làm cho con người cảm thấy sảng khoái, vui tươi. Nhằm thánh hóa phong tục dân gian, các tín hữu muốn hướng những tâm tình tự nhiên lên Đức Trinh nữ Maria… Tục lệ này bắt đầu từ thời Trung cổ. Vào thế lỷ XIII, vua Alphongsô X nước Tây Ban Nha đã sáng tác một bài thơ trong đó có đoạn hô hào dành để ca ngợi Đức Maria. Bên Đức hồi thế kỷ XIV chân phước Henricô susô, dòng Đa minh đã trồng hoa trong nhà dòng vào tháng 4 để có hoa kết thành triều thiên (một loại mũ kiểu mô phỏng vương miện) đội lên tượng Đức Mẹ Maria và đầu … Sang thế kỷ XVII, người ta thấy nhiều nơi tổ chức những buổi rước hoa vào ngày đầu tháng 5… [55, tr 225- 226 – tr 227]

Truyền thống dâng hoa lên Đức Mẹ dần được thiết lập qua dòng thời gian, việc dâng hoa Đức Mẹ cũng xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới nhưng không phổ biến và độc đáo như tại Việt Nam, các tín hữu Công giáo trong các xứ đạo ở Việt Nam đã thánh hóa tập tục trên khi tổ chức những cuộc rước kiệu hoa và cầu nguyện cho mùa màng phong phú cầu cho tai qua nạn khỏi và bình an. Các tín hữu Công giáo Việt Nam đã mượn chính những cảnh sắc thiên nhiên, những đoá hoa tươi đẹp đó để như gói ghém trọn tâm tình của mình dâng lên Đức Mẹ. Người ta đi cắt các cành cây xanh tươi đang nở hoa, đưa về trang hoàng trong các nhà thờ và đặc biệt các bàn thờ dâng kính Đức Mẹ.

Giáo dân Việt Nam có lòng tôn kính Mẹ Maria rất đặc biệt, sốt sắng cách riêng trong mỗi tháng Hoa về (tháng Năm) và các ngày lễ của Mẹ. Các xứ đạo đâu đâu cũng nô nức các sinh hoạt: tập hoa, dâng hoa, rước kiệu sầm uất, thu hút hàng mấy chục ngàn người (như ở La Vang, Quy Chính, Vỉ Nhuế, Đức Mẹ Hằng cứu Giúp…). Nhiều hội đoàn mang tên Đức mẹ: hội Legio, hội Mân Côi, hội Tận hiến cho Đức mẹ… với nhiều hoạt động bổ ích nhằm nuôi dưỡng đức tin cho con cái Chúa. Một điều lạ là nhiều nơi vẫn thường xuyên dâng hoa kính Đức Mẹ ngay cả khi không phải là tháng Hoa (như ở Giáo phận Bắc Ninh). Trong đó nghi thức dâng hoa, đặc biệt là dâng hoa tháng Đức Mẹ vào tháng 5 được tín đồ Việt tổ chức sôi nổi hơn cả, đặc sắc nhất phải kể đến các Giáo xứ tại miền Bắc. Theo cụ ông

M.V.M 72 tuổi cựu ban hành Giáo xứ Vỉ Nhuế cho biết: “Bắt đầu từ năm 1980 tôi thấy hoạt động dâng hương tại Giáo xứ Vỉ Nhuế mới thực sự thoải mái và hoành tráng vì được đưa vào nhiều hình thức văn hóa truyền thống quê mình như: mặc trang phục thoải mái hơn, dùng các bài hát mang âm hưởng dân ca Bắc Bộ, mọi người nhảy múa cởi mở hơn…” (Pv hồi cố ngày 23/8/2019).

Tại Giáo xứ Quy Chính nhiều ý kiến của các vị cao niên cũng cho rằng từ sau năm 1980 đặc biệt là 1982 hoạt động dâng hoa Đức Mẹ có nhiều sự thay đổi rò rệt. Theo cụ bà N.T.D 79 tuổi một Giáo dân Quy Chính cho kể lại: “Lúc nhỏ bà dâng hoa thường mặc quần áo rất kín đáo, chủ yếu là mặc áo dài nâu, các bài hát dâng hoa cũng được kiểm soát chọn lựa rất kỹ, hoạt động dâng hoa thường diễn ra trong nhà thờ hoặc trước tượng Mẹ, nhưng năm 1982 bà thấy các em dâng hoa mặc váy trắng, nhảy múa thoải mái hơn và tổ chức ngoài sân nhà thờ, mọi người vây quanh…” (Pv hồi cố ngày 20/9/2020). Như vậy, phải chăng sự cởi mở trong Giáo luật, cụ thể là từ sau Thư chung của hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 đã tạo điều kiện cho sự hòa nhập của Đức Mẹ Maria trong văn hóa Việt, góp phần bản địa hóa Đức Mẹ Maria trong niềm tin của tín đồ Việt Nam.

Nghi thức dâng hoa được thực hiện vào các ngày lễ Đức Mẹ, các tháng dành riêng thờ kính Đức mẹ và nổi bật nhất là vào đầu và cuối tháng năm còn gọi là tháng hoa. Vào các thời gian này, tín đồ sẽ tổ chức một đội khoảng từ 10 đến 50 người, được tập luyện trước các nghi thức, đặc biệt là là các bài hát múa, trước bàn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022